Bạn đang đọc Tiêu Sơn Tráng Sĩ – Chương 32: Bi Ai
Thuyền đi một lúc, đến chỗ ngã ba. Hai chiếc bồng lớn từ phía sông Đáy rẽ
vào, và muốn lên trước. Bỗng đưa sang tiếng khóc i ỉ, Quỳnh Như lắng tai nghe
rồi nói với mẹ:
– Bẩm mẫu thân, có ai khóc Ở thuyền bên.
Trương phu nhân đáp:
– Các bác lái chừng thua bạc, hết cả tiền rồi vợ chồng đánh nhau cãi nhau chứ
gì
– Bẩm mẫu thân, có lẽ không phải, vì tiếng khóc ai oán lắm, nghe như vợ khóc
chồng.
Nàng liền cùng bọn thị tỳ ra mũi thuyền nhìn sang. Một nhà sư trẻ trai, nét mặt
sáng sủa, thông minh, đứng đằng lái, hai mắt đăm đăm ngó thẳng vào mặt Quỳnh
Như. Một ả thị tỳ cười khanh khách chào mỉa mai:
– Nam vô a di đà phật?
Nhưng mắt nhà sư vẫn không rời Quỳnh Như khiến nàng tức giận quay vào
khoang thuyền.
Bọn thị tỳ bảo nhau:
– Sư mô quỷ gì mà nhìn người ta sòng sọc.
Rồi một ả cất tiếng mắng:
– Này người kia không được hỗn với tiểu thư.
Nhà sư mỉm cười hỏi lại:
– Tiểu thư là chủ các em đấy à?
Bọn thị tỳ phá lên cười:
– RÕ khéo, ai là em nhà sư đấy?
Tiếng Trương phu nhân Ở trong khoang thét:
– Vào cả trong này? Chúng mày làm như bọn nữ tặc thế à?
Nhà sư hỏi:
– Ai đấy?
– Không được vô lễ, phu nhân là bà lớn Lễ bộ thượng thư Kiến Xuyên hầu đó.
Nhà sư kinh ngạc:
– Trương phu nhân phải không?
– Phải.
– Mà tiểu thư là Trương Quỳnh Như?
Mấy người thị tỳ lại khúc khích cười:
– Phải nhưng sư ông hỏi làm gì mới được chứ?
– Chết chửa? thế mà tôi vô ý không biết. Tôi phải sang hầu ngay phu nhân.
– Không được hỗn?
Chẳng thèm đáp lại, nhà sư một mặt bảo thủy thủ lái sát vào thuyền Trương
phu nhân, một mặt gọi một ả thị tỳ Ở truyền có người khóc:
– Vào bẩm phu nhân…
Nhưng nàng Long CƠ – vì chính người ấy là Long CƠ – đã chạy ra đằng lái, lo
lắng, sợ hãi hỏi dồn:
– A di đà phật? Bạch sư ông cái gì thế, ai thế?
– Thưa phu nhân, thuyền đi sau liền kia là thuyền lệnh cô, Trương lão mẫu.
Long CƠ nàng hoảng hốt:
– Thế à, bạch sư ông?
Quỳnh Như cũng vừa trông thấy Long Cơ.
– Ai như hiền tẩu?
Long CƠ oà lên khóc:
– CÔ Quỳnh Như ơi?… anh… mất rồi.
Quỳnh Như rú lên:
– Trời ơi?… Anh… Tôi…
Nàng không nói được dút câu, nằm lăn xuống ván thuyền ôm mặt khóc nức
nởi. Trương phu nhân bước ra hỏi:
– Cái gì thế, con?
– Mẫu thân ơi… anh con… chết…
Phu nhân cũng òa lên khóc nốt. Lời than vãn, kêu gào, kể lể rất thảm thiết.
Một lúc lâu, khi sự thống khổ đã theo dòng lệ nhẹ bớt vài phần, Trương phu nhân
bảo ghé sát thuyền bào thuyền Long CƠ để nàng bước sang, rồi cố nén lòng đau
đớn, hỏi nàng về bệnh trạng, và lúc lâm chung của Thanh Xuyên hầu. Long CƠ cứ
sự thực kể lại đầu đuôi.
Nghe xong, Quỳnh Như ngẫm nghĩ lẩm bẩm:
– Trời ơi ? Trưởng huynh bị đầu độc mất rồi ?
– Sao con biết?
– Bẩm mẫu thân, không bị đầu độc thì sao đương khỏe mạnh lại chết mau thế
được?
Nàng vừ anói vừa trân trân nhìn thẳng vào cặp mắt Long Cơ, như để tìm ra sự
bí mật. Nhưng thấy nét mặt chị dâu đầy vẻ thành thực thì nàng hết ngờ vực ngay.
Bỗng nàng nhìn sang chiếc thuyền bên đã cắm sào đứng lại?
– Nhà sư nào thế, thưa hiền tẩu?
– ĐÓ là sư ông chùa Tam Thanh, bạn thân của lệnh huynh, đạo hiệu Phổ Chiêu
thiền sư.
– Lúc trưởng huynh qua đời, nhà sư có Ở đấy không?
– CÓ giữa lúc lệnh huynh ngồi tiếp chuyện sư ông thì lăn ra kêu đau bụng, rồi
chỉ một lát là tắt nghỉ.
Quỳnh Như liếc mắt đăm đăm nhìn nhà sư đương buồn rầu ngồi bó gối Ở đằng
lái thuyền. Nàng thì thầm hỏi Long Cơ:
– Thưa hiền tẩu, hiền tẩu có ngờ vực gì hắn ta không?
Long CƠ vội đáp :
– Không, sư ông là bạn thân, bạn đồng chí của Thanh Xuyên hầu.
Trương phu nhân sụt sùi hỏi:
– Linh cửu để Ở đâu?
Long CƠ liền dẫn phu nhân và Quỳnh Như bước sang thuyền mình.
Chiếc quan tài bọc quách phủ vải trắng đặt trên sập sao Ở khoang trong. Sáp
thắp sáng trưng, khói hương nghi ngút. Lại một lần tiếng khóc vang thuyền, ngưòi
khóc con, kẻ khóc chồng, khóc anh.
Quỳnh Như bỗng nín bặt, lấy khăn lau nước mắt, bảo Trương phu nhân:
– Bẩm mẫu thân, trưởng huynh con mất rồi thì không có cách gì làm cho sống
lại được nữa. Nhưng nếu trưởng huynh bị đầu độc, mà điều ấy con ngờ lắm, thì
bổn phận người sống phải trả thù cho người chết. Vậy con xin phép mẫu thân cho
tìm sư ông ssang đây để hỏi mấy câu về cái chết khả nghi này.
Trương phu nhân vẫn còn nức nở khóc, nhưng cũng theo ý con cho mời nhà
sư trẻ tuổi đến hỏi chuyện.
Phạm Thái theo mấy ả thị tỳ bước sang thuyền Long Cơ. Quỳnh Như hỏi
thẳng ngay đến chuyện đầu độc. Chàng nghe mà sửng sốt giật mình, nhìn nàng tỏ
lòng vừa kính pục, vừa kinh hãi. Cái chết bí mật của Thanh Xuyên hầu, chàng vẫn
tưởng ngoài kẻ thủ hạ với chàng ra không còn ai dám ngờ vực mảy may, vì mưu
kế kẻ kia rất kín đáo. Đến như Long CƠ trông thấy triệu chứng rành rành của cái
chết phi thường ấy mà cũng vẫn tưởng chồng mình ngộ gió độc. Chàng nghĩ thầm:
“Thế mà người thiếu nữ này vừa nghe tin báo anh chết đã đoán ngay được rằng
anh mình bị đầu độc. âu cũng là một cân quắc anh hùng đây.”
Thấy Quỳnh Như dương mắt trân trân đợi câu trả lời, Phạm Thái liếc mắt nhìn
bọn thị tỳ, rồi thản nhiên hỏi lại nàng:
– Chắc hẳn tiểu thư biết làm thơ?
Quỳnh Như chau mày cự:
– Không phải chỗ, không phải lúc để sư ông nói phiếm?
– Không, thưa tiểu thư, kẻ tu hành đâu dám nói phiếm, bao giờ cũng thận trọng
ngôn ngữ lắm. Bần tăng chỉ xin hỏi tiểu thư một điều: “Tiểu thư có biết làm thơ
không?” nếu có thì cùng cụ lớn đi vãn cảnh chùa Non Nước, thế nào tiểu thư
chẳng đem theo giấy, bút, mực.
Trương phu nhân tuy trong lòng đau đớn mà cũng không giữ được, mỉm một
nụ cươl :
– Sư ông quả đoán không sai. Chừng sư ông muốn mượn bút mực làm một bài
thơ viếng bạn.
– Bẩm cụ lớn có thế.
Khi thị nữ mang bút giấy ra, Phạm Thái viết mấ câu chữ nho đại ý nói: “Tiểu
thư đoán có lẽ đúng. Chính tôi cũng ngờ Thanh Xuyên hầu bị kẻ thù ngầm hại.
Nhưng xin tiểu thư giữ kín cho. Việc này không phải là việc tầm thường. Để lộ ra
không những một người bị hại, mà còn liên lụy đến nhiều người khác nữa. Vậy xin
tiểu thư cứ tạm coi cái chết của Thanh Xuyên hầu là một cái chết tự nhiên như
nghìn, vạn cái chết khác. Nếu quả tiểu thư cảm thương tôn huynh chết, muốn báo
thù cho tôn huynh thì rồi tôi xin đem hết sức bình sinh ra giúp tiểu thư một tay vì
chính tôi đây cũng đã thề Ở trước linh sàng bạn rằng không bao giờ dám quên ơn
tri ngộ, mà để kẻ giết bạn được an nhàn hưởng phú quý”.
Nhà sư kính cẩn trao tờ giấy hoa tiên cho Quỳnh Như. Nàng xem xong gập lại,
thong thả đến châm vào ngọn lửa cây sáp thờ. Trương phu nhân sửng sốt hỏi:
– Sao con lại đốt bài thơ của sư ông?
– Bẩm mẫu thân, sư ông làm thơ viếng trưởng huynh thì phải đốt bài thơ đi,
trưởng huynh mới đọc được, mới nhận được tự dạng của sư ông chứ.
Phạm Thái ngắm cử chỉ Quỳnh Như càng kính phục lắm. Chàng nghĩ thầm:
“người này mưu cơ có lẽ chẳng kém gì Nhị nương, mà về nhan sắc lại còn có phần
hơn”.