Bạn đang đọc Tiêu Sơn Tráng Sĩ – Chương 24: Nguyễn Công Tử
Phân phủ xuống lệnh mở tiệc ăn khao. Một tiếng dạ ran. Tức thì nào cai, nào
lính đem trát quan đến làng sở tại bắt lý trưởng đi mua trâu, bò, dê, lợn. Rồi một
lát, sau khói rơm thui súc vật bốc lên um cả một góc thành. Tiếng cười reo vang
đông tưởng như quan quân vừa thắng trận về.
Mà kể bắt sống Phạm Thái cũng là đại thắng rồi tuy không phải chính tay
mình bắt giặc. Một người quấy nước chọc trời bấy lâu nay, xuất quỷ nhập thần
chẳng còn ai dò ra tung tích, thế mà bỗng có người bỏ cũi đem nộp, thì phỏng còn
tin gì khiến hai tên viên quan và binh lính phủ Từ Sơn mừng hơn nữa? Thôi từ nay
tha hồ ngủ kỹ, đương đêm không còn nghe thấy phi báo: Phạm Thái quấy rối vùng
nọ, tống tiền vùng kia.
Vào khoảng cuối giờ Tuất, có tiếng trống báo, rồi tên lính canh cổng vào trình
rằng một viên tướng trẻ tuổi cười ngựa đến trước cổng thành tự xưng là Nguyễn
Thiêm, người bắt giải Phạm Thái, và xin ra mắt hai quan. Phân phủ mừng rỡ,
truyền lập tức đón công tử vào dự tiệc.
Ngài cùng phân suất thân ra tận cổng nghinh tiếp. Nguyễn Thiêm xuống ngựa
vái chào :
– Kính lạy nhị vị đại nhân, Nguyễn Thiêm xin ra mắt nhị vị đại nhân.
Phân phủ và phân suất đáp lễ rồi khẩn khoản mời khách vào công đường dự
tiệc Nhưng khách cung kính vội gạt:
– Xin nhị vị đại nhân tha lỗi. Thiêm này chỉ xin đến chào nhị vị đại nhân rồi lại
phải đi ngay có việc cần.
Phân suất hấp tấp trả lời:
– Không được, thế nào cũng phải mời công tử dự tiệc. Vâng, ăn mừng hôm
nay cho bỏ những buổi lo lắng.
Nguyễn Thiêm nửa giọng mỉa mai, nửa giọng thật thà:
– CÓ làm gì cái thằng giặc cỏ ấy mà lo lắng.
Rồi làm như mình nói hớ, chữa liền:
– Với lại cũng vì nó khéo lẩn lút, chứ nếu không thì thoát thế nào được với hai
ngài? Hôm nay vì tôi may nắn cũng có mà vì nó khinh địch cũng có, nên mới tóm
được nó đem nộp hai ngài.
Phân suất cười khoái lạc, giọng tự phụ:
– Phải, nó rất tài lẩn lút, nếu không thì thoát sao khỏi tay tôi?
Phân phủ lại ân cần mời mọc hai lần nữa. Nguyễn Thiêm mới chịu nhận lời
theo hai người vào trong phủ. Tức thì phân suất ra lệnh cho lính đi bắt phường
chèo về hát mừng.
Tiếng dạ ran. Rồi chỉ một lát sau đã thấy hai tên lính dẫn về một gánh hát
đông tới hơn hai chục người vừa kép vừa đào.
Thiêm khen:
– Giỏi nhỉ? Sao chóng thế?
Một tên lính chắp tay lễ phép thưa:
– Bẩm ba ông lớn, chúng con vừa đi được một quãng thì gặp bòn này đương
tiến đến phố phủ, định ngủ trọ một đêm để mai đi Kinh Bắc sớm. Chúng con lập
tức giải nộp.
Thiêm quay ra hỏi:
– Hát có khá không, anh trùm?
Một người thưa:
– Bẩm ông lớn, chúng con thường hát hầu cụ lớn trấn thủ nghe.
Thiêm mỉm cười:
– Thế thì hẳn là khá. Các chú người Ở đâu?
– Bẩm, chúng con toàn người tứ chiến họp nhau lại thành phường. Riêng con,
người làng Phù Lưu nhưng đi phiêu bạt kiếm ăn đã có hơn mười năm nay.
– Phù Lưu, người làng Phù Lưu thì hẳn hát khá.
Phân phủ nói:
– Thôi, anh em bảo nhau xuống trại ăn uống, rồi còn đóng trò chứ. ái chà?
Làm gì mà lắm hòm thế? Những sáu cái.
Nguyễn Thiêm đỡ lời:
– Thưa ngài, bọn này chừng hát được, mà dễ thường nhiều xiêm áo lắm đấy.
Bấy giờ tiệc rượn đã bày ra linh đình Ở công đường. Ngoài sân trước, hai hàng
chiếu giải dọc, cỗ bàn có gần trăm mâm. Phân phủ mời Nguyễn Thiêm vào ngồi
bàn giữa. Khách, chủ nhường mãi nhau chỗ chính toạ. Về sau phân suất phải đứng
lên vì phân phủ mời hộ:
– CÓ bữa tiệc hôm nay là nhờ Ở tài của công tử. Công tử chẳng nên từ chối để
làm phiền lòng quan lớn tôi.
Nguyễn Thiêm nể lời hai người mới chịu ngồi xuống mà nói nhún rằng:
– Tôi tài hèn, trí thiển. lại còn ít tuổi mà được hai ngài quá hậu đãi, chẳng biết
sau này có đền được cái ơn tri ngộ cho xứng đáng không. Vậy xin nâng chén rượn
nồng chúc hai ngài trường thọ.
Phân phủ và phân suất cũng nâng chén rượn chúc oang oang, hình như ai nấy
đều vui mừng rằng trừ được Phạm Thái tức là trừ được mối lo cho tất cả mọi
người, cho nhân dân cũng như cho quan quân, nhất là cho quan quân.
Rượn uống được dăm tuần, Nguyễn Thiêm đầu hơi lão đảo say, đứng dậy nói
trong khi yến ẩm nên có cuộc vui. Phân phủ tưởng chàng nhắc đến hát chèo liền
gạt:
– Xin tan tiệc hãy hát chứ?
Nguyễn Thiêm cười ha hả:
– Không, thưa nhị vị đại nhân, không, không phải hát chèo. Ngày xưa các bậc
đế vương, công khanh khi dự yến đều có âm nhạc. Nhưng thiết tưởng âm nhạc
không phải thứ để bậc anh hùng tiêu khiển. Tôi xin hiến cái trò chơi này thú hơn,
vui hơn, mà mạnh mẽ hơn.
Nguyễn Thiêm ngừng lại đễ cười một dịp nữa, rồi nói tiếp:
– Thứ trò chơi ấy đại khái như thế này: đóng một cái cọc Ở giữa sân, rói một
người vào cọc, rồi mỗi lần uống cạn chén rượn lại đánh một tiếng trống cái, lại
cầm dao sắc sẻo một miếng thịt… người.
– Sẻo thịt người bị trói?
– Chứ còn thịt ai? Bây giờ chỉ còn việc kiếm một người để trói vào cọc. Người
ấy tôi xin hiến…
Ai nấy lắng tai nghe. Nguyễn Thiêm đưa mắt nhìn một vòng rồi dõng dạc tiếp
luôn:
– Người ấy là Phạm Thái.
Mọi người vỗ tay hò reo:
– Bắt Phạm Thái trói vào cọc. Bắt Phạm Thái sẻo thịt?
Phân phủ vội đứng dậy bảo quân lính im ngay rồi lớn tiếng nói rằng:
– Thưa công tử, kể tù nhân của công tử thì công tử có quyền xin điều ấy thực.
Song tội nhân lại là tội nhân của triều đình, nên ta phải nộp triều đình đã, sau này
hết hắn vào hình phạt tùng sẻo hay hình phạt gì nữa, cũng là tùy Ở triều đình, bọn
ta có phải là nhà pháp luật đâu, mà sân công đường bản nha có phải là nơi pháp
đình đâu?
ông khách lặng thinh, có ý ngồi suy nghĩ và không được hài lòng.
Phân suất tính tình nông nổi, hấp tấp nói:
– Đại nhân nói rất hơp ý tôi. Vả lại ta còn phải nộp tội nhân về triều để l~nh
thưởng chứ. Việc này đâu phải là một việc tầm thường. Bắt được Phạm Thái há
phải một việc dễ dàng mà phần thưởng há lại không xứng đáng sao? ít ra là đại
nhân thăng đến chức trấn thủ mà tôi đây nhẩy đến chức hiệp trấn. ấy là chưa kể
vàng bạc, vóc nhiễu hoàng đế ban cho đấy. Vậy thì ta khờ dại gì mà giết Phạm
Thái đi để mua vui trong chốc lát, cái vui vô ích thay?
Phân suất nói trúng ngay vào ý nghĩ của phân phủ. Nhưng kẻ võ biền vô học
kia không biết sửa sang lời nói cho có văn vẻ, khiến phân phủ lấy làm ngượng về
nỗi ông bạn đồng thành quá lỗ mãng và thật thà.
Liền chữa thẹn cho ông ta và cả cho mình nữa:
– Thưa công tử, công tử chưa biết tính quan phân suất đấy. Chỉ được cái hay
nói đùa… Ý nghĩ một đàng lại nói đi một nẻo để pha trò cho vui. Chứ công tử còn
lạ gì anh em chúng tôi, làm việc chỉ biết hết bổn phận, trên vì vua, dưới vì dân,
còn ngoài ra có cần một thứ gì nữa đâu?
Nguyễn Thiêm cười cười nói nói:
– Vâng, vâng đại nhân dạy rất phải. Vậy xin theo ý nhị vị đại nhân hãy để cho
Phạm Thái sống thêm ít ngày, tuy tôi vẫn thích cái hình phạt tùng sẻo.
Phân phủ rùng mình nhìn ông khách lạ, yên trí rằng ông ta hẳn là một tay tử
thù của Phạm Thái.
Tiệc kéo dài đến mãi giờ Hợi. Lúc đó từ quan đến lính, ai ai cũng say mềm.
Chỉ trừ bọn phường chèo sợ có giọng rượu, hát không được, nên xin ăn cơm riêng
Ở dưới trại.
Chờ khi các mâm bàn dọn dẹp xong xuôi, anh trùm phường lên xin hát. Quan
truyền lấy liếp quây buồng trò ngay Ở sân công đường. Một lát sau tiếng trống
chầu, tiếng trống hát nổi lên. Nhưng trong bọn lính có nhiều kẻ đã say quá đã tìm
một xó kín nằm vật ra ngáy như bò. Còn anh nào cố đứng lại xem thì cũng ngủ gà
ngủ vịt, đầu gật như mấy cái máy chầy giã gạo.
Rồi đến lượt phân phủ. Nhờ phân suất ngồi lại tiếp khách hộ, ngài xin đi nằm
một lát. ông khách vui vẻ mời ngài tự tiện. Mà sao chàng vẫn khỏe khoắn và tỉnh
táo như thế ? Phân suất cố mở to cặp mắt lim dim ra để nhìn chàng giơ thẳng tay
vụt trống chầu, lòng tự nhủ thầm: “không trách nó bắt nổi Phạm Thái? Càng uống,
càng thức, nó càng tỉnh?”
Trong lúc ai nấy đương mơ mơ màng màng, bổng một tiếng pháo nổ. Tức thì
chàng công tử cầm chầu vất dùi trống, lanh lẹ rút kiếm thí cho phân suất một nhát.
Tiếng hét ầm ĩ vang thành. Nhưng đó không phải tiếng của các tướng chèo
nữa. Những tướng giả ấy đã trở nên thực cả: cũng thực những binh khí họ cầm
trong tay khi ra múa may dưới sân khấu.
HỌ vừa chém giết bọn binh lính đương mê ngủ, vừa tiến về phía chổng phủ mà
bốn chàng khiêng cũi cùng chủ tướng của họ, tức người bị nhốt trong cũi, đã mở
toang từ bao giờ.