Tiểu Phu Lang Ngoan Ngoãn

Chương 60


Bạn đang đọc Tiểu Phu Lang Ngoan Ngoãn – Chương 60


Cũng giống như trước đây, sau khi về Lục Cốc và Thẩm Huyền Thanh đều ngồi nghỉ ngơi, nấu cơm là do Kỷ Thu Nguyệt lo, Vệ Lan Hương cho hai người một ít đồ ăn lót dạ trước.
Vệ Lan Hương cầm một cái nia nhỏ ra, có hồng kho và đậu phộng, bà đặt cái nia nhỏ xuống cho hai người ăn, còn nói với Lục Cốc: “Chỗ này ngoài hồng nhà trồng ra, còn có cả hồng núi con hái nữa, một ít làm mứt, một ít cắt ra phơi thành hồng khô, ngọt lắm đấy.”
“Cứ nếm thử trước đi, nhưng đừng ăn nhiều quá còn để bụng ăn cơm.” Sợ hai người ham ăn, ăn nhiều hồng không dễ tiêu hóa nên bà đặc biết dặn dò.
Lần trước Lục Cốc về mang theo không ít hồng núi cứng, cộng với số hồng nhà trồng, phơi nắng thành hồng khô có thể ăn được rất lâu, đến mùa đông sẽ có đồ ăn vặt để ăn, ngọt ngọt dai dai.
Bọn họ đang nói chuyện thì Thẩm Nhạn cõng một sọt cỏ vào cửa, lúc nàng đang cắt cỏ phía sau nhà có nghe thấy tiếng chó sủa, biết ngay là Lục Cốc và nhị ca về, vừa vào cửa mắt hạnh khẽ cong, cười hô: “Nhị ca ca, Cốc Tử ca ca, hai huynh về rồi.”
Thẩm Huyền Thanh đáp lại một tiếng, Lục Cốc thấy nàng tới định dùng tay bẩn nhúp hồng ăn, nên y nhanh chóng đưa một miếng hồng lên miệng nàng.

Thẩm Nhạn không khách khí với y, há miệng ăn, cười híp mắt nhai nhai rồi mới buông sọt tre xuống.
“Là cô nương đấy, nhớ phải rửa tay.” Vệ Lan Hương răn dạy một câu, nhưng ý cười trên mặt không giảm, không hề nghe ra ý tứ trách mắng.
Thẩm Nhạn múc một gáo nước, ngồi xổm xuống rửa tay, thấy cá khô trên xe đẩy nói: “Cốc Tử ca ca, hai huynh phơi nhiều cá khô thế.”
Lục Cốc bóc một hạt đậu phộng, nghe vậy đáp: “Ừm, để dành đến mùa đông nhà mình còn có đồ ăn.”
Hai năm trước, vào mùa đông Thẩm gia khá khốn đốn, Thẩm Nhạn tuổi còn nhỏ, cũng sợ lạnh sợ đói, nghe được lời này đôi mắt hạnh mở to, nhận ra mùa đông năm nay không phải chịu đói nữa, nàng vui mừng vô cùng, liên tục gật đầu nói: “Được, được, nhà mình giữ lại đến mùa đông ăn, hôm nào muốn ăn cá lại cầm cây ra sông câu cá, những con cá khô này đều để dành, lúc nãy muội còn thấy bọn Trụ tử câu cá trên sông đấy.”

Thẩm Huyền Thanh vừa nhìn vẻ mặt muội muội là biết hai năm qua đã đói đến sợ rồi, lúc đó lượng lương thực trong nhà ít, dù hắn và Thẩm Nghiêu Thanh thỉnh thoảng dành dụm được vài miếng ăn cho Thẩm Nhạn nhỏ tuổi nhất, nhưng vẫn không đủ.

Tay đang bóc đậu phộng chợt ngừng lại, hắn khó tránh khỏi áy náy, âm thầm thở dài trong lòng, may mà năm nay có thể ăn no mặc ấm, người trong nhà đều không cần chịu khổ.
Lục Cốc cũng vậy, không cần phải chịu khổ nữa.
Hắn quay đầu nhìn sang bên cạnh, bỏ đậu phộng đã bóc xong vào tay Lục Cốc.

Dù chưa từng hỏi Lục Cốc, hắn cũng biết y sống trong tay Đỗ Hà Hoa chắc chắn không được sung sướng gì.

Thẩm Nhạn còn có người nhà thương, vào đông còn có thể ăn được vài miếng cơm nóng, Lục Cốc thì chưa chắc.
“Thẩm Nhạn, vào múc lấy bát ớt chưng.” Kỷ Thu Nguyệt ở trong bếp hô lên.

Nàng đang thái rau không rảnh tay nên bảo Thẩm Nhạn vào giúp, nhân tiện đốt thêm lửa luôn.
Thẩm Nhạn ăn thêm một miếng hồng khô rồi mới chạy vào, Kỷ Thu Nguyệt đưa cho nàng cái bát, còn nói: “Gắp thêm vài miếng thịt nữa, ăn cho ngon.”

Sau khi nghỉ ngơi một lát, Thẩm Huyền Thanh đứng dậy dỡ đồ trên xe, Lục Cốc và Vệ Lan Hương giúp chuyển đồ.
Đợt này nhìn qua không nhiều con mồi lắm, chỉ có bảy, tám con gà rừng và thỏ rừng còn sống, nhưng trong sọt tre lớn mà Thẩm Huyền Thanh thường cõng, có hai mươi lăm tấm da hồ ly, sáu tấm da lông tạp không đẹp lắm, còn lại mười chín tấm da tốt, còn có hai tấm da ngân hồ, đáng tiền hơn cả da hồ ly đỏ.
Để săn được chỗ da này, hắn phải chạy rất nhiều nơi trên núi, không tính đến việc mệt nhọc mất sức, đôi giày cũ của hắn đã mòn rách rồi, không dễ sửa, đôi giày đó cũng quá cũ rồi nên hắn vứt luôn đi.
Vệ Lan Hương vuốt da ngân hồ, không ngừng cảm thán, nói với Lục Cốc: “Ta nghe người ta nói, những lão gia phu nhân trong phủ thành thích mặc lông ngân hồ này, dù đắt đến đâu bọn họ đều có thể mua được.”
Thẩm Huyền Thanh nhớ tới chuyện giày, liền hỏi: “Nương, giày của con bị rách một đôi, trong nhà còn đôi nào không?”
“Còn, ta làm cho con hai đôi hai lớp, một đôi một lớp, còn một đôi đang làm đế, đủ cho con dùng.” Vệ Lan Hương nói xong thì nhìn về phía hai chân Thẩm Huyền Thanh, nếu sửa được bà còn muốn sửa.
Thẩm Huyền Thanh biết bà đang nghĩ gì, nói: “Đôi kia cũ quá con vứt đi rồi.

Đế giày mỏng, đi đường núi bị xước chân.

Mặt giày đã sửa một lần rồi, lần này rách lỗ lớn, không che nổi cả đầu ngón chân, nếu không phải lúc bị thủng còn cách viện không xa thì rất khó đi.”

Vệ Lan Hương nghe vậy thì gật đầu nói: “Vậy đúng là không dễ sửa, vứt rồi thì thôi, nương lại làm cho con thêm mấy đôi mới.”
Đợi Vệ Lan Hương xem xong, Thẩm Huyền Thanh lại nhét da vào trong sọt tre lớn rồi nhấc sọt xuống, để hôm khác đi phủ thành bán, bán được giá cao hơn so với trấn Phong Cốc.

Kỷ tử và hạt tắm hoang vẫn để trên xe để sáng sớm mai mang lên trấn bán.

Lục Cốc múc hai nắm hạt tắm hoang để lại trong nhà, có thể dùng được một thời gian, để Vệ Lan Hương và mấy người trong nhà không cần lên núi hái nữa.
Kỷ Thu Nguyệt đang xào rau trong bếp, rau đổ vào chảo xèo một tiếng, chẳng mấy chốc đã chín, rau xào khác với rau luộc, thơm phức.
Ngoài một đĩa rau thu xào, vì Thẩm Huyền Thanh thích ăn trứng gà nên Kỷ Thu Nguyệt còn tráng cho hai người họ một đĩa trứng, thêm một bát ớt chưng, bữa này ăn rất ngon, đến cuối Thẩm Huyền Thanh còn xé một miếng bánh bao vét sạch đĩa trứng tráng.
Hai người họ ăn là bánh bao bằng bột mì nguyên, mềm trắng ngon miệng, cặn trứng gà và dầu dưới đáy đĩa dính trên bánh bao vàng sáng, Thẩm Huyền Thanh không ăn, đưa cho Lục Cốc.
Dầu thấm vào bánh bao, cắn một miếng dầu mằn mặn, còn thêm ít trứng gà, thơm ngon khỏi nói.
***
Chợ sớm vẫn đông như trước, trên xe hôm nay ít đồ đạc, Thẩm Huyền Thanh thấy rất nhẹ.
Loại dã vật nhỏ như gà rừng hay thỏ rừng đều rất dễ bán, hạt tắm hoang cũng bán tương đối nhanh, về sau lúc chợ thưa bớt người chỉ còn hai con gà rừng và một con thỏ rừng, Thẩm Huyền Thanh tính thấy đã sắp đến giờ y quán mở cửa nên đẩy xe dẫn Lục Cốc đi về phía tiệm gạo trước.
Hắn định hỏi xem chủ tiệm gạo có muốn ăn thử dã vật không, nếu muốn thì bán cho ông ấy, sau đó vào y quán bán kỷ tử là có thể về nhà nghỉ ngơi, không cần đứng chờ người mua nữa.
Hạt tắm hoang vẫn còn một ít, Thẩm Huyền Thanh vừa đẩy xe về về trước vừa hô quát: “Hạt tắm hoang đây, hạt tắm hoang loại lớn đây, mau tới xem, một văn năm hạt, rẻ vô cùng.”

Hắn hô lên vậy mà có hai người đứng lại thật, dù chỉ mua ba văn tiền thì vẫn là tiền ghi vào sổ sách.
Lúc đi về trước, Lục Cốc cũng hô cùng hắn, đôi mắt cong cong, tuy thanh âm hơi nhỏ, nhưng dung mạo thanh tú, mấy nay nuôi thêm được ít thịt, khí sắc đã tốt hơn, cười rộ lên lại càng không giống trước kia, ngoại trừ vẫn còn chút rụt rè, không còn bộ dáng cúi gằm đầu không dám nhìn ai, không dám nói chuyện, không còn nhút nhát rúm cả người lại nữa rồi.
Trong tiệm gạo ngoại trừ gạo ra, còn có các loại đậu đỗ và lương khô, hoa quả khô, có cả kỷ tử, nhưng Thẩm Huyền Thanh không sọt kỷ tử ra.

Hắn biết tiệm gạo lấy giá bán theo giá thị trường là ba văn một lạng, giá thu chắc hẳn là hai văn, bán ở đây không có lãi nên chỉ xách dã vật ra cho ông chủ tiệm gạo xem.
Gà rừng và thỏ tổng cộng chỉ có ba con, ông chủ tiệm gạo cùng với ông chủ hàng tạp hóa bên cạnh mua được, còn mua thêm một ít hạt tắm hoang của Lục Cốc nữa.
Trước khi đi, Thẩm Huyền Thanh mua thêm ít đậu đỏ và hạt kê vàng*, ở nhà chỉ trồng đậu tương nên thỉnh thoảng đổi thành đậu đỏ nấu cháo, lại cho thêm ít hạt kê vàng thành cháo trộn.

Hắn bán gà rừng cho ông chủ tiệm gạo rẻ hơn một ít,nên lúc mua đậu đỏ và hạt kê vàng, ông chủ tiệm gạo cũng múc cho hắn thêm một ít, hai người hòa khí, coi như không ai chịu thiệt.
*Hạt kê vàng (黄米): là lương thực chính của một số nước ở Châu Phi và Trung Á, Nam Á.

Người ta sử dụng kê với nhiều mục đích khác nhau cho cả người và động vật.
Sau khi vào y quán bán kỷ tử xong, Lục Cốc nhét túi tiền vào trong ngực, vừa ra đã nghe thấy Thẩm Huyền Thanh nói đi mua thang bà tử, hai mắt y sáng lên, trong lòng tràn đầy chờ mong cùng cao hứng, y cũng muốn có một cái thang bà tử..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.