Bạn đang đọc Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã: Chương 02 Part 2
1 tiếng reo của Phrăngxoa chào đón sự xuất hiện của nó. Anh chàng đánh xe chó kêu to gọi Perôn:
– Này tớ bảo! Cái con Bấc học gì cũng cực kỳ nhanh.
Perôn trang trọng gật đầu. Là 1 nhân viên giao liên cho chính phủ Canada, mang chuyển những công văn giấy tờ quan trọng, anh ta lo tìm cho được những con chó tốt nhất, và anh đặc biệt hài lòng khi kiếm được Bấc.
Trong vòng 1 tiếng, đàn chó được tăng cường thêm 3 con chó étkimô nữa, vị chi tổng số là 9 con, và nhanh chóng, tất cả bọn chúng đều đã nai nịt đai cương và ngoặt lên con đường đi về phía hẻ núi sông Đaiê. Bấc hài lòng khi được lên đường, và mặc dù công việc gay go nặng nhọc, nó nhận thấy rằng nó cũng không đặc biệt khinh ghét gì loại công việc như thế này, Bấc rất ngạc nhiên khi thấy hứng lên 1 không khí hăm hở háo hức trong cả đàn chó, và sự hăm hở ấy cũng đã lây sang cả nó. Nhưng có 1 điều còn đáng ngạc nhiên hơn, đó là sự thay đổi ở 2 con Đevơ và Xônlếch. Chúng đã trở thành những con chó khác hẳn, hoàn toàn biến đổi sau khi thắng bộ đai cương. Tất cả những gì là thụ động và hờ hững không còn thấy ở chúng. Chúng nhanh nhẩu và linh lợi hẳn lên, lo lắng cho công việc được chu toàn, và dễ nổi cáu 1 cách dữ tợn với bất kỳ cái gì trở ngại hoặc rối rắm làm chậm trễ công việc ấy. Lao động cực nhọc trong vòng dây kéo hình như là ý nghĩa tuyệt đỉnh của sự tồn tại của chung, là tất cả lẽ sống của chúng, và là điều duy nhất mà chúng ham mê.
Đêvơ là con chó ở vị trí kéo sát xe. Kéo đằng trước nó là Bấc rồi đến Xônlếch. Số còn lại buộc tiếp thành xâu dài, 1 hàng dọc, thẳng về phía trước cho đến con chó đầu đàn, và Xpít là con chó chiếm vị trí đầu đàn ấy.
Bấc đã được đặt 1 cách có chủ ý vào giữa Đêvơ và Xônlếch, để 2 gã này kèm cặp cho nó. Nó là cậu học trò có năng khiếu, thì chúng cũng là những ông thầy giỏi, không bao giờ cho phép nó nhùng nhằng lâu trong 1 cái lỗi nào đó, và bằng đôi hàm răng sắc nhọn, chúng đã buộc nó phải tuân theo sự dạy bảo của chúng. Đêvơ công bằng và rất thông thạo. Gã chả bao giờ trị Bấc 1 cách vô cớ, nhưng gã cũng không bao giờ bỏ qua mà không trị Bấc khi cần thiết. Và vì có cái roi của Phrăngxoa ủng hộ Đêvơ, nên Bấc thấy là thà chịu sửa mình đi thì còn lợi hơn là trả đũa lại. Có lần sau 1 phút tạm dừng, Bấc làm rối dây kéo và gây nên chậm trễ không đi ngay được, thế là cả Đêvơ và Xônlếch xông vào nó và đã cho nó 1 trận ra trò. Kết quả là lại càng làm rối tung cả lên. Nhưng sau đó Bấc hết sức cẩn thận tránh không vướng vào dây kéo nữa; và trước khi ngày lao động kết thúc. Bấc đã trở nên thành thạo đến mức các bạn nghề của nó thôi không còn rầy la nó nữa. Chiếc roi da của Phrăngxoa quất xuống ít hơn, và thậm chí Bấc còn vinh dự được Perôn nâng các bàn chân lên xem xét cẩn thận.
Ngày hôm ấy là 1 ngày chạt cật lực, trèo qua hẻ núi, xuyên những thị trấn nhỏ Sip và Xkên, vượt qua bìa rừng cuối cùng, qua những sông băng và những khối tuyết gió dồn dày hàng trăm bộ, rồi leo lên ngọn đèo Chincút sừng sững, vạch phân thuỷ chắn ngang giữa vùng nước biển và vùng nước ngọt và đứng như 1 vị hung thần trợn trừng hăm doạ, canh giữ miền đất phương Bắc buồn tẻ và hiu quạnh. Chiếc xe chạy khá nhanh xuống dọc dãy hồ lấp kín nưững miệng núi lửa đã tắt, và khuya hôm ấy, đoàn người và chó kéo vào 1 khu trại khổng lồ ở đầu hồ Bennét, tại đấy có hàng ngàn người đi tìm vàng đang đóng thuyền để dự phòng băng tan trong mùa xuân. Bấc đào 1 qua 1 cuộc thi đấu kiệt sức, nhưng từ quá sớm đã bị lôi cổ ra trong bóng đêm lạnh buốt và bị thẳng vào chiếc xe trượt tuyết cùng lũ bạn của nó.
Hôm ấy chúng chạy 40 dặm, vì vệt đường đã có sẵn, băng tuyết đã được nện chặt. Nhưng ngày hôm sau, và nhiều ngày tiếp sau nữa, đoàn người và chó phải tự mở đường đi, nên làm việc mệt nhọc hơn mà lại đi chậm hơn. Theo lệ thường, Perôn dẫn đầu trước đàn chó, dùng liếp đi tuyết nện chặt tuyết lại để cho chó kéo xe dễ dàng hơn Phrăngxoa ở vị trí điều khiển chiếc xe cần lái xe, thỉnh thoảng đổi chỗ cho Perôn, nhưng không thường xuyên. Perôn đang rất vội, và anh lại tự hào là người thông thạo nghề băng tuyết, sự thông thạo ấy không thể thiếu được lúc nào bởi vì lớp băng mùa thu rất mỏng, và ở nơi nào nước bên dưới chảy xiết thì nơi đó không đóng 1 tí băng nào.
Ngày lại ngày qua những ngày nối nhau bất tận. Bấc lao động nhọc nhằn trong vòng đai cương. Hôm nào cũng vậy, trời còn tối mò mà đã nhổ trại, và khi tia sáng nhợt nhạt đầu tiên của buổi bình minh vừa hé ra thì đã thấy chúng rong ruổi trên con đường mòn, trút lại sau thêm những dặm đường mới. Và hôm nào cũng vậy, sau khi trời đã tôi sập xuống mới dừng lại đóng trại, lũ chó ăn phần cá ít ỏi của mình rồi bò lê ra ngủ trong tuyết, Bấc đói cào cả ruột. Phần thức ăn của nó mỗi ngày, 1 suất cá hồi khô nặng 1 pao rưỡi, thật chả thấm vào đâu. Nó không bao giờ ăn đủ, thường xuyên bị cơn đói dằn vặt. ấy thế mà các cno chó kia, vì không nặng cân bằng nó và sinh ra chính là để sống cuộc sống này, nên tuy chỉ được 1 khẩu phần cá nặng 1 pao thôi, nhưng vẫn giữ được trạng thái bình thường.
Bấc nhanh chóng mất cái tính kén cá chọn canh vốn là đặc tính sinh hoạt của nó trước kia. Cu cậu khảnh ăn nên lũ bạn của nó ăn xong trước, lại xông đến cướp luôn cả phần của nó đang ăn dở. Nó cũng không chống giữ được. Trong khi cu cậu đánh đuổi đi 2, 3 tên thì phần thức ăn của nó lại lọt vào họng những tên khác. Để khắc phục, nó cố ăn nhanh bằng chúng. Rồi thì, vì cơn đói bức bách quá thể, nó đành hạ mình đi làm cái việc cuỗm lấy những thứ không phải của nó. Nó đã để ý theo dõi và học tập. 1 hôm nó nhìn thấy Paicơ, 1 trong những con chó mới nhập đàn – 1 tên láu cá thường giả ốm để trốn việc và là 1 tên kẻ cắp tinh quái – khôn khéo thó được 1 lát thịt lợn muối lúc Perôn vừa quay lưng đi. Thế là ngày hôm sau, Bấc diễn lại tiết mục ấy y hệt, mà lại tha đi cả khúc thịt. Tiếng la ó ầm lên, nhưng chẳng ai nghi ngờ Bấc, trong khi Đớp, 1 con chó ngờ nghệch vụng về và luôn bị bắt gặp ở nơi có chuyện, lại bị trừng trị về cái tội mà Bấc đã phạ.
Vụ ăn cắp đầu tiên này là dấu hiệu chứng tỏ Bấc đã thích ứng được để tồn tại trong cái môi trường cứu địch của vùng đất phương Bắc này. Sự việc đó biểu hiện khả năng thích nghi của Bấc, có thể tự điều chỉnh cho hợp với những hoàn cảnh biến đổi: thiếu khả năng ấy sẽ có nghĩa là rơi vào cái chết nhanh chóng và khủng khiếp. Sự việc đó lại còn biểu hiện sự suy sụp, tan nát của bản chất có đạo đức của nó, 1 thứ phù phiếm rỗng tuếch và 1 điều bất lợi trong cuộc đấu tranh sinh tồn tàn nhẫn này. ở vùng đất phương Nam, dưới luật lệ của tình yêu và tình bạn, việc tôn trọng của cải cá nhân và cảm xúc riêng tư của kẻ khác là đúng. Nhưng ở cái vùng đất phương Bắc này dưới luật lệ của dùi cui và răng nanh, thì kẻ nào lưu tâm đến những điều đó là kẻ khờ dại, và nếu như Bấc cứ tuân thủ những điều đó thì chắc hẳn Bấc đã không thể thành công.
Cũng chả phải Bấc đã suy luận ra được rành rọt như vậy. Nó đã phù hợp được, có thế thôi. Nó đã làm cho nó thích nghi được với lối sống mới, 1 cách không tự giác. Trong cả cuộc đời của nó trước kia, nó chưa hề chạy trốn khỏi 1 cuộc chiến đấu, dù nó ở vào thế bất lợi như thế nào đi nữa. Nhưng chiếc dùi cui của người mặc áo nịt đỏ đã nện ngấm vào trong đầu nó 1 thứ đạo lý cơ bản hơn và nguyên thuỷ hơn. Lúc con là 1 con vật văn minh, nó đã có thể sẵn sàng chết vì nghĩa, ví dụ như để bảo vệ cho ngọn roi điều khiển của ngài Thẩm Milơ chẳng hạn. Thế nhưng bây giờ thì Bấc đã bị phi văn minh hoá trọn vẹn rồi, bởi vì rõ ràng là bây giờ nó có khả năng chạy trốn khỏi việc bảo vệ cho 1 đòi hỏi về đạo đức, cốt để cứu lấy sinh mạng của mình cái đã. Nó ăn cắp không phải vì thích thú gì thói ăn cắp, mà là vì cái dạ dày của nó kêu gào. Nó không đánh cướp 1 cách lộ liễu, mà xoáy trộm 1 cách bí mật và ranh mãnh, vì nó lưu tâm đến dùi cui và răng nanh. Nói tóm lại, những điều đó, nó đã làm là bởi vì làm thì lại dễ hơn là không làm.
Sự phát triển của nó (hay có thể nói là sự thoái hoá của nó) diễn biến thật nhanh chóng. Những bắp thịt của nó trở nên cứng như sắt, và nó thành ra chai sạn đối với mọi nỗi đau thông thường. Nó đã tận dụng được tối đa mọi thứ, cả ở bên ngoài nó lẫn bên trong nó. Nó có thể ăn bất kỳ cái gì dù cái đó gớm ghiếc hoặc khó tiêu đến đâu đi nữa. Và sau khi đã nuốt xuống, những dịch vị trong dạ dày nó chiết xuất ra cho đến kiệt ti chất dinh dưỡng nhỏ nhất cuối cùng: máu của nó mang chất dinh dưỡng ấy đến tận nơi xa nhất trong cơ thể nó, cấu tạo thành những mô cứng rắn nhất, bền dai nhất. Thị lực và tài đánh hơi của nó trở nên sắc sảo phi thường, và tai nó trở nên thính đến nỗi trong khi ngủ nó vẫn nghe được những tiếng động nhỏ nhất và biết là tiếng động ấy báo điềm lành hay dữ: nó đã học được cách cắn vỡ lớp băng giá đóng chặt giữa các ngón chân. Và khi nó khát, mà trên hố nước có 1 váng băng dày che kín, nó biết chồm thẳng mình, lên gân cứng đơ 2 chân trước mà đập cho vỡ mặt băng ra. Điều rõ nét nhất ở nó lúc này là cái tài đánh hơi triệu chứng gió, và dự kiến được ngọn gió trước 1 đêm. Dù trời lặng gió đến mấy đi nữa, khi nó đào ổ nằm cạnh gốc cây hoặc bên bờ đất, thì đến khi cơn gió nổi lên chắc chắn là chỗ ngủ của nó đã nằm đúng ở phía dưới gió, được che kín và ấm áp.
Nhưng không phỉa nó chỉ hiểu biết qua kinh nghiệm mà những bản năng tắt lịm từ lâu đời nay lại trỗi dậy. Những thế hệ thuần hoá rơi rụng ra khỏi nó. 1 cách mơ hồ, nó nhớ lại tận buổi sơ khai của nòi giống, nhớ lại tự cái thời những con chó hoang ào ạt từng bầy chạy lùng mồi khắp những khu rừng nguyên thuỷ và giết chết con thịt mà chúng đuổi đến cùng đường. Bấc không phải khổ công học đánh nhau với những miếng đòn cắn bập, cắn toạc và cái táp nhanh như chớp của chó sói. Những tổ tiên đã bị lãng quên của nó xưa kia vốn đã đánh nhau theo cách ấy. Những tổ tiên hoang dã ấy đã nhen nhóm lại bên trong nó cuộc sống cổ xưa, và những mánh khoé xưa kia của chúng đã thành dấu in sâu vào huyết thống di truyền của nòi giống thì nay cũng chính là những mánh khoé của bản thân nó. Những cái đó đã đến với tự nhiên, nó chả phải nhọc công gắng sức học tập hoặc khám phá ra, dường như luôn luôn đã là của nó tự những bao giờ. Và mỗi khi, trong bóng đêm lạnh lẽo nín lặng, nó nghếch mõm lên 1 vì sao mà hú dài như chó sói, thì ấy chính là tổ tiên nó, những nắm bụi tàn trong cõi chết, đã nghếch mõm lên các vì sao mà hú về qua bao nhiêu thế kỷ và qua bản thân nó. Nhịp điệu trong tiếng hú của nó cũng chính là nhịp điệu trong tiếng hú của chúng, những nhịp điệu diễn tả nỗi niềm thống khổ của chúng và điều mà đối với chúng là ý nghĩa của tĩnh mịch, lạnh lẽo và bóng tối âm thầm.
Vậy là, như 1 dấu hiệu biểu hiện sự sống của 1 vật bị chi phối, tiếng hát tự ngàn xưa đã trỗi dậy qua bản thân Bấc, và nó đã trở lại với chính nó về bản chất, mà nó trở lại như vậy bởi vì con người đã tìm thấy 1 thứ kim loại màu vàng ở phương Bắc, và bởi vì Menuơn là 1 gã phu vườn mà đồng lương không thể bao nổi nhu cầu của vợ cùng mọi món chi tiêu vặt vãnh của bản thân gã.