Bạn đang đọc Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã: Chương 06 Part 1
Chương 6. Vì Tình Yêu Thương Đối Với 1 Con Người
Khi Giôn Thoóctơn bị cóng liệt chân hồi tháng chạp vừa qua, bạn phường của anh đã sắp xếp cho anh chỗ nghỉ ngơi thoải mái và để anh ở lại chờ hồi phục, còn họ cứ tiếp tục ngược dòng sông để kiếm 1 bè gỗ sẽ đưa đi Đoxân bán. Vào lúc Thoóctơn cứu Bấc, anh vẫn còn hơi khấp khiễng, nhưng nhờ thời tiết tiếp tục ấm áp, nay anh đã khỏi hẳn.
Và tại nơi đây, nằm cạnh bờ sông qua suốt những ngày xuân dài, dõi theo dòng nước chảy, nhàn nhã lắng nghe tiếng chim hót và tiếng rì rầm của thiên nhiên, Bấc dần lấy lại được sức lực.
Thật không còn gì bằng được nghỉ ngơi sau 1 cuộc hành trình những 3000 dặm, và cũng phải thú thật là Bấc đã đâm ra lười nhác trong khi những vết thương của nó kín miệng dần, các cơ bắp nở ra và thịt lại đẩy lên che kín xương cốt nó. Nói cho đúng ra, tất cả đều lên che kín xương cốt nó. Nói cho đúng ra, tất cả đều ngồi dưng chả làm gì – Bấc, Giôn Thoóctơn, Xkít và Ních – trong khi chờ chiếc bè đến chở họ xuôi dòng đi Đoxân. Xkít là 1 con chó săn lông xù nhỏ nhắn gấc Ailen, đã sớm đánh bạn với Bấc vào lúc Bấc đang trong tình trạng dở sống dở chết không còn hơi sức nào cự lại những động tác làm thân ban đầu của cô ả. Cô nàng Xkít có cái nét đặc sắc của thầy thuốc mà người ta thường thấy ở 1 số con chó. Giống như 1 con mèo mẹ liếm lông cho con, cô nàng đã liếm và làm sạch những vết thương của Bấc. Theo 1 nếp đều đặn, mỗi buổi sáng sau khi Bấc ăn xong, cô nàng lại thực hiện cái nhiệm vụ mà cô nàng đã tự giao ình, cho đến khi Bấc quen đi đâm ra mong ngóng sự chăm sóc của Xkít chả khác gì mong ngóng sự chăm sóc của Thoóctơn vậy. Còn Ních, 1 con chó đen to lớn, là giống chó dò thú, lai chó săn Xcôtlen, có đôi mắt tươi cười và tính tình dễ thương vô hạn, cũng thân mật với Bấc như Xkít mặc dù không bộc lộ bằng.
Điểm làm cho Bấc phải ngạc nhiên là những con chó này không tỏ ra ghen tị với Bấc chút nào. Chúng hình như cùng chia sẻ lòng tốt và sự rộng lượng của Giôn Thoóctơn. Khi Bấc đã cứng cáp lên, chúng lôi kéo nó vào đủ loại trò chơi ngộ nghĩnh mà chính Thoóctơn cũng lao vào tham gia không nhịn được. Cứ như vậy, Bấc vượt qua 1 cách dễ dàng thời kỳ hồi phục và bước vào 1 cuộc sống mới.
Tình yêu thương, 1 tình yêu thương thực sự và nồng nàn, lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó. Trước kia nó chưa hề cảm thấy 1 tình yêu thương như vậy lúc ở tại nhà Thẩm phán Milơ giữa thung lũng Xanto Clara mơn man ánh nắng. Với những cậu con trai của ông Thẩm. Trong những buổi đi săn hoặc đi lang thang đây đó, tình cảm của Bấc chỉ là thứ tình bạn làm ăn cùng hội cùng phường. Với những đứa cháu nhỏ của ông Thẩm, đó là 1 thứ trách nhiệm hộ vệ trong niềm kiêu hãnh tự cao tự đại. Còn đối với bản thân ông Thẩm thì đó là thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng. Nhưng, tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt, thì phải đến Giôn Thoóctơn mới khơi dậy lên được trong lòng Bấc.
Con người này đã cứu sống nó, đó là 1 lẽ: nhưng hơn thế nữa, con người này là 1 ông chủ lý tưởng. Những người khác trông nom chó của họ xuất phát từ 1 ý thức về nghĩa vụ và về lợi ích, kinh doanh; còn Giôn Thoóctơn thì chăm sóc chó của mình như thể chúng là con cái của anh vậy, là bởi vì anh không thể nào dừng được. Và anh còn chăm sóc nhiều hơn nữa kia. Anh không bao giờ quên chào chúng bằng 1 cử chỉ thân ái hoặc 1 lời hớn hở. Ngồi xuống nói chuyện lâu với chúng (mà anh gọi là “tầm phào”) là điều mà cả anh và chúng đều thích thú. Anh có cái thoi quen túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đảo qua đảo lại, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên những tiếng rủa mà đối với nó lại là những lời nói nựng âu yếm. Bấc thấy không có gì vui sướng bằng được cái ôm ghì mạnh mẽ ấy và những rủa rủ rỉ bên tai ấy, và theo mỗi cái lắc đảo qua đảo lại, nó tưởng chừng như quả tim mình muốn nhảy tung ra khỏi lồng ngực vì quá ngây ngất rạo rực. Khi được buông ra, nó bật dậy đứng thưảng lên, miệng cười, mắt hùng hồn diễn cảm, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động. Những lúc ấy Giôn Thoóctơn lại kêu lên, trân trọng: “Trời đất! Mày hầu như biết nói đấy!”
Bấc có 1 kiểu biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta. Nó thường hay há miệng ra cắn lấy tay Thoóctơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt 1 lúc sau mới mất. Và cũng như Bấc hiểu những tiếng rủa là những lời nói nựng, con người cũng hiểu cái cắn vờ ấy là 1 cử chỉ âu yếm yêu thương.
Tuy nhiên, tình thương yêu của Bấc phần lớn được diễn đạt bằng sự tôn thờ. Mặc dù nó sung sướng đến cuồng lên mỗi khi Thoóctơn vuốt ve hoặc nói chuyện với nó, nó không săn đón những biểu hiện tình cảm đó. Bấc khác với Xkít mà cũng khác với Ních, Xkít có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thoóctơn rồi hích, hích mãi cho đến khi được vỗ về. Ních thì thường hiên ngang bước tới rồi tựa cái đầu to lớn của nó lên đầu gối của Thoóctơn. Còn Bấc thì bằng lòng với việc đứng cách 1 quãng mà tôn thờ anh. Nó thường nằm phục ở chân Thoóctơn hàng giờ, mắt hau háu, tỉnh táo linh lợi, ngước nhìn thẳng vào mặt anh, chăm chú vào đấy, xem xét kỹ nét mặt, theo dõi với 1 mối quan tâm đặc biệt từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên thần sắc. Hoặc, cũng có lúc do tình cờ, nó nằm xa ra hơn, về 1 bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và dõi theo những cử động từng lúc của con người anh. Và thường thường, do mối giao cảm giữa chó và người, sức mạnh của cái nhìn của Bấc làm cho Giôn Thoóctơn quay đầu sang, và nhìn trở lại nó không nói năng gì, nhưng đôi mắt anh toả rạng linh cảm tự đáy lòng, trong khi tình cảm của Bấc cũng ánh ngời lên qua đôi mắt nó.
Trong 1 thời gian dài sau khi được cứu sống, Bấc không muốn rời Thoóctơn ra 1 bước. Từ lúc anh bước ra khỏi lán cho đến lúc anh lại trở vào đấy, khi nào Bấc cũng bám gót anh. Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch kể từ khi nó vào vùng đất phương Bắc đã làm nảy sinh ra trong lòng nó nỗi lo sợ không có người chủ nào có thể gắn bó lâu dài cả. Nó sợ Thoóctơn cũng lại biến khỏi cuộc đời của nó như Perôn và Phrăngxoa và anh chàng người lai Xcôtlen đã đi qua rồi biến mất trước đây. Ngay cả ban đêm, trong giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Những lúc ấy nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua giá lạnh đến tận mép chiếc lều, rồi đứng ở đấy lắng tai nghe tiếng thở đều đều của chủ.
Nhưng mặc dù Bấc mang mối tình cảm sâu nặng như vậy đối với Giôn Thoóctơn – mà điều này hình như chứng tỏ ảnh hưởng hiền hoà của sự văn minh hoá – nhưng huyết thống của nguyên thuỷ mà vùng đất phương Bắc đã khơi dậy bên trong nó, vẫn tồn tại và sống động. Nó vẫn có sự trung thành và lòng tận tuỵ, những đức tính nảy sinh ra từ bếp lửa và mái nhà; thế nhưng nó còn giữ lại bản tính man rợ và quỷ quyệt. Nó là 1 vật của hoang dã, từ cõi hoang dã đến đây ngồi cạnh bếp lửa của Giôn Thoóctơn, đúng hơn là 1 con chó của vùng đất phương Nam dịu dàng mang dấu ấn của bao nhiêu thế hệ văn minh. Do tình thương yêu sâu nặng của nó, nó không thể nào đánh cắp của con người này, nhưng đối với bất kỳ người nào khác, tại bất kỳ khu vực lán trại nào khác, nó đã không hề ngần ngại 1 giây phút nào, trong khi nó lại đủ khôn ranh để xoáy trộm mà không bị phát hiện.
Mặt mũi và thân mình nó đầy vết răng của nhiều con chó nó vẫn đánh nhau dữ tợn như trước và lại có nhiều mưu mẹo hơn. Xkít và Ních thì lành nết quá nên không phải là đối tượng để gây chuyện – hơn nữa, chúng lại là của Giôn Thoóctơn. Nhưng bất cứ con chó lạ nào, dù thuộc nòi gì hoặc dũng mãnh đến đâu đi nữa, đều phải nhanh chóng thừa nhận quyền uy tối cao của Bấc, nếu không sẽ buộc phải giao tranh 1 mất 1 còn với 1 đối thủ ghê gớm. Và Bấc không hề thương hại. Nó đã học được sâu sắc luật của dùi cui và răng nanh, và nó không bao giờ từ bỏ 1 lợi thế hoặc lùi bước trước 1 kẻ thù mà nó đã đẩy vào con đường dẫn đến cõi của Thần Chết. Nó đã học được những bài học ở Xpít và ở những con chó chiến đấu đầu đàn của cảnh sát và ngành bưu điện, nó biết được là không có con đường trung dung. Nó phải thống trị hoặc bị thống trị: mà tỏ lòng thương hại là dấu hiệu của sự mềm yếu. Lòng thương hại không tồn tại trong cuộc sống nguyên thuỷ. Lòng thương hại dễ bị hiểu lầm là sự sợ hãi, mà những thứ hiểu lầm như vậy dẫn đến cái chết. Giết hoặc bị giết, ăn thịt hoặc bị ăn thịt, đó là quy luật; và đối với mệnh lệnh ấy, truyền xuống đến nó từ những nơi sâu thẳm của thời gian, nó đã tuân theo.
Nó già đời hơn số nhưng năm tháng mà nó đã trái qua và số những hơi thở của lồng ngực nó. Nó là mối dây nối liền quá khứ với hiện tại và cõi vĩnh cửu ngàn xưa phía đằng sau nó vẫn rộn ràng truyền qua nó 1 nhịp đập đầy uy lực mà nó dao động hoà theo, giống như sóng triều lên xuống và 4 mùa tuần hoàn vẫn bằng dao động. Nó ngồi cạnh bếp lửa của Giôn Thoóctơn, nó đấy, con chó ức nở rộng, nanh trắng, và lông mao dài rậm: nhưng đằng sau nó là bóng dáng của 1 loại chó, nửa sói hoang, hoặc sói hoang chính cống như thúc giục, như nhắc nhở, thưởng thức mùi vị miếng thịt nó ăn, thèm khát hớp nước nó uống, cùng nó đành hơi làn gió, cùng nó lắng tai nghe và mách cho nó xác định những tiếng động của sự sống hoang vu trong rừng thẳm, chỉ đạo tâm tính của nó, điều khiển hành vi của nó, cùng nằm xuống ngủ với nó khi nó nằm xuống cùng mơ với nó và mơ còn xa hơn về kiếp sau của nó, và bản thân chúng còn trở thành những hình ảnh hiện lên ngay trong giấc mơ của nó.
Những bóng dáng hiển hiện ấy đã ra hiệu, vẫy gọi nó với 1 sức mạnh bức bách đến nỗi ngày trôi qua, loài người và những đòi hỏi của loài người cứ tuột ra xa khỏi nó. Từ 1 nơi sâu thẳm trong rừng hoang 1 tiếng gọi thường cất lên, xốn xang và quyến rũ 1 cách huyền bí. Và do nó luôn luôn nghe thấy cái tiếng gọi đó, nó cảm thấy buộc phải quay lưng lại ngọn lửa của con người và nền đất đã được chân người nện chặt ở chung quanh, để lao vào rừng sâu, và cứ lao tới, lao tới tới nơi nào và tại sao như vậy nó cũng không biết nữa. Mà nó cũng không tự hỏi là từ nơi nào và tại sao tiếng gọi kia lại đang vang lên khẩn thiết như vậy, ở đâu đó sâu thẳm trong rừng hoang. Nhưng những khi nó chạy ra đến nơi đất hoang còn mềm chưa ai đặt chân tới dưới bóng rừng xanh, thì tình yêu thương đối với Giôn Thoóctơn lại kéo nó trở lui về bên bếp lửa.
Chỉ vì mỗi 1 mình Thoóctơn mà nó còn ở lại. Toàn bộ những kẻ khác của loài người không còn ý nghĩa gì. Những du khách ngẫu nhiên gặp nó có thể ngợi khen hoặc vỗ về nó, nhưng đối với tất cả những điều đó nó đều lạnh lùng, và khi gặp phải 1 ngườ quá vồ vập quấn quít thì nó thường đứng dậy và bỏ đi. Khi những bạn phường của Thoóctơn là Henđơ và Phiti đưa chiếc bè lâu nay mong đợi đến nơi này, Bấc phớt lờ họ cho đến khi nó biết được là họ thân cận với Thoóctơn; khi đó nó mới chịu khoan thứ với họ theo 1 kiểu thụ động chấp nhận những sự chiếu cố của họ như thể chính vì nó chiếu cố họ và chấp nhận đấy thôi. Họ cũng thuộc loại người rộng lượng hào phóng như Thoóctơn, sống sát với thực tế, suy nghĩ đơn giản nhưng đầu óc sáng suốt, minh mẫn. Và qua 1 thực tế thời gian, trước khi họ lái chiếc bè gỗ ngoặt vào vũng nước xoáy lớn bên cạnh nhà máy cưa ở Đoxân, họ đã hiểu được Bấc và tính nết của nó, nên họ không cố đòi Bấc phải thân thiết với họ như Xkít hay Ních.
Tuy nhiên, đối với Thoóctơn, tình yêu thương của nó hình như cứ ngày càng tăng lên, tăng lên mãi. Trong những con người, duy nhất chỉ có anh là có thể đặt được 1 túi hành lý trên lưng Bấc trong cuộc hành trình ngày hè. Khi Thoóctơn ra lệnh thì không có công việc gì là quá khó khăn đối với Bấc. 1 hôm (sau khi họ đã kiếm được 1 số lương thực và vốn liếng nhờ bán chiếc bè gỗ và rời Đoxân ngược nguồn sông Tanana), người và chó đang ngồi trên chỏm 1 vách đá dựng đứng bên 1 cái vực sâu đến 300 bộ, đáy vực là nền đá trần trụi, Giôn Thoóctơn ngồi gần mép vực, Bấc tựa vào vai anh, Thoóctơn chợt nảy ra 1 ý nghĩ nông nổi, anh lưu ý Hendơ và Piti hãy xem anh thử 1 điều vừa thoáng qua trong óc:
– Nhảy đi, Bấc! – anh vung tay ra trên vực sâu, ra lệnh.
Trong khoảnh khắc, anh đã phải ôm ghì lấy Bấc ở mép đá cheo leo trong khi Hendơ và Piti đang gò người kéo cả anh và Bấc trở lui vào nơi an toàn.
– Thật là dại dột! – Piti thốt lên, sau khi sự việc đã xong xuôi và họ đã hoàn hồn.
Thoóctơn lắc đầu:
– Không! Thật là tuyệt vời, mà cũng thật là khủng khiếp. Các cậu có biết không, đôi khi nó làm cho tớ phát sợ.
– Vô phúc cho kẻ nào dám chạm vào anh trong khi nó ở quanh quẩn bên anh. Tôi thì chả dám – Piti tuyên bố như để kết luận, hất đầu chỉ về phía Bấc.
– Lạy Chúa! – Hendơ góp thêm ý mình – Cả tôi nữa tôi cũng chả dám.
Chính tại thị trấn Xớccơn, vào 1 ngày cuối năm, điều lo sợ đó của Piti đã được thực tế chứng minh là đúng. Bớctơn “Đen”, 1 con người xấu tính và hiểm độc, đang gây sự với 1 anh chàng mới đến lạ nước lạ cái ở bên quầy bán rượu, thì Thoóctơn bước vào giữa 2 người, ôn tồn can ngăn Bấc, theo thói quen đang nằm trong 1 góc phòng, đầu đặt trên 2 chân, đưa mắt theo dõi từng cử chỉ của chủ, Bớctơn chẳng nói chẳng rằng, giáng bốp ngay 1 quả vào mặt Thoóctơn. Anh lảo đảo, suýt nữa thì ngã vật xuống nếu không kịp bấu vào song sắt của quầy rượu.
Những người đứng đấy chứng kiến sự việc lúc bấy giờ bỗng nghe 1 tiếng không phải là tiếng suả, cũng không phải là tiếng ré, mà đúng hơn là 1 tiếng gầm, và họ nhìn thấy thân hình của Bấc từ nền nhà bay lên lao vút qua không trung, nhằm thẳng vào cổ họng Bớctơn phóng tới. Tên này thoát chết nhờ hắn kịp vung cánh tay ra theo bản năng, nhưng bị hất nhào và đằng sau ngã ngửa ra sàn nhà, Bấc đè lên người hắn. Bấc nhả cánh tay của hắn ra rồi lại nhè vào họng hắn mà cắn. Lần này hắn chỉ che đỡ được phần nào, và họng của hắn bị xé toạc. Đám đông vội xô vào Bấc và đánh đuổi nó ra. Nhưng khi 1 viên thầy thuốc băng bó vết thương cho Bớctơn, Bấc cứ quanh quẩn lượn tới lượn lui, gầm rít hung tợn, cứ chực xông vào, nhưng bị 1 loạt những chiếc dùi cui thù địch đẩy lùi. 1 “cuộc hội ý của những người khai mỏ” được triệu tập ngay tại chỗ, đã phán xử rằng cuộc tấn công của con chó có lý do chính đáng, vì bị khiêu khích đến mức phải phản ứng, và Bấc được tha miễn.
ấy thế là Bấc bắt đầu nổi tiếng, và từ hôm đó tên tuổi của Bấc được truyền tụng từ trại này sang trại khác khắp vùng Alaxen.
Sau sự việc ấy, vào mùa thu năm đó, Bấc lại có 1 hành động theo cách thức khác, cứu sống được Giôn Thoóctơn. 1 hôm 3 người bạn phường đang giòng 1 chiếc thuyền thoi xuôi 1 đoạn thác ghềnh hiểm trở trên nhánh sông 40 Dặm. Hendơ và Piti men theo bờ, dùng 1 chiếc dây thừng nhỏ bện bằng dây chuối sợi buộc neo thuyền từ gốc cây này sang gốc cây khác, còn Thoóctơn thì đứng trên vừa chống vừa hò hét chỉ dẫn cho người trên bờ. Bấc ở trên bờ lo lắng bồn chồn, tiến lên theo ngang với chiếc thuyền, đôi mắt không bao giờ rời khỏi chủ.
Đến 1 nơi đặc biệt hiểm trở vì 1 gò đá ngầm mấp mé mặt nước nhô ra ngoài sông. Hendơ tháo dây néo ra khỏi cây, và trong khi Thoóctơn chống thuyền tránh ra giữa dòng. Hendơ dọc theo bờ chạy xuống phía dưới, tay nắm chặt đầu dây để sắn sàng néo lại khi nào thuyền vượt qua khỏi gờ đá. Vào lúc con thuyền đã vượt qua được và đang băng băng lao xuống theo 1 luồng nước chảy xiết. Hendơ níu dây kìm thuyền lại, nhưng anh kìm quá đột ngột. Chiếc thuyền giật mạnh rồi lật úp, bị lôi vào bờ ngửa bụng lên trời, còn Thoóctơn thì văng ra khỏi thuyền và bị nước cuốn xuôi và phía nguy hiểm nhất của dòng thác, nơi có vùng nước cuộn dữ dội mà không có kẻ nào có thể thoát chết được.
Ngay lập tức Bấc lao xuống dòng nước. Bơi được 300 mã, giữa vùng nước xoáy điên cuồng, Bấc đuổi kịp Thoóctơn. Khi nó cảm thấy anh đã nắm được đuôi nó, Bấc nhằm thẳng vào bờ bơi vào với tất cả sức lực tuyệt vời của nó. Nhưng sự chuyển động tiến vào bờ thì chậm, mà sự chuyển động xuôi dòng thì lại nhanh lạ lùng. Từ bên dưới vọng lên tiếng gầm rít ghê người ở nơi mà dòng nước điên cuồng xoáy cuộc càng dữ dội và bị xé nát vụn ra tung toé thành bụi nước giữa những mỏm đá lô nhô thọc qua như những chiếc răng của 1 cái lược khổng lồ; sức hút của nước khi bắt đầu đổ xuống đoạn dốc cuối cùng thật là khủng khiếp, và Thoóctơn biết rằng bơi vào bờ là 1 điều không thể nào thực hiện nổi. Anh vật lộn quyết liệt để bám vào 1 tảng đá, nhưng bị trựt, sượt qua 1 tảng đá thứ 2, rồi đâm sầm vào 1 tảng thứ 3 như bị giáng 1 đòn búa tạ. Anh buông Bấc ra, dùng cả 2 tay bíu chặt lấy cái chỏm trơn tuột của tảng đá, và thét to đè át tiếng gầm của luồng nước cuộn tung toé: “Vào bờ đi, Bấc! Đi đi!”.
Bấc không thể nào trụ lại nổi, nó bị cuốn theo dòng nước, vật lộn 1 cách tuyệt vọng nưhng không tài nào quay lại được. Khi nó nghe tiếng Thoóctơn nhắc lại mệnh lệnh, nó chồm 1 phần thân mình lên khỏi mặt nước, cất cao đầu như để nhìn anh lần cuối, rồi ngoan ngoãn quay vào bờ. Nó bơi mãnh liệt, và được Piti cùng Hendơ kéo vào bờ đúng ngay tại nơi không còn có thể bơi tiếp được nữa mà chỉ có đâm đầu vào cõi huỷ diệt.
Piti và Hendơ biết là thời gian 1 con người có thể bám vào 1 tảng đá trơn trước 1 sức nước cuốn mạnh như vậy chỉ còn tính từng phút, nên họ dốc hết sức chạy thật nhanh ngược lên phía trên, đến 1 chỗ cách xa nơi Thoóctơn đang bám trụ. Họ dùng chiếc gậy mà họ vừa néo thuyền lúc nãy buộc vào cổ và vai Bấc cẩn thận tránh không để sơị dây làm nghẹt cổ Bấc và làm nó vướng khi bơi, rồi tung nó xuống dòng nước. Bấc dũng cảm lao vút ra, nhưng tiếc thay không ra thật đúng thẳng giữa dòng. Khi nó thấy ra được sai lầm của mình thì đã quá muộn, vị trí của Thoóctơn đã nằm ngang với nó, cách nó ít nhất là sáu nhịp hơi, trong khi nó bị tiếp tục cuốn trôi qua không làm sao lại cưỡng lại được.