Thục Nữ PK Xã Hội Đen

Chương 28: Một năm rồi lại một năm


Đọc truyện Thục Nữ PK Xã Hội Đen – Chương 28: Một năm rồi lại một năm

Câu chuyện năm 1996

Sau khi chơi bời tẹt ga cả một mùa hè cuối cấp ba, Nại Nại bắt đầu cau mày nhănmặt khi vào học, cảm giác đầu tiên khi rời khỏi Đông Bắc đến Bắc Kinh đó là“nóng”, rõ ràng đầu tháng chín là gió thổi vi vu, thế mà mặt trời to lớn ở đâyvẫn cứ hừng hực thiêu đốt con người ta. Mà điều khiến cô bất mãn nhất đó là,tìm đi tìm lại cũng không tài nào tìm ra các đàn anh đàn chị của khoa xây dựngđến tiếp đón, điều này rõ ràng là không phù hợp với khẩu hiệu “Khiến tân sinhviên cảm nhận được sự ấm áp của gia đình lớn” được in trên sổ tay nhập học mà!

Trong khi đó biểu ngữ treo trước cổng trường thì rõ là bắt mắt, đáng tiếc là kítúc xá thì quá là đổ nát, đến trụ sở chính trường cấp ba của cô còn hơn đứt, cảmột hàng dài những dãy lớp học xây bằng đất xám xịt đầy bụi với những bức tườngđầy rêu phong, chỗ này cũng quá là thảm hại rồi đấy, năm nay cũng thu nạp hơnmột vạn sinh viên mới, thế mà trông chả khác nào một khu cứu tế.

Cô ngoảnh đầu lại nói với mẹ: “Hay là… chúng ta về đi? Con ôn lại một năm, sangnăm thi Thanh Hoa.”

Mẹ Nại Nại nói: “Không được, ngộ nhỡ sang năm chỉ thi đỗ cao đẳng thì làm sao?”

Nại Nại vô cùng căm phẫn: “Dù có là cao đẳng thì cũng tốt hơn cái này chán, cáitrường này quá là cũ nát.”

Mẹ Nại Nại vỗ vỗ vai cô: “Tuy trường có hơi nát, nhưng mà mẹ đã nghe ngóng rồi,trường này nhiều nam sinh lắm, chuyên ngành của con thậm chí còn cứ mười namchỉ có hai nữ, cơ hội chọn đối tượng là vô cùng lớn.”

Nại Nại chu miệng, lấy tay chải chải lại túm tóc đuôi ngựa, mẹ Nại Nại nói,chải tóc như thế trông cô giống như một con búp bê. Tuy đã vô số lần thầm phảnkháng trong bụng, nhưng Nại Nại vẫn quyết định nghe ý kiến của người đi trước.

Có lẽ, lời nói đó chưa chắc đã đúng, nhưng mẹ Nại Nại đã sống bao nhiêu năm nhưvậy nhất định là có kinh nghiệm nhất. Nại Nại nghĩ.

Quả nhiên, dưới bóng cây rậm rạp cao lớn, một chàng trai sáng chói với khuônmặt tươi tắn nụ cười xuất hiện trước mặt cô, áo T-shirt màu trắng, quần bò màuxanh, ánh mặt trời rọi trên người anh, toát lên một cảm giác tươi mới và sạchsẽ.

Từ người anh tỏa ra một thứ ánh sáng màu vàng kim, anh mỉm cười, rất lịch sự vàlễ phép: “Chào em, có phải em là sinh viên mới của khoa xây dựng không? Tôi làkhóa trên của em, tên là Lữ Nghị.”

Nại Nại e thẹn quay sang nhìn mẹ một cái, mẹ Nại Nại vô cùng đắc chí gật gậtđầu, ông anh họ Lữ từ trên trời rơi xuống này như một minh chứng cho dự đoánchuẩn xác của bà.


Chiếc vali hành lý bị kéo đi trông nhẹ bẫng, hình bóng của anh gì đó giống vớingười bố trong kí ức của Nại Nại, cứng cỏi và đáng tin cậy.

Nại Nại hoang mang khoác lấy cánh tay của mẹ, đi theo bước chân dẫn đường củaLữ Nghị, trong lòng có chút cảm xúc kì lạ, nếu như bố cô còn sống, hôm nay sẽlà hai người đưa cô đến trường đúng không?

Một người kéo vali hành lý, một người khoác lấy tay mình, giống như tất cảnhững nữ sinh khác, hưởng thụ sự ấm áp được nâng niu chiều chuộng.

***

Câu chuyện năm 1998

Thầy giáo dạy môn lịch sử kiến trúc phương tây là một nhà nghiên cứu đã cótuổi, giảng bài rất dài dòng và phiền phức, Nại Nại ra lệnh cho cô bạn cùngphòng làm lá chắn cho tốt, sau đó dùng hai gói bánh Wangwang làm thù lao, côđeo ba lô lên vai cúi người chuồn ra cửa sau của lớp học.

Hôm nay là ngày Lữ Nghị về, đương nhiên cô chẳng còn tâm trạng nào để nghegiảng cả!

Lữ Nghị tốt nghiệp xong được phân đến Viện thiết kế. Anh được vào biên chếnhưng làm việc không mấy thuận lơi. Anh không thể thích ứng được sự cạnh tranhđấu đá về chính trị ở phòng làm việc, những bản thiết kế anh hoàn thành cũngkhông được ai khen ngợi, thế nên lúc nào anh cũng cảm thấy mình có tài nhưngkhông gặp thời, cả ngày chỉ biết ủ rũ buồn chán.

Việc khiến anh vui nhất trong tuần chính là có thể về trường thăm Nại Nại vàmang đến cho cô cả một bịch lớn toàn đồ ăn vặt, anh cười tít mắt hối lộ cho cácbạn cùng phòng của Nại Nại từ chị cả đến cô em thứ bảy, sau đó dưới con mắt dòmngó của mọi người anh kéo Nại Nại vẫn còn đang e thẹn ra ngoài ăn cơm.

Tuy tiền lương của Lữ Nghị chỉ có một nghìn tệ, nhưng anh không tiếc bỏ ra mấytrăm tệ mua cho Nại Nại một đôi giày, đưa Nại Nại đi ăn một bữa bít tết kiểuchâu Âu rất rất rất đắt, anh còn nói với cô, nếu không đủ tiền cứ nói với anh,cái anh có chính là tiền.

Nhưng Nại Nại chưa một lần đòi hỏi, cô biết thực ra anh cũng chẳng có bao nhiêutiền.


Nại Nại chạy ra khỏi khuôn viên trường, nhìn quanh quất cổng Tây một hồi thìphát hiện ra Lữ Nghị đã đợi ở đó rất lâu. Lúc nào anh cũng nho nhã lịch sự nhưthế, cho dù có lẫn trong đám người đầy vẻ thương nhân thì cũng có thể nhìn mộtcái là nhận ra. Nại Nại cất tiếng gọi, anh quay đầu lại, nhìn thấy Nại Nại anhvội vã chạy qua, anh chỉ qua bên cạnh: “Đến mùa vải rồi, anh mua cho em một ítnhé!”

Vừa vào mùa vải, Phi Tử Tiếu[1] mười ba tệ một cân khiến Nại Nại thèm nhỏ dãiđã lâu, nhưng gần đây cô đang hoàn thành một “công trình vĩ đại” nên không thểtùy tiện mua đồ ăn vặt, cô lắc đầu, môi khẽ cong lên.

“Mua một chút đi, em thích ăn mà!” Lữ Nghị kéo tay Nại Nại len lỏi vào quầyhàng, hưng phấn chọn lựa cả một túi rồi đưa lên cân, tính ra cũng gần năm mươitệ, đắt tới mức Nại Nại phải nghiến răng, vứt chiếc túi xuống kéo áo Lữ Nghị bỏđi mất trong tiếng chửi mắng của chủ quầy.

“Em cho anh xem thứ này.” Nại Nại nở nụ cười tuyệt đẹp.

“Còn ngon hơn vải sao?” Lữ Nghị không thể nào hiểu nổi hành động của cô, trướcgiờ chỉ cần có vải là cô không nhúc nhích được dù chỉ một bước.

“Đến đó rồi anh sẽ biết.” Nại Nại mím môi cười trông rất gian tà.

Quả nhiên, vừa vào phía trong trung tâm mua sắm cô liền kéo anh lao đến quầyđồng hồ, cô tìm thấy chiếc đồng hồ đã nhắm từ lâu, dưới ánh sáng rực rỡ của ánhđèn trông thật lấp lánh đáng yêu. Nại Nại cười tít mắt nói với cô bán hàng:“Tôi lấy cái này, phiền chị lấy ra cho tôi xem.”

“Em muốn làm gì?” Lữ Nghị không hiểu, một tay nắm chặt lấy Nại Nại.

“Mấy người làm việc ở chỗ anh thích nhất việc nhìn bề ngoài để đánh giá con người,đeo một chiếc đồng hồ tốt một chút sẽ có thể diện, bớt bị người ta coi thường.”Nại Nại thận trọng đeo đồng hồ cho anh, mái tóc rối bời được cặp lên tạm bợ, LữNghị biết, trước đây không bao giờ cô lôi thôi như vậy, chẳng qua gần đây toànthức đêm vẽ giúp cho người khác nên mới thành ra thế này.

Anh tưởng rằng cô không đủ tiền sinh hoạt nên mới bạt mạng như vậy, thì ra làcô muốn tặng cho anh một chiếc đồng hồ đáng tiền nên mới vất vả ngày đêm nhưthế.

Lữ Nghị giơ tay Nại Nại lên, đặt vào má cọ qua cọ lại: “Cô ngốc này, có em quantrọng hơn tất cả mọi thứ, chiếc đồng hồ này chúng ta không cần nữa.”


“Anh đừng nhiều lời! Mau đeo vào!” Nại Nại cười toe toét, không nói không rằngbắt đầu mở ví tiền, sấp tiền dày cộp cứ thế chuyển đến quầy thu ngân một cáchdễ dàng, cô còn không kịp tiếc rẻ đã đổi lấy chiếc đồng hồ mà Lữ Nghị thích.

Nại Nại mãn nguyện giơ cao cánh tay đang đeo đồng hồ của anh lên ngắm nhìn hồilâu, cô cười tít mắt nghĩ, không tồi, quả không hổ một nghìn tệ, đúng là khôngtồi, xem ra rất hợp với anh ấy!

Đương nhiên, Lữ Nghị cũng rất thích.

Chỉ cần anh thích là được.

Lúc quay về Lữ Nghị phớt lờ sự phản đối của Nại Nại đã mua hẳn ba cân vải đemđến kí túc, cộng thêm một nụ hôn nồng nhiệt khiến Nại Nại mặt đỏ lựng, tim đậprộn.

Việc này khiến Nại Nại cảm thấy công sức mình bỏ ra cả một kì cực kì xứng đáng!

Câu chuyện năm 2000>

“Ông xã dậy mau!” Nại Nại kéo tai Lữ Nghị,với bộ tạp dề trên người trông cô giống như một bà nội trợ nhỏ, hai tay chốngnạnh bên cạnh giường làm bộ tức giận.

Nhà mới của họ ở ngay cạnh công ty của LữNghị. Một năm trước Lữ Nghị chuyển qua kinh doanh đồ biển, và dưới tình trạngbiển động sóng lớn đã tình cờ bắt được một mẻ hải sản lớn. Thế là Nại Nại khôngcần phải buồn phiền về vấn đề tìm công việc sau khi tốt nghiệp, một câu nói củaLữ Nghị đó là sau khi tốt nghiệp để cô làm bà nội trợ nhỏ trẻ tuổi nhất hàngngày ngồi xe buýt đi siêu thị mua thức ăn.

Hai mươi hai tuổi, Nại Nại mang bình sữađi siêu thị mua thức ăn. Khi các bà các cô còn đang suy nghĩ xem rốt cuộc là bíxanh 2,15 tệ hợp lý hay bí đao 1,85 tệ ngon, thì Nại Nại phải bắt đầu học từviệc cái gì là thịt đùi, cái gì là thịt mông.

Thì ra, trứng gà còn phân ra loại gà nhànuôi và gà công nghiệp.

Thì ra, rau cải phải mua mớ nào nhiều láít cuộng.

Thì ra, bột nở là loại bột không cần phảidùng men cũng có thể nở ra tròn xoe.


Thì ra, những thứ mà trường đại học khôngdạy lại là những vấn đề cốt yếu trong cuộc sống hàng ngày của những người bìnhthường.

Nại Nại làm bà nội trợ đầy hào hứng, côvui vẻ học nấu nướng, vừa hát vừa phơi quần áo, dùng những chiếc váy cũ làm lótghế, còn làm một bộ quần áo xinh xắn vừa vặn cho búp bê đồ chơi trong nhà.

Cuộc sống như vậy khiến suy nghĩ của conngười thoái hóa dần. Cho nên cô luôn nhắc nhở bản thân phải đi học cắm hoa, họcnấu nướng, còn phải nhớ chăm sóc sắc đẹp, có lúc còn phải luyện múa bụng.

Trời ạ! Thật là bận rộn!

Cho nên sáng ra lúc nào Nại Nại cũng phảichạy đua theo thời gian, làm xong cơm sáng còn phải gọi ông xã dậy, hơn nữatuyệt đối không một chút thương xót, sau một trận gầm gào của sư tử Hà Đông,lúc nào Lữ Nghị cũng phản kháng đầy bất lực: “Ngoan nào, đợi một lát, anh cònmuốn ngủ thêm chút nữa.”

Nại Nại không nhịn được bật cười lớn, bắtđầu hôn từ trên trán, lần lượt hôn xuống lông mày, mắt, mũi, mồm, cổ rồi đếnngực… “Á” một tiếng, Nại Nại đã bị đè dưới người anh, Lữ Nghị cười toe toét:“Mắc lừa rồi nhé, biết là thế nào em cũng nghịch ngợm, xem sau này em còn dámquyến rũ anh nữa không?”

“Không biết đâu, không biết đâu, em muốnlàm lại.” Giọng nói nũng nịu của Nại Nại thật giống như mặt trời sáng sớm khiếncon người sảng khoái dễ chịu vô cùng.

“Không cho phép làm lại, bởi vì anh muốnhôn em.” Hơi thở của Lữ Nghị vẫn rõ ràng như thế, ấm áp đến mức khiến Nại Nạimuốn được ngủ bên cạnh anh cả đời không bao giờ tỉnh lại.

Nại Nại cắn môi nói: “Nhưng phải nói trướclà không được cái đó, chốc nữa em còn phải đi mua đồ ăn nữa.”

Lữ Nghị gật đầu cười ha ha, sau đó lànhững chiếc hôn mãnh liệt cuồng si, còn nhớ gì tới việc mua đồ ăn nữa.

Suy cho cùng thì đồ ăn đâu quan trọng bằnganh, phải không?

[1] Tên một giống vải.

Câu chuyện năm 2000


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.