Thư Kiếm Ân Cừu Lục(bản Mới)

Chương 22: Hồn Đến Chốn Nào (2)


Đọc truyện Thư Kiếm Ân Cừu Lục(bản Mới) – Chương 22: Hồn Đến Chốn Nào (2)

1. Những chỗ dẫn kinh Koran trong sách đều căn cứ vào bản dịch tiếng Hoa từ nguyên văn tiếng Ả Rập, tham khảo thêm bản dịch tiếng Anh “The Koran”
của N.J. Dawood.
2. Theo sử đã ghi thì vợ của Trần Thế Quan họ Từ tên Sáng, tự là Tương Bình. Bà là con gái nhà thế gia, có tài làm thi từ, tài hoa xuất chúng, thông minh trí tuệ, không phải như trong truyện viết là xuất thân từ một gia đình nghèo khó.
3. Trong truyện, Càn Long đã thề với Trần Gia Lạc:
– “Nếu phản bội lời thề, thì sau khi chết lăng mộ sẽ bị đào lên, hài cốt sẽ bị đập nát.”
Lăng tẩm của Càn Long được gọi là Dụ Lăng. Vào tháng 5-1928, quân phiệt Tôn Điện Anh đã dùng thuốc nổ để phá lăng mộ của Càn Long và Từ Hi thái hậu, cướp bóc phần lớn báu vật tống táng. Di thể của Càn Long hoàn toàn bị hủy hoại. Sau này Phổ Nghi đã phái Nội vụ phủ tổng quản đại thần là Bảo Hi, Thị lang là Trần Nghị cùng một số tùy tùng lo việc chôn cất lại. Bảo Hi có bài “Vu dịch đông lăng nhật ký”

đề ngày 16 tháng 7, nội dung như sau:
– “Rất may là tìm được đủ bộ xương đầu của Cao Tông và Hậu Phi, còn tứ chi và những xương cốt khác thì mười phần mất tới năm.”
Trần Nghị cũng có bài “Long lăng kỷ sự thi”, sau bài thơ có phần chú thích:
– “… Đúng là xác của một người đàn ông, tức là Cao Tông… Xương cằm bị vỡ làm hai, kiểm nghiệm xong đã cho nối lại, răng trên và dưới tổng cộng ba mươi sáu cái, thân hình cao to, xương đã đổi màu tím đen. Xương mông và xương sống còn dính da thịt chưa tan hết. Xương sườn và xương hông không hoàn toàn lắm. Mất hẳn xương cánh tay trái. Các xương nhỏ khác, như ngón tay và ngón chân, khó mà tìm thấy được. Cao Tông tự xưng là Thập Toàn Lão Nhân, thế mà một trăm ba mươi năm sau khi chôn lại bị hại thảm thương đến thế…”
4. Phúc Khang An là cháu ruột của Hiếu Hiền hoàng hậu, con của Phổ Hằng. Vì có công mà phong đến chức Trung nhuệ gia dũng bối tử, tặng tước Quận vương, là chuyện rất hiếm thấy trong suốt hai trăm năm đời nhà Thanh.
5. Triệu Dịch có ghi lại, Càn Long rất thích làm thơ, ưa dùng những điển cố lạ. Càn Long làm thơ thường xuyên, hầu như ngày nào cũng làm mấy bài, đều dùng giấy châu sa làm nháp. Sau đó lệnh cho thái giám mang ra ngoài, giao cho những đại thần có hiểu biết về văn học, dùng giấy thếp chép lại cho ngay ngắn. Khi gặp điển cố có dẫn trong thơ mà nhà vua ra lệnh ghi chú, thì những vị đại thần đó phải lục lọi trong sách vở thư tịch, có khi vài ngày sau mới tìm được. Có những điển tích không sao tìm thấy được, cũng là dễ hiểu. Sở học của Càn Long uyên bác, thơ ngự chế mỗi năm đóng thành quyển dày hơn một tấc. Càn Long thích tìm trong sách cổ những điển cố ít người biết, dùng ngay vào trong thơ của mình, bọn thị tùng về văn học đương nhiên khó mà giải thích.
6. Bộ Phi Hồ Ngoại Truyện của tôi có tiếp tục kể về Trần Gia Lạc, Vô Trần, Triệu Bán Sơn, Phúc Khang An…(1) Thốc Cưu nghĩa là con tu hú hói đầu.(2) Sư công là chồng sư phụ. Nghe lạ tai, nhưng không biết dùng chữ gì nên cứ theo nguyên văn, xin bạn dọc miễn chấp.(3) Chữ Triệu là gọi tới, như triệu tập, triệu hồi. Bản dịch cũ (trước 1975) gọi nhân vật này là Trương Siêu Trọng. Không hiểu có phải Kim Dung đổi tên nhân vật hay không.(4) Chú thích của Kim Dung:
– Theo cổ lệ vi kỳ ở Trung Quốc, bậc trưởng giả cầm cờ đen, mà ở Nhật cũng thế. Gần đây mới có thay đổi.(5) Nghiễn là cái nghiên mực.(6) “Tí”
nghĩa là cánh tay.(7) “Du kích”
ở đây là một chức quan võ nhỏ.(8) Hàn ba bá ngạn kim thiên khoảnh, Hạo khí hàm không ngọc nhất bôi.(9) Thực ra, Kim Dung đại lão gia chỉ nhại hai câu, phần còn lại người dịch thêm vào cho rõ nghĩa. Quí độc giả khó tính xin thông cảm bỏ qua.(10) Tên nhân vật này có lẽ Kim Dung phiên từ Nasreddin Afandi, một nhân vật “Trạng”

ở Trung Á (chú thích của ND).(11) Nguyên bản bài văn bia là:

Hạo hạo sầu, mang mang kiếp
Đoản ca chung, minh nguyệt khuyết
Uất uất giai thành, trung hữu bích huyết
Bích diệc hữu thời tận, huyết diệc hữu thời tuyệt
Nhất lũ hương hồn vô đoạn tuyệt!

Thị gia phi gia? Hóa vi hồ điệp.
Tác giả ghi chú:
– Bài từ “hạo hạo sầu, mang mang kiếp”
đã truyền tụng trong dân gian từ lâu, không phải của Kim Dung, lại càng không phải của Trần Gia Lạc.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.