Bạn đang đọc Thời Đại Kết Hôn Mới – Chương 8
Ban biên tập tổ chức họp ban, vì trưởng ban đi vắng nên do phó ban chủ trì cuộc họp. Cuộc họp ban đầu dự kiến tổ chức lúc 9 giờ, nhưng Giai nghĩ mọi lý do để trì hoãn tới tận 10 giờ, thế nhưng Tây vẫn chưa đến. Không thể trì hoãn được nữa kẻo người khác lại thắc mắc vì mỗi người đều đã có lịch làm việc riêng, thế nên Giai đành tiến hành cuộc họp, vị trí Tây ngồi trống thật khó chịu. Tây là biên tập viên chính của ban và cũng là bạn thân của Giai. Lần này Giai đứng ra chủ trì mà Tây lại vắng mặt, dù mọi người không nói nhưng bản thân trong lòng Giai cũng không vui, sẽ lại là khúc mắc trong lòng cả hai vì việc này. Trước đây, Giai luôn nói rất nhẹ nhàng vì Giai cho rằng như vậy có thể nhận được sự ủng hộ của Tây, vừa đảm bảo tiến độ công việc mà vẫn giữ được quan hệ bạn bè. Kể từ khi Giai lên chức, cũng vì lý do sức khỏe mà Tây không đi làm thường xuyên được. Sau khi đi làm bình thường, Giai mới nhận ra rằng cách làm trước đây của mình đều là sự tình nguyện cả mà thôi. Thế nên mới có câu nói rằng: ” Giữa cấp trên và cấp dưới, lãnh đạo và nhân viên rất khó trở thành bạn bè thân thiết. Quan hệ của họ cũng vì chức vị mà bị ảnh hưởng nhiều. Vì tình bạn không chỉ là sự công bằng mà còn là bình đẳng trong giao lưu, nếu hai người cấp trên cấp dưới muốn trở thành bạn bè thân thiết thì sẽ phải chấp nhận xác suất rằng: có thể không những không thành bạn bè mà đến quan hệ cấp trên cấp dưới cũng không giữ được.” Lần đó, Giai mới biết Tây ở nhà đã không nói với gia đình về việc mình giờ là cấp trên của Tây. Có lẽ Tây không nói là vì hai lý do sau: Một là: Tây đang cân nhắc; Hai là Tây không thích. Giờ thì biết rằng vì Tây không thích. Cuộc họp trôi qua gần một tiếng, và Giai đang đưa ra kết luận cuối cùng.
“Chúng ta mỗi người một ý, cuốn ” Cuốn sách gối đầu giường” quyết định in khổ to, bìa có mạ đồng, chữ viết bên trong dùng font chữ mềm. Theo tôi đây sẽ là bộ sách rất có tiềm năng…”
Đúng lúc ấy Tây bước vào, đi thẳng về chỗ ngồi của mình, chẳng buồn giải thích từ nào với lãnh đạo ở đó, thậm chí đến chào hỏi cũng không, cái gật đầu cũng không nốt, cứ như thể Tây đang đi vào chỗ không người vậy. Thế nên tất cả mọi người lại nhìn Giản Giai, đặc biệt là những nhân viên trẻ, những ánh nhìn ấy với bao ý nghĩ thật phức tạp khiến Giai vô cùng khó xử. Tính Giai vốn nhẹ nhàng nhưng nội tâm lại vô cùng mạnh mẽ, đột nhiên Giai nổi giận, nhìn thẳng vào Tây hỏi thật rõ ràng: ” Đồng chí Tây, vì sao đồng chí đến muộn?”
Tây bỗng khựng người ngạc nhiên, trả lời như một phản xạ. ” Ngủ muộn… Mệt quá ngủ thêm chút nữa.” Câu trả lời khiến cả phòng cười rộ lên.
Giai trái lại không cười, vẫn mạnh lạc từng từ: “Thật hả? Lần sau chú ý không được đến muộn nữa đấy.”
Tây lại đứng yên.Trong giây lát ấy, Tây không biết nên ngồi xuống hay vùng vằng bỏ đi. Đến muộn các cuộc họp là chuyện bình thường ở ban biên tập, cứ cười nói vài câu là xong. Rõ ràng Giai đang có ý đem Tây ra làm vật hy sinh để thể hiện uy quyền của mình. Những gì Tây trả lời với Giai lúc nãy đều là những lời nói thực: ngủ muộn. Mệt quá nên ngủ thêm chút nữa. Trên thực tế Tây không chỉ ngủ “muộn” mà nên nói là ngủ “sớm”. Vì 3 giờ sáng Tây “đã” đi ngủ. Ngay từ khi Tây và Quốc lấy nhau, mẹ Tây đã không đồng tình, nhưng vì bản thân là người có học, nên suy nghĩ là như vậy, bà vẫn tôn trọng quyết định cuối cùng của con. Cũng chính vì thế mà thái độ dứt khoát hôm qua cua mẹ khiến Tây vô cùng kinh ngạc và lo lắng. Nếu phải chọn giữa Quốc và bố mẹ, Tây biết chọn ai đây? Trước đây, cứ mỗi khi Quốc gặp rắc rối Tây lại nói chuyện vơi bố mẹ, trường hợp ngược lại thì Quốc là người Tây sẽ chia sẻ. Còn bây giờ, Tây biết nói với ai đây, chẵng nhẽ nói với Quốc? Thế chẳng khác nào đổ dầu vào lửa. Đêm đến, Tây cứ trăng trọc mãi tới tận gần sáng. Nếu không vì mẹ và Hàng dậy sớm đi làm khiến Tây nửa tỉnh ngủ mơ và chợt nhớ ra sáng nay có cuộc họp ban, đặc biệt là cuộc họp này lại do Giai chủ trì thì có lẽ Tây đã nghỉ luôn không đến, nội dung cuộc họp thế nào cứ gọi điện hỏi là được. Trước đây với trưởng ban Tây toàn thế. Các trưởng ban biên tập hầu như đều không thắt chặt kỷ luật, đó là tùy phương pháp quản lý của từng người. Có những cuộc họp, bạn có thể không cần tham gia nếu bận, sau đó thanh minh dăm ba câu là được. Hôm nay, Tây tới cũng chính là vì muốn bàn bạc với Giai về công việc, Giai vừa mới nhận chức, bản thân cũng không phải tuýp người quyết đoán, đương nhiên là cần một người bạn quyết đoán hơn như Tây ủng hộ, nhưng không ngờ đến rồi như bị dội gáo nước lạnh, Giai lại dùng mệnh lệnh đối xử với Tây.
Phòng họp im phăng phắc.
Vài giây sau, Tây quyết định nhấc chiếc túi vừa đặt xuống và bước ra ngoài, rồi đóng cửa “rầm” một tiếng để lại sau lưng những tiếng xầm xì bàn tán.
Ngược lại, Giai cương quyết tiếp tục cuộc họp, gọi một người nói: “Đồng chí Mao, đồng chí tới nhà in hỏi xem công in cuốn sách “Cuốn sách gối đầu giường” hết bao nhiêu, đợi trưởng ban về chúng ta sẽ quyết định.” Mao lập tức đi luôn. Không phải là Giai qua nhạy cảm, nhưng Giai nhận ra trong thái độ của Mao có gì đó coi thường mình.
Hôm đó, Tây không đi làm, Tây về nhà mẹ và nằm yên lặng trên giường, Tây muốn ngủ vì cảm thấy thực sự quá mệt mỏi, ngủ rồi có thể quên đi mọi chuyện, nhưng nằm mãi Tây chẳng sao chợp mắt. Tây cảm thấy mình như rơi vào đáy hang, sự nghiệp, hôn nhân, tình yêu, tình thân, tình bạn, tất cả đều không suôn sẻ.
Hàng về nhà. Về giữa trưa. Bình thường nếu chưa hết giờ làm việc, Hàng không bao giờ về nhà như vậy, thường thì hết giờ cũng chưa về nhà. Thanh niên 26, 27 tuổi đều vậy cả, nếu chưa có người yêu thì đều thích lang thang bên ngoài, chẳng ai thích về nhà sớm để gặp bố mẹ. Cũng vì điều này Tây hay trêu Hàng: vì ở nhà trống trải vô duyên quá nên phải ra ngoài xã hội. Hôm ấy, Hàng về rất sớm, Hàng bảo về để lấy đồ gì đó, nhưng sau đó lại vào phòng chị, kéo chiếc ghế bên cạnh bàn rồi ngồi xuống gần giường chị. Tây hỏi em có việc gì. Hàng chỉ nói về nhà lấy đồ thấy chị không đi làm thì hỏi xem có phải chị mệt không? Cứ vậy, Tây kể lại cho Hàng về những gì xảy ra ở cơ quan ngày hôm nay. Hàng nghe chị kể xong thì bảo: “Chị, em nói một cách khách quan nhé, chuyện này chị cũng sai. Ở cương vị của Giản Giai, cô ấy không sai.”
“Sao em cứ bênh người ta thế?”
“Là em nghĩ cho chị đấy chứ!… Chị, bất luận người ta thăng quan kiểu gì, tài năng có giỏi bằng chị hay không, bây giờ người ta cũng đã là cấp trên của chị, đó là sự thực. Chị phải biết chấp nhận sự thật để điều chỉnh thái độ và hành vi của mình.”
“Ý em là gì? Chị phải nhịn nó hả?”
“Sao chị nói nghiêm trọng thế? Chẳng nhẽ ngoài việc nhịn nhau ra, không thể cố gắng thỏa thuận hòa bình, căn cứ vào thực tế mà làm à?”
Khi Hàng nói ra những câu này, à không, chính xác là khi Hàng kéo ghế ngồi lại gần giường, Tây đã tự đặt dấu chấm hỏi, rõ ràng chuyện này không bình thường. Nhưng vì lúc đó, trong lòng Tây vẫn đang ngổn ngang bao chuyện nên cũng không thể nghĩ mãi về chuyện ấy. Tất cả những chuyện này sau này Tây nghĩ lại mới có lời đáp ình.
Trưa hôm ấy, Hàng tỏ ra rất nhẫn nại khuyên chị, hơn nữa còn nói hơi nhiều, thậm chí Hàng còn đưa ra cả châm ngôn để khuyên chị: “Chị, chị đã nghe qua câu này chưa: một người lãnh đạo có thể trở thành bạn của một cấp dưới rất xa mình nhưng lại có thể chỉ là đồng nghiệp với một người ở bên cạnh mình; một người bạn có thể mừng cho người bạn khác được thăng chức, nhưng người bạn đã thăng chức lại rất khó có thể thông cảm và suy nghĩ hết được cho người bạn cũ kia. Em nói như vậy để chị hiểu, Giai cũng có cái khó của mình!”
Sau này nghĩ lại mới thấy, ngày hôm ấy Hàng trở về nhà là có ý đồ, nếu không, chỉ dựa vào Hàng, một kiến trúc sư thì làm sao trong đầu có sẵn lắm lý lẽ và châm ngôn đến thế? Lúc ấy, Tây cũng chưa nghĩ tới chuyện này, chỉ cảm thấy phiền toái vì Hàng không để ình được yên, càng phiền vì em trai cứ thao thao bất tuyệt bênh vực cho người khác. Sau này Tây mới hiểu, lúc ấy, Giai đối với Hàng không còn là người khác nữa, mà chính là “ người mình” rồi. Trưa hôm ấy, Hàng và Giai nói chuyện điện thoại với nhau như thường lệ, Hàng cảm thấy Giai không vui nên có hỏi chuyện. Và Giai đã khóc. Ngay khi Tây đi khỏi, Giai đã cho kết thúc cuộc họp như một người vô tích sự. Sau đó, Giai làm vài việc vặt rồi đi ăn cơm, cố kìm lòng. Giai đã quyết giữ chuyện này trong lòng, để nó trôi đi, không nhắc tới nữa. Không ngờ khi nghe giọng nói của Hàng, mọi cố gắng ấy đều tan vỡ. Khi Hàng biết rõ mọi chuyện liền quyết định về nhà làm thuyết khách giúp cho Giai. Quan hệ của họ thân mật đến thế nhưng bố mẹ Tây và cả Tây đều không hề hay biết vì họ vốn cho rằng đó là điều không thể xảy ra. Chưa nói tới chuyện Giai nhiều tuổi hơn Hàng, cũng chưa bàn tới tình sử sáu năm trời của Giai, chỉ nói riêng tới quan điểm về tình yêu của Hàng thôi cũng cho thấy không thể. Hàng vốn rất ghét tình yêu của những cô gái luôn đặt vật chất lên trên hết, thì làm sao có thể có quan hệ yêu đương với một người định chọn một “khoản tiền lớn” nương than nhưng không thành như Giai chứ?
Người có công phát hiện ra mối quan hệ giữa Giai và Hàng chính là Khải Đoạn.
Hôm ấy, khi Hàng đi khỏi, Khải Đoạn cũng gọi điện tới. Anh ta hẹn Tây nếu tối nay rỗi gặp nhau ở trung tâm Hồng Công. Dù tâm trạng không vui nhưng Tây vẫn phải cắn răng nhận lời. Bởi dù có chia tay với Quốc thì Tây vẫn phải sống chứ,mà đã sống thì phải biết trọng lời hứa.
Khải Đoạn đợi Tây ở trước nhà hang tự phục vụ số 12 trung tâm Hồng Công.Khải Đoạn nhận lời mời của Tây cũng là vì Giản Giai. Anh ta muốn nghe chút tin tức về Giai thông qua Tây. Giai nói chia tay là chẳng hề liên lạc lại khiến anh ta vô cùng thất vọng, thậm chí là ngày càng thất vọng hơn. Cả đêm qua, Khải Đoạn không ngủ mà nằm xem phim, đó là đĩa phim do Giai mua tặng anh ta với tựa đề “Tên sát thủ này không quá lạnh lung”. Trong nhà Khải Đoạn có một “ phòng chiếu phim gia đình”, màn hình tinh thể lỏng, âm thanh nổi. Vợ con đã ngủ ở trên gác, chỉ một mình Đoạn trong phòng chiếu rộng thênh thang ấy xem bộ phim về câu chuyện tình yêu của một chàng thanh niên trưởng thành và một cô gái trẻ chưa đến 20 tuổi: trong bộ phim ấy, cô gái trẻ đã đem long yêu một tên sát thủ tên là Lợi Ngang. Cô gái vì có việc nhờ tới Lợi Ngang và từ đó cảm nhận được tình yêu trong trắng của cô. Cô gái trẻ đã dí sung vào đầu mình và bóp cò để chứng tỏ tình yêu, trong giây phút ngàn cân treo sợi tóc ấy, Lợi Ngang kịp lao mình về phía trước để cướp khẩu súng… Khải Đoạn đã rơi lệ theo những dòng nước mắt đang tuôn trào của nhân vật nữ trẻ tuổi ấy. Đoạn cũng đã như Lợi Ngang kia không tin vào tình yêu của Giản Giai, anh yêu Giai mà lại chẳng tin Giai. Việc Giai đem nhà cửa xe cộ trả lại cho anh cũng đau đớn chẳng kém việc cô gái kia dí súng lên đầu tự sát, giây phút ấy, Khải Đoạn chợt nhận ra nỗi đau của Giai, nhưng anh không nhanh tay như Lợi Ngang, giằng lấy khẩu súng ngay khi súng được bóp cò. Đoạn cũng không rõ mình còn cơ hội nào để sửa sai nữa không. Là một người đàn ông 40 tuổi, thành đạt, phong lưu nho nhã, Đoạn thiếu gì tình yêu của những cô gái trẻ, cái mà anh thiếu là một tình yêu chân thật. Cũng không phải Đoạn chưa từng nghĩ tới nguyện vọng của Giai là: Đoạn sẽ ly hôn với vợ, anh thậm chí cũng đã ngầm đưa ra ý kiến của mình về việc này, nhưng cách đưa thông điệp này giờ chẳng khác nào ném đá xuống đại dương. Mất Giai rồi anh mới hiểu rõ giá trị tồn tại của Giai. Trước đây khi còn yêu nhau, họ thường xuyên bỏ nhau rồi lại làm lành, nhưng cảm giác lúc ấy hoàn toàn khác. Lúc ấy, dù Đoạn đang ở đâu, bay trên trời hay ở nước ngoài, trong tim Đoạn luôn có Giai và Đoạn cũng biết, trong tim Giai luôn có mình. Vừa xuống sân bay là lập tức mở điện thoại, tất nhiên những dòng chữ thân thương anh muốn đọc cũng lập tức xuất hiện. Những lời quan tâm, trách yêu, nũng nịu… những dòng chữ tưởng như bình thường nhạt nhẽo… ấy vậy mà hôm nay cũng chẳng còn nữa, hoàn toàn biến mất. Giờ nghĩ lại mới thấy, trước đây, Giai giới thiệu cho Đoạn bộ phim “ Tên sát thủ này không quá lạnh lùng” cũng là có dụng ý cả. Vậy mà sai Đoạn có thể hững hờ bỏ qua nhỉ? Giữa đêm khuya, xem xong bộ phim, Đoạn viết cho Giai một bức thư về cảm xúc của mình sau khi xem phim, nhưng tất cả giờ đều trở nên vô nghĩa. Tây hẹn Đoạn gặp nhau lúc 7 giờ, Đoạn tới trước 15 phút bởi anh kỳ vọng rất nhiều vào cuộc hẹn này. Lúc Đoạn đến, Tây vẫn chưa tới, Đoạn cầm một tờ tạp chí trong quán và chết trân tại chỗ, Đoạn nhìn thấy Giai đang cười nói vui vẻ với một người đàn ông trẻ tuổi ở phía cửa ra vào!
Hôm ấy, Giai mặc một chiếc váy đen và đeo sợi dây chuyền ngọc trai,ngoài ra không đeo bất kỳ trang sức nào khác, nhưng trong con mắt của kẻ si tình, Giai đẹp hơn bao giờ hết trong trí nhớ của Đoạn. Đoạn quen rất nhiều người, chính xác hơn là quen rất nhiều người đẹp, thậm chí có những người trẻ đẹp hơn Giai rất nhiều; nhưng chẳng ai giống Giai có thể làm cho anh rung động sâu sắc và lâu đến thể. Chỉ xét về ngoại hình thì đúng là “ người đẹp số 1”. Như Dương Ngọc Hoàn xưa kia, từ khi nhập cung cho đến lúc chết luôn nhận được sự sủng ái đặc biệt của hoàng đế, chỉ dựa vào ngoại hình thì sao có thể chiến thắng biết bao cô gái trẻ đẹp xinh xắn khác, khiến cho Lý Long Cơ mê mẩn nàng, luôn coi nàng là nhất. Giản Giai chính là người phụ nữ như vậy, ngoài sắc đẹp Giai còn có rất nhiều vẻ thu hút khác, ví dụ như sự hoạt bát, hay trí tuệ của mình. Trước đây và cả sau này nữa, điều này càng được khẳng định thêm rằng cái đẹp mà không có nội hàm thì chẳng khác gì một đồ trang trí, nhìn mãi thành quen, quen rồi lại chẳng buồn nhìn nữa. Giai không như thế. Vẻ đẹp của Giai rất sinh động, là vẻ đẹp từ bên ngoài vào trong, rất phong phú, linh hoạt, thay đổi liên tục khiến cho Đoạn càng ngắm càng thấy mới mẻ không biết chán.
Người thanh niên ấy đi bên Giai, mặc quần bò, trên người mặc chiếc áo sơ mi trắng, bên ngoài khoác áo vét đen kẻ sọc, nhìn qua trông rất trẻ trung phong độ. Hai người vừa bước chân vào đã thu hút bao ánh mắt ngưỡng mộ. Đoạn cũng nhìn hai người không chớp mắt. Họ cùng bước vào nhà hàng số 6, chọn chỗ ngồi đối diện nhau, người thanh niên đang nói chuyện gì đó vui vui với Giai nên Giai cứ cười mãi. Chẳng trách Giai không thèm để ý gì đến Đoạn, hóa ra Giai đã có người thay thế, trong lòng Đoạn bỗng thấy chua xót, đồng thời cũng thật nực cười bởi Khải Đoạn đã ấm ức cả ngày hôm ấy vì một người phụ nữ. Vì quá chú ý tới họ nên khi Tây đến Đoạn cũng không biết, đến khi Tây phải lên tiếng Đoạn mới giật mình nhận ra. Tây hỏi anh đang nhìn gì, Đoạn vờ như rất bình thản chỉ sang nhà hàng số 6 bảo thấy Giản Giai bên đó. Nghe vậy, Tây cũng ngoái đầu sang nhìn. Lúc ấy, Tây chợt lặng người khi thấy người đàn ông đi bên Giai chẳng phải ai khác chính là Cố Tiểu Hàng – em trai Tây, đang cười nói vui vẻ cùng Giản Giai như một đôi nhân tình!
Đoạn lập tức nhận ra thái độ khác lạ của Tây, và rất nhanh sau đó anh hiểu người thanh niên kia là ai, trong lòng đau như dao cắt. Khải Đoạn từng nghe về Hàng, một thanh niên hơn 20 tuổi, làm kỹ sư, chẳng nhẽ lại có thể là đối thủ của anh sao? Chẳng lẽ Giai bị cuốn hút bởi vẻ đẹp trai trẻ trung của anh ta sao? Từ trước đến giờ ai chẳng biết, tuổi tác và vẻ ngoài chẳng có giá trị gì. Thế nên những cô gái trẻ đẹp luôn thuộc về những đại gia thành công, còn những chàng trai trẻ đẹp lại thuộc về những quý bà giàu có. Bởi vì tuổi trẻ thanh xuân phải lập tức được đổi thành những thứ khác tương ứng thì mới có giá trị của nó.
Và, với gương mặt lạnh tanh nghiêm nghị, Tây đi về phía họ…
Khách quan mà nói, việc Giai và Hàng yêu nhau là do Tây tác hợp. Hôm ấy, khi Hàng tặng Giai lọ nước hoa, Giai đã nhờ Tây gửi tặng lại Hàng một hộp phát nhạc của Pháp, và bảo rằng cái này để Hàng tặng cho người yêu sau này. Ngay khi Tây đưa hộp đó cùng những lời dặn của Giai chuyển tới Hàng, Hàng đã hoàn toàn bị chinh phục bởi sự thông minh và tinh tế của Giai. Vì tất cả mọi người đều hiểu hoàn cảnh lúc Hàng tặng Giai lọ nước hoa ấy mà. Sau khi nhận được quà của Giai, Hàng lập tức gọi điện cho Giai, nhưng bên kia đầu dây, Giai nói giọng gấp gáp: “ Hàng à, hiện giờ chị không thể nói chuyện với em được, cửa sổ ở nhà bị vỡ, gió thổi tung hết đồ đạc rồi, chị phải đi nhờ người sửa đã!” Nghe vậy, Hàng thở phào dặn Giai cứ ở nhà chờ Hàng tìm người tới sửa giúp. Gác máy, Hàng phóng xe tới công trường tìm hai công nhân tới giúp. Tình hình lúc ấy nghiêm trọng hơn tưởng tượng, cánh cửa sổ bị rơi xuống, gió cát điển hình của Bắc Kinh cứ thế thổi vào ào ào, bản thảo bay lả lơi khắp phòng, khi Hàng đến, Giản Giai đang loay hoay một mình giữ cho cánh cửa bên trái khớp với cánh cửa bên phải. Ngay lập tức, Hàng cùng hai người công nhân chạy tới giúp Giai lắp lại cửa sổ, sửa lại kính rồi thu dọn phòng. Giai vừa rót nước ọi người vừa nhìn Hàng tự trách: “Đáng đời tôi! Gặp phải hoàn cảnh ngày hôm nay cũng tại tôi trước đây ham hư vinh, lúc nào cũng chỉ muốn lấy được người chồng giàu có…” Hàng lập tức ngắt lời Giai nói đây không hoàn toàn là lỗi của chị. Quả thật khi một người tới bước đường cùng rất dễ nhận được sự đồng cảm của người khác. Giai nói: “Muốn dùng tuổi thanh xuân của mình làm vốn để đổi lấy một tương lai tươi sang không có gì là sai, đến chính phủ cũng không có quy định cấm đầu tư lớn mà. Nhưng, vấn đề là trong mắt bạn ngoài tiền ra cũng cần chú ý đến những thứ khác.” Nói tới đây, Giai hỏi Hàng có biết câu chuyện “Hồng Bì chạy trong đêm” không? Sau đó Giai kể lại câu chuyện này ọi người nghe. Theo logic của giá trị đồng tiền, nếu Hồng Bì cứ ngoan ngoãn đi theo Dương Tố thì muốn gì được nấy. Nhưng cô lại bỏ chạy theo Lý Tĩnh. Dương Tố là ai? Đó là một nhà quý tộc cuối thời Tùy, nếu thời ấy có bảng xếp hạng giàu có thì anh ta ắt có trong danh sách những người đứng đầu, còn Lý Tĩnh ư, một kẻ nghèo hèn vô danh, sau này cùng gia tộc họ Lý tạo phản nên được phong làm Hộ Quốc Công. Lúc ấy, Hồng Bì mới được sắc phong làm Hàn Quốc phu nhân, xếp vào hàng quý tộc. Nói tới đây, sống mũi cay cay, Giai nhận định: “Thế nên, nếu phụ nữ muốn thực sự lấy được một người chồng lừng danh cần phải học tập Hồng Bì, mở to mắt mà nhìn, đãi vàng trong cát, đừng có suốt ngày chỉ trực trèo tường hái trộm đào người ta. Cậu cũng không nghĩ rằng, mấy chục năm đời người chẳng khác gì con thuyền trôi qua, nhà nào chẳng có một Hồng Bì như vậy, không lẽ để cậu dễ dàng trèo vào hái sao?”
Hàng an ủi: “Việc gì chị phải châm chọc mình thế?”
“Không châm chọc thế sao thấy đau!”
Hàng nghe mà xót xa. Sửa xong cửa, Giai hẹn hôm nào đó nhất định sẽ mời Hàng ăn cơm. Hàng cười: “Để cảm ơn hả?” Giai cũng mỉm cười đáp: “ Không chỉ có vậy. Chủ yếu là để chị em mình xóa bỏ hiểu nhầm, thân thiết nhau hơn, sau này nếu có việc gì cũng có thể nhờ!”
Tiểu Hàng cười lớn.
“Đến trung tâm Hồng Công nhé, ở đó ăn đồ Tây tự chọn. Chị và chị gái em từng ăn ở đó, cũng ngon lắm, chỉ có điều bọn chị dạ dày hơi bé.” Giai vui vẻ mời.
“Vậy em nhất định phải đi. Đi để còn ăn hộ chị chứ!”
Và họ hẹn nhau như vậy. Mọi chuyện cũng bắt đầu từ đó.
Cuộc hẹn ngày hôm đó là do Hàng mời, coi như một chút đền bù cho cả ngày Giai đã phải chịu cực. Đây cũng có thể là cái cớ của những kẻ tình trong như đã mặt ngoài còn e. Nhưng cả hai không ngờ Tây cũng tới đây ngày hôm đó. Tiếp xúc cái gì nhiều sẽ bị cái đó ảnh hưởng, đạo lý đã nói thế, Tây và Quốc sống với nhau nhiều năm cũng phần nào đánh mất cái tôi của bản thân. Ví dụ trước kia, Tây rất thích sống “ sành điệu”, thích đến mức: có những thứ Tây không thích ăn chút nào, nhưng vì sành điệu Tây vẫn cố ăn hết. Cụ thể như món ăn Tây, trước đây Tây rất ghét nhưng sau một lần đi ăn với Giai và Khải Đoạn, nơi mà Đoạn mời ăn thì tất nhiên phải là nhà hàng cao cấp rồi, và thế là Tây mê tít luôn. Tây say mê cái từ cái không khí, dụng cụ ăn cho đến âm nhạc, cho tới cái tài của đầu bếp, cái nho nhã của nhận viên phục vụ, thậm chí đến cái đinh cái móc của nhà hang Tây cũng mê tít. Khi còn độc thân Tây thường cùng Giai tới đó ăn, kết hôn rồi đành bỏ sở thích này. Sau khi lấy chồng mỗi khi chọn nhà hàng nào đó đầu tiên phải đắn đo tới tiền xem có phù hợp không, có rẻ không, vì thế cả Hàng lẫn Giai đều không nghĩ rằng Tây sẽ tới đây.
Tây bước tới bàn ăn hai người đang ngồi mặt lạnh tanh hỏi: “Chuyện này là thế nào đây?”
Giai không thể ngờ rằng sẽ gặp Tây ở đây trong hoàn cảnh này, định giải thích gì đó nhưng chẳng nói nên lời cứ ấp a ấp úng mãi, Hàng thấy vậy trả lời hộ Giai, nhưng lại bị Tây chặn họng ra lệnh sắc lạnh: “Hàng! Đi về với chị mau!” Tiếng quát rất to tới mức những người xung quanh đều quay lại nhìn. Giai sợ sự việc làm ầm lên nên nháy Hàng nói nhỏ: Về đi! Nhận thấy sự khó xử của Giai, Hàng đành đứng dậy đi khỏi. Tây như sợ Hàng chạy mất nên vội vàng theo sau như người đang áp giải tội phạm. Nhân viên thu ngân cũng cảnh giác nhìn hai bàn số 12 và bàn số 6, khi thấy mỗi bàn đều còn một người ngồi lại mới yên tâm.
Giai ngồi thẫn thờ tại bàn số 6, trước mặt đĩa sò huyết tẩm bơ còn nguyên. Đây là món Hàng gọi cho Giai, Hàng nói rằng nếu Giai chỉ ăn toàn các món rau, thì chắc không thể ăn hết 199 tệ rồi, vậy mà giờ người chẳng thấy đâu nữa. Trong lòng Giai thoáng gợn chút lo lắng, rõ ràng mọi việc đều quang minh chính đại, có gì phải lo đây? Thế mà vẫn lo, lo như kẻ trộm, thậm chí đến khi bạn hỏi, cũng chẳng biết phải trả lời ra sao. Vợ bạn không thể trộm mất, em bạn cũng thế. Chẳng rõ trong lòng Tây đang nghĩ gì về Giai nữa, chắc hẳn cho rằng Giai đang “câu” cậu em trai của mình… Đang suy nghĩ mông lung bỗng có một người ngồi xuống trước mặt Giai. Giai định thần quay lại nhìn thì ra đó là Khải Đoạn. Giai chẳng buồn quan tâm, cũng chẳng muốn biết vì sao Đoạn ở đây, chỉ nhìn anh ta mà chẳng nói một câu, khuôn mặt Giai như người vừa bị sương gió táp vào khiến cho thất thần và nhợt nhạt.
“Thích anh chàng đó rồi hả?” Đoạn cười hỏi.
Giai đã từng rất thích nụ cười của Khải Đoạn. Đó là nụ cười tự mãn của một người đàn ông thành đạt giàu kinh nghiệm, một nụ cười chỉ thoảng qua, khẽ nhếch lên rồi vụt tắt, có vẻ như Đoạn cảm thấy nụ cười ấy quá tuyệt vời nên không đành dùng thường xuyên thì phải. Giai đã từng nói với Đoạn rằng: anh có một nụ cười rất mê hoặc. Lúc ấy, nụ cười của Đoạn khiến trái tim Giai ngập tràn một cảm giác không thể không ngắm nhìn, không thể không nhớ tới. Nụ cười của Đoạn quá giả tạo, còn sự đam mê của Giai lại quá thực, thời trẻ ấy, Giai dại khờ biết bao. Thực ra từ xưa Giai vốn cũng đã có chút nghi ngờ về bản than cũng như về tình yêu của Đoạn, nhưng chính Giai lại tự huyễn hoặc mình, hay tự khống chế mình. Năm ngoái hay nhiều năm trước đó, cũng chẳng nhớ nữa? Giai và Đoạn cũng đi dã ngoại, Đoạn bị mất ví tiền, bao nhiêu tiền mặt và thẻ đều nằm trong đó. Vì thế, họ đành phải vào thuê trọ ở một nhà nghỉ nhỏ chỉ tốt hơn nhà tắm một chút, cũng may là Giai có đem theo chút tiền. Nhưng xui xẻo đâu chỉ có vậy, hôm đó thời tiết không đẹp, hai người bị mưa ướt như chuột lột, mà nước tắm ở nhà nghỉ này lại cung cấp có thời hạn chỉ từ 8 giờ đến 10 giờ. Co ro trên sàn nhà trải thảm ni lông, gián bò khắp nơi, gió len lỏi mọi góc nhà, nét bình tĩnh tự tin thường ngày của Đoạn hôm ấy biến đâu mất, chỉ còn một thân thể lấm lét, sợ hãi, hốt hoảng, hệt như một người đàn ông trung niên bất đắc chí. Khi ấy, Giai chột dạ nghĩ, nếu Đoạn là một người đàn ông như vậy, mãi mãi như vậy, liệu mình có yêu anh không? Nhưng lúc đó Giai không nghĩ sâu sắc mọi chuyện. Giờ ngẫm lại, chắc câu trả lời là không. Giờ nghĩ kỹ Giai mới hiểu chính thành công của Đoạn đã tạo hào quang cho bản thân anh, và chính hòa quang ấy đã thu hút những người phụ nữ quanh anh. Có điều, Giai vẫn có thể biện minh ình ở chỗ, khát vọng của Giai không chỉ đơn thuần là ở vật chất. Henry Kissinger (1) từng nói: quyền lực của người đàn ông là sức hấp dẫn tình dục với người đàn bà, ở đây “quyền lực” có thể là chìa khóa của “thành công”. Ngôi sao của NBA (2) Hoa Kỳ – Evan Johnson mắc bệnh AIDS vì lang chạ với quá nhiều cô gái khác nhau, đã từng thổ lộ trong cuốn hồi ký về một hiện thượng tâm lý là: Những cô gái với màu da khác nhau đứng trong các vũ trường chờ được gọi, hay “đội ngũ ven hồ” gọi là tới, họ đang làm gì? Chính là muốn được qua đêm với những ngôi sao, chẳng nhẽ đó không phải là một đêm tuyệt vời sao. Họ không cần tiền, hoặc chỉ cần những thứ tương đương với tiền thôi. Thông tin về vị trí chơi của ngôi sao bóng rổ mà anh ta có cũng tương đương với tiền. Nhưng hiện nay thì sao, ví như Johnson cũng vậy, cứ cho là anh ta không mắc bệnh AIDS đi, nhưng có người đàn bà nào quan tâm tới điều đó không? Tất nhiên là không rồi. Hơn nữa, yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu, khi bạn không còn yểu điệu nữa, người đàn ông “cầu” bạn đương nhiên sẽ chuyển sang một đối tượng khác. Khi bạn 20 tuổi, bạn không phân biệt được giữa “thần tượng” và “yêu” còn có thể thông cảm, còn có cơ hội để làm lại; nhưng đến 30 tuổi rồi nếu bạn vẫn lăn tăn lựa chọn thì cho đến lúc già bạn phải làm thế nào đây? Lúc ấy có khóc cũng chẳng ai nghe.
“Giản Giai?”
Không đợi Giai hỏi, Đoạn gọi tên Giai. Giai nhìn sang đó, Đoạn lại nở cụ cười với Giai, một nụ cười chỉ thoảng qua, khẽ nhếch lên rồi vụt tắt. Có lẽ anh vẫn nhớ lời khen của Giai về nụ cười ấy. Đoạn khiến Giai xấu hổ. Xấu hổ ột thời thanh xuân của mình. Giai trốn cái nhìn từ Đoạn, vẫn không nói lời nào, cũng chẳng muốn nói, Giai đứng dậy đi khỏi. Cùng lúc ấy, Đoạn cũng đứng dậy, đi theo sau. Tới cửa, Giai bị nhân viên phục vụ chặn lại nói rằng Giai chưa thanh toán tiền, Đoạn vội bước tới nói sẽ thanh toán. Lúc ấy, Giai giơ tay chặn lại, và nói một câu duy nhất mà khó khăn lắm Giai mới nói được thành lời: Không cần. Sau đó, Giai rút từ trong ví ra bốn tờ 100 tệ rồi đặt lên bàn cho nhân viên, không đợi trả lại tiền liền đi thẳng. Lúc ấy, Đoạn mới thực sự nhận ra hai chữ “cự tuyệt” rõ nét và mãnh liệt nhất từ chính hành động của Giai. Đoạn cứ đi theo Giai, từng bước, không nói một lời.
Tây kéo Hàng về nhà, kể lại ẹ nghe tỉ mỉ từng chi tiết, bao gồm cả chuyện giữa Khải Đoạn và Giai mà Tây chưa từng kể ra. Khi gặp chuyện hệ trọng thì đương nhiên em trai quan trọng hơn bạn rồi.
Hàng liên tục phủ nhận. Hàng không nói dối mà. Hàng và Giai thực sự không có gì. Ít nhất thì cũng không giống như những gì Tây nghĩ.
Mẹ gật đầu nói: Không có là tốt rồi. Hàng, gia đình ta có gia giáo, ngoại hình, học vấn, hoàn cảnh gia đình có thể thông cảm, nhưng phẩm chất nhất định phải tốt!
“Ý mẹ là bản chất của Giai không tốt sao?” Hàng hỏi vặn lại, đến người trẻ tuổi cũng không nhịn nổi.
“Phẩm chất tốt liệu có làm bồ bịch của đại gia hay làm người thứ ba xen vào gia đình người ta không?”
“Mẹ, mẹ nói hơi quá rồi đấy ạ!”
“Không hề quá! Phân tích tỉ mỉ ra thì đó chính là bản chất!”
Nghe vậy, Hàng đứng phắt dậy đi về phòng và đóng cửa “rầm” một tiếng.
Mẹ Tây trợn trừng mắt kinh ngạc. Ban đầu nghe con gái kể bà còn bán tín bán nghi, sau đó nghe con trai phủ nhận bà lập tức tin ngay đây chỉ là sự hiểu nhầm. Nhưng thấy phản ứng vừa rồi của con, bà chợt nhìn ra tính nghiêm trọng của sự việc. Việc của con gái còn chưa giải quyết xong, con trai lại gây ra chuyện khác, chồng thì cứ ngồi đó từ đầu chí cuối chẳng nói chẳng rằng. Cơn “hỏa” trong lòng mẹ Tây lại bốc lên. Cố trấn tĩnh, bà gọi chồng ra: “Ông vào đây một lát!”, rồi đi vào phòng. Bà không muốn làm ông mất mặt một lần nữa trước mặt con. Bố Tây chống ba toong lững thững bước vào, vào trong mẹ Tây đóng cửa lại rồi sẵng giọng nói: “Này, vì sao ông không thể nói ra ý kiến của mình hả?… Bình thường ông cứ bàng quan cũng được, nhưng những lúc nước sôi lửa bỏng thế này, ông vẫn cứ bình thản thế là sao?”
“Không phải tôi không để ý, mà là không đến lượt tôi xen vào thôi. Trong hai chúng ta, người đấm thì phái có kẻ xoa chứ. Nếu hai người cùng nóng lên, thì sẽ loạn lên mất. Mục đích của tôi là làm con thay đổi chứ không phải là đẩy con đi. Hiểu chưa?”
“Nếu nói vậy, về chuyện của Hàng, tôi và ông cùng một quan điểm đúng không?” Bố Tây gật đầu nhất trí. Mẹ Tây thở dài nhẹ nhõm: “Chúng ta dù nói thế nào cũng không thể chấp nhận con bé Giai đó.”
“Tuyệt đối không” ngừng một lát ông nói tiếp “Có điều, việc của Tây và Quốc, chúng ta có nên nhân nhượng chút không nhỉ?”
Mẹ Tây lại thở dài, bà biết chồng mình không nỡ bỏ Quốc. “Không phải là không thể nhân nhượng, nhưng, thà đau một lần rồi thôi vẫn hơn.”
“Tây và Quốc với chuyện Hàng và Giai không giống nhau.”
“Trên thực tế là giống nhau.”
(1) Henry Alfred Kissinger: Là một nhà ngoại giao người Mỹ – Đức gốc Do Thái, người dành giải Nobel Hòa bình năm 1973. Ông từng giữ chức Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ và sau đó kiêm luôn chức thư kí liên bang dưới thời Tổng thống Richard Nixon. Kissinger đóng một vai trò then chốt trong chính sách đối ngoại của Hoa kỳ giai đoạn 1969 – 1970.
(2) National Basketball Association: Hiệp hội bóng rổ quốc gia.
Bố Tây rất hiểu ý của mẹ Tây khi nói rằng hai chuyện này thực tế là giống nhau. Mẹ Tây tư tưởng rất khắt khe đối với vấn đề hôn nhân, hôn nhân theo bà phải môn đăng hộ đối, hay ít nhất thì điều kiện phải tương đương nhau. Dù yêu nhau đến mấy mà gia cảnh không giống nhau, điều kiện khác biệt nhau thì cũng khó có thể hòa hợp trong các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Nhưng,quan điểm của bố về vấn đề của Tây và Hàng không giống nhau, nói trắng ra, ông không thể tiếp nhận Giản Giai, nhưng lại có thể chấp nhận thậm chí là rất quý Quốc. Vấn đề của Quốc là vấn đề khách quan, còn vấn đề của Giai lại là vấn đề chủ quan, nói cách khác là vấn đề về tư tưởng.
Cuối cùng ông cũng thuyết phục được vợ tách riêng vấn đề của vợ chồng Tây ra, cho chúng thêm một cơ hội nữa để hàn gắn, và để hai ông bà cùng xem xét. Nhưng có một điều kiện là từ giờ trở đi tuyệt đối không cho phép người nhà Quốc tới thẳng bệnh viện làm ảnh hưởng tới công việc của bà. Tây đồng ý tức khắc thay Quốc. Xa nhau mấy ngày, trong lòng thấy bình tĩnh hơn nghĩ lại Tây nhận thấy rằng lần này bố Quốc lên thăm và những gì ông gây ra khác với các lần trước đó. Lần này có thể thông cảm, có thể hiểu và thậm chí là có thể tha thứ được. Chẳng nói tới bố chồng, đến bố mẹ Tây cũng vậy thôi, nếu con dâu chẳng nói chẳng rằng đem phá thai đi liệu ông bà ấy có thể vui mừng không? Đương nhiên là không rồi. Huống hồ là bố Quốc. Bố Quốc cũng không vì việc này mà bắt con trai phải bỏ vợ đã là tốt lắm rồi, đương nhiên, việc có phải con dâu tự ý phá thai hay không lại là một khía cạnh khác, xong, nếu giờ đứng trên địa vị bố Quốc mà nghĩ thì thấy quả thực ông không sai. Sau khi nhận được “tha bổng” của mẹ, Tây lập tức trở về nhà, mua thức ăn cho bố chồng, rồi nói khó với bố, hứa rằng sau giai đoạn công việc quá bận này sẽ sinh con. Tây đổ tại việc phá thai lần này là vì công việc bận quá. Lý do này là có sức thuyết phục nhất với bố Quốc, bởi cả đời ông làm gì có việc làm như thế, đối với ông, công việc là cái gì đó thật thần bí và kỳ lạ. Khi Tây làm được thế, Quốc tự nhiên cũng thấy vui và nhẹ lòng hơn, tận sâu thẳm trong lòng, Quốc vô cùng cảm động. Cũng cần biết rằng lần nào Tây sảy thai cũng có liên quan tới gia đình Quốc, nhưng Quốc sao dám nói ra điều này chứ. Nếu nói ra, bố mà biết Tây có thể không sinh được con nữa, Quốc e rằng có khi mình sẽ phải đối mặt với lựa chọn mà anh không thể làm được, bố thì chẳng cần biết việc Tây không sinh được nữa là vì ai, chỉ cần biết là con trai có thể sinh con hay không mà thôi. Mà Quốc tất nhiên không muốn và không thể lựa chọn. Cũng biết đây không phải là kế lâu dài, nhưng cuộc sống là vậy mà. Đến đâu biết đến đó, qua ngày nào là thắng lợi ngày đó. Hai vợ cồng làm lành với nhau, tiễn bố về quê xong liền quay về dọn dẹp nhà cửa. Trong lòng cả hai đều râm ran cảm giác hạnh phúc âm ỉ của sự yên ả sau cơn giông tố.
Tết sắp đến, không khí chuẩn bị đón tết ở nhà xuất bản thật tấp nập, khắp hành lang người người đi đi lại lại, bận rộn. Nhưng Tây lại không thể hòa cùng niềm vui đón tết như thế được. Có hai lý do: một là Giai chuyển đi. Giai yêu cầu được chuyển công tác, xin chuyển sang làm biên tạp viên bình thường bên ban ba do trưởng ban Mỹ Phu quản lý. Mọi người đều cho rằng đây là vì Tây, cho rằng vì Tây làm mất mặt Giai trước mặt đồng nghiệp nên thế. Cũng vì thế giờ đây trong con mắt của mọi người Tây trở thành hình ảnh của một người hay đố kỵ. Thực ra, nguyên nhân chính khiến Giai xin chuyển công tác là vì Tiểu Hàng. Giai cảm thấy lần này phản ứng của Tây có phần hơi quá đáng. Sau khi bố mẹ Tây biết chuyện hai người đi ăn cơm với nhau thì kiên quyết phản đối Hàng và Giai qua lại với nhau. Giai cũng không muốn Tây có thể làm tình báo chuyện của họ như kiểu mẹ ghẻ dò xét con chồng, họ làm sao có thể giấu nổi điều gì? Lý do thứ hai khiến Tây không vui là năm nay gia đình Quốc lại bắt hai vợ chồng về quê ăn tết. Vì Tây không chịu về quê nên từ tối hôm qua, hai người đã bắt đầu ngủ riêng. Khi Quốc vác chăn ra phòng riêng ngủ, trong lòng Tây chợt thấy thật nực cười vì chuyện này thường là con gái làm chứ Quốc làm thì được gì nào? Con trai muốn ngủ riêng chỉ cần nằm ngủ luôn không quan tâm gì trên giường là xong. Quyền chủ động là ở Quốc, chỉ cần Quốc không động lòng dù Tây có muốn cũng chẳng thể làm gì khác! Sáng nay thức dậy, Tây mới biết mọi chuyện không đơn giản thể. Mặt Quốc vẫn xị ra, bộ dạng thì đúng như người không đạt được mục đích nên không vui.
Thật sự không muốn về nhà chồng sao? Không phải vì sợ khổ, sợ gì khổ chứ, nghĩ tới 25.000 Hồng quân xem, mà cho dù là khổ thì có sao đâu, chẳng qua cũng chỉ có ba ngày, qua lắm là một tuần, có gì mà không chịu nổi chứ? Không phải Tây không chịu được khổ. Tây sợ là sợ cái khác, sợ gia đình Quốc sẽ lại hỏi chuyện về con cái. Cũng vì chuyện này, Tây đã về hỏi mẹ bệnh sảy thai tái phát thì chữa như thế nào? Mẹ Tây lập tức nói: “Sảy thai tái phát mà còn có thể chữa hả?” Bác sĩ ngoại khoa là thế đấy, nói rất thẳng, thẳng đến mức làm người ta tuyệt vọng. Nói không chừng, lần này gia đình Quốc gọi Tây về vì chuyện này cũng nên, gọi về là để thuyết phục Tây sinh con cũng nên. Tới lúc ấy, Tây biết nói sao với mọi người. Mẹ bảo Tây bị vậy là do Quốc nên không cần tự mình gánh hết trách nhiệm, bắt Quốc phải cùng gánh vác! Nhưng lý thuyết là vậy, còn thực tế Quốc cũng không thể gánh nổi trách nhiệm này!
Dù có nghĩ Tây cũng chẳng dám nghĩ tới việc nhờ Quốc nói chuyện với gia đình là năm nay không về ăn tết. Bởi vì đối với Quốc thì lời cha mẹ nói khác gì thánh chỉ đâu, khi thực hiện không dám làm trái dù chỉ là một chút. Về việc này, cụ thể là việc Quốc với gia đình anh, thực sự Tây nghĩ mãi mà chẳng biết làm như thế nào. Cứ cho rằng Quốc là người con có hiếu đi, nhưng cũng đâu cần có hiếu đến bất chấp mọi thứ thế chứ.
Lúc ấy, cửa văn phòng mở, Tây ngoảnh mặt nhìn lại, thấy một đồng nghiệp nam đang cong mông đẩy mấy thùng táo vào, phía sau còn một người nữa cũng đang đẩy một thùng rượu và cô ca to vào, đây chính là quà nhà xuất bản tặng cho nhân dịp tết. Nhìn mấy thùng đó, Tây chợt nghĩ ra một biện pháp, một biện pháp cũ thôi nhưng chẳng biết có linh không?
Cái gọi là “biện pháp cũ” ấy chính là bỏ tiền ra mua ít đồ cho gia đình Quốc, thiệt hại về tình cảm thì bù đắp bằng vật chất vậy. Hay như một câu nói rằng: trên đời này chẳng có gì là không thể mua bán được, chỉ cần giá cả hợp lý thôi. Nghĩ vậy,Tây lập tức lấy bút lập một bảng danh sách. Bố, mẹ, anh cả, chị dâu, hai cháu con anh chị, gia đình bác cả, gia đình thím hai, gia đình cô,…
Tây liệt kê hết gần hai trang giấy. Buổi trưa hôm ấy, không có việc gì làm, Tây mang tờ giấy danh sách đã lập ấy tới siêu thị. Những ngày giáp tết, cứ trưa tới là mọi người trong cơ quan đi hết. Ai cũng có những nơi chính đáng cần đi, tới phòng thiết kế, phòng in, hay đi gặp cộng tác viên, thực ra trong lòng ai chẳng hiểu rõ, sắp đến tết rồi, làm gì có ai có thể ngồi lại cơ quan để qua tết rồi tính. Tây đi lúc ấy còn là muộn đấy, Tây lấy lý do là tới thăm nhà văn Trần Lãm.
Một tay Tây cầm bút và bảng danh sách, một tay đẩy chiếc xe mua hàng to tiến vào siêu thị, mua được đồ tốt là để lấy lòng người ta, vì thế nên Tây bỏ chút tiền và thời gian để mua quà tết cho gia đình họ hàng nhà Quốc. Sau khi về nhà, Tây đặt hết mọi thứ lên đầy chiếc giường trong phòng ngủ của hai vợ chồng, chất cao như núi, sặc sỡ đủ loại, đến hoa cả mắt. Lần này Tây mua nhiều hơn lần đi trước, để xách được đống đồ này về nhà Tây cũng mướt mải mồ hôi.
Quốc tan làm về, nhìn thấy đống đồ chẳng nói chẳng rằng, Tây vẫn cố trấn tĩnh hỏi:
“Sao thế!”
“Xem ra em nhất quyết không về quê với anh rồi!”
“Nếu mọi người hỏi về chuyện con cái tính sao?”
“Vì lý do này em định không bao giờ gặp bố mẹ nữa hả?”
“Sau này, đợi sau này được không? Nếu không, hè chúng ta về. Việc gì cứ phải về dịp tết? Người thì đông, đường lại tắc. Được không anh?” Quốc chỉ cười nhạt rồi quay lưng đi thẳng ra phòng khách ngồi trên chiếc ghế sô pha, Quốc với tay lấy chiếc điều khiển từ xa, ấn nút mở ti vi lên xem. Tây cũng đi ra cùng: “Anh, chúng ta ai về nhà người nấy ăn tết có gì là không được? Thực ra gia đình anh cũng đâu có chào đón em về, về đó em chỉ gây phiền phức cho họ thôi, thà đưa họ luôn số tiền dùng để mua vé cho em còn hơn!… Anh nói đi!”
Quốc vẫn chẳng buồn nói lời nào. Đúng lúc ấy, điện thoại reo lên và Quốc ra nghe máy. Bố Quốc gọi lên hỏi khi nào hai vợ chồng về. Quốc trả lời rằng vẫn chưa mua được vé, đợi Tây định ngày rồi mua vì Tây phải xin phép cơ quan đã. Bố muốn gặp Tây nhưng Quốc nói Tây hiện không có nhà. Gác máy xuống, Quốc nói với Tây: “Nếu đã vậy, anh cũng không về nữa, chúng ta cùng ăn tết ở Bắc Kinh, Bắc Kinh ấm áp hơn.”
“Thật hả? Tốt quá! Em đóng góp 20.000 tệ! Và cả những thứ kia nữa!” Tây vui mừng ra mặt.
“Không sao. Mai anh sẽ đem tiền gửi về quê qua đường điện tín, coi như đưa mọi người ít lộ phí, bảo cả nhà lên đây ăn tết. Tới nhà chúng ta ăn tết cũng được, mẹ anh và chị dâu anh cũng chưa bao giờ được lên Bắc Kinh, suốt ngày nói muốn tới thăm chúng mình nhưng lại làm phiền mình…”
Tây mở to mắt nhìn chẳng nói được lời nào. Cuối cùng, Tây chẳng thuyết phục nổi Quốc, đành chấp nhận thỏa hiệp. Sở dĩ không thể phải thỏa hiệp vì hai lý do: một là, Quốc quá bướng bỉnh; hai là, sự thực này có tránh một năm chứ tránh mãi sao được. Nhưng, số tiền Tây bỏ ra để mua quà cho gia đình anh giờ Quốc phải chi, Tây không thể mất cả chì lẫn chài được. Hóa đơn mua hàng bị rơi mất, hai vợ chồng đành dùng máy tính ngồi cộng lại giá cửa từng sản phẩm, cắm cúi suốt nửa tiếng mới ra được tổng cộng số tiền là 20.987 tệ. Quốc đưa Tây 30.000 tệ và bảo không cần trả lại coi như tiền công đi mua. Tây bảo còn phải chi ra 28 tệ tiền thuê xe chở đồ, Quốc lập tức đưa thêm 100 tệ, quả là hào phóng!
Sáng sớm hôm nay, rất sớm, Tây chưa ngủ dậy Quốc đã đi mua vé tàu. Tây ở nhà một mình dọn dẹp đóng gói đồ đạc. Đang dọn dẹp cơn bực lại nổi lên, việc quái gì phải thế này chứ, tết đến người ta đều ở nhà đón tết, Tây lại phải lên tận vùng sơn cước! Tây ngồi phịch xuống ghế càu nhàu: không đi, nhất quyết không đi, yêu ai chứ! Điện thoại lại đổ chuông, là mẹ Tây gọi tới bảo Tây trước khi về quê qua nhà một hôm, đem theo đơn thuốc bà kê sẵn về uống. Gác máy xuống, Tây lại thở dài, đứng dậy và tiếp tục thu dọn đồ đạc. Lúc đó đã hơn một giờ chiều, có lẽ Quốc đã mua được vé tàu rồi. Lúc đó mà Tây lại nói không về nữa thì có lẽ hai người chỉ còn cách là chia tay thôi. Thực sự phải ly hôn, không chỉ vì Tây và Quốc không thể ăn tết này với nhau mà còn vì hai gia đình không thể hòa hợp với nhau. Vậy là chỉ còn cách, Tây chịu khổ chút để hai bên cùng vui vẻ. Điện thoại lại đổ chuông, lần này là Quốc gọi về thông báo là không mua được vé tàu, Quốc sẽ đợi ở ga chờ người ta trả vé thì lấy. Nghe vậy, Tây rất mừng, đúng là niềm vui từ trên trời rơi xuống. Trong điện thoại, Quốc nói với giọng rất thất vọng, sợ đổ dầu vào lửa, Tây phải cố hết sức để nói với một giọng lo lắng khác hẳn những gì trong bụng nghĩ. “Không mua được à? Làm thế nào đây? Không phải người ta bảo cứ mua trước bốn ngày là được hả?” Tây cố giữ bình tĩnh trong sự gấp gáp: “Nếu không mua được vé thì làm thế nào đây, đồ đạc sắp xếp hết rồi!… Được rồi. Em gác máy nhé.” Gác máy, Tây không đợi được lâu hơn liền gọi về ẹ bảo mẹ không cần lo ình nữa. Mẹ Tây trái lại không lạc quan đến thế, nói rằng nếu không mua được vé hai người có thể đi máy bay về. Tây vẫn vui vẻ ra mặt đáp: “Gia đình họ ở cách sân bay những 180 cây cơ mẹ ơi!”
Đồng hồ chỉ đúng hai giờ đêm. Tây một mình nằm ngủ trong phòng. Quốc đứng đợi vé tới khi Tây đi ngủ mà vẫn chưa về. Những đồ mua về quê cũng đã đóng gói xong xuôi, Tây biết dù không phải về quê nhưng để thể hiện thiện ý muốn cùng về quê ăn tết với Quốc cũng nên đóng gói đồ đạc cẩn thận.
Chìa khóa khẽ mở cửa, mặc chiếc áo khoác to, nước lả tả trên mặt, Quốc bước vào nhà. Chẳng kịp cởi áo ngoài, Quốc lao ngay vào nhà vệ sinh, đi tiểu. Vì vội đi tiểu nên trong bóng tối va phải chiếc ghế làm phát lên tiếng động khiến Tây thức giấc. Chợt tỉnh giấc, đầu óc Tây vẫn lơ mơ hồi lâu, lát sau mới nhận ra là Quốc đã về. Tây dậy và bước vào nhà vệ sinh theo hướng tiếng động phát ra, bật đèn lên, hỏi: “Sao anh không bật đèn?”
“Giật cả mình.” Quốc vẫn đang đi tiểu.
“Mua được vé chưa anh?” Tây hỏi, quan tâm một chút cũng nên mà, dù chỉ là vờ quan tâm thôi.
“Em hy vọng anh mua được hay không mua được?” Quốc quay lại mỉm cười hỏi làm nước tiểu bắn tung tóe ra ngoài bồn cầu.
Tây sững người, chẳng nhẽ lại mua được sao? Không thể nào! Trước khi đi ngủ Tây đã lên mạng kiểm tra, ở đâu cũng cháy vé, không yên tâm, Tây lại kiểm tra cụ thể vé về quê nhà Quốc, thực sự đã hết từ lâu. Nhưng nhìn nét mặt của Quốc thì hình như là mua được vé. Chắc chắn là mưa được, hay may mắn lấy được vé trả lại! Trong lòng đầy thất vọng, Tây quay vào giường ngủ, không quên nói: “Em đã đồng ý về quê ăn tết, anh đừng có mà sinh chuyện!”
Quốc chẳng hề bận tâm tới thái độ của Tây. Đi tiểu xong, dập nước, cởi áo khoác ngoài, cởi cả áo bên trong, nhẹ nhàng,… từng động tác. Cả đêm hôm trước đã nửa ngủ nửa tỉnh trên ghế sô pha, hôm nay là vì chuyện vé tàu mà thức đến tận khuya, nhưng Quốc không thấy mệt, không thấy khổ, trái lại tâm trạng rất tốt, rất vui! Cởi hết quần áo, mở vòi nước, Quốc xối nước từ đầu xuống chân, vừa tắm vừa hát rất vui vẻ: “Thường xuyên về thăm quê, thăm nhà, giúp mẹ nấu cơm, rửa bát…”
“Anh điên à, nửa đêm rồi đấy!” Tây hét lên trong phòng ngủ.
Tiếng hát không còn, chỉ còn nghe tiếng nước xối xả chảy. Lát sau, Quốc mặc áo ngủ chạy vội vào phòng, vừa cởi áo ngủ ra, tắt đèn liền rúc vào chăn cùng Tây. “Anh làm gì thế?” Tây hét lên.
“Em là vợ của anh mà, nói xem anh còn làm gì nữa” Quốc vừa nói vừa tiến hành, khuôn mặt cười tươi.
“Đi ra! Hôm nay bản cô nương không có hứng!” Tây lấy hết sức đuổi Quốc ra.
“Anh tắm sạch lắm… chỗ nào cũng tắm… tắm xà phòng hẳn hoi, em ngửi xem…”
Không cần nói nhiều, rất nhanh sau đó, Quốc đã làm được việc anh định làm, Tây cố hết sức đẩy nhưng sức Tây thì được là bao chứ? Hừm…!