Thiết Cốc Môn

Chương 50: Thiếu phụ áo vàng


Đọc truyện Thiết Cốc Môn – Chương 50: Thiếu phụ áo vàng

Thiếu nữ bạch y nhìn vào gương mặt đỏ gay thẹn thùng của Văn Đồng đoạn cười nói :

– Chớ nên ngạc nhiên, thiếp vẫn đưa tướng công đến yết kiến gia sư.

Thiếu nữ đứng bên nghe nói ngơ ngác buộc miệng goi :

– Sư tỷ chị…

Nàng nói đến đấy, Bạch Y thiếu nữ liền chận lại tiếp :

– Ân sư sớm đã biết bên ngoài có khách đến nên đặc biệt sai chị ra nghinh đón đấy.

Đoạn nàng quay sang Văn Đồng cung tay lễ phép nói :

– Vừa rồi quá dắc tội, mong Vũ Văn thiếu hiệp lưọng thứ cho.

Văn Đồng nghe nói tỏ vẻ kinh ngạc, cũng vội vàng cung tay trả lễ nói :

– Tại hạ mạo muội xâm nhập vào đây, lịnh sư không những không bắt tội mà còn cho diện kiến, cô nương nếu khách sáo như thế, khiến cho tại hạ hổ thẹn không biết nói sao.

Tuy chàng cảm thấy kỳ lạ, là không hiểu tại sao đối phương lại biết được tên họ của mình, nhưng đứng vào lễ độ nên chàng không tiện hỏi ra đành tạm thời dằn trong đáy lòng. Ngờ đâu thiếu nữ lại thông minh tuyệt vời, vừa nghe thấy cử chỉ của Văn Đồng đã đoán ra ngay chàng dang nghĩ gì, liền cười nói :

– Gia sư tiếp được thư của người bạn Vô Danh lão tiền bối nên mới biết là thiếu hiệp đã đến đây, đặc biệt sai tiểu muội ra nghinh đón khách quí.

Việc đã rõ ràng rồi, trong lòng Văn Đồng vừa kinh vừa mừng nên tươi cười nói :

– Thế thì phiền cô nương đưa đường cho tại hạ được vào yết kiến lịnh sư vậy.

Thiếu nữ Bạch Y kề tai sang nói nhỏ với sư muội những gì không hiểu, chỉ thấy vị sư muội đột nhiên cưòi lên một tiếng, đoạn quay người dắt hai thiếu nữ ra đi. Văn Đồng theo sau Bạch Y thiếu nữ bước lên tầng cấp. Khi vừa đến đại môn, bỗng thấy bên trong có một thiếu nữ mặc áo hồng bước ra cúi đầu chào nói :

– Cốc chủ sai tiểu tì truyền lệnh, bảo nhị vị tiểu thơ đưa Vũ Văn công tử đến lầu Đoạn Hà.

Văn Đồng thầm nghĩ :

“Danh từ thật là kỳ dị, lầu lại dặt tên là lầu Đoạn Hà, có lẽ lầu ấy cao lắm là phải”.

Bạch Y thiếu nữ cười vui vẻ nói :

– Vũ Văn huynh sanh trưởng nơi miền Giang Nam, nước trong núi đẹp, không hiểu đối với phong cảnh nơi đây có cảm tưởng gì chăng?

Văn Đồng cười nói :

– Cảnh vật nơi đây thật là thần tiên, núi cao nước biếc, cây cỏ xanh tươi, chẳng khác nào như cảnh bồng lai vậy, tại hạ đã mê say rồi đấy.

Thiếu nữ Bạch Y lại cười nói :

– Phong cảnh nơi Cốc này tuy có đẹp song làm sao bì được non nước miền Giang Nam. Tiểu muội lâu nay hằng mong ước đến đấy xem chơi cho thoả lòng, tiếc vì lệnh của ân sư quá nghiêm nên mãi đến nay vẫn chưa được toại nguyện.

Hai người vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ, đến trước một ngôi giả sơn, Bạch Y thiếu nữ bỗng dừng bước lại nói :

– Đi vào phía bên kia giả sơn tức đã đến lầu Đoạn Hà, vì lầu ấy là nơi tịnh tu của gia sư nếu ai không có lệnh triệu, tuyệt nhiên không thể vào được. Xin công tử cứ tự tiện đi vào, tha thứ cho tiểu muội không thể đưa theo nữa.

Nói dứt, nàng tươi cười cúi đầu, rồi quay người đi trở về đường cũ.

Văn Đồng đứng nhìn hình dáng mỹ miều của thiếu nữ Bạch Y từ từ xa dần, đến khi mất dạng chàng mới quay đầu trở lại theo con đường nàng vừa chỉ đi tới. Sau ngôi giả sơn, giữa một vườn hoa đẹp đẽ, đứng sừng sững một chiếc tháp năm từng cao nghêu nghêu, tiếng âm nhạc phát ra. Văn Đồng dừng bước đứng ngước mặt nhìn lên, giây lâu chàng mới cất bước tiến lên tầng cấp. Trừ tiếng nhạc du dương ấy ra, tứ bề im lặng như tờ, khi chàng bước chân vào đến bên trong thì tiếng nhạc cũng đột nhiên im bặt. Chàng đưa mắt nhìn bốn phía vách một hồi rồi lại cất bước tiếp tục tiến lên. Văn Đồng suy tính giây lâu sau cùng cất bước tiến lên, đi qua một cây cầy đá trắng, đến trước đại môn của Cung Uyển.

Lúc chân mặt chàng vừa đặt lên tầng cấp đầu tiên, thì hai cánh cửa lớn cũng từ từ mở ra.

Chàng giật mình kinh hãi vội vàng trượt người sang bên ba bước để tránh tầm thẳng của bên trong, tay trái đưa lên hộ ngực, tay phải chuẩn bị chống đỡ nếu kẻ địch bất thình lình đánh ra, đôi mắt cứ đăm đăm nhìn thẳng vào bên trong. Những sợ sệt cùng đề phòng của Văn Đồng vừa rồi chỉ hoài công thôi, vì trong cung vẫn im lặng như tờ, không có chút gì khả nghi cả, ngay cả âm thanh quái dị vừa rồi cũng chẳng còn nghe thấy. Khi chàng sắp lên đến từng lầu thứ tư, thì đột nhiên có giọng nói trong trẻo từ trên đỉnh lầu vọng xuống :


– Có phải Đồng nhi chăng?

Văn Đồng nghe nói ngạc nhiên, dừng bước lại thầm nghĩ :

“Người này là ai? Sao lại gọi ta là Đồng nhi”.

Tiếng nói trong trẻo ấy lại phát ra :

– Sao không tiếp tục lên mau đi.

Văn Đồng nghe thế, vội vã chỉnh tề y phục, rồi cất bước tiến luôn lên đỉnh lầu.

Khách thinh trên đỉnh lầu, trừ nơi chính giữa đặt một cái lư hương đồng to lớn được cham trổ ra, tuyệt nhiên không còn một vật gì nữa, sau chiếc lư ấy. Một thiếu phụ áo vàng đang ngồi chễm chệ lặng thinh. Khi Văn Đồng vừa trông thấy diện mạo của thiếu phụ áo vàng, lòng chàng bỗng xúc động, đôi mắt của chàng vì diện mạo của thiếu phụ áo vàng, giống người mẹ của chàng như đúc.

Chàng đang định lên tiếng kêu gọi, nhưng bỗng chàng lại phát giác ra chính giữa nơi hai chân mày của thiếu phụ áo vàng có mọc một hột nút ruồi đỏ. Vì thế nên chàng mới cố gằn lại tiếng thốt im lặng chờ đợi. Văn Đồng càng nhìn càng thấy không thể lầm tưởng được nếu nơi mi tâm của người này không có hột ruồi son thì có lẽ chàng đã cho ba ta là mẹ thật của chàng rồi. Giây lâu, để cho sự xúc động trong lòng Văn Đồng được lắng dịu, thiếu phụ áo vàng mới bắt đầu mỉm cười, ôn tồn nói :

– Đồng nhi con có biết tại sao cụ già vô danh lại chỉ cho con đến đây tìm ta chăng?

Giọng nói ôn tồn, thái đội hiền dịu, không một cử chỉ gì mà không giống mẹ ruột của chàng cả. Văn Đồng đứng trước một thiếu phụ hình dáng, ngôn ngữ như in đúc với mẹ chàng, khiến chàng phân vân khó hiểu, không biết đối phương có quan hệ gì với chàng?

Đang trầm ngâm suy nghĩ, bỗng lại nghe tiếng nói của thiếu phụ áo vàng tiếp :

– Có phải con đang chú ý đến dung mạo của ta giống ai chăng?

Văn Đồng không khỏi giật mình, trong lòng xúc động khôn kể, bỗng người chàng run rẩy, đôi mắt đỏ ngầu đáp :

– Diện mạo của lão tiền bối giống mẹ hiền của vãn bối như một.

Thiếu phụ áo vàng nhếch môi cười, chậm rãi nói :

– Cũng vì nguyên nhân đó, nên lão già ấy mới khiến cho con đến đây gặp ta.

Văn Đồng lại tỏ ra ngạc nhiên,hình như không hiểu gì cả thầm nhủ :

“Người này vừa bảo là nguyên nhân ấy, không hiểu ý nghĩa của hai chữ nguyên nhân này là thế nào?”

Thiếu phụ lại nói :

– Vì lão già quái gở ấy biết, nếu có đem tin thật nói rõ ra, con cũng chẳng tin vào, nên lão mới có ý khiến con đến đây tìm ta, và do ta nói rõ những sự thật phũ phàng ấy cho con nghe.

Ngưng giây lâu, để bầu không khí trở lại bình thường, bỗng nhiên bà ta lại lên tiếng hỏi :

– Hài nhi, con biết ta là ai chăng?

Văn Đồng nghe nói, cảm xúc, vội ứng tiếng nói :

– Vãn bối cũng đang muốn hỏi lão tiền bối xưng hô bằng cách nào?

Thiếu phụ áo vàng đáp :

– Ta là dì của con.

Văn Đồng nghe nói ngơ ngác khôn cùng, cứ há hốc mồm ra giây lâu không thốt được nên lời. Thiếu phụ áo vàng thở dài một tiếng giải thích :

– Việc này không thể trách con được, khi dì mới lên mười tuổi đã rời khỏi gia đình, hơn nữa, từ ấy đến nay cũng không từng về nhà, sợ ngay cả mẹ con cũng không ngờ lại có một người chị là ta nữa đấy.

Thiếu phụ vừa nói, mắt mơ màng nhìn ra ngoài cửa sổ như hồi nhớ lại những chuyện đã qua. Văn Đồng ngồi yên đợi nghe.

Qua một phút. Thiếu phụ áo vàng lại tiếp :


– Mẹ con vời gì tuy chưa từng gặp nhau, nhưng dì biết là hai khuôn mặt giống in như đúc, nàng là một thiếu nữ tính tình nhu mì, nhan sắc xinh đẹp, nên so với nhị sư đệ Vũ Văn Bình thật xứng đôi vừa lứa, lại nữa lúc ấy phụ thân cũng nhìn nhận nhị sư đệ là chàng rể tương lai của giòng họ nhà ta…

Văn Đồng bỗng nhiên lên tiếng cắt đứt câu chuyện của thiếu phụ đang kể hỏi :

– Lão tiền bối, người vừa bảo là sau khi rời khỏi gia đình đến nay chưa từng về nhà, vậy những việc này sao người lại biết rõ thế?

Vì lòng Văn Đồng giờ vẫn còn chút nghi ngờ, thành thử vẫn gọi thiếu phụ áo vàng là lão tiền bối chứ không gọi bằng gì.

Thiếu phụ áo vàng cũng đoán biết thế nào Văn Đồng cũng hỏi thế, nên nên mỉm cườiđáp :

– Hài nhi, những việc ấy đều do ngoại thúc tổ (ông chú) của con nói lại cho gì biết.

Văn Đồng như đoán ra điều gì, vội nói :

– Chẳng lẽ Vô danh lão nhân lại là ngoại thúc tổ sao?

Thiếu phụ khẽ gật đầu :

– Hài nhi, con cũng khá thông minh đấy.

Văn Đồng thở phào một tiếng thầm nghĩ :

“Hèn chi Vô danh Lão nhân đối với thân thế của ta lại biết rõ đến thế”

Thiếu phụ áo vàng lại thở dài nói tiếp :

– Không ngờ đại sư đệ Triệu Chấn Cương trong lòng bất chính, y biết nếu một khi mẹ con gả cho cha con rồi thì ngôi Chưởng môn của Thiết Cốc môn thế nào cũng không được vào tay y, nên lập tức bày mưu lập kế…

Văn Đồng nghe đến đây, trong lòng đau như dao cắt, nước mắt cứ cuồn cuộn trào ra. Thiếu phụ áo vàng đưa mắt nhìn Văn Đồng giây lát lại bảo tiếp :

– Lúc ấy nhị sư đệ cùng mẹ cháu tuy yêu thương nhau lắm, nhưng vì lễ nghi thành thử vẫn dè dặt, một hôm hai người phụng mệnh sư phụ đi Đông Hải lo làm một việc, nửa đường bị bọn cao thủ của hắc đạo vây công. Nếu luận về võ công thì bọn ấy không phải là địch thủ của cha mẹ cháu, ác vì trong ấy có một thiếu phụ tên gọi “La Thủ Thiên Tử”, đột nhiên sử dụng “Mê Hồn Loạn Tính Hương” khiến cho hai người phải mê loạn, thật ra những hành động này đều do Triệu Chấn Cương bày ra cả.

Văn Đồng tuy đã biết cha mình bị Triệu Chấn Cương sát hại, nhưng đây mới là lần đầu tiên mà chàng đã biết được tường tận mọi việc.

Thiếu phụ áo vàng tiếp tục nói :

– Khi cha con tỉnh lại rồi, mới hay biết là đã cùng mẹ con chung đụng thể xác. Cha con đâu biết sự việc là do Triệu Chấn Cương bày ra mưu kế. Lúc ấy cha con chỉ tự trách mình, giận ghét lấy mình, và cảm thấy không phải với mẹ con, càng hổ thẹn đối với sư môn nữa, nhưng sự việc đã xảy ra rồi, trừ một việc chết để chuộc tội mà thôi… Chết! Cái ý niệm ấy đã in chặt trong lòng cha con vì không còn phương pháp nào khác hơn cả, nhưng trong lúc cha con sắp nhảy xuống sông để tự vẫn thì Triệu Chấn Cương lại đột nhiên xuất hiện, sử dụng “Thất Âm Tuyệt Huyệt” thủ pháp để bức cha con phải làm theo ý của hắn sai khiến là phải tự tay chép bức tuyệt mệnh thư do hắn thảo ra, xong rồi lại dùng độc thủ đánh cha con rớt từ trên núi cao xuống lòng biển cả.

Nghe đến đây, Văn Đồng hình như phẫn uất đến tột độ, không thể dằn được nữa, toàn thân run rẩy. Thiếu phụ lại tiếp :

– Đồng nhi, cha con vẫn chưa chết. Người tuy bị đánh rơi xuống sông, nhưng may nhờ một vị cao tăng cứu khỏi và hiện giờ cha con đã qui y vào cửa Phật xả tóc làm tăng nhân.

Nghe được tin này Văn Đồng như kẻ chết trôi quơ được miếng ván, vui mừng khôn

kể, miệng chàng lẩm bẩm gọi :

– Cha! Hiện giờ người ở đâu?

Nhưng chàng chưa dám tỏ ra sự vui mừng ấy vì mẹ chàng hiện giờ mất, còn chưa biết…

Thiếu phụ áo vàng như đoán được ý nghĩ của chàng nên mỉm cười nói :

– Đồng nhi, dì sẽ cho con biết một việc nữa

Văn Đồng như linh tính thuc đẩy, chàng buột miệng nói :


– Có phải liên quan đến tin tức của mẹ cháu không?

Thiếu phụ vẫc mỉm cười :

– Phải, mẹ cháu hiện giờ đã quy y vào môn hạ của Nam Hải Vô Ưu thần ni.

Hôm nay, đối với Văn Đồng có thể nói là ngày đáng kỷ niệm nhất vì trong một ngày mà chàng đã biết được hai tin vui, bây giờ đây lòng chàng không còn kiềm chế được nữa, sự vui mừng đã lộ ra mặt. Nhưng, chàng vẫn tưởng mình đang nằm mộng, muốn chứng minh sự thật, chàng không ngần ngại lấy răng cắn vào môi, nhưng chàng thấy đau điếng, như vậy, không phải là mộng rồi, chàng xúc động cất tiếng hỏi :

– Dì… dì không phỉnh gạt Đồng nhi chứ?

Thiếu phụ áo vàng nhìn chàng thương hại nói :

– Hài nhi, tại sao dì lại gạt con làm gì?

Câu nói này như một ngọn gió mát thoáng qua, đánh tan cả sự gút mắc trong lòng Văn Đồng.

Thời gian dần dần trôi qua. Trong thâm cốc nơi miền rừng núi cũng bắt đầu mờ dần trong bóng tối. Văn Đồng được người hầu đưa đi ăn cơm. Sau bữa cơm, di cháu hai người lại ngồi đối diện nhau trên đỉnh lầu Đoạn Hà. Im lặng giây lâu, thiếu phụ áo vàng mỉm cười hỏi :

– Đồng nhi, Chu Tước Hoàn được nhân vật võ lâm cho là một trong tứ bảo. Và điều quý của nó là gì cháu có biết chăng?

Văn Đồng kinh ngạc đưa mắt nhìn bà ta đáp :

– Vì trong ấy có ghi môn Chí Cao Chí Thượng của Võ lâm tuyệt học.

Thiếu phụ áo vàng mỉm cười nói :

– Tuy võ công trong Chu Tước Hoàn uy lực tuyệt luân song chưa thể xưng là một môn võ học chí cao chí thượng.

Bà ngưng lại nơi đây, đưa tay áo lấy ra một chiếc túi vải màu vàng, mở lớp vải ấy ra bên trong là một cuốn sách màu vàng nhợt độ mấy trang mỏng, bà trao cuốn sách ấy vào tay Văn Đồng mỉm cười nói :

– Cháu cứ xem cuốn bí kíp dùng tay chép này trước đã, rồi gì sẽ cho cháu biết tại sao võ học trong Chu Tước Hoàn không thể gọi là chí cao chí thượng.

Văn Đồng với tính hiều kỳ, tiếp lấy tập sách ấy giở ra xem, thấy tổng cộng có bảy trang – từ trang một đến trang sáu chép toàn những cách thức chỉ dạy luyện tập võ học.

Còn trang cuối chỉ họa hình ba ông hòa thượng đứng chắp tay vậy thôi.

Văn Đồng xem hết thảy bảy trang ấy, liền từ từ gấp lại lắc đầu nói :

– Đồng nhi xem không hiểu gì cả.

Thiếu phụ áo vàng mỉm cười :

– Cuốn sách nhỏ này đã chép hết các môn tuyệtt kỹ của võ lâm tứ bảo vào trong ấy.

Trang cuối cùng họa ba hình người đang đứng, không phải là võ học trong tứ bảo mà là tiêu biểu cho sự tinh hoa trong bí kíp này vậy, uy lực nó rất lớn không thể nào tưởng tượng được.

Văn Đồng thất kinh lên tiếng hỏi :

– Chẳng lẽ là trong ba hình tưởng tượng này sao?

Thiếu phụ áo vàng gật đầu.

– Đúng thế. Cuốn sách nhỏ này do bổn Cốc chủ đời thứ nhất thân dùng tay chép vào bí kíp ấy. Người không những học thức uyên bác, ngộ tính cao siêu, mấy trăm năm nay có thể nói chưa có một người nào là ngang hàng cả.

Ngưng lại giây lát, đưa mắt nhìn về phía Văn Đồng rồi chậm rãi tiếp :

– Khi ấy võ lâm tứ bảo vô tình gồm vào trong tay bà ta cả nhưng bà ta không lấy nó làm vật riêng tư, thành thử đem bốn vật quí nhất của võ lâm này phân phát cho bốn người trong võ lâm có tiếng là đạo đức cao trọng vọng nhất để cất giữ. Song bà ta cũng có phần lo xa, sau này bọn tà ma hưng thịnh, học được võ công tuyệt kỳ của tứ bảo rồi đem ra nhiễu hại giang hồ. Vì thế bà ta đã mất bao công phu ghi chép lại các môn võ công của tứ bảo vào sách này cả, ngoài ra còn bỏ mười mấy năm công phu mới sáng chế được ba chiêu tuyệt kỹ dùng để diệt đạo trừ ma, ba chiêu ấy có thể nói rằng chế ngự lại những môn học trong tứ bảo ấy. Trong di mạng của bà ta, quy định ba chiêu này truyền lại cho kẻ thừa kế bổn Cốc chủ với những kẻ sắp kế tiếp, không hạn định người ấy phải là đệ tử của bổn môn mà chỉ lấy tính, đức, thiên tư minh mẫn làm tiêu chuẩn.

Bà nói một hơi đến đây, bỗng đưa tay ra chỉ chiếc lư hương để giữa nhà tiếp :

– Yếu khuyết tâm pháp trong ba thức vi đạo trừ ma ấy được khắc vào nhụy bảy đóa hoa nở trên chiếc lư hương đồng, hôm nay gì với thân phận Chưởng môn nhân đời thứ mười truyền lại cho cháu ba thức tuyệt học ấy để sau này thay dì ra giang hồ vệ đạo trừ ma.

Văn Đồng nghe nói hoảng hốt đứng phắt dậy. Hai tay cầm lấy cuốn võ học bí kíp, cung kính dâng lên trước mặt thiếu phụ

– Thưa dì, việc này không thể được!

Thiếu phụ áo vàng nghiêm nghị :


– Chu Tước Hoàn từ ấy đến nay, đã thay đổi qua mấy lượt chủ, khó thể bảo đảm được không có người đã học nó để làm hại võ lâm, riêng dì thì mấy mươi năm nay không hề ra khỏi cốc, môn hạ đệ tử trong này cũng không tìm ra một người nào xứng đáng để đảm trách ba thức ấy. Đồng nhi! Dì biết cháu không có ý muốn giữ ngôi vị Cốc chủ này, nhưng trách nhiệm vệ đạo trừ ma. Chẳng lẽ cháu cũng chối từ luôn sao.

Văn Đồng nghe nói cúi đầu suy nghĩ giât lát, đoạn đáp :

– Thưa dì không phải Đồng nhi cố ý chối từ, nhưng dì nghĩ lại xem, quý cốc đệ nhất Cốc chủ đã có di mạng phàm hễ người được học qua ba chiêu thức này, trừ việc cứu khốn phò nguy ra còn phải thừa kế ngôi vị Cốc chủ nữa, vì thế nên Đồng nhi khó thể tuân mạng được, có lẽ cũng không trách cháu chứ?

Thiếu phụ áo vàng mỉm cười rồi lại nghiêm nghị nói :

– Khi một việc gì trong lúc thừa hành mà gặp phải khó khăn thì quyết không thể giữ y quy luật được. Cần phải tuỳ cơ ứng biến, dù cho có phải trái với qui luật chút đỉnh cũng chả sao. Hôm nay, tình hình như thế đấy, để vệ đạo trừ ma, vãn cứu võ lâm sắp bị lâm nguy, dù cho có trái với di mệnh của tổ sư đôi chút tưởng người cũng không hề trách cứ vậy.

Văn Đồng nghe nói thế, cứ đứng sững một nơi không hề lên tiếng.

Thiếu phụ áo vàng đưa tay cầm bí kíp ra có ý bảo chàng phải tiếp nhận cuốn võ học tuyệt hảo này, đoạn lên tiếng nói :

– Với thiên tư minh mẫn của con, trong vòng mấy hôm có thể luyện được rồi. Đồng nhi chớ nên câu nệ nữa, ngồi về nơi cũ đi!

Văn Đồng không biết nói sao, chỉ đành y theo lời trở về nơi cũ ngồi xuống. Thiếu phụ đưa tay chỉ về phía chiếc lư đồng nói :

– Trong bảy đóa hoa nở nơi lư đồng ấy tức là yếu khuyết tâm pháp của ba chiêu võ công, trước hết con có thể đến xem qua một lượt cho biết.

Văn Đồng đến gần lần lượt xem qua, thấy giữa các đóa hoa ấy, thay vì nhuỵ khắc đầy lấy những chữ li ti, đóa hoa thứ nhất viết rằng :

“Ta đã khổ công ba mươi năm nghiên cứu ra ba thức, tên gọi “Phá Vân công”. Phá Vân công tuy chỉ có ba thức nhưng đã đạt đến mức vô cực. Tịnh có thể chế ngự vạn vật, ngăn cản lôi đình, động có thể khiến cho trời long đất lở, núi đổ nước tuôn kẻ học được ba thức này, mong giữ lòng trung hậu dùng nó để vệ đạo trừ ma, tạo phước cho võ lâm giang hồ”.

Kỳ dư sáu đóa kia, có đóa chỉ năm sáu chữ, có đóa lại đến mấy mươi chữ. Nếu đem ghép lại thì như một bài dịch kinh Phạn ngữ.

Được biết ý nghĩa trong bài này thì Phá Vân công tam thức, dùng tịnh để thủ, dùng động để công, nếu động tịnh hốn hợp thì công thủ đều có. Văn Đồng xem qua một lượt, chàng nhắm mắt suy nghĩ giây lâu mới từ từ mở mắt ra.

Thiếu phụ áo vàng lên tiếng nói :

– Phá Vân công này tuy chỉ có tam thức nhưng bao gồm cả sự huyền diệu của trời đất, trong khi đấu với địch gặp phải địch mạnh ta lại mạnh hơn thành thử sau khi luyện được ba thức này rồi có thể nói rằng là thiên hạ vô địch.

Văn Đồng nói :

– Thưa dì, tuyệt học kỳ ảo như thế ấy vậy mà chỉ có thời gian luyện tập trong ba ngày đêm, Đồng nhi sợ khiến cho dì phải thất vọng vì cháu chăng?

Thiếu phụ mỉm cười :

– Đồng nhi! Với thiên tư minh mẫn của cháu, ngộ tính hơn người, trong ba ngày đêm luyện thành cũng chẳng khó. Nếu thời gian sau này càng thêm lâu thì ba thức ấy lại càng tinh thâm quảng bác.

Văn Đồng vội nói :

– Thưa dì, có phải dì nói đùa với cháu chăng?

Thiếu phụ áo vàng nghiêm nghị :

– Đồng một môn võ công, mà mỗi người lại hiểu biết một trình độ khác nhau, đó cũng do nơi thiên tư cùng ngộ tính mà định đoạt, riêng cháu, theo dì thấy là một kỳ tài luyện võ hiếm có trong đời này. Nếu càng về sau, không biết chừng Phá Vân công của bổn môn nhờ cháu mà đưa đến một bước nữa, khiến Phá Vân Tam thức chiếm cứ ngôi vị chí bảo vô thượng của võ lâm sau này.

Những lời nói ấy khiến cho Văn Đồng càng lo lắng thêm, một trách nhiệm nặng nề đột nhiên lại chất lên người chàng.

Trong thời gian ba ngày đên trên đỉnh lầu Đoạn Hà, trừ giờ ăn cơm cùng nghỉ ngơi giây lát ra, Văn Đồng đã tập trung ý chí để học cho thuộc yếu khuyết tam pháp của Phá Vân tam thức.

Ngày thứ nhất trên gác lầu im lặng như tờ, hai người ngồi yên như lão tăng nhập định, còn dưới gác lầu nơi của lớn do chị em bạch y thiếu nữ thay phiên nhau canh gác. Ngày thứ hai trên đỉnh lầu đã có tiếng người đàm luận, Và ngày thứ ba trên lầu trở nên im lặng cực kỳ.

Ba ngày đêm khó khăn ấy rồi cũng trôi qua một cách êm đẹp, bỗng nghe trên lầu có tiếng cười vui vẻ vang ra. Còn dưới lầu mặt mày ai nấy cũng tỏ vẻ vui mừng khôn kể.

Vì nếu trong ba ngày đêm này rủi có cường địch xâm nhập thì tính mạng Cốc chủ và Văn Đồng khó có thể bảo toàn được. Bởi thế nên thời gian nguy hiểm đã trôi qua, ai nấy đều thở phào một tiếng nhẹ nhõm.

Đến ngày thứ tư, Văn Đồng quỳ trước mặt thiếu phụ huỳnh y nghe những lời căn dặn rồi chàng kính cẩn lạy tạ từ giã ra đi.

Huỳnh y thiếu phụ đứng nhìn hình bóng của chàng trai áo lam từ từ mất dạng mà lòng không khỏi buồn man mác.

Gió thổi vù vù, tuyết rơi dày mặt đất, núi rừng đều bao phủ lấymột màu trắng.

Trên con đường mòn giáp ranh giới hai tỉnh Thanh, Tạng tuy thời tiết xấu như thế này, vậy mà các nhân vật võ lâm Trung Nguyên đã dầm mưa dãi gió, đi trong cơn tuyết đổ hướng về miền hoang vu đi tới.

Mục đích của họ hình như là phải đến cho được nơi Lan Nha Cung trên đỉnh Côn Luân.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.