Thiên Thần Và Ác Quỷ

Chương 13


Đọc truyện Thiên Thần Và Ác Quỷ – Chương 13

Đứng trước phòng làm việc, Langdon ngơ ngác:

– Đây là nói nào? – Dù có luồng không khí ấm thổi vào mặt, anh vẫn run rẩy khi bước qua cửa.

Kohler không nói gì, chỉ đi theo Langdon vào trong.

Langdon đảo mắt nhìn khắp phòng, hoàn toàn không hiểu gì. Căn phòng chứa đầy những bảo vật kỳ lạ nhất mà anh từng chứng kiến. Ở phía góc tường chiếm hầu hết không gian trang trí là một cây thánh giá bằng gỗ lớn mà Langdon nghĩ phải từ thế kỷ XIV ở Tây Ban Nha. Phía trên cây thánh giá, một mô hình các hành tinh chuyển động quay quanh quỹ đạo bằng kim loại đang treo lơ lửng sát trần nhà. Bên trái là một bức tranh sơn dầu Đức Mẹ đồng trinh Maria, còn bên cạnh đó có gắn bảng các nguyên tố tuần hoàn. Trên giường, hình hai cây thánh giá bằng đồng treo kèm hai bên bức ảnh Albert Anhxtanh cùng với câu trích nổi tiếng của nhà bác học lừng danh này: CHÚA KHÔNG ĐÁNH CƯỢC VỚI VŨ TRỤ.

Langdon bước vào bên trong, kinh ngạc nhìn quanh. Một cuốn Kinh thánh bìa bọc da được đặt trên bàn của Vetra, bên cạnh mô hình nguyên tử của Bohr và một phiên bản thu nhỏ bức tượng thần Moses của Michelangelo.

Tư tưởng khoáng đạt, Langdon thầm nghĩ. Ở đây dù rất ấm, nhưng không hiểu sao lối bài trí này khiến anh thấy ớn lạnh khắp người. Anh cảm giác mình đang được chứng kiến sự ra chạm của hai triết lý khống lồ… của những lực lượng đối lập. Anh nhìn tiêu đề trên giá sách:

Hạt nhân của Chúa

Lí thuyết của Đạo trong Vật lí.

Bằng chứng của Chúa trời

Một trong những giá kê sách có khắc câu nói:


KHOA HỌC THỰC SỰ KHÁM PHÁ CHÚA TRỜI

CÂU TRẢ LỜI NẰM SAU MỖI CÁNH CỬA

GIÁO HOÀNG PIUS XII

– Leonardo là một linh mục Cơ đốc giáo, – Kohler nói.

Langdon quay lại.

– Một linh mục? Tôi tưởng ông nói ông ấy là nhà vật lí?

– Là cả hai. Người của cả khoa học và tôn giáo không phải không có tiền lệ trong lịch sử. Leonardo là một trong số họ. Ông ấy quan niệm vật lí như “quy luật tự nhiên của Chúa”, rằng kinh thánh có thể nhìn thấy ở những quy luật thiên nhiên xung quanh chúng ta. Thông qua khoa học, ông ấy muốn chứng minh sự hiện diện của Chúa trong hàng loạt những nghi ngờ của con người. Leonardo coi mình là một nhà vật lí lí thuyết!

Nhà vật lí lí thuyết? Langdon thấy chuyện này không có gì mâu thuẫn cả.

– Lĩnh vực vật lí hạt, – Kohler nói, – gần đây có rất nhiều phát minh gây chấn động – những phát hiện có liên quan đến tôn giáo. Leonardo đã khám phá ra rất nhiều trong số đó.


Langdon quan sát ông giám đốc của CERN, cố gắng hiểu những điều kỳ lạ đó.

“Tôn giáo và vật lí?” – Langdon từng dành nhiều năm nghiên cứu lịch sử tôn giáo, nhưng cứ theo chu kỳ tuần hoàn, từ thuở xa xưa, tôn giáo và khoa học vẫn luôn như nước với lửa… hai kẻ thù không đội trời chung… không thể nào hoà hợp.

– Vetra đang tiến gần đến nghiên cứu vật lí hạt, – Kohler nói -Ông ấy muốn hợp nhất khoa học và tôn giáo… muốn chứng minh rằng chúng bổ trợ cho nhau theo một cách không ai ngờ tới. Ông ấy gọi lĩnh vực này là Vật lí mới – Kohler lôi từ giá sách ra một cuốn và đưa cho Langdon.

Langdon nhìn bìa ngoài cuốn sách. Chúa trời, Phép màu và Vật lí mới – tác giả Leonardo Vetra.

Đây chỉ là một lĩnh vực nhỏ, – Kohler nói tiếp, – Chúng nó mang lại câu trả lời mới cho một số vấn đề cũ – câu hỏi về nguồn gốc vũ trụ và lực liên kết giữa chúng ta. Leonardo tin rằng nghiên cứu của ông ấy sẽ giáo hoá cho hàng triệu người. Năm ngoái, ông ấy đã khẳng định một cách chắc chắn về sự tồn tại của một trường năng lượng thống nhất tất cả mọi người chúng ta. Ông ấy còn chứng minh rằng chúng ta đều có mối liên hệ vật lí… rằng các phân tử trong cơ thể anh luôn thu hút các phân tử trong cơ thể tôi… rằng có một đơn lực nào đó chuyển động xung quanh tất cả chúng ta.

Langdon thấy rối trí. Và sức mạnh của Chúa thống chúng ta. Ông Vetra thực sự đã tìm ra cách chứng minh các hạt có liên kết với nhau?

– Kết luận rõ ràng. Một bài báo gần đây trên tờ Khoa học Mỹ đã ca ngợi Vật lí mới như một con đường chắc chắn tiến tới Chúa trời chứ không phải tôn giáo.

Lời bình luận thuyết phục. Langdon đột nhiên nghĩ đến hội kín bài tôn giáo Illuminati. Anh miễn cưỡng nghĩ đến việc hớt tay trên của một thành tựu tri thức. Nếu thực sự hội Illuminati còn sống, liệu họ có giết Leonardo chỉ vì sợ ông đưa thông diệp về tôn giáo này tới dân chúng? Rồi anh gạt bỏ ngay suy nghĩ đó. Thật ngớ ngẩn! Illuminati chỉ là lịch sử xa xưa! Học giả nào mà chẳng biết điều đó!

– Vetra có vô khối kẻ thù trong giới khoa học, – Kohler nói tiếp -Nhiều nhà khoa học thuần tuý ghen ghét ông ta, kể cả ngay tại CERN này. Họ cho rằng sử dụng Vật lí phân tích để hậu thuẫn cho các nguyên lí tôn giáo là phản bội lại khoa học.


– Nhưng chẳng phải các nhà khoa học ngày nay ít bảo thủ hon nhà thờ sao?

Kohler càu nhàu vẻ ghê tởm:

– Tại sao chúng ta lại phải như vậy? Nhà thờ không còn thiêu sống các nhà khoa học nữa rồi, nhưng nếu ông nghĩ họ không còn thống trị khoa học, cứ tự hỏi mình xem tại sao một nữa số trường học ở đất nước các ông không cho phép dạy về thuyết tiến hoá. Hãy tự hỏi mình tại sao Nghiệp đoàn Công giáo lại có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất lên những tiến bộ khoa học trên thế giới. Trận chiến giữa khoa học và tôn giáo vẫn còn đang dữ dội lắm, ông Langdon ạ. Nó chuyển từ chiến trường sang giảng đường, nhưng vẫn còn rất quyết liệt.

Langdon phải công nhận Kohler nói đúng. Chỉ cách đây có một tuần, khoa Thần học của trường đại học Harvard còn diễu binh qua toà nhà của khoa Sinh vật, phản đối môn kỹ thuật gen được đưa vào chương trình đại học. – trưởng khoa Sinh vật, Richard Aaronian, một người nổi tiếng chuyên nghiên cứu về các loài chim, đã bảo vệ chương trình giảng dạy bằng cách treo một tấm băng rôn to tướng trên cửa sổ văn phòng ông ta. Tấm băng rôn vẽ hình một con cá Thiên Chúa giáo bị sửa thành cá bốn chân – mà theo Aaronian, là sự mô tả tiến hoá của những con cá thở bằng phối ở châu Phi khi di chuyển lên mặt đất. Phía dưới con cá, thay vì chữ “Giê-su” người ta đề chữ “DARWIN”.

Một tiếng bíp sắc gọn vang lên và Langdon ngước mắt nhìn.

Kohler đưa tay với xuống hệ thống điện tử cài bên xe lăn. Ông ta lôi chiếc máy nhắn tin ra và đọc dòng chữ trên đó.

– Tốt lắm. Con gái của Leonardo Vetra. Cô Vetra sắp đến bãi đỗ trực thăng ngay bây giờ. Chúng ta sẽ gặp cô gái này ở đó. Tôi nghĩ tốt hơn hết không nên để cô ấy đến dây và nhìn thấy cha mình trong tình cảnh này.

Langdon đồng ý. Đây sẽ là một cú sốc mà không một người con nào muốn chứng kiến.

– Tôi sẽ đề nghị cô Vetra giải thích về dự án mà hai cha con họ đang tiến hành… có lẽ sẽ hé lộ ra vài manh mối tại sao ông ấy bị giết hại.

– Ông nghĩ rằng công trình nghiên cứu của Vetra khiến ông ấy bị giết à?

– Có thể lắm chứ. Leonardo nói với tôi ông ấy đang tìm ra một thứ gây chấn động. Đó là tất cả những gì ông ấy nói. Ông ấy giữ bí mật dự án. Vetra có phòng thí nghiệm riêng và yêu cầu được bảo mật, tôi dành cho ông ấy những quyền đó vì ông ấy là một nhà bác học thực sự lỗi lạc. Gần đây, công trình này tiêu tốn rất nhiều năng lượng điện nhưng tôi chưa muốn hỏi lý do. – Kohler quay về phía cửa phòng làm việc. -Tuy nhiên, còn một việc tôi muốn ông biết trước khi rời khỏi đây.


Langdon không chắc mình còn muốn nghe thêm nữa hay không.

– Kẻ giết người đã lấy đi một thứ của Vetra.

– Một thứ?

– Đi theo tôi.

Vị giám đốc chuyển bánh xe lăn vào phòng khách đang mù mịt sương khói. Langdon đi theo, không hiểu còn chuyện gì nữa.

Kohler tiến gần đến xác của Vetra và dừng lại. Ông ta ra hiệu Langdon cùng đến. Langdon miễn cưỡng di đến gần hơn, cổ họng muốn nôn mửa vì mùi nước tiểu đông cứng của nạn nhân.

– Nhìn vào mặt ông ta đi! – Kohler nói.

Nhìn vào mặt ông ta? Langdon nghĩ thầm. Tôi tưởng ông bảo chúng đánh cắp một vật gì cơ mà.

Langdon e ngại quỳ gối. Anh cố gắng nhìn khuôn mặt Vetra nhưng cái đầu đã bị vặn ngược 180 độ ra sau, mặt cắm xuống thảm.

Vất vả với thân hình què quặt, Kohler cúi xuống cẩn thận lật cái đầu đông cứng của Vetra lên. Khuôn mặt xác chết quay lại nghe kêu răng rắc, méo mó đau đớn. Kohler giữ nó trên tay một lát.

– Lạy Chúa tôi! – Langdon kêu lên sợ hãi, lập cập suýt ngã. Mặt Vetra đầy máu. Một con mắt màu lam nhạt vô hồn đang nhìn anh chằm chặp. Hốc mắt bên kia bị xé rách và trống trơn. – Chúng đã lấy đi con mắt của ông ấy sao?


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.