Bạn đang đọc Thiên Long Bát Bộ – Chương 30: Chơi Hoa Ðã Dễ Mấy Người Biết Hoa
Vương phu nhân nói:
-Gã này vô lễ. Trước hết chặt chân gã rồi sẽ móc mắt và cắt lưỡi gã đi.
Một ả thị nữ cao lớn, nước da ngăm ngă m khom lưng đáp:
-Xin vâng!
Ðoàn Dự lo thầm: “họ làm thế này thì giết mình đi còn hơn”. Ðằng này họ chặt chân, móc mắt, cắt lưỡi, sống không sống được, chết chẳng chết cho, cái đó mới thực khổ cho mình”. Ðến bây giờ chàng quả thấy trong lòng sợ hãi. chàng quay đầu lại nhìn A Châu, A Bích một lần nữa thì thấy hai mặt xám như gà cắt tiết, người đứng đờ ra như tượng gỗ.
Phu nhân lên bờ rồi, hai tên thị nữ áo xanh ở thuyền ra sau rốt, trong tay đều cầm đầu dây lôi một chàng thanh niên mi thanh, mục tú, có vẻ là con nhà giàu sang và một ngườ i nữa, ngoại hiệu là Nộ Giang Vương Tần Nguyên Tôn. Lúc Tần
đến vây đá nh Mộc Uyển Thanh thì oai phong là thế mà bây giờ bị trói chặt, lão cúi gầm mặt xuống chẳng khác gì cái xác không hồn hay như cá nằm trên thớ t tuỳ người muốn băm vằm mổ xẻ gì thì làm.
Ðoàn Dự rất lấ y làm kỳ tự hỏi: “ông này ở Vân Nam sao cũng bị Vương phu nhân bắt về đây?”.
Bỗng nghe Vương phu nhân quay sang hỏi Tần Nguyên Tôn:
-Rõ ràng mi là người nước Ðại Lý, làm sao không chịu nhận đi?
Tần Nguyên Tôn đáp:
-Tôi ở Vân Nam, quê quán tôi không thuộc về nước Ðại Lý.
Vương phu nhân lạ i hỏi:
-Nhà ngươi cách nướ c Ðại Lý bao xa?
Tần Nguyên Tôn đáp:
-Hơn bốn trăm dặm.
Vương phu nhân nói:
-Chưa đầy năm trăm dặm, thế cũng là người Ðại Lý rồi. Ðem y chôn sống dưới gốc Mạn đà la để bón cho cây.
Tần Nguyên Tôn kêu lên:
-Nhưng tôi phạm tội gì mới được chứ? Nếu không nói rõ thì chết cũng không nhắm mắt.
Vương phu nhân cười lạt đáp:
-Cứ là người Ðại Lý hoặc người họ Ðoàn mà gặp ta là ta chôn sống, chỉ có thế thôi. Tuy ngươi không phải ở Ðại Lý, nhưng là người lân cận nước Ðại Lý thì cũng thi hành như nhau.
Ðoàn Dự lẩm bẩm: à ra mụ này nói có vẻ châm chọc mình. Ta chẳng cần chờ mụ hỏi, cứ nhận trước đi cho rồi. Nghĩ vậy chàng lớn tiếng nói:
-Ta là người nước Ðại Lý, lại chính trong họ Ðoàn. Ngươi muốn chôn sống ta thì hạ thủ ngay đi!
Vương phu nhân lạnh lùng nói:
-Ngươi đã báo danh rồi. Tên là Ðoàn Dự chứ gì? được lắm! Người họ Ðoàn nước Ðại Lý đâu có được chết dễ dàng thế?
Phu nhân vẫy tay một cái, tên thị nữ kéo Tần Nguyên Tôn đi. Nhưng Tần vừa bị điểm huyệt vừa bị trọng thương, không sao kháng cự được, lão kêu to lên:
-Thế gian sao lại có cái luật lệ kỳ dị như vậy? Mấy trăm vạn nhân dân nước Ðại Lý liệu có giết hết được không?
Lão kêu gào thế nào cũng mặc, thị nữ lôi tuột lão đi vào rừng trà mỗi lúc một xa,tiếng la cũng nhỏ dần.
Phu nhân nghiêng đầu đi một chút nhìn chàng thanh niên mày thanh, mắt sáng hỏi:
-Mi có điều chi muốn nói nữa chăng?
Chàng thanh niên vội quỳ rạp xuống đất, dập đầu lạy luôn mấy cái nói:
-Gia phụ làm quan tại triều, dưới gối chỉ có mình tôi là con. Xin phu nhân tha mạng cho. Dù phu nhân muốn điều chi, gia phụ cũng nhất định vâng theo.
Vương phu nhân lạnh lùng đáp:
-Cha mi làm quan lớn trong triều, lẽ nào ta không biết? Ngươi muốn sống cũng chẳng khó gì. Chỉ có điều hôm nay mi phải về nhà giết vợ con đi, rồi sáng mai đem đủ sáu lễ cưới Miêu thị là người đã có tư tình với mi. Mi có bằng lòng không?
Chàng thanh niên đáp:
-Về việc đang tay… chém giết vợ con, tôi không dám làm. Còn việc cho mối lái và cưới xin đàng hoàng để lấy Miêu thị thì song thân tôi nhất định không chịu.
Không phải là tôi…
Chàng chưa dứt lời phu nhân đã ra lệnh:
-Ðem gã chôn sống đi!
Tên thị nữ dắt chàng lúc nãy chỉ “vâng” một tiếng rồi kéo chàng đi.
Chàng thanh niên sợ run bắn người vội nói:
-Tôi… tôi xin tuân mệnh.
Vương phu nhân nói:
-Tiểu Thuý! Mi áp giải gã về thành Cô Tô và chính mắt mi phải nhìn thấy rõ gã ra tay giết vợ, cùng Miêu cô nương thành thân rồi hãy về đây phục mệnh.
Tiểu Thuý vâng lời, lôi chàng bỏ xuống chiếc thuyền nhỏ Ðoàn Dự đang ngồi.
Chàng thanh niên miệng vẫn năn nỉ:
-Xin phu nhân mở lượng từ bi, phu nhân không có thù oán gì với vợ tôi, lại không quen biết Miêu cô nương. Tôi cũng chưa từng quen biết phu nhân, hà tất phu nhân bắt tôi giết vợ để lấy người khác làm chi? Từ nay tôi không dám làm
điều gì để đắc tội với phu nhân.
Vương phu nhân nói:
-Mi đã có vợ con, sao còn đi dùng lời ngon ngọt để chàng màng với các cô gái khác? Ta không biết thì thôi, một khi đã biết ra ta đều xử theo đường lối này. Vả mi có phải mới phạm một lần này mà thôi đâu? Còn oán hận gì nữa? Tiểu Thuý vụ này là vụ thứ mấy rồi hả?
Tiểu Thuý đáp:
-Những chỗ tiểu tỳ quen biết như những vụ xảy ra ở Ðan Dương, Vô Tích, Gia Hưng cả thảy bảy vụ. Còn những vụ nào nữa thì phu nhân hỏi Tiểu Lan, Tiểu Thi sẽ rõ.
Chàng công tử nghe mà bủn rủn cả người, luôn miệng kêu than.
Tiểu Thuý buông mái chèo, bơi thuyền đi luôn.
Ðoàn Dự thấy Vương phu nhân hành động cực kỳ khốc liệt, không đếm xỉa đến lý lẽ thì miệng há hốc ra, mắt mở trừng trừng như người sắp nổi cơn điên. Trong lòng chàng vẫn quanh quẩn với ý nghĩ: “sao lại có con người vô lý đến như thế?”.
Bất giác chàng buột miệng la lên:
-Có lý nào thế được? Có lý nào thế được?
Phu nhân “hừ” một tiếng rồi nói tiếp:
-Mi còn hỏi việc thiên hạ có lý nào thế được ư? Này này ta bảo còn nhiều việc hơn thế nữa là khác.
Ðoàn Dự vừa thất vọng lại vừa khó chịu. Chàng nhớ lại bữa trước chàng vào thạch động gần sông Thương Lan, thấy pho tượng thần tiên mà chàng xiết bao ngưỡng mộ, bây giờ chàng thấy Vương phu nhân tướng mạo giống pho ngọc tượng như đúc mà hành vi chẳng khác gì yêu ma quỷ quái.
Ðoàn Dự đang cúi đầu lầm lỳ chán nản thì bốn con nữ tỳ chui vào thuyền bê ra bốn chậu hoa. Chàng vừa trông thấy, tự nhiên tinh thần lại thấy phấn khởi. Nguyên bốn chậu hoa này đều là những thứ sơn trà rất hiếm. Khắp thiên hạ đều ca tụng sơn trà Ðại Lý là quý hơn hết. Trong phủ Trấn Nam Vương không biết bao nhiêu là sơn trà có danh tiếng thì bốn chậu trà này cũng đứng vào hàng nhất trong phủ. Từ thuở nhỏ Ðoàn Dự xem trà đã quen. Lúc rồi chàng thường ngồi nghe thợ làm trà bàn tán phê bình về tính chất cùng ưu liệt điểm của từng thứ trà. Chàng không học tập nghề trồng trà nhưng trong lòng cũng thuộc như cháo, khác nào con nhà nông phân biệt lúa má hay con cháu ngư ông sành sỏi về các loại cá tôm? Lúc trước chàng đã đi lại mấy dặm để ngắm xem rừng trà mà chưa thấy có một gốc trà nào vào hàng giai phẩm, trong lòng chàng đã nghĩ đến cái tên “mạn đà sơn trang” đặt cho khu trại này thật uổng.
Bỗng nghe Vương phu nhân gọi:
-Tiểu Trà! Bốn chậu trà “mãn nguyệt” này khó kiếm lắm đấy! Mi phải trông nom chăm chút nghe!
ả thị nữ tên gọi Tiểu Trà đáp:
-Vâng!
Ðoàn Dự nghe giọng hách dịch kiêu điệu thì hề hề cười lạt. Vương phu nhân không thèm nói gì đến chàng lại dặn tiếp:
-Ði trên mặt hồ gió to, bốn chậu trà để luôn trong thuyền mấy ngày, thiếu ánh mặt trời chiếu vào, mi phải đem ra phơi nắng và gia công bón vào.
Tiểu Trà lại “vâng” một tiếng.
Bây giờ thì Ðoàn Dự lớn tiếng cười ha hả. Vương phu nhân nghe tiếng cười có vẻ hỗn xược hỏi:
-Mi cười gì?
Ðoàn Dự đáp:
-Ta buồn cười cho mi đã chẳng biết tý gì về sơn trà lại ưa trồng trà. Những thứ trà quý thế kia lọt vào tay ngươi thật là uổng, chẳng khác gì chim cú đậu cành mai.
Vương phu nhân nổi giận nói:
-Mi bảo ta không hiểu sơn trà, dễ thường cái ngữ mi hiểu được chăng?
Rồi dường như phu nhân sực nhớ ra điều gì lẩm bẩm: ừ mà gã này là con cháu họ Ðoàn nước Ðại Lý, không chừng gã hiểu sơn trà cũng nên. Nghĩ vậy thì nghĩ nhưng phu nhân vẫn ra vẻ kiêu kỳ:
-Mi không nghe nói bản trang đây xưng danh “mạn đà sơn trang” hay sao? Và không thấy khắp sơn dã trà mạn đà chỗ nào cũng tốt như rừng đấy ư?
Ðoàn Dự cười lạt đáp bằng giọng khinh khỉnh:
-Tuồng chi rừng mạn đà của ngươi chẳng khác chi giống người vai u thịt bắp, vứt đâu mà chẳng to chẳng lớn? Ta nói là nói bốn chậu chà này này, nếu ngươi trồng được nó tươi tốt thì ta quyết không phải người họ Ðoàn.
Vương phu nhân vốn rất ưa hoa trà, không kể tốn phí, đi tìm khắp nơi để mua giống quý nhưng cứ đem về Mạn đà sơn trang trồng thì các thứ trà hiếm có chỉ được một năm hay dăm bảy tháng rồi sinh bệnh mà chết. Phu nhân thường buồn
phiền về những vụ này. Giờ thấy Ðoàn Dự nói vậy, không giận mà lại mừng thầm,tiến lại hai bước hỏi:
-Bốn chậu trà này có gì đặc biệt? Muốn trồng cho tươi tốt phải làm thế nào?
Ðoàn Dự nói:
-Nếu ngươi muốn thỉnh giáo thì phải có đủ lễ nghi, còn người muốn làm oai làm phước thì chặt chân ta trước rồi hỏi cũng chưa muộn mà.
Vương phu nhân tức mình nói:
-Mi muốn chặt chân phỏng có khó gì? Tiểu Thi đâu! Mi đem chặt chân trái gã đi nghe!
Ả nữ tỳ tên gọi Tiểu Thi “vâng” một tiếng rồi chống kiếm bước ra.
A Bích vội la lên:
-Thưa phu nhân! Không nên chặt chân Ðoàn quân. Cậu là người rất quật cường,thà chết chứ không chịu nói đâu.
Thực ra Vương phu nhân cũng chỉ hăm dọa chàng mà thôi, liền giơ tay trái lên,Tiểu Thi vội dừng bước.
Ðoàn Dự cười nói:
-Sao không chặt hai chân ta để chôn bên gốc bốn khóm bạch trà này để bón cho tốt? Bốn khóm trà này quý vô cùng, hoa nó lớn bằng miệng bát chậu. Ha ha thật là thứ trà rất đẹp, rất quý.
Trong lòng Vương phu nhân chỉ mong có thứ trà quý nhưng nghe giọng lưỡi chàng toàn là bướng bỉnh, phu nhân không biết nói thế nào, ngẫm nghĩ hồi lâu rồi bảo:
-Mi chỉ toàn nói ba hoa. Ta hỏi mi: bốn chậu bạch trà của ta quý thì quý ở chỗ nào? Mi nói cho ta nghe thử! Nếu đúng ta sẽ theo lễ đối đãi với mi cũng chưa muộn.
Ðoàn Dự đáp:
-Vương phu nhân! Ngươi bảo bốn chậu bạch trà này tên là “mãn nguyệt” là láo toét. Một thứ tên gọi “Hồng trang tố lý”, một thứ là “trảo phá mỹ nhân kiểm”…
Phu nhân lấy làm lạ ngắt lời:
-“Trảo phá mỹ nhân kiểm”? tên trà gì mà kỳ thế? Vậy chậu trà nào có tên thế?
Ðoàn Dự nói:
-Ngươi muốn thỉnh giáo ta thì phải theo đúng lễ ta mới chỉ bảo cho.
Vương phu nhân không biết làm thế nào nhưng thấy mình vô tình lấy được mấy khóm trà có những tên đặc biệt trong lòng hớn hở vui mừng liền mỉm cười nói:
-Hay lắm! Tiểu Thi đâu! Mi bảo nhà bếp sửa tiệc tại lầu Vân Cẩm để ta khoản đãi Ðoàn tiên sinh nghe!
Tiểu Thi vâng dạ đi ngay. A Châu, A Bích chỉ nhìn nhau. Hai nàng thấy Ðoàn Dự chẳng những không chết lại còn được Vương phu nhân tiếp đãi vào hạng thượng tân thì khác nào như mơ mộng.
Phu nhân quay lại dặn ả thị nữ cầm ba cái đầu lâu:
-Mi đem ba cái thủ cấp này chôn xuống bên khóm hoa hồng trước lâu Hồng Hà.
Thị nữ vâng lệnh đi ngay, Vương phu nhân quay lại nói với Ðoàn Dự:
-Nào xin mời Ðoàn công tử lên đây!
Ðoàn Dự đáp:
-Vãn sinh mạo muội! Xin hiền chủ nhân thứ lỗi.
Vương phu nhân nói:
-Ðại hiền giá lâm khác nào rồng đến nhà tôm?
Hai người vừa đối đáp những câu khách sáo vừa đi rất ung dung, khác hẳn lúc nãy, tính mạng Ðoàn công tử dường như ngàn cân treo đầu sợi tóc. A Châu, A Bích theo sau. Hai người biết tính Vương phu nhân hốt hỷ hốt nộ, nói cười đấy rồi trở mặt ngay đấy nên trong lòng vẫn phập phồng lo sợ.
Vương phu nhân dẫn Ðoàn Dự đi qua một chiếc cầu đá, theo con đường chật hẹp đến trước một toà lầu nhỏ. Ðoàn Dự ngẩng đầu lên trông thấy dưới mái hiên có treo tấm biển đề ba chữ vàng: “Vân Cẩm lâu”. Bốn mặt toà lầu này trồng toàn hoa trà. Những bông trà ở đây đem so với trà bên Ðại Lý chỉ đáng đứng vào hàng thứ ba, thứ tư trở xuống. Ðình tạ, lầu các cực kỳ lịch sự mà cỏ hoa lại tầm thường nên mất cả vẻ tương xứng.
Vương phu nhân lộ vẻ đắc ý hỏi Ðoàn Dự:
-Ðoàn công tử! Bên quý quốc nhiều trà thật nhưng có lẽ còn thua bên này.
Ðoàn Dự gật đầu đáp:
-Vâng! bên Ðại Lý quả không trồng những thứ trà này.
Vương phu nhân lại càng tự đắc hỏi:
-Vậy ư?
Ðoàn Dự đáp:
-Vì bên nước tôi từ kẻ dân dã, ngu phu tục tử cũng rất sành về các loại trà. Họ cho trồng những thứ trà tạp nham này làm cảnh chơi sẽ làm mất cả phẩm giá con người.
Vương phu nhân tức thời biến sắc hỏi:
-Công tử nói sao? Những trà của ta đây là những thứ không ra gì? Thế thì công tử khinh người quá!
Ðoàn Dự đáp:
-Phu nhân không tin tôi thì đó là quyền của người.
Chàng vừa nói vừa chỉ một khóm hoa trà có vân ngũ sắc trước lầu nói tiếp:
-Tỷ như khóm trà này phu nhân cho là quý lắm! Chà cái lan can bên cạnh mới thực là đẹp. Chàng tấm tắc khen cái giàn hoa đẹp còn chính cây hoa lại không đếm xỉa gì đến, có khác gì người bình phẩm chữ viết chỉ khen mực đen bóng mà không đả động đến nét chữ. Khóm hoa trà này có bông hồng, bông trắng, bông tía, bông vàng rất là sặc sỡ, trước nay Vương phu nhân vẫn cho là quý báu lắm giờ xem Ðoàn Dự có ý mỉa mai thì tỏ vẻ không bằng lòng.
Ðoàn Dự hỏi:
-Thưa phu nhân! Miệt Giang Nam gọi tên thứ hoa này là gì?
Vương phu nhân đáp:
-Ở đây không có tên riêng, chỉ gọi là ngũ sắc trà hoa.
Ðoàn Dự nói:
-Bên Ðại Lý chúng tôi gọi nó là “lạc đệ tú tài”.
Vương phu nhân bĩu môi nói:
-Tên gì mà khó nghe thế? Chẳng qua là công tử muốn đặt ra vậy thôi. Khóm hoa này đủ mầu mỹ lệ đường hoàng, có vẻ gì gọi là cậu tú hỏng thi đâu?
Ðoàn Dự nói:
-Phu nhân thử đếm coi! Khóm trà đó có bao nhiêu kiểu hoa khác nhau?
Vương phu nhân đáp:
-Ta đã đếm rồi! ít ra cũng có đến 15, 16 thứ.
Ðoàn Dự nói:
-Cả thảy có 17 thứ mới đúng. Bên Ðại Lý tôi có thứ trà kêu bằng “thập bát học sĩ”. Ðó là thứ quý nhất thiên hạ. Cả khóm có 18 bông mà mầu sắc không bông nào giống bông nào: hồng thì toàn hồng, tía cũng toàn tía, chứ không hỗn tạp. Về hình dạng cũng khác nhau, mỗi bông có một vẻ đẹp riêng. Cả 18 bông nở cùng một lúc,tàn tạ cũng trong một giờ. Phu nhân đã được xem chưa?
Vương phu nhân lắc đầu đáp:
-Thiên hạ có thứ trà quý thế kia ư? Tôi chưa từng nghe thấy ai nói đến.
Ðoàn Dự lại nói tiếp:
-Sau hạng “thập bát học sĩ”, còn có những thứ kém đi từng bậc một, tỷ như “bát tiên quý hải”, một gốc sinh ra tám bông hoa khác nhau, “thất tiên nữ” có bảy bông,”phong trần tam hiệp” có ba bông, “nhị kiều” có hai bông một trắng một hồng. Tất cả các bông hoa phải thuần một sắc, nếu hoa hồng có pha mầu trắng, hoặc hoa trắng có pha sắc tía đều là hạng kém.
Vương phu nhân vừa nghe vừa gật đầu. Ðoàn Dự lại nói tiếp:
-Riêng về thứ “phong trần tam hiệp” lại chia ra làm hai: hạng chánh và hạng phó. Trong ba bông thì bông tía phải lớn hơn hết tượng trưng cho Cầu nhiêm Khánh, bông trắng thứ nhì tượng trưng cho Lý Tĩnh, bông hồng đẹp và nhỏ nhất
tượng trưng cho Hồng phất Nữ. Nếu bông hồng lớn hơn hai bông kia là hạng phó,như thế là giá trị kém đi nhiều.
Vương phu nhân ngồi nghe ra chiều thú vị, than rằng:
-Ngay hạng phó tôi cũng chưa được thấy qua chứ đừng nói đến hạng chánh.
Ðoàn Dự lại trỏ thứ trà bông ngũ sắc phê bình:
-Luận về tư cách loại này so với “thập bát học sĩ” thì còn thiếu một bông, ngoài ra các mầu sắc lại còn bác tạp, không được thuần nhất, bông to bông nhỏ, hay nở sớm, nở muộn không đều phỏng có khác chi bì phấn với vôi? tỷ như sĩ tử văn bài kém cả phân điểm, lẽ tất nhiên thi rớt nên mới có cái tên “Lạc đệ tú tài”.
Vương phu nhân nghe có lý thích quá, bật cười nói:
-Kể ra đúng đấy. Nhưng cái tên có vẻ mỉa mai khinh bạc.
Vương phu nhân nghe tới đây biết Ðoàn Dự rất sành sỏi về sơn trà đem lòng tín phục. Phu nhân dẫn chàng lên lầu “cẩm vân”, chẳng mấy chốc đã thấy gia nhân bày tiệc rượu. Các món ăn của A Bích mời chàng thì lấy sự đơn giản tinh khiết,
khéo tay khéo chân làm sở trường còn tiệc của Vương phu nhân lại chú trọng về những món ăn trân tu làm sang. Nhưng Ðoàn Dự đã sinh trưởng ở nơi Ðế Vương đài các nên thứ gì chàng cũng coi là thường, chàng có vẻ thích những món ăn của A Bích hơn.
A Châu, A Bích được các tỳ nữ bồi tiếp và ăn uống riêng biệt ở chỗ khác. Vương phu nhân đối với Ðoàn Dự rất mực cung kính. Bà ngồi chỗ dưới để bồi tiếp chàng.
Rượu đã ba tuần Vương phu nhân hỏi:
-Vừa rồi công tử cho nghe những lời bình phẩm xác đáng về các thứ trà tôi rất đồng ý, còn bốn chậu trà tôi mới lấy về đây thì những thợ trồng hoa ở đất Cô Tô này kêu bằng trà “mãn nguyệt” mà công tử lại bảo một chậu là “Hồng trang tố lý”,một chậu “mỹ nhân trảo phá kiếm”, vậy có những điểm nào để phân biệt? Xin công tử nói rõ cho biết!
Ðoàn Dự nói:
-Chậu hoa trắng mà lớn có vân đen nho nhỏ mới kêu là “mãn nguyệt” những vân đen đó tượng trưng các cành quế ở cung trăng. Chậu hoa cánh trắng mà có vân hồng gọi là “hồng trang tố lý”. Cánh trắng mà có điểm một tia đỏ nhỏ như sợi tơ là “mỹ nhân trảo phá kiếm”. Thứ giống như “mỹ nhân trảo phá kiếm” nhưng cánh có nhiều tia hồng thì gọi là “ỷ lan kiều”. Phu nhân thử nghĩ coi: đã là mỹ nhân thì phải thuần nhã ôn nhu, trên má lỡ tay cào toạc ra một dây máu thì chả hại gì nhưng khắp mặt sây xát, tỏ ra đã bao phen cùng người xô xát thì còn đâu là vẻ mỹ nhân?
Vương phu nhân đang chăm chú nghe, thốt nhiên sa sầm nét mặt quát lên:
-Quân này to gan thật! Mi dám mạt sát ta ư?
Ðoàn Dự cả kinh:
-Khi nào tôi dám thế? Tôi có mạo phạm phu nhân ở chỗ nào đâu?
Vương phu nhân hỏi:
-Ngươi nghe ai sai khiến đến đây nói hươu nói vượn để nhục mạ ta? Ai bảo mi đàn bà học võ công là mất vẻ mỹ miều? Nhuần nhã ôn nhu thì đã hơn ai?
Ðoàn Dự giật mình đáp:
-Vãn sinh nói đây chỉ là theo lẽ thông thường. Thiếu gì đàn bà con gái giỏi võ mà vẫn kiều diễm đoan trang?
Không ngờ câu nói này đã làm cho Vương phu nhân chối tai hơn. Bà hỏi vặn:
-Ta có đoan trang hay không?
Ðoàn Dự đáp:
-Ðoan trang hay không thì phu nhân tự biết, vãn sinh đâu dám nói càn. Ðại khái những việc như bắt người ta giết vợ để đi lấy vợ khác người đoan trang không làm.
Chàng nổi cơn bực tức nên mấy câu sau chàng không kiêng nể gì nữa. Vương phu nhân khẽ đập tay ba cái, ba ả thị nữ vội chạy lên lầu, bỏ thõng tay đứng chờ lệnh. Vương phu nhân nói:
-Bọn mi dẫn tên này đi tưới hoa.
Bọn thị nữ vâng lời. Phu nhân quay lại bảo Ðoàn Dự:
-Ngươi đã ở nước Ðại Lý, lại là người họ Ðoàn đáng chết lắm nhưng hiểu biết tính chất các loại trà vậy ta hãy tạm để tội chết lại, phạt ngươi phải trông nom bón tưới những khóm trà ở xung quanh trang, nhất là bốn chậu trà mới lấy về, lại càng phải trông nom cẩn thận. Ta bảo cho ngươi biết trước nếu trong bốn khóm trà này mà ngươi để chết một khóm sẽ bị chặt một tay, chết hai khóm sẽ bị chặt hai tay,chết hết bốn khóm thì chân tay sẽ bị chặt hết đó.
Ðoàn Dự cười nói:
-Còn trường hợp bốn khóm trà sống cả thì sao?
Vương phu nhân đáp:
-Nếu bốn khóm trồng được tươi tốt cả thì ngươi phải kiếm những giai phẩm như “thập bát học sĩ”, “bát tiên quá hải”, “Thất tiên nữ”, “nhị kiều” mỗi thứ mấy cây,không kiếm được cho ta sẽ bị móc mắt.
Ðoàn Dự nói:
-Thế thì mụ giết quách ta đi còn hơn. Hôm nay chặt tay, ngày mai móc mắt, ta chịu sao nổi?
Vương phu nhân quát mắng:
-Tên này giỏi thật, trước mặt ta mà dám buông lời càn rỡ! Chúng bay lôi cổ nó đi!
Ba ả thị nữ chạy lại, hai ả túm đằng trước, còn một ả phía sau đẩy đi. Ba ả này đều có võ, Ðoàn Dự không thể kháng cự lại được đành để bọn thị nữ kéo xuống lầu, đưa đến một chỗ trong vườn hoa. Một ả đưa cho chàng cái xuổng xới đất, một ả lấy cho chàng cái bình tưới và bảo chàng:
-Ngươi đã nghe rõ lời phu nhân dặn bảo. Thôi chịu khó ở đây trồng cây tưới hoa để bảo toàn sinh mạng. Thế là đại phước lắm đó. Những chàng trai đã đặt chân lên Mạn đà sơn trang chưa có ai sống mà trở về đấy nhé.
Một ả nữa nói:
-Ngươi chỉ biết việc ở đây trồng tỉa sơn trà, đừng len lỏi vào các nơi cấm địa mà nguy đó! Nếu không nghe lời ta tức là tự đi tìm lấy cái chết không ai cứu được đâu.
Ba ả thị nữ dặn dò cẩn thận rồi mới bỏ đi. Ðoàn Dự đứng thừ người ra, chàng lâm vào tình trạng khóc dở mếu dở. Tại nước Ðại Lý chàng ở vào địa vị thế tử, phụ thân chàng là Trấn Nam Vương, một ngày kia lên kế vị Bảo Ðịnh Ðế, thì tự nhiên chàng lên bậc Hoàng thái tử, có ngờ đâu bị người bắt đem xuống Giang Nam định đốt, định giết, toan chặt chân tay, móc mắt. Rồi bây giờ bị người bắt ép làm kẻ trồng cây tưới hoa. Tuy nhiên tính chàng bình dị vui vẻ, lúc ở nhà tại hoàng cung cũng như ở Vương phủ thường nhật chàng vẫn xem thợ sửa hoa cắt cỏ, xới đất bón cây rồi cùng bọn thợ cười cười nói nói. Chàng đang ở địa vị công tử vương tôn, giờ phải xuống làm nghề hạ tiện nhưng may chàng vốn tính linh lợi vui tươi nên dù gặp nghịch cảnh đầy đoạ chàng có âu sầu chăng nữa cũng chỉ được một lúc rồi lại cao hứng như thường. Chàng lại khai thác nguồn hứng thú ở ngay cái việc hiện tại đang đẩy vô mình. Chàng lý luận: lúc ta vào thạch động đã hạ bái thần tiên tỷ nương nhận làm thầy. Nay Vương phu nhân tướng mạo giống thần tiên tỷ nương,bất quá phu nhân nhiều tuổi hơn mà thôi, thế thì ta thờ phu nhân làm sư phụ cũng được chứ sao? Sư phụ đã ra mệnh lệnh, đạo làm đệ tử là phải vì thầy xuất lực có chi quá đáng? huống chi trồng hoa là công việc thanh nhã của bọn văn nhân so với việc khai thương múa đao học võ thì trồng hoa còn cao thượng hơn nhiều. Thoát khỏi tay Cưu Ma Trí định đem mình đốt sống trước mộ Mộ Dung tiên sinh để được ra đây làm cái việc trồng hoa khoái lạc này là vinh hạnh lắm rồi. Chỉ đáng tiếc có một điều là các loại trà hoa kém cỏi này mà phải dùng đến vương tử nước Ðại Lý ra tay trồng tỉa kể cũng hơi phí. Lý luận hồi lâu lòng chàng khoan khoái, miệng bật lên khúc hát vang lừng, vác xuổng cất bước.
Chàng tự nhủ thầm: “Vương phu nhân giao cho ta cái trọng trách phải trồng cho đặng sống bốn bồn bạch trà này phải
lắm! Trà này cũng vào hạng có tên tuổi rồi đây, phải được tay văn nhã như mình trồng mới thành thân”.
Ðoàn Dự vừa đi vừa ngắm phong cảnh đột nhiên chàng cười ha hả nghĩ bụng: “Vương phu nhân kể ra cũng kỳ, chẳng hiểu mảy may gì về sơn trà mà lại ưa trà hoa, chỗ nào cũng trồng trà, rồi lại đặt tên cho trang trại của mình là Mạn đà sơn trang, nghe ra có vẻ hay ho lắm. Phu nhân có biết đâu rằng trà ưa khí âm chứ không hợp với khí dương. Trồng trà vào nơi giải nắng thì chẳng chết cũng chột, khó lòng tươi tốt được, vun bón thế nào cũng vô ích. Biết bao nhiêu thứ
trà quý để phu nhân làm hỏng hết. Ðáng tiếc, đáng tiếc!”. Chàng tránh những lối nắng chang chang tìm vào những nơi rậm rạp âm u, đi quanh hết hòn núi nhỏ bỗng nghe tiếng suối khe róc rách, bên tả toàn là trúc mọc xanh rì, bốn bề tịch mịch, mặt trời không chiếu vào đến nơi, đúng là khu âm trái núi. Vương phu nhân thấy nơi này đất cớm cho là không thể trồng hoa được nên tuyệt không có một gốc trà nào.
Ðoàn Dự cả mừng lẩm bẩm: “chỗ này trồng trà tuyệt diệu”. Ðoạn chàng rảo bước quay về chỗ cũ bưng hai chuyến, bốn chậu trà đến đó. Chàng khoét lỗ bên cạnh khóm trúc, ghè cho vỡ chậu sành rồi đặt cả bầu xuống. Tuy chàng chưa làm qua công việc trồng tỉa nhưng đã được xem nhiều, cứ theo cách thức mà làm cho được chu đáo. Hồi lâu chàng trồng xong cả bốn khóm bạch trà ngay cạnh rặng trúc: đầu bên trái là khóm “Trảo phá mỹ nhân kiểm”, đầu bên hữu hai khóm “hồng trang tố lý” và “mãn nguyệt”, còn khóm “ỷ lan kiều” thì trồng chênh chếch mé sau khối đá lớn bên bờ suối cho hợp với câu:
E thẹn ôm đàn che nửa mặt
Ai kêu ai gọi cũng mần thinh
Ðoàn Dự rất đắc ý đã trồng khóm “ỷ lan kiều” vào nơi nửa kín nửa hở cho hợp cảnh và tăng thêm vẻ đẹp.
Người Trung Quốc từng đem hoa ví với mỹ nhân, việc trồng hoa cũng như việc trang điểm cho mỹ nhân.
Ðoàn Dự xuất thân tại chốn hoàng cung, đọc thi thư từ thuở nhỏ, cách thức trồng cây cỏ cũng hơn người một bậc. Trồng xong bốn khóm hoa chàng xuống suối rửa sạch chân tay ngồi sau phiến đá lớn ngắm nghía khóm “ỷ lan kiều” lấy làm khoái chí.
Bỗng nghe có tiếng chân bước sột soạt, hai thiếu nữ ngang qua, một cô nói:
-Chỗ này tịch mịch, không có ai qua lại…
Ðoàn Dự thoáng nghe đã giật nảy mình vì chàng nhận ra vị nữ lang mặc áo trắng lúc trước.
Ðoàn Dự nín hơi, không dám ho he một tiếng, nghĩ bụng: “nàng đã bảo không nhìn mặt chàng trai nào không có liên quan gì tới nàng. Ta chỉ cần nghe nàng nói mấy câu phỏng có khác gì được nghe giọng ca nhạc của tiên nương, cũng
đã phúc lắm rồi. Nhất quyết ta phải cố giữ cho nàng không trông thấy mình mới được. Chàng chỉ ngấp nghe nhìn chênh chếch chứ không dám nhìn thẳng mặt.
Chàng vừa nghiêng đầu nghẹo cổ nhìn trộm vừa sợ đụng chạm phát ra tiếng làm kinh động nữ lang.
Nữ lang tiếp tục nói chuyện với thị tỳ:
-Tiểu Thi ! Mi được tin gì về chàng?
Ðoàn Dự nghe hỏi bất giác chua xót trong lòng. Chàng biết rằng tiếng “chàng” mà nữ lang gọi đó là chỉ công tử Mộ Dung. Chàng đã nghe Vương phu nhân gọi gã bằng tên là Mộ Dung Phục mà thôi. Chàng lại thấy nữ lang hỏi vặn thị tỳ về tin tức công tử Mộ Dung có vẻ thiết tha mong nhớ.
Chàng nghĩ thầm: “Giả tỷ cô nương này đối với mình tha thiết như vậy thì dù mình có phải chết ngay tức khắc cũng rất
vui lòng. Nực cười Ðoàn Dự là một gã si tình lạ lùng. Nào chàng đã được nhìn rõ mặt nữ lang áo trắng đâu, chẳng biết nàng đẹp hay xấu, chẳng hiểu tên họ nàng là gì, chẳng rõ nàng hiền lành hay hung dữ tính tình nàng tốt hay xấu. Từ lúc Ðoàn Dự mới nghe tiếng nữ lang áo trắng nói vài câu ngoài bờ hồ ban nãy chàng đã nặng tình rồi. Giả tỷ chàng có vì nàng mà phải hy sinh tính mạng cũng không ăn năn hối hận chút nào. Tại sao chàng đã nẩy ra tâm ý như vậy chính chàng cũng không hiểu nữa. Chàng thấy nàng bất cứ lúc nào hay chỗ nào cũng chỉ bàn tới việc công tử Mộ Dung thì chàng hoặc ngưỡng mộ nàng hoặc tự thương cho mình.
Nghe thiếu nữ hỏi, Tiểu Thi ấp úng hồi lâu, dường như sợ không dám nói thẳng.
Nữ lang giục:
-Mi nói mau đi! không bao giờ ta quên lòng tốt của mi.
Tiểu Thư vẫn ngần ngừ:
-Cháu sợ… cháu chỉ sợ… phu nhân trách phạt.
Nữ lang tức mình hăm dọa:
-Con này điên hả? Mi cứ nói cho ta hay. Dĩ nhiên là ta không kể với phu nhân đâu. Nếu mi không nói ta hỏi Tiểu Trà, Tiểu Thuý sẽ biết, sau phu nhân có hỏi đến ta sẽ đổ cho mi mách ta đó!
Tiểu Thi hốt hoảng hỏi lại:
-Tiểu thư! Sao tiểu thư… lại chực đổ oan cho cháu?
Nữ lang cười đáp:
-Có gì là lạ? Kẻ nào làm tâm phúc cho ta dĩ nhiên ta phải nâng đỡ và hộ vệ nó.
Ðứa nào không chịu nghe lời ta thì ta đổ tội cho chứ sao?
Tiểu Thi ngẫm nghĩ hồi lâu rồi đáp:
-Thôi cháu đành nói rõ cho cô nương nghe. Cô nương phải giữ tuyệt đối bí mật,chớ để cho câu chuyện tiết lộ ra ngoài.
Nữ lang nói:
-Ta xem mi không muốn nói cứ ấp úng hoài. Ta chỉ tin ngươi được phần nào thôi. Giả tỷ mi đừng giấu ta câu nào thì ta quyết với mi rằng vĩnh viễn mi không bị phu nhân quở trách.
Tiểu Thi thở dài nói:
-Biểu thiếu gia đến chùa Thiếu Lâm đó.
Nữ lang giật giọng hỏi:
-Mi bảo chàng đến chùa Thiếu Lâm ư? Sao A Châu A Bích lại nói chàng đến Cái Bang ở Lạc Dương kia mà?
Ðoàn Dự tự hỏi: “Biểu thiếu gia nghĩa là gì? à thôi phải rồi! Công tử Mộ Dung là biểu huynh cô nương đây, hai người là anh em họ với nhau”.
Tiểu Thi nói:
-Hôm vừa rồi, phu nhân ra đi giữa đường gặp Phong tứ gia bên yến tử ổ nói cho biết là người đi chùa Thiếu Lâm bên Tung Sơn để tiếp ứng cho biểu thiếu gia.
Nữ lang hỏi:
-Chàng đi chùa Thiếu Lâm có việc gì?
Tiểu Thi đáp:
-Phong tứ gia kể rằng biểu thiếu gia đưa tin về có rất nhiều phái võ đến chùa Thiếu Lâm, mở cuộc anh hùng đại hội gì đó để đối phó với nhà Mộ Dung mà thiếu gia chưa biết rõ có những ai. Cháu lại nghe nói bên yến tử ổ còn có nhiều người đi tiếp ứng.
Nữ lang lại hỏi:
-Phu nhân đã được tin như vậy sao lại quay về? Không đi giúp biểu thiếu gia?
Tiểu Thi đáp:
-Ðiều đó cháu cũng không hiểu. Dường như phu nhân không ưa biểu thiếu gia.
Nữ lang hậm hực nói:
-Hừ! ưa hay không ưa là một chuyện. Dù sao thiếu gia cũng là người trong nhà.
Ðể thiếu gia mất mặt với người ngoài thì mình vẻ vang lắm hay sao?
Tiểu Thi nói:
-Ðúng thế!
Nữ lang tức mình hỏi:
-Ðúng cái gì?
Tiểu Thi run sợ đáp:
-Ðúng là… chẳng vẻ vang gì.
Nữ lang chạy đi chạy lại bên rặng trúc xanh để lo mưu tính kế. Chợt trông ba khóm bạch trà Ðoàn Dự mới trồng, mảnh chậu đập ra còn bỏ đó, nàng ngạc nhiên hỏi:
-Ai trồng trà ở đây thế này?
Ðoàn Dự vội vàng từ sau phiến đá lớn chạy vụt ra vái dài sát đất nói:
-Tiểu sinh vâng mệnh phu nhân, đang trồng trà tại đây, không ngờ lại gặp tiểu thư.
Tuy vái dài tỏ ra rất cung kính nhưng mắt chàng cứ chằm chặp nhìn thẳng vào mặt nữ lang. Vì chàng sợ lại phải nghe nàng nói một câu dứt khoát như lần trước:
“ta không nhìn bất cứ gã trai nào không có liên can gì đến ta” rồi trở gót đi thẳng thì lại lỡ mất cơ hội. Ðoàn Dự vừa nhìn thấy mặt nữ lang đã tai ù mắt hoa, hai đầu gối nhũn ra không tự chủ được nữa, quỳ mọp xuống đất, nếu không miễn cưỡng chống lại thì đến cái đầu cũng đập xuống đất mà lạy. Miệng chàng lắp bắp nói luôn:
-Thần tiên nương tử ơi! tôi nhớ nương tử muốn chết đi được.
Nguyên tướng mạo nữ lang áo trắng này giống hệt pho tượng ngọc trong thạch động bên nước Ðại Lý.
Vương phu nhân cũng đã giống pho tượng này nhưng cao tuổi hơn còn nữ lang áo trắng có khác là chỉ ở bộ áo mặc ngoài mà thôi. Từ mặt mũi, tai mắt, mồm miệng cho chí tầm vóc, chân tay cùng màu da đố ai tìm được chỗ nào khác. Thực là pho tượng ngọc tái sinh. Ðoàn Dự như người đang lạc vào cõi mộng. Chàng đã trải không biết mấy ngàn mấy trăm lần tưởng nhớ đến pho ngọc tượng. Lúc này chính mắt chàng nhìn thấy người thật mà chàng chẳng hiểu ở nơi nao ở trần gian hay thượng giới.
Nữ lang thấy cử động cùng cách xưng hô của Ðoàn Dự cho là chàng mắc bệnh điên cuồng vừa khẽ hỏi vừa lùi lại hai bước:
-Ngươi… ngươi…?
Ðoàn Dự đứng dậy nói:
-Hôm đó ở trong thạch động tôi được bái kiến tiên dung thần tiên nương tử, đã mừng cho mình phúc duyên rất lớn, không ngờ ngày nay lại thấy dung nhan nương tử thì ra trên đời này quả có tiên tử không sai.
Nữ lang quay lại hỏi Tiểu Thi:
-Gã nói chi đó? Gã là ai vậy?
Tiểu Thi nói:
-Gã là một anh đồ gàn đến với A Châu, A Bích. Gã nói nhăng nói cuội thế nào mà phu nhân tin lời mới nực cười.
Nữ lang quay ra hỏi Ðoàn Dự:
-Tên đồ gàn kia! Ta vừa nói chuyện với thị nữ đây ngươi có nghe thấy không?
Ðoàn Dự cười đáp:
-Tôi họ Ðoàn tên Dự, người nước Ðại Lý, không phải là đồ gàn đâu. Vừa rồi thần tiên nương tử nói chuyện với chị Tiểu Thi đây vô tình tôi đã nghe rõ cả. Xin thần tiên nương tử cùng chị Tiểu Thi cứ yên lòng, tiểu sinh nhất quyết không tiết lộ một câu nào cho ai biết cả và xin bảo đảm cho chị Tiểu Thi không bị phu nhân quở trách vì tôi.
Nữ lang sa sầm nét mặt hỏi:
-Ngươi xưng hô lăng nhăng như vậy còn cãi không phải đồ gàn. Ngươi thấy ta từ lúc nào?
Ðoàn Dự hỏi lại:
-Tôi không xưng hô bằng thần tiên nương tử thì xưng hô thế nào cho phải nhẽ?
Nữ lang đáp:
-Ta họ Vương, ngươi cứ gọi ta bằng Vương cô nương là được rồi.
Ðoàn Dự lắc đầu quầy quậy nói:
-Không được! Không được! Khắp thiên hạ cô nương họ Vương kể có hàng ngàn hàng vạn còn cô nương đây là nhân vật thần tiên, phi phàm mà cũng chỉ gọi bằng Vương cô nương như người thường thế nào được? Bây giờ biết xưng hô cách nào đây? ấy thế mà khó đấy! Gọi vắn tắt là Vương tiên tử chăng? cũng không được!
Nhà Ðại Tống rồi các nước Ðại Lý, Liêu Quốc, Thổ Phồn nước nào chẳng có công chúa nhưng bì với cô nương thế nào được?
Nữ lang nghe Ðoàn Dự nói tràng giang đại hải, toàn những câu gàn gàn dở dở.
Dù thấy gã tán dương sắc đẹp mình một cách quá lố chăng nữa nhưng trong lòng nàng vẫn cảm thấy vui vui, nàng mỉm cười nói:
-Dù sao thì ta cũng cho ngươi là tốt phúc vì chưa bị mẫu thân ta chặt chân.
Ðoàn Dự lại nói:
-Thần tiên nương tử cùng lệnh đường phu nhân tướng mạo giống nhau nhưng tính tình thực khác xa nhau. Phu nhân động một tý là giết người, có điều không xứng đáng với thể chất thần tiên…
Nữ lang nhíu đôi lông mày ngắt lời:
-Thôi ngươi tiếp tục trồng hoa đi! đừng đứng đây bẻm mép nữa. Bọn ta có việc phải bàn.
Nàng nói câu đó với vẻ mặt coi Ðoàn Dự như một tên thợ trồng hoa không hơn không kém.
Ðoàn Dự không lấy làm tủi nhục về thái độ kiêu căng của nàng.
Chàng chỉ mong được cùng nàng nói câu nào hay câu ấy, nhìn phút nào hay phút ấy. Chàng tính kế: “muốn cho nàng bắt chuyện thì không gì bằng việc đề cập đến công tử Mộ Dung. Bụng dạ nàng để cả vào gã, ngoài ra nàng không thiết một việc gì hết”. Nghĩ vậy chàng liền nói:
-Các anh hùng thiên hạ hội họp cùng phái Tung Sơn và phái Thiếu Lâm thương nghị việc đả phá nhà Mộ Dung. Nhân vật các phái dĩ nhiên không phải là ít, công tử Mộ Dung cô thân, dấn mình vào nơi hiểm địa, thật là đáng lo ngại.
Quả nhiên nữ lang giật mình. Ðoàn Dự không dám nhìn thẳng vào mặt nàng,chàng nghĩ thầm: “nàng vì cái thằng khốn kiếp Mộ Dung Phục mà phải băn khoăn trong dạ. Ta xem dường như nàng muốn sa luỵ là khác. Tà áo trắng nàng vẫn lay động, rồi bằng một giọng êm dịu như tiếng tiêu nàng hỏi:
-Ngươi có biết tình hình chùa Thiếu Lâm ra sao không? nói cho ta nghe.
Ðoàn Dự thấy nàng nhỏ nhẹ cầu khẩn mình cầm lòng không đậu muốn đem hết tất cả những điều mình hay biết nói cho nàng nghe. Song chàng nghĩ lại: “nếu có điều gì mình đem dốc ra hết, nàng nghe xong rồi lại giục mình đi trồng trà thì mình tìm đâu ra đề tài để hòng được nói nữa với nàng, thế mới khó chứ! Chi bằng mình phải tìm cách kéo dài câu chuyện, mỗi ngày cho ra một mẩu để ngày ngày nàng phải đến tìm mình hỏi chuyện. Hễ tìm đến mình không được tất phải nóng ruột khó chịu. Nghĩ vậy chàng đằng hắng rồi bắt đầu vào chuyện:
-Về võ công tôi chẳng biết tý gì cả. Cả những thế võ tầm thường như “kim kê độc lập”, “hắc hổ thâu tâm” gì gì đi nữa tôi cũng không hay nhưng trong nhà tôi có anh bạn họ Chu, tên gọi Chu Ðan Thần, ngoại hiệu là “nghiên sinh”. Trông bề
ngoài anh ta cũng chỉ là gã văn nhược thư sinh như tôi này thôi, hay gọi là tên đồ gàn cũng được. Hà hà thế mà võ công anh ta đáo để lắm. Một hôm anh ta cầm cái quạt quay ngược đầu lại đánh “chát” một tiếng, cán quạt trúng vào bả vai một gã đại hán, thế mà gã này người co rúm lại, chẳng khác gì một đống đất lù lù, không sao nhúc nhích được nữa.
Nữ lang nói:
-ừ đó là đòn thứ 38 để đánh vào huyệt đạo trong phép “thanh lương phiến, trở đầu quạt đánh xéo vào huyệt “kiên trinh”, vậy thì Chu tiên sinh là đệ tử dưới trướng Tam Nhân Quán, một chi nhánh phái Côn Luân đó. Võ công phái này dùng bút cũng lợi hại như dùng quạt thôi. Ngươi nói vào cốt chuyện đi đừng nói về võ công với ta nữa.
Giả tỷ mà Chu Ðan Thần được nghe chuyện nàng nói tất phải phục sát đất và không những nàng gọi rõ tên cúng cơm thế võ mà thôi, nàng còn nói rõ ràng cả lai lịch tông chỉ người dạy môn đó nữa. Không những Chu Ðan Thần đến ngay những nhà võ học uyên thâm tỷ như bá phụ Ðoàn Dự là Ðoàn Chính Minh, phụ thân chàng là Ðoàn Chính Thuần, cũng phải giật mình tự hỏi: “cô nương nhỏ tuổi này mà sao kiến thức về võ học đã sâu rộng đến thế?”. Nhưng đối với anh chàng Ðoàn Dự chẳng biết tý võ công nào nên mấy lời phác hoạ nàng nói vừa rồi chỉ thoáng qua tai chàng mà thôi. Giả tỷ câu chuyện này đưa ra ngoài tất làm chấn động giang hồ, thành một đề tài sốt dẻo và trọng đại bậc nhất đối với các phái võ.