Thiên Khiển Chi Tâm

Chương 21: Lửa giận. (thượng)


Bạn đang đọc Thiên Khiển Chi Tâm – Chương 21: Lửa giận. (thượng)

Lão sư! Đạo tự nhiên là cái?

Đây là một khoảng đất trống trong rừng rậm, xung quanh cây cối um tùm tươi tốt. Trên khoảng đất trống có mọc một số loại hoa xinh đẹp và một số loại thực vật kỳ quái. Trong không khí tràn ngập một mùi thơm của hoa. Có một cô gái xinh đẹp đứng bên một gốc cây, quan sát cẩn thận, sau đó liền bật ra một câu hỏi.

Có một trung niên nam nhân đứng bên cạnh nàng cùng quan sát thực vật lớn lên. Y khoác một chiếc áo choàng làm bằng lá cây màu xanh, trên người tản ra một thứ mùi dung hợp với tự nhiên.

Bên cạnh họ là một con chó to màu đen đang vui đùa với một con chó trắng.

Mọi thứ hết sức ôn hòa. Trong bầu không khí nó, nét mặt của trung niên nam tử hết sức thoải mái. Y xoa xoa đầu thiếu nữ, tò mò mà hỏi:

– Vi Ngọa! Sao đột nhiên lại hỏi câu đó?

Vi Ngọa cau cái mũi đáng yêu rồi nói:

– Bởi vì con muốn trở thành một Đức Lỗ Y đủ tư cách. Chẳng phải lão sư đã nói rằng muốn trở thành một Đức Lỗ Y đủ tư cách thì phải vâng theo đạo Tự nhiên, từ đó mà hấp thu được lực lượng của thiên nhiên trở thành của chính mình. Nhưng con không rõ lắm rốt cuộc cái gì là đạo tự nhiên, bởi vì nó quá trừu tượng.

Nói xong nàng lại cau mũi như rất buồn rầu về vấn đề này, sau đó lại nghiên đầu nhìn lão sư của mình – Đức Lỗ Y Kiệt Pháp.

Đức Lỗ Y Kiệt Pháp nhìn dáng vẻ đáng yêu của nàng mà nở nụ cười, trong lòng có chút thương tiếc. Cuối cùng, y không nhịn được mà vò đầu cô sau đó mới lên tiếng:

– Xem ra Vi Ngọa của chúng ta cũng đã có thể tự hỏi vấn đề của mình.

Y quay đầu nhìn một khoảng xanh lục phía sau mà giảng giải một cách kiên nhẫn:

– Đạo của tự nhiên! Thực ra cũng có thể gọi là quy luật của tự nhiên. Sở dĩ phải tuân theo nó cũng là bởi vì Đức Lỗ Y và đạo tự nhiên có quan hệ rất mật thiết. Đầu tiên muốn trở thành Đức Lỗ Y phải được sự chấp nhận của tự nhiên. Mà sau khi trở thành Đức Lỗ Y thì càng cần phải liên tục thu lấy năng lượng của tự nhiên. Tự nhiên được chia làm hai lại, một loại là lực lượng của thực vật và một loại là lực lượng của động vất. Có thể cảm ứng được một cách dễ dàng nhất chính là lực lượng của thực vật. Nếu muốn có được lực lượng của thực vật thì đầu tiên phải được sự chấp nhận của nó sau đó gieo trồng và chăm sóc. Đó là phương pháp dễ dàng nhất để được sự chấp nhận của thực vất. Tất nhiên, nông phu gieo trồng với mục đích để thu hoạch rất khó có được sự chấp nhận của thực vật và tự nhiên để trở thành Đức Lỗ Y. Và vì vậy, Đức Lỗ Y mặc dù có thể chỉ bảo nông dân làm việc thế nào nhưng bản thân không thể làm như họ. Đó chính là lý do vì sao chúng ta phải ở trong rừng rậm. Ở trong này, chúng ta có thể gần gũi với tự nhiên. Còn lực lược của động vật trong thiên nhiên càng nhiều thì càng thể hiện sự cân bằng. cũng có thể nói, chỉ có tổng số lượng chủng loại động vật và tự nhiên hình thành một sự cân bằng như thế đạo của tự nhiên mới đạt tới một sự hoàn mỹ, mới không bị phá hủy. Và chúng ta mới có thể từ đạo của tự nhiên mà có được càng nhiều lực lượng. Ta nói như vậy con có hiểu không Vi Ngọa?


– A! Có hiểu ra một chút thưa lão sư. – Vi Ngọa nghiêng đầu suy nghĩ rồi gật đầu.

Sau đó, Kiệt Pháp lại chỉ cho đệ tử yêu của mình làm thế nào để phân biệt thực vật, chăm sóc. Sau khi hướng dẫn xong, cả hai mới phát hiện ra mặt trời đã lên rất cao.

– Được rồi! Hôm nay tới đây thôi. – Kiệt Pháp cười nói.

Hai thầy trò cầm cái xẻng nhỏ và thùng tưới theo con đường nhỏ đi về căn phòng của Kiệt Pháp.

Kiệt Pháp là Đức Lỗ Y cấp năm nhưng đồng thời cũng phủ trách hướng dẫn việc đồng ruộng trên trấn. Mỗi tháng có thể nhận được rất nhiều tiền lương. Y cũng có chỗ ở của mình trên trấn, nhưng vì ưa thích tiếp xúc với thực vật nên mới ở đây lâu như vậy. Vì thế mà căn phòng của y mặc dù nhỏ nhưng hế sức ngăn nắp.

Hơn nữa, trước mặt căn phòng là một con sông nhỏ, hai bên bờ sông thực vật mọc tươi tốt. Chỉ cần tới gần căn phòng có có thể cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên rất đậm.

Kiệt Pháp bỏ công cụ rồi múc một chút nước trong vắt trong thùng gỗ cho vào trong chậu sau đó rửa hai tay và mặt. Cho đến khi nghe thấy một tiếng hét kinh hãi của Vi Ngọa vang lên, y mới vội vàng lau khô rồi chạy vào.

– Có chuyện gì vậy hả Vi Ngọa?

Kiệt Pháp đẩy cửa bước vào thì thấy đệ tử của mình đang cầm một tờ giấy trắng, nét mặt có chút khác lạ.

– Giáo sư! Có tin nhắn cho ngài… – Vi Ngọa đưa tờ giấy cho Kiệt Pháp.

Kiệt Pháp nhận lấy tờ giấy, ngay lập tức sắc mặt trầm xuống. Rất lâu sau, lão mới nói:

– Nếu nhưng gì trên đây nói là thật thì La Mông làm cho ta thất vọng rồi. Có lực lượng mà lợi dụng nó để làm trái với điều cấm thì sau này làm sao có thể truyền thụ được cho hắn thêm nhiều tri thức và lực lượng đây?

– Nhưng giáo sư! Người nhắn lại…


Kiệt Pháp nhìn cái tên, nghĩ nghĩ rồi nói một cách lạnh lùng:

– Ta không cần biết người nhắn là ai. Hiện tại ta chỉ muốn biết thiếu niên kia có phải làm chuyện ảnh hưởng tới vinh quang của Đức Lỗ Y hay không?

Nói xong, y vò tơ giấy lại, đang định vất đi thì nghĩ gì đó rồi bỏ vào trong ngăn kéo.

Mà cùng lúc đó, Pháp Phí và La Mông đã trở lại trấn cũng nhận lấy lần thu hoạch lớn đầu tiên trong đời của mình.

– Oa! Chỉ riêng chỗ thịt trâu rừng đã bán được năm mươi đồng bạc.

Pháp Phí xách túi tiền nặng trịch, cười híp cả mắt.

Cũng không thể trách hắn hưng phấn như vậy. Cho dù là một con trâu cái khỏe mạnh thì trong trấn nhỏ cũng chỉ cần bỏ ra một trăm đồng bạc là có thể dắt về nhà. Còn lần này, bọn họ không chỉ bắt được một con trâu rừng to kiếm được thịt và da mà còn dắt được hai con nghé con về.

Gã đứng chờ ở cửa nhà trọ Mặc Đặc. Sau khi cùng gã về, La Mông đang nói gì với Mặc Đặc. Nghe thấy tiên sinh Mặc Đặc nói rằng:

– Sau này có món ăn nào nữa thì đưa tới đây cho ta.

Nét mặt của Pháp Phí càng thêm rạng rỡ.

Còn La Mông từ biệt Mặc Đặc, đi tới vỗ vỗ vai Pháp Phí rồi nói:

– Đi cùng ta tới nhà Ni Khắc.


Sau khi để lại bốn mươi đồng bạc, hai người ra khỏi nhà Ni Khắc. La Mông lấy năm đồng bạc đặt vào tay Pháp Phí.

– Số này cho ngươi. Mặc dù không nhiều lắm nhưng cứ tin tưởng ta. Sau này sẽ còn nhiều hơn.

Pháp Phí chỉ do dự một chút rồi nhận năm đồng bạc một cách thoải mái. Mặc dù lần đi săn này, bọn họ chủ yếu là để gom góp tài chính cho Ni Khắc nhưng sau khi đưa cho Ni Khắc phần lớn, bản thân mình lấy một chút cũng là chuyện đương nhiên. Dù sao thì đó cũng là công sức của mình.

Lúc sau, hai người lại thảo luận về hai con nghé và tấm da trâu. Cuối cùng, cả hai quyết định tạm thời Pháp Phí sẽ đưa hai con nghé về nhà chăn nuôi, còn da trâu thì tạm thời La Mông sẽ giữ chờ khi gặp được người thích hợp mới bán.

Mắt thấy mặt trời đã lên cao, Pháp Phí dắt hai con nghé con, vui vẻ đi về nhà. Còn La Mông thì theo thói quen từ trước đi tới thần điện.

La Mông tới vườn thảo dược vội vàng làm công việc của mình rồi sau đó mới đi xem đồ ăn.

Nhìn bồn hoa trước cửa thần điện, tâm trạng của La Mông rất tốt. Vẫn như thường lệ, nữ quản sự phu nhân Tát Lâm đã chờ ở đó từ trước.

La Mông vội vàng rửa sạch tay sau đó giúp đỡ bưng thức ăn lên.

Mọi việc vẫn như thường ngày, chỉ có điều từ khi La Mông trở thành Đức Lỗ Y, hắn bắt đầu có tư cách được ăn bánh mì trắng.

– Cảm tạ nữ thần đã ban thực vật cho chúng ta. – Cũng vẫn như thường lệ, đầu tiên là cảm ơn nữ thần, sau đó mới bắt đầu ăn.

Bởi vì nhà của Nam tước đại nhân có khách quý nên hôm nay nhị tiểu thư Ngả Lỵ Ny cũng không đến thần điện. Chỉ có người vẫn ở bên cạnh Ngả Lỵ Ny là mục sư Đặc Ni Tư lại xuất hiện.

Trong ánh mắt khác lạ của mục sư Đặc Ni Tư, La Mông vội vàng ăn món ăn rồi quyết định tới thư viện của thần điện để đọc sách.

Khi hắn sắp tới gần thư viện thì có một người ở phía sau cất tiếng gọi. La Mông quay lại nhìn thì thấy đó chính là Đức Lỗ Y Kiệt Pháp.

Hắn vội vàng đi tới, cung kích hỏi:

– Lão sư! Ngài tìm tôi có việc gì?


Kiệt Pháp nhìn hắn một cách thản nhiên rồi hỏi luôn vào vấn đề:

– Nói cho ta sáng hôm nay có phải ngươi đi săn bắt trâu rừng hay không?

La Mông sửng sốt, nghĩ thầm tại sao lão sư lại biết được. Có điều hắn cũng không nghĩ tới chuyện giấu diếm nên thừa nhận một cách thẳng thắn:

– Đúng vậy thưa lão sư! Sáng hôm nay đúng là con và Pháp Phí vào rừng săn bắt trâu rừng. Bởi vì gần đây chúng con quá cần tiền cho nên…

– Giỏi lắm! Không cần nói nữa. – Kiệt Pháp đột nhiên quát lên.

Thấy La Mông kinh ngạc nhìn mình, Kiệt Pháp cố gắng kìm chế cơn giận mà nói:

– Không cần phải nói lý do nào nữa. Dù sao thì ngươi cũng đã đi săn giết trâu rừng đúng không? Lần trước khi Ni Khắc bị thương, ta đã nói với ngươi về sau không được làm việc đó nữa. Nhưng bây giờ, ngươi không chỉ đi săn mà lại còn bắt giết trâu mẹ và nghé con. Chẳng lẽ ngươi không biết rằng làm một Đức Lỗ Y phải gần gũi với tự nhiên và không được phá hoại sự cân bằng của nó hay sao? Đặc biệt là vì lợi ích riêng của bản thân?

“Chuyện này…” La Mông cũng hiểu đối với một Đức Lỗ Y mà nói thì đúng là không ổn. Nhưng xét về phương diện khác thì hắn làm vậy cũng chỉ vì sự sống của Ni Khắc mà thôi.

La Mông vốn vô cùng tôn kính đối với lão sư vì vậy mà hắn mở miệng giải thích:

– Lão sư! Chúng con làm vậy cũng là vì bất đắc dĩ. Tình hình của Ni Khắc ngài cũng đã biết. Hơn nữa, hắn còn phải có dinh dưỡng để tầm bổ, lại còn phải trả nợ.

– Bất đắc dĩ? – Kiệt Pháp tức đến mức không nói được nên lời. Y cũng không thèm để ý tới những gì nhắn trên giấy về đủ mọi hành động độc ác của La Mông có phải là thật hay không.

Dù sao thì nói cho cùng, thiếu niên bần cùng hèn mọn này cũng không thực sự là đệ tử của y. Vì vậy mà với việc hắn làm ô nhục thân phận và vinh quang của Đức Lỗ Y, Kiệt Pháp không thể chấp nhận nổi.

– Được rồi! Nếu ngươi có nhiều nỗi khổ như vậy thì từ bây giờ trở đi, ngươi không cần phải tới gần ta nữa. Từ nay về sau, ta không muốn gặp ngươi.

Phản ứng của Kiệt Pháp hoàn toàn nằm ngoài suy nghĩ của La Mông.

Y nói ra câu đó hết sức kiên quyết và tuyệt tình không cần quan tâm tới tình thầy trò giữa hai người.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.