Thiên Hạ Kiêu Hùng

Chương 5: Bí kíp đao pháp


Đọc truyện Thiên Hạ Kiêu Hùng – Chương 5: Bí kíp đao pháp

Lúc Thẩm Nhu Nương đem cơm canh từ nhà bếp về thì hai đứa nhỏ đang bắt kiến ở ngoài sân. Chúng chụm sát đầu vào nhau, cùng quỳ rạp trên mặt đất, hết sức chăm chú. Thẩm Nhu Nương không khỏi mỉm cười vui mừng. Sau này hai đứa ở chung với nhau thì sẽ có bạn chơi cùng.

– Hai đứa đã đói bụng chưa?

Cô ta đem thức ăn đi vào sân, mỉm cười hỏi.

– Đói rồi ạ.

Nguyên Khánh và Nữu Nữu cùng nhảy cẫng lên, vội vàng tranh nhau coi ai chạy về nhà bếp nhanh hơn. Nhưng chạy được nửa đường thì Nguyên Khánh lại dừng lại để cho Nữu Nữu chạy ào về phía trước. Nữu Nữu chiếm được một chỗ ngồi tốt liền vui mừng vỗ tay nói:

– Nguyên Khánh ca ca, muội thắng rồi!

– Nữu Nữu ngốc. Đó là Nguyên Khánh ca ca nhường con đó!

Thẩm Thu Nương cười đi vào nhà bếp. Cô ta thấy Nguyên Khánh đi chầm chậm thì lấy làm lạ hỏi:

– Không phải đói bụng rồi sao?

Nguyên Khánh gãi ót, buồn bã vì sự thất thố hồi nãy của mình. Bà nó chứ, dù sao thì mình cũng đã hai mươi mấy tuổi đầu rồi, sao còn giành ăn với một con nha đầu mới ba tuổi chứ. Chẳng lẽ bên trong mình vẫn còn một chút tính trẻ con chưa biến mất thật sao?

– Nguyên Khánh, mau rửa tay ăn cơm đi.

Thẩm Thu Nương đưa chén đũa cho bọn nhỏ, cười thúc giục hắn:

– Bụng đói xẹp lép rồi phải không!

Nhìn nụ cười dịu dàng, thân thiết của thím, sự buồn phiền trong lòng Nguyên Khánh lập tức biến mất. Mình vốn chỉ mới ba tuổi thôi mà! Vẫn còn tính trẻ con không phải là rất bình thường sao? Có gì phải ủ rũ chứ?

Hắn vui vẻ đáp lại một tiếng. Rửa tay xong, vui vẻ ngồi sát bên cạnh Nữu Nữu, cầm đũa lên rồi và đầy một miệng cơm, miệng lầu bầu gì đó không rõ lắm:


– Thím, con đói bụng quá.

– Đói thì ăn nhiều một chút.

Thẩm Thu Nương thấy dáng vẻ hắn ăn trông thật kháu đáng yêu liền gắp cho hắn một miếng thịt to nhất với vẻ yêu thương, lại hỏi hai đứa:

– Lúc chiều không có ta ở nhà, các con có nghịch ngợm gì không?

– Không ạ! Chúng con rất ngoan.

Nguyên Khánh và Nữu Nữu cùng nhìn nhau cười. Đó là bí mật của chúng….

Ăn cơm tối xong, Thẩm Thu Nương dọn dẹp chén đũa rồi bắt đầu dạy chúng học. Ngọn đèn dầu nhỏ trong phòng đã được thắp sáng. Hai đứa trẻ ngoan ngoãn ngồi trên chiếc sạp gỗ. Trên chiếc sạp có chiếc bàn nhỏ, mỗi đứa ngồi một bên.

A hoàn Thu Cúc đem đến rất nhiều giấy bút cho chúng còn sách thì chỉ mình Thẩm Thu Nương có thôi. Cô ta lôi một chiếc rương trúc từ dưới sạp ra. Đây là tài sản duy nhất mà cô giữ lại được. Là một rương sách, gồm có ba bốn chục quyển. Vì trong mắt bọn binh lính xét nhà thì những thứ này chẳng đáng giá gì nên mới có thể giữ lại được.

Thời đó chưa xuất hiện kĩ thuật in ấn bản khắc. Tuy đã có in ấn bằng đá rồi nhưng chủ yếu là để in kinh Phật, còn sách vở thì chép tay lại thôi. Cho nên mới có nghề gọi là nghề chép sách. Một gia đình bình thường có thể có được một cuốn sách đã là chuyện khó rồi. Cũng bởi vì Thẩm Thu Nương được sinh ra trong một gia đình danh giá nên mới có thể có được nhiều sách như thế này.

Nguyên Khánh rất hứng thú với rương sách của Thẩm Thu Nương. Cái đầu nhỏ xinh của hắn tiến sát đến phía trước, tươi cười nói:

– Thím, cho cháu xem với, có sách gì hay không ạ?

Thẩm Thu Nương gõ nhẹ đầu của hắn một cái:

– Ngoan ngoãn ngồi lại nào, sau này sẽ cho cháu xem.

Nguyên Khánh đành phải ôm đầu ngồi bên cạnh Nữu Nữu. Nữu Nữu gãi gãi ngón tay út trắng nõn nà lên mặt tỏ vẻ vui mừng hả hê khi hắn bị đánh. Nguyên Khánh thè lưỡi làm mặt quỷ với cô bé. Làm mặt quỷ rồi lại thấy hối hận. Sao mình càng sống lại càng trẻ con vậy?

– Chúng ta bắt đầu thôi!


Thẩm Thu Nương cầm vài cuốn sách ngồi trước mặt chúng. Bút giấy đều đã chuẩn bị xong. Cô ta đã từng dạy con gái mấy trăm chữ rồi nhưng lại không biết Nguyên Khánh biết được bao nhiêu chữ liền cười hỏi hắn:

– Nguyên Khánh, cháu biết được bao nhiêu chữ?

Thực ra thì chữ ở thời đại này không phải là chữ giản thể, nhưng Nguyên Khánh hầu như đã biết hết. Hắn không dám làm thím sợ nên đành phải gãi gãi đầu nói:

– Một ngàn chữ ạ!

– Giỏi hơn Nữu Nữu một chút. Được rồi, chúng ta không học chữ mà đọc sách luôn.

Thẩm Thu Nương lấy ra một cuốn Kinh Thi, tiện tay mở đến trang mà cô gấp góc.

– Các con đọc theo thím nha.

– Kiêm gia thương thương, bạch lộ vi sương. Sở vị y nhân, tại thủy nhất phương……

Từ hôm đó trở đi, tiếng đọc sách cứ vang lên mỗi ngày. Không lâu sau, Dương Huyền Cảm đi nhậm chức Tống châu Thứ sử, Trịnh phu nhân lo lắng nên cũng đi theo. Cuộc sống của Nguyên Khánh càng tiêu diêu tự tại. Học bài tuy khổ nhưng Thẩm Thu Nương lại chăm sóc hắn từng ly từng tý, coi hắn như con đẻ vậy, khiến cho hắn được nếm trải một tuổi thơ có sự chăm sóc của người mẹ.

Nửa năm sau, Nguyên Khánh lại cao hơn một chút, thay đổi dần theo thời gian. Hắn đã quen thuộc với từng ngóc ngách trong Dương phủ như lòng bàn tay, ngoại trừ phòng ngủ ở sân sau. Những người phụ nữ khỏe mạnh tuân thủ mệnh lệnh của Trịnh phu nhân một cách nghiêm ngặt nên không cho phép Nguyên Khánh vào một bước.

Ít lâu sau thì Nguyên Khánh lại phát hiện ra một thế giới mới của Dương phủ.

Chiều hôm nay, khi chơi trốn tìm với Nữu Nữu ở đông viện thì hắn phát hiện ra một cái sân bị vây lại bởi một bức tường cao. Bên trong lâu lâu lại vọng ra tiếng la hét.

– Nữu Nữu, ở trong này làm cái gì vậy?


Nguyên Khánh tỏ vẻ tò mò.

Nữu Nữu lắc lắc đầu. Cô bé cũng không biết. Nguyên Khánh mơ hồ đoán được có lẽ bên trong chính là nơi luyện võ của Dương phủ. Triều Tùy là đỉnh cao của võ nghệ, Dương Tố dùng võ để lập nghiệp, trong phủ sao lại không có nới luyện võ được chứ. Nửa năm qua Nguyên Khánh đều không phát hiện ra. Hắn đoán có thể chính là chỗ này.

– Chúng ta đi xem thử đi.

Hắn quay đầu tìm lối vào. Nữu Nữu đã trở thành cái đuôi bám theo. Tất cả đều làm theo ý của hắn:

– Nguyên Khánh ca ca, đợi muội với!

Cô bé vội vàng chạy theo sau Nguyên Khánh.

Nhưng hai đứa tìm hết một vòng mà không tìm thấy lối vào đâu. Lúc này Nguyên Khánh mới sực nghĩ lại. Lối vào của nơi luyện võ không phải ở trong Dương phủ mà là ở bên ngoài. Muốn vào nơi luyện võ thì phải ra khỏi phủ đã.

– Nếu không, chúng ta trèo lên cây đi.

Dù Nguyên Khánh mới ba tuổi nhưng tầm vóc của hắn lại rất lớn, suy nghĩ chín chắn và khát khao được học võ đã vô cùng mạnh liệt rồi. Hắn chẳng biết tí gì về võ thuật của thời đại này nhưng hắn biết thời kỳ loạn lạc sắp đến rồi. Muốn tồn tại được trong thời kỳ loạn lạc thì phải đi theo con đường võ thuật.

Hắn tìm được một cây đại thụ có cành thấp, nhổ miếng nước bọt vào tay rồi bắt đầu trèo lên. Trong sân nơi chúng ở có một cây hạnh thụ. Hắn leo cây thành thục không ai bằng.

Nhưng Nữu Nữu lại thụt lùi về phía sau mấy bước. Cô bé đã từng bị ngã từ trên cây xuống nên rất sợ leo cây. Cô bé quay mình bỏ chạy:

– Muội về trước đây.

– Nữu Nữu.

Nguyên Khánh gọi không kịp nữa chỉ biết trơ mắt nhìn cô bé chạy tít ở phía xa. Hắn cười giễu. Võ công của Hồng Phất Nữ rất cao nhưng dường như Nữu Nữu lại không có một chút hứng thú đối với việc luyện võ. Sau này làm sao mà làm hiệp nữ chứ?

Không đợi cho hắn suy nghĩ xa xôi. Tiếng khiển trách ở trong sân đã làm cho hắn chú ý.

– Các ngươi đang luyện võ đây sao? Các ngươi đang nghịch đao thì có.

Hắn từ từ leo lên cao rồi nhanh chóng leo lên bức tường, bỗng không kìm được một tiếng thét kinh hãi:


– Ghê gớm thật!

Không ngờ sân luyện võ của Dương phủ cũng rộng không kém gì sân bóng thời giờ. Vô cùng thông thoáng, cỏ mọc khắp nơi, giống y như một thảo nguyên vậy. Mấy chục con ngựa đang thảnh thơi gặm cỏ ở góc đông bắc, ở giữa sân dựng lên mấy hình nộm bằng cỏ dùng để luyện cưỡi ngựa bắn cung.

Còn ngay phía dưới bức tường bao vây là chỗ nghỉ ngơi. Trên mặt đất đã mất đi mười mấy miếng gỗ. Mấy chục thanh niên chừng mười sáu mười bảy tuổi đang ngồi nghỉ trên một mảnh gỗ.

Nơi này của Dương phủ chủ yếu là để cho tử đệ của Dương gia luyện võ. Đồng thời cũng là nơi luyện võ của những người đầy tớ gia đinh của Dương phủ. Những gì mà hôm nay Nguyên Khánh nhìn thấy chỉ là một bộ phận tử đệ của Dương gia luyện cưỡi ngựa bắn cung thôi.

Lúc các tử đệ của Dương gia nghỉ ngơi cũng bàn luận chuyện võ nghệ. Một vị võ sư được Dương phủ mời đến dạy đang chỉ đạo tử đệ của Dương gia luyện đao pháp.

Nguyên Khánh ghé sát vào một nhành cây chăm chú nhìn người này luyện đao. Từ góc độ của một hậu thế thì đao pháp của vị tử đệ này của Dương gia rất tuyệt, vô cùng điêu luyện, ánh sáng chớp nhoáng, động tác liên tục, không ngừng nghỉ chút nào. Thi đấu võ thuật cũng chỉ đến thế này thôi chứ mấy.

Nhưng vị võ sư kia lại nhíu chặt mày lại, có thể thấy là ông ta cùng không vừa lòng. Ông ta không ngừng quát mắng:

– Khí thế ở đâu hết rồi? Sức mạnh nữa? Sao giống đàn bà thêu hoa vậy hả!

– Triệu sư phụ, ta thấy đao pháp của Bát Lang vô cùng tuyệt vời rồi.

Một vị tử đệ nhiều chuyện của Dương gia đã nói ra suy nghĩ trong lòng của Nguyên Khánh. Hắn cảm thấy rất tuyệt mà! Có chỗ nào không tốt đâu?

– Đúng là đồ vô dụng!

Vị võ sư họ Triệu tức giận mắng một tiếng:

– Hắn như vậy thì có thể đánh nhau với đội kỵ binh của Đột Quyết không? Các người đã từng ra chiến trường chưa? Hàng nghìn, hàng vạn người ngựa chém giết lẫn nhau. Một cây đao nặng mấy chục ký, ngươi có thể múa nó trong mấy canh giờ mà không biết mệt không? Đội kỵ binh của Đột Quyết thân cao bảy thước cùng với thượng cấp tuấn mã, ngươi có thể một đao chém cả người lẫn ngựa thành hai mảnh được không? Cây đao nhỏ trong tay các người chưa tới mười ký, không phải là đàn bà thêu hoa thì còn là gì nữa.

Giọng của võ sư Triệu như tiếng chuông, khiến cho Nguyên Khánh cảm thấy run rẩy. Nhưng mỗi câu nói của ông ta đều cứ như chùy lớn nện vào lòng Nguyên Khánh.

Trước kia, hắn nghe cuộc chiến của Tùy Đường. Nói là Lý Nguyên Phách cầm chùy nặng bốn trăm ký, chùy của Bùi Nguyên Khánh nặng một trăm năm mươi ký, cái phượng sí lưu kim thang (1) của Vũ Văn Thành Đô là một trăm hai mươi ký. Lúc nhỏ hắn nghe đến mê mẩn, cảm thấy tất cả đều là sự thật. Nhưng lớn lên mới biết đó chẳng qua chỉ là sự khoa trương của những nhà tiểu thuyết thôi.

1. Phượng sí lưu kim thang: nó na ná thế này nhưng là hình cánh phượng

Nhưng sau này vô tình nhìn thấy một bức hình cũ, là một binh sai cầm Thất Tinh Kiếm mà nghe nói là của Ngô Tam Quế. Lưỡi kiếm ấy còn cao hơn cả người, ít nhất cũng nặng hai ba chục ký. Lúc này hắn mới nhận thức được rằng, vốn dĩ võ công trong lịch sử và võ thuật thời sau này hoàn toàn không giống nhau. Tuy không phải là nội công trong tiểu thuyết võ hiệp nhưng cũng tuyệt đối không phải là khoa chân múa tay không thôi.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.