Đọc truyện Thị Phi – Chương 16
Chiều hôm đó, sau khi tan sở. Diên đã phải chạy tìm khắp nơi, mong rằng có thể thuê 1 chiếc xe máy cũ kĩ nào đó rẻ rẻ một chút để tiện cho việc đi lại. Vì nghe chị Tú nói, tình hình ở kho biến động rất lớn: phải theo dõi chặt chẽ. Lý do vì kho hàng làm việc 24/24, nếu Diên đi làm theo giờ hành chính, có thể sẽ chẳng theo dõi kịp. Mà từ đầu đến giờ Diên toàn đi làm chung với Hường , còn nếu như không đi với Hường thì đành đi xe bus. Giờ thì có lẽ không còn nhờ vả vào 2 phương án này được nữa rồi.
Lụi cụi đến tận 9h đêm cũng tìm ra được 1 nơi cho thuê con xe. Ông chủ phủi bụi rồi đẩy ra cho Diên bảo:
– Nè! Chỉ còn mỗi chiếc này là vừa giá của cô đưa ra đó. Thời này cái giá cô đưa có mà mướn xe đạp chứ xe máy gì.
– Haizz… chú ơi thông cảm. Con đi làm thuê, cũng không dư dả.
– Ừm … Thôi chạy tạm chiếc này đi. Nhìn cà tàng vậy thôi chứ máy móc cũng còn ngon lắm.
Thật sự đưa tiền rồi lấy xe, đẩy ra cái xe cứ khựng khựng thế nào. Nhìn bộ giàn mã bên ngoài thôi cũng đủ biết xe này không “ ngon” như ông chủ nói đâu. Nhưng Diên biết làm sao được, đành cắn răng. Diên thử đạp 1 cái, 2 cái rồi đến cái thứ 3 nó mới chịu nổ máy. Ông chủ thấy thế lại bảo:
– Máy móc bỏ lâu quá nên nguội lạnh thôi mà.
Diên đành bấm bụng chạy xe về nhà trọ. Giờ này nếu còn đi tìm nữa chắc cũng chẳng còn chỗ nào. Trời cũng gần khuya. Còn tiệm nào mà mở cửa nữa đâu.
– —
Sáng hôm sau, Diên chạy đến kho hàng. Mà cũng nhờ “ ơn” chiếc xe ngon lành này của ông chủ mà D đã trễ tận 15 phút. Vừa đẩy xe vào cổng bảo vệ định gửi xe vào thì đã nhìn thấy ánh mắt của anh bảo vệ nhìn về xa xăm phía kia.
– Nè anh … Ghi thẻ cho tôi đi!
Hình như anh ta mãi nhìn về hướng xa đó mà không để ý được xe của Diên đã đứng ngay vạch quy định và đang chờ anh ta đưa thẻ. Đến khi D lên tiếng thì anh ta mới giật mình và quay lại nhìn:
Advertisement / Quảng cáo
– Ủa? Xin lỗi chị nhé! Cứ mãi nhìn về phía kia. Ủa? Mà chị là người mới hả? Sao nhìn mặt lạ quá?
– Vâng! Đúng rồi! Chỉ vào làm mấy hôm đợi công ty đủ nhân sự thôi.
– Ừm. Tôi cũng thấy mấy chị nhân viên ở phòng ban khác đến, vừa nãy chị có thấy người thanh niên ở gốc kia không?
Diên nhìn về phía tay anh bảo vệ chỉ:
– Không! Sao ạ?
– Nghe bảo là sếp Dân đó. Haizz… tội nghiệp anh ta, cũng chẳng biết gia đình mâu thuẫn kiểu gì: ba ruột lại đối xử với con mình như vậy nữa.
Diên vừa nghe đến đây mới chợt nhớ đến cái chuyện lùm xùm mấy hôm nay của công ty. Sếp Dân thì bị đẩy xuống khâu điều phối hàng, còn sếp Quang lại được lên là tổng. Nghe tin này, trong lòng Diên cũng không suy nghĩ gì. Diên cũng chưa tiếp xúc với sếp Quang bao giờ nhưng sếp Dân thì lại có. Diên thầm nghĩ:
– Thật ra … sếp Dân cũng rất thân thiện. Anh ta sẵn sàng cho nhân viên cấp dưới mượn chiếc máy đắt tiền của mình dù chẳng biết cô nhân viên này là ai … Giờ nghe tin như vậy cũng thấy tội nghiệp.
Diên suy nghĩ vậy thôi nhưng cũng không nói gì, cô cười, nhận thẻ xe rồi chạy xe vào trong bãi.
Cô cầm tập hồ sơ bước vào văn phòng đặt ở bên hông nhà kho. Vừa bước vào, Diên cũng vừa thấy 7-8 người nhân viên ở bộ phận khác đang làm việc ở đây. Nhận diện được họ nhờ bộ đồng phục mà họ mặc trên người. Có lẽ công việc khá nặng nên họ cứ mãi chú tâm vào làm mà không ai biết đến sự có mặt trễ nãi của Diên. Diên cũng chọn cho mình 1 góc phòng rồi ngồi vào chiếc máy tính. Ở góc bàn có 1 bộ hồ sơ nhỏ ghi rõ quy trình làm việc và lấy dữ liệu. Đây chắc là hồ sơ mà ban điều hành vừa truyền xuống.
Diên vừa ngồi xuống máy tính, dở tập hồ sơ ra thì 2 mí mắt bắt đầu nặng trịch. Chẳng hiểu sao ngủ rất đủ nhưng cứ sáng sớm tầm giờ này, Diên lại như thiếu ngủ 100 năm. Diên bấm lưu dữ liệu đang làm dang dở rồi khều khều chị nhân viên lạ mặt ở phòng ban nào đó kế bên hỏi chuyện:
– Chị ơi! Cho em hỏi chút được không?
Chị nhân viên quay sang trả lời:
– Sao em?
– Cho em hỏi căn tin ở đâu ạ?
Chị nhân viên mới này nhìn Diên rồi nhìn bộ đồng phục trên người Diên mặt liền trả lời:
– Phòng hình thức cử em đến hả em?
– dạ!
– Chị cũng từ bộ phận marketing chuyển đến nè. Cũng ngày đầu nên cũng không rõ nữa.
– À vậy hả … Vậy em phiền chị quá.
– Ừa không sao.
Rồi thì đành phải tự mà tìm thôi.
– Chứ sổ sách số thế này, để nhầm thì toi mất.
Diên bước ra khỏi văn phòng, ngó ngang ngó dọc thì thấy ở phía xa xa đó có 1 cái quán nhỏ. Hình như là căn tin. Diên bước nhanh về phía đó … Nhưng có gì đó ồn ào ở 1 gốc khác. Tiếng cãi vả to tiếng của 1 người đàn ông thu hút sự tò mò của Diên:
– Tôi muốn phân công cho ai thế nào là chuyện của tôi. Tôi là quản đốc ở đây. Cậu nên nhớ bây giờ cậu cũng chỉ là nhân viên quèn dưới lệnh của tôi thôi. Cậu lấy tư cách gì quản tôi???
Diên bước lại gần, đứng nép góc tường thì thấy có 4 người đàn ông đang đứng đó trong khi mọi người vẫn đang làm việc. Và 1 trong 4 người đó là sếp Dân.
Thật sự cái hình ảnh áo vest, tóc vuốt cao sang trọng đỉnh đạc. Da trắng, mặt ngầu đâu rồi. Diên còn nhớ rõ cái nét mặt đằng đằng sát khí của buổi hôm nào anh ta không cho phép Diên vào làm người mẫu đại diện đó. Cái nét mặt đó hệt như nét mặt lúc này của anh ta. Nhưng không phải là bộ vest lịch lãm mà là bộ đồ bảo hộ lao động màu cam lem luốc dành cho những công nhân hoạt động chân tay: khuynh vác, hoặc điều khiển xe lưu động ở đây.
Dân lên tiếng:
– Phải! Tôi không còn chức quyền gì nhưng tôi vẫn là con người. Với tư cách là 1 con người tôi khuyên anh nên phân bổ công nhân cho đúng. Bác này đã rất già rồi. Để bác đó ở nhà, làm trong kho sẽ mát mẻ và tốt hơn. Thanh niên trai tráng như anh này thì nên cho đi giao hàng. Trời nắng thế này người lớn làm sao chịu cho thấu. Bác cũng gần đất xa trời rồi. Anh không hiểu sao?
Người đàn ông tự xưng là quản đốc lúc nãy cầm tập hồ sơ giơ giơ ra chỉ trỏ gì đó với Dân rồi tiếp:
– Tôi đã lên lịch cả rồi. Làm đi! Không cãi nhiều. Không ai hơi đâu rãnh mà sửa đổi. Anh cũng về mà lo chạy xe đi. Làm tài xế rồi chứ có phải còn tổng giám đốc đâu mà hách dịch. Nể tình là con của chủ tịch tôi không đẩy anh lên phòng kỷ luật chứ như từ nãy đến giờ là tôi tống cổ anh đi rồi. Đừng có mà ở đây lớn tiếng với tôi. Đi làm thì ai cũng như ai thôi: già trẻ bé lớn gì cũng vậy!
Anh thanh niên được phân công làm ở kho bãi cười hề hà rồi theo chân quản đốc bước vào trong kho làm việc. Bác công nhân già nua ốm yếu, trong cũng tầm 60 tuổi lụm khụm đi về phía Dân rồi nói:
– Thôi cậu Dân ơi! Tôi đã làm cũng được 3 năm rồi. Tôi quen rồi!!
2 người kia tản đi. Hình như Huy Dân cũng cảm thấy bất lực, anh không nói gì nữa cứ lẳng lặng bước lên xe kiểm tra giấy tờ rồi bảo với bác công nhân già.
– Đứng đó, phần bác để con khuynh.
Advertisement / Quảng cáo
– Trời trời … đâu có được cậu … Để tôi với mấy cậu này vác. Nhiệm vụ của tài xế là chỉ kiểm tra giấy tờ xe, xăng cộ và chở hàng thôi. Với lại cậu lại là con của chủ tịch … thiệt tôi không dám đâu.
Huy Dân vờ như không nghe lời của bác công nhân già, anh mặt lạnh nhạt đẩy tay bác ra không nói lời nào rồi làm nốt phần việc của bác. Anh bảo:
– Từ nay bác giao hàng cứ đi với tôi! Không sao!
Diên đứng ngóng chuyện 1 hồi thì mới quay mặt đi về phía căn tin. Thời gian không cho phép Diên đứng đó lâu hơn nữa. Không nói ra thì ai nhìn vào cũng hiểu: người thanh niên trẻ đó có mối quan hệ tốt với quản đốc nên được xếp những công việc nhẹ nhàng, trong nhà mát mẻ. Còn bác công nhân già kia: không có gì cả đành phải nhận những công việc nặng nề dù tuổi tác đã cao. Chỉ tiếc là bây giờ tiếng nói của Huy Dân không còn giá trị nữa.
– Haiz… giá như anh làm sếp tổng thì có phải tốt không.
Tự dưng trong lòng Diên có cái gì đó thấy tủi tủi cho anh. Xuống đến bộ phận này thì chẳng khác gì là tầng lớp thấp nhất của công ty. Ngay cả bản thân anh cũng bị người khác khi dễ thì anh bảo ban được cho ai.
– Thôi … Mình còn việc của bản thân lo chưa xong. Đi mua cà phê lẹ rồi còn về làm nữa.
Huy Dân sau một buổi đầu chạy xe giao hàng về, vừa phải khuynh phụ cho bác công nhân già. Đôi vai anh bắt đầu thấm mõi, khay cơm trước mặt anh bây giờ như sắt đá. Anh lấy tay lau những giọt mồ hôi còn lấm tấm trên mặt mình. Chợt từ xa có ai đó chạy lại:
– Dạ! Anh Dân … Chị Nguyên đưa cơm cho anh đây!
Dân vừa nghe xong liền quay sang nhìn:
– Về bảo chị Nguyên, anh ăn cơm no rồi nhé!
Vừa nói dứt câu, Huy Dân bước thẳng lên phòng nghỉ trưa, bỏ khay cơm còn nguyên chưa ăn muỗng nào cùng cả khay cơm có người vừa đem đến đó. Người đem cơm cho anh cũng tiu nghỉu, chẳng biết chuyện gì đang xảy ra. Anh ta chỉ biết lắc đầu:
– Haiz… sao kì vậy. Vợ dở cơm cho chồng mà lại không nhận là sao? Thật khó hiểu!
– —
Một ngày làm việc nặng đầu cũng trôi qua … Nhưng sao Diên lại cảm thấy yên bình. Cái cảm giác làm ở văn phòng này dù với 1 tấn công việc to bè, ai nấy cũng đều chăm chú làm việc, không ai để ý đến ai. Vậy mà lại nhẹ nhàng! Khác xa với cái phòng hình thức xa hoa. Lúc nào cũng đầy hoa thơm, máy lạnh, trà nước mát mẻ với những công việc nhẹ nhàng, quần áo tinh tươm sạch sẽ xinh đẹp, chỉ cần ngồi và chờ ý tưởng đến. Để rồi khi rãnh rỗi quá, con người ta lại có thời gian dựng chuyện, soi mói mau. Còn ở nơi đây, chỉ có quạt máy và sổ sách. Những con người ngoài công việc ra thì họ chẳng còn để ý đến cái gì khác. Việc nặng đầu thật nhưng ra khỏi phòng thì rất nhẹ nhàng. Còn ở phòng hình thức: việc rất nhẹ nhàng nhưng dư âm ra khỏi phòng thì nặng nề quá. Lúc nào cũng phải dè chừng nhau về những ý tưởng của nhau.
Chiếc xe cà tàng dù chạy chậm nhưng may thay nó chẳng tắt máy. Rồi thì 6h chiều, Diên cũng về đến phòng trọ.
– Ủa? Nghe nói làm đó lấy số liệu 24/24 mà? Sao mày về đây vậy?
– Tao cài chương trình cho máy tự lấy số rồi. Khuya tao vào sớm tổng kết.
– Ủa sao mày biết chiêu này vậy?
– Mấy chị mới quen chỉ tao. Thật ra mấy chị cũng định ở lại đó luôn để cập nhật cho nhanh. Cho chi tiết, nhưng mà có phần mềm bên công ty đề xướng cho xài thử nên cũng ok. Không phải mệt mõi!
– À! Bửa giờ từ lúc mày vào đến giờ tao mới nghe được 1 việc tốt từ đồng nghiệp làm cho mày đó nha. Chứ trước giờ toàn tao thấy gì mà như “ thâm cung tranh sủng”. Tao mệt ghê đó!
– Ừa … Mấy anh chị của mấy phòng ban khác cử qua đây cũng dễ thương. Cũng giúp tao nhiều lắm. Tao thấy công việc nặng mà nghe bình yên ghê. À mày … Kể mày nghe này nè!
– Vụ gì?
– Sếp Dân.
– Ừa đúng rồi. Sếp Dân giờ được điều về làm kho hàng miền Nam. Chắc mày có gặp hả?
– Ừa … Có gặp! Nay ốm tiều tụy thấy tội lắm mày.
Con Hường nghe vậy liền bĩu môi:
– Là ổng thôi chứ ai hại ổng đâu. Ai đời làm sếp tổng không chịu làm mà xuống làm tài xế. Tao còn nghĩ ổng bị điên hay cái gì á. Làm tổng giám đốc mà như ép ổng uống thuốc độc. Bắt lên ghế đó ngồi cho có vậy thôi cũng không chịu hoạt động gì hết. Thì ai mà chịu nỗi.
– Vậy hả mày?
– Ừa … 3-4 năm nay rồi. Cũng không biết ổng nghĩ gì hay gia đình có mâu thuẫn gì.
– Chắc có gì đó ẩn tình.
– Chuyện nhà người ta. Tao cũng không rành. Thôi lo đi ngủ sớm đi. Mai đi ra kho sớm rồi …
– —
Tại nhà riêng của ông Trọng,
– em nói sao? Nó không lấy cơm luôn à?
Advertisement / Quảng cáo
– Dạ! Em không biết có phải do thời gian em đi về thăm ba má lâu quá. Bây giờ anh ấy.. đã có người khác rồi không chị??
Ánh mắt rươm rướp đượm buồn của Nguyên cứ làm cho Mai khó chịu. Mai thật không hiểu em của mình nghĩ gì khi luôn từ chối người vợ cưới hỏi đàng hoàng của mình. 5 năm trước, Huy Dân và Nguyên làm đám cưới với nhau. Nguyên và Huy Dân là thanh mai trúc mã lớn lên với nhau từ hồi đi học. Thời sinh viên với biết bao nhiêu kỷ niệm. Cho đến khi ra trường được 2 năm thì 2 người quyết định làm đám cưới. Nhưng rồi khoảng thời gian này, gia đình ông Trọng xảy ra 1 biến cố: nói lớn cũng không lớn, mà nhỏ cũng không nhỏ.
Đó là quảng thời gian 5 năm về trước, đột nhiên bà Trọng mắc 1 chứng bệnh rất lạ rồi đột ngột qua đời. Trước lúc bà Trọng qua đời, có 1 khoảng thời gian ông Trọng đã rao bán công ty. Vì nghe nói căn bệnh này không thể trị được ở Việt Nam. Chỉ có thể qua Mỹ và điều trị với chi phí đắt đỏ.
Công ty thời gian đó cũng chỉ nhỏ bằng ½ với hiện bây giờ. Số tiền kiếm được hàng tháng không thể cứu nỗi bà Trọng. Và rồi ông quyết định rao bán, nhưng khi có người chấp nhận mua thì ông Trọng lại hủy cọc và không bán nữa. Rồi một thời gian sau đó thì bà Trọng qua đời. Cái quãng thời gian ông Trọng cực khổ tìm người mua lại công ty cũng là lúc mà Huy Dân và Nguyên mới cưới nhau được vài tháng.
Bên nhà gái vừa mừng vì gả được con gái vào gia đình gia môn thế phiệt. Chưa được cười vui thì đã hay tin bên nhà chồng con gái rao bán công ty như thể sắp trắng tay. Về phía gia đình của Nguyên rất lo rằng sau này cô sẽ có cuộc sống khốn khổ, nhưng họ vẫn không xen ý vào. Họ tự để cho đôi trẻ quyết định. Nhưng sau đó thì công ty được vực lại, ông Trọng hủy cọc với khách hàng của mình. Bồi thường hợp đồng với số tiền rất lớn để giữ lại công ty. Và trong vòng 1 năm sau khi bà Trọng mất, với sự quay trở về của Mai và sự giúp sức của Huy Dân. Công ty Venus trong vòng 1 năm bành trướng gấp đôi thời gian trước. Thời gian phồn thịnh của Venus bắt đầu từ đây.
Sau thời gian như bão quét qua đó, mọi người ai nấy cũng khen con dâu ông Trọng – vợ của sếp Huy Dân thật là con người 1 lòng 1 dạ. Cô Nguyên xinh đẹp lại thật lòng thật dạ yêu Huy Dân. Không giống như những cô tiểu thư chân dài khác khi thấy gia đình chồng sa cơ liền bỏ đi. Chỉ có Nguyên, trong lúc bão bùng Nguyên vẫn ở bênh cạnh Huy Dân mà không rời khỏi. Và ngay cả Mai – chị 2 của Huy Dân cũng biết được điều này.
– Nhưng tại sao nó lại không nhìn ra như vậy chứ??
Chị Mai tức khi nhớ về những chuyện của quá khứ, dòng nước mắt của cô em dâu rơi xuống trước mặt chị. Chị hiểu rõ nỗi khổ của một người phụ nữ bị chồng lạnh nhạt, cái nỗi buồn này không ai thấu được nếu bạn không phải là phụ nữ.
– Đã cùng nhau trải qua cay đắng ngọt bùi từ thời đi học rồi. Vậy mà vì cái gì bao năm nay nó vẫn lạnh nhạt với em không thay đổi chứ. Chị thật không hiểu nỗi …
Nguyên lấy tay quệt dòng nước mắt:
– Thôi chị! Anh Dân bây giờ xuống kho hàng làm đã rất khổ rồi.Em chỉ là buồn quá tìm chị nói cho giải tỏa. Chị đừng la ảnh hay nói gì ảnh nha chị!
– Ừm … Chị biết rồi em. Thôi em cũng đừng buồn nữa. Chị cứ nghĩ là em đi nước ngoài 1 thời gian, khi em quay về thì nó sẽ thấy mới mẻ lại và biết quý trọng em hơn. Ngờ đâu nó lại hệt như cũ thế này.
– Dạ … Em cũng không biết bản thân mình đã làm gì sai. Để anh ấy phải đối xử với em như vậy.
– Thôi em đừng lo! Còn có chị ở đây. Chị hiểu em là người đã cùng nó vượt gió mưa. Chị sẽ không cho phép nó mang người mới nào khác vào cái căn nhà này đâu!