Thầy ơi em ghét thầy!

Chương 10 phần 10


Bạn đang đọc Thầy ơi em ghét thầy! – Chương 10 phần 10

Chương 1.10
2B Đản Đản
Thời tiết càng ngày càng lạnh, ngay cả khi tôi mang theo cái chân băng bó nặng nề như thế cũng cảm thấy lạnh xông lên đến đ
Phía trước cái bóng chiếu dài của Chu Dật nhìn rất nhàn nhã đi tới văn phòng. Tôi theo sau lạnh run rẩy, rồi phóng tới gần anh ta hỏi:
“Thầy ơi~ thầy không lạnh hả?” Hừm! Sao thầy đi nhanh như chớp vậy? Em đi theo sau lạnh sắp thành băng rồi đây.
Anh ta liếc tôi một cái thật sắc: “Em đuổi theo cũng kịp mà.”
Chết rồi! Tôi đi quá gấp, suýt chút để lộ nguyên hình mình đang giả người què.
Tôi vội vàng cắn chặt răng nói: “Điều này còn không phải vì em lo cho thầy bị lạnh sao? He he he…”
Chu Dật phẫn nộ cười cười, phớt lờ tôi.
Lúc đến nơi, văn phòng chỉ có thưa thớt vài người. Sau khi tiếng trống vang lên, tất cả đều vào lớp. Để lại tôi và Chu Dật ngồi trong đó…
Anh ta đẩy ghế tôi lại sát ghế dựa của anh ta, nói: “Ngồi đi, trên bàn có sách đấy.”
Tôi thiếu điều ngất xỉu, nhanh chóng xua tay: “Không đọc được không ạ?”
Anh ta lạnh lùng trừng mắt nhìn tôi: “Biết trước sẽ như vậy mà.”
Hừ, đây là thái độ gì chứ? Tôi bĩu môi xem thường: “Biết vậy sao còn hỏi?”
Hai chúng tôi nói chuyện không hợp nhau. Anh ta cũng chẳng buồn hỏi lại tôi, tập trung viết viết lách lách gì đó thoăn thoắt trên giáo án. Tôi ngồi bên cạnh nhàm chán đến suýt ngủ gục. Vì vậy, tôi miễn cưỡng đặt hai chân lên ghế, cằm để trên đầu gối ngồi ngẩn người ra.

Trường tôi thường có một con mèo hoang chui qua cửa sổ chạy vào, trông nó kiêu ngạo và xinh đẹp giống như cái người đang ngồi bên cạnh tôi đây.
Trước kia tôi cũng có nuôi một con mèo tên Lượng Lượng, nó là một con mèo hoang màu đen. Lúc vừa nhặt được, nó chỉ nhỏ bằng nắm tay của ba tôi và run rẩy thật đáng thương. Tôi năn nỉ mẹ thật lâu, bà mới miễn cưỡng đồng ý để tôi nuôi chú mèo đen ấy trong nhà. Lúc đầu nó rụt rè như một cô gái với tâm hồn yếu đuối, không dám làm gì thiếu suy nghĩ. Mỗi ngày tôi đi học về cũng không làm bài tập ngay, mà việc đầu tiên tôi làm là cầm sợi len quấn thành con chuột giả chơi với nó hoặc lấy cốc sữa nóng hổ dụ dỗ nó.
Rốt cuộc tôi cũng thắng con mèo nhỏ ấy, cuối cùng nó cũng chịu chạy nhảy. Buổi tối đôi đồng tử của nó giãn ra sáng hơn muôn vì sao trên trời, vì vậy tôi đã đặt tên nó là Lượng Lượng.
Khoảng nửa tháng sau Lượng Lượng đã hoàn toàn quen với cuộc sống mới, lá gan càng ngày càng lớn. Cho dù khu nhà mười tầng nó cũng có thể ưỡn ngực trèo lên không hề sợ hãi. Mẹ tôi nói tính nó giống tôi, hoạt bát lại tinh quái. Đồ chơi nó thích nhất là con chuột bằng lông chim, đồ ăn thích nhất là cá ngừ cali, người nó thích nhất là mẹ, thứ ghét nhất là con chó nhà bên cạnh, chuyện yêu thích nhất là ngủ ở trên tấm thảm trong phòng tôi…
Tôi vẫn luôn cho rằng Lượng Lượng sẽ lớn lên cùng tôi, sẽ ở bên tôi cả khi tôi vào đại học. Nhưng thực tế luôn ở lúc bạn sắp xếp mọi thứ một cách tốt nhất, bỗng từ đâu giáng xuống đầu một đòn cảnh báo khiến bạn chưa kịp đối mặt thì phải học cách chấp nhận kết quả như thế nào.
Nửa năm sau, mẹ tôi qua đời, tối hôm đó Lượng Lượng cũng chẳng thấy. Lúc trước nó rất thích đến công viên cạnh nhà chơi đùa, nhưng chơi chán chê nó vẫn nhớ kĩ đường về nhà. Nhưng hôm ấy, trời đã khuya mà nó vẫn biệt tăm, tìm thế nào cũng không ra. Nó cũng như mẹ, vĩnh viễn biến mất khỏi cuộc đời tôi.
Chu Dật múa bút thành văn một hồi, đột nhiên quay lại nhìn tôi: “Đang than vãn cái gì? Chân đau sao?”
Ngơ ngẩn cũng chẳng có gì hay, tôi lại là người không thể ngồi yên một chỗ. Vì vậy ra vẻ tội nghiệp cười cười nói với Chu Dật: “Thầy Chu, thầy đừng bắt em ngồi yên một chỗ mà chẳng làm gì được không?”
Chu Dật lắc đầu, vẻ mặt hiện rõ sự mệt mỏi: “Em thật là… vậy em muốn làm gì? Đừng mơ được trốn học đi chơi nhé.”
Tôi cười khổ chỉ chỉ vào chân mình: “Thầy ơi, thầy cảm thấy em có thể chạy lung tung được sao?”
Anh ta vừa đồng tình vừa thương hại nhìn tôi, rồi hỏi: “Tại sao chân em bị thương?”
Tôi hít một hơi, mang lời kịch buổi sáng học thuộc lòng trong đầu sổ ra: “Không phải ngày hôm qua vì đi với thầy mà bị thương. Lúc em đi bệnh viện khám, nào biết trên đường có một công nhân đang sửa ống nước, em chẳng may giẫm phải nên trật khớp. Sau khi đến bệnh viện phải chụp X-quang, rồi băng bột. Haiz, trời cao ghen ghét người hồng nhan thầy
Chu Dật im lặng chờ tôi nói xong, hai mắt nheo lại. Trong lòng tôi bỗng hoảng hốt, chẳng lẽ có lỗ hỗng nào sao?
Anh ta đăm chiêu nhìn cái chân bị băng bó thật dày của tôi, sau đó đứng dậy.

“Thầy định làm gì?” Tôi căng thẳng hỏi.
Anh ta lắc lắc cái ly trong tay: “Uống nước~”
Anh ta đi đến bình nước nóng bên cạnh rót một ly, ngửa đầu ra uống từ từ từng hớp một.
Từ phía tôi nhìn lại, cái cổ tao nhã của người nào đó đón ánh sáng ngoài cửa rọi vào trở nên trắng kinh người. Cái yết hầu nhô cao, đường cong xương đòn trơn bóng mê người. Dáng người thon thả và nội tâm âm hiểm của người này chẳng có chút hòa hợp. Thượng đế tạo con người thật thiếu công bằng.
Tay cầm chiếc ly còn dư một ít nước, anh ta đi đến bên cạnh chậm rãi nhìn cái chân băng bó của tôi. Rồi một chút sơ ý, chiếc ly bằng nhựa rơi vuông góc trên đùi tôi…
Sơ ý con bà nó, anh ta chính là cố ý! Anh ta nghi ngờ tôi giả vờ bị què, nên cố ý đến thử xem mà!
Biết rõ anh ta cố tình, nhưng tôi bất đắc dĩ phải làm ra vẻ khổ sở, miệng kêu ối ối: “Đau quá thầy ơi, chân của em… sắp gẫy…”
“Haiz, Chu Đạm Đạm, thầy không có ý, để thầy dìu em đứng lên xem sao.”
Tôi nghiến răng đứng lên: “Thầy… thầy còn trẻ tuổi mà dễ bị trúng gió như vậy, thì nên đi bệnh viện khám đi.”
Anh ta bất động tủm tỉm cười: “Chu Đạm Đạm, thầy thì lại cảm thấy tình hình của em không được tốt lắm. Chắc là nên đi bệnh viện kiểm tra thôi.”
Có mà điên, tôi có thể đi bệnh viện sao? Làm vậy coi như tiêu đời! Tên thầy bụng dạ xấu xa này đã hoài nghi, nên mới bày ra trò này để bẫy tôi.
Anh ta giả vờ sơ ý làm rơi chiếc ly lên chân tôi, nếu tôi không kêu la ối ối, thì nhất định anh ta sẽ hỏi: ‘Trò, không phải chân em bị thương hả? Sao lại không đau? Để thầy xem nào.’
Tôi chỉ muốn rên rỉ ối ối, chẳng ngờ kết quả chính là… bị mang đến bệnh việnôi… tôi… tôi phải mau nghĩ cách từ chối anh ta mới được.
“Thầy… thật ra em cũng không đau lắm đâu. Cái ly cũng chưa rơi trúng miệng vết thương.”

Anh ta nghiêm túc trầm tư một lúc, đôi mắt lấp lánh: “Ừ, cũng phải, nhưng thầy rất lo lắng. Thầy dắt em đến phòng y tế kiểm tra một chút xem sao nhé.”
* * *
Anh ta vừa phân trần vừa vươn tay về phía tôi, trên môi nở một nụ cười thân thiện, nhìn thật dịu dàng và đẹp trai. Đôi mắt phượng tỏa ra mê lực hấp dẫn câu hồn, khiến người gặp người thích, xe thấy xe dừng: “Đến đây, thầy giúp em.”
“Á?”
“Thầy làm chân em bị thương, không giúp thì sao em đi được?”
“Ơ…”
Tôi giơ tay phải ra đặt vào lòng bàn tay trái của anh ta. Thật bất ngờ, nó vô cùng ấm áp.
Đầu ngón tay thật mềm, mỗi đốt ngón tay đều thon thả, nhẹ nhàng nắm lấy tay tôi.
Cần gì chớ! Chu Đạm Đạm – Đản Đản – Đản nhi, mày cần phải bình tĩnh, mày không thể bị mê mụ trong sắc đẹp như vậy. Sắc đẹp mặc dù rất ưa nhìn, nhưng nó có thể độc chết người.
Tôi lập tức bình ổn hơi thở, cố giữ nghiêm nghị, chân ghì lại, hồi hộp để anh ta đưa đến phòng y tế. Cửa vừa mở, ruột gan tôi muốn chạy lên cổ họng, suýt chút nữa phải cúi đầu ‘tự thú’.
Nhìn vào trong chẳng có một bóng người.
Chả có gì cũng dọa tôi đổ hết mồ hôi lạnh, chắc tên bác sĩ lại lén lút đi ra ngoài hút thuốc lá rồi.
Khi tôi mới nhập học năm đầu tiên, vẫn còn chưa bày ra đủ trò phá phách. Vì thế mỗi lần đến tiết thể dục mệt mỏi, đều được An Nhược và Lăng Linh kéo đến phòng y tế hóng mát. Cái tên bác sĩ thiếu đạo đức của lương y kia luôn lén lút trốn ra ngoài hút thuốc bị ba chúng tôi bắt gặp, nên để chúng tôi ở lại trong đó đã thành thói quen.
Chu Dật dìu tôi ngồi trên giường, vô cùng đau xót nhìn cái chân ‘cường tráng’ của tôi: “Chu Đạm Đạm, nếu đau thì nói thầy, thầy đi tìm y sĩ cho em
Tôi xấu hổ cười cười: “Thầy đừng tự trách, thật ra… thật ra cũng không có gì đâu ạ.”
Mẹ nó! Thật ra là tôi đang giả vờ, thầy đừng có bày ra cái vẻ mặt nghiệp chướng nặng nề như đưa đám thế kia, tôi chịu không nổi đâu.

Anh ta liên tục khuyên tôi ngồi yên, rồi mở cửa đi ra ngoài. Để tôi một mình bên trong mày mò nghĩ cách đối phó.
Thật ra cũng chẳng có việc gì to tát lắm, nếu không muốn thì có thể nói thẳng với Chu Dật là tôi đang giả bộ cũng được. Mặc dù rất có khả năng anh ta bị tôi chọc tức, sau đó ghi thù và cuối cùng là chờ thời cơ trả thù tôi.
Thấy anh ta đột nhiên dịu dàng như vậy làm tôi thật sự không quen. Anh ta cảm thấy tội lỗi nặng nề, còn tôi lại cảm thấy lương tâm bất an.
Trong lúc tôi đang suy nghĩ miên man thì cửa bị đẩy ra. Chu Dật dấu một tay phía sau, mỉm cười bước vào.
Tôi hít sâu một hơi, chuẩn bị sự thật với nh ta.
Anh ta đi tới, ngồi chồm hổm dưới chân tôi, bình tĩnh đưa tay phía sau ra.
Bàn tay to của anh ta với những khớp xương rõ ràng… đang cầm một quả tạ trơn bóng màu đen.
Tôi tự hỏi thời gian ngắn như vậy, anh ta tìm đâu ra quả tạ kia?
Anh ta… muốn làm gì?
“Chu Đạm Đạm, thầy nhìn thấy trong sách có nhắc tới một phương pháp điều trị, chân bó bột dùng quả tạ đập lên trên, lăn đến khi chân mất đi tri giác mới dừng lại, hôm sau lập tức sẽ khỏi hẳn. Ngồi yên duỗi thẳng chân ra, thầy sẽ giúp em đập.”
Chu Dật cúi người, tôi từ trên nhìn xuống rõ ràng thấy khóe môi anh ta đang cười trộm! Đừng tưởng thầy dùng mái tóc che lại, tôi sẽ không nhìn thấy.
Tôi giết! Tên biến thái chết tiệt này chắc chắn biết tôi giả chân đang bị thương! Cố ý mang tôi đến chỗ quỷ quái này, còn dùng phương pháp đập vỡ trên trời gì đó để hù dọa tôi.
Tôi chậm phát triển tới 350 lần, mới có thể khờ khạo cho rằng thằng nhãi này bị lương tâm cắt rứt, nên mới ngoan ngoãn phục vụ tôi như vậy.
Anh ta nghiêm túc giơ quả tạ nặng nề chết tiệt kia lên giữa không trung, sắp sửa nện xuống… Má ơi! Chân tôi vốn dĩ không bị thương cũng bị đập cho tàn phế. Đây là một thầy giáo đó nhé! Thầy giáo mà như vậy ư? Tại sao tôi lại cảm thấy như xã hội đen thế kia? (^_^)
Tôi hoảng sợ đứng bật dậy, chạy một mạch ra khỏi cửa. Vừa chạy vừa quay đầu lại nhìn tên thầy giáo khủng bố ấy.
Một tay anh ta nâng quả tạ, một tay đút vào túi quần, khóe môi nhếch lên một nụ cười vụng trộm: “Chu Đạm Đạm, lần sau giả bệnh tim đi. Xem thầy trị em như thế nào nhé.”


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.