Bạn đang đọc Thầy À! Sao Lại Đòi Làm Chồng Em – Chương 7: Kính Già Già Để Tuổi Cho!
“Có muốn bị rớt môn không, có muốn bị rớt môn không, có muốn bị rớt môn không…..” Khi nghe giọng ông thầy vang vọng đến tai tôi, đã khiến hồn vía của tôi muốn tan theo 4 phương tám hướng.
Mới năm nhất, mới vào cái môn đồ án đầu tiên, đã bị doạ cho rớt môn rồi.
Tôi lùng bùng lỗ tai khi nghe ông giáo Vinh – giấc mơ đẹp của biết bao nhiêu sinh viên nữ, nhưng lại là cơn ác mộng đối với tôi.
Khi ổng đang nheo mắt nhìn tôi và tuôn ra những lời lẽ mang tính chất đe doạ cực cao.
“Thế giới này vận hành, theo cái cách luôn ghì tôi xuống”.
Không được, tôi phải ráng chống đỡ, nó ghì tôi, thì tôi phải dùng hết sức mà bẩy nó lên mới được.
Bởi “con giun xéo lắm cũng phải quằn“ mà.
Lúc này, tôi quyết tâm trở thành 1 nhà cách mạng, không thể để ông thầy Vinh kia cứ được đà ăn hiếp tôi hoài.
Nhìn thẳng vào mắt thầy, tôi mạnh dạn phá tan xiềng xích cho chính mình:
– Thầy làm như thế này, có đúng với tác phong và đạo đức của 1 người thầy giáo không? Thầy là vai lớn, đã 30 tuổi rồi, mà tối ngày thầy đi hăm doạ đứa nít ranh mới qua tuổi 18 như em, thầy thấy vậy là hay lắm hả? Bộ em đã đắc tội gì với thầy chứ?
Tôi thấy chân mày ông thầy Vinh nhướn lên, sau khi nghe 1 quốc gia thấp cổ bé họng, muốn đòi lại chính nghĩa và độc lập trước 1 cường quốc lớn mạnh.
Thầy nhếch miệng cười, đầu hơi gật gù, ánh mắt hẹp dài kia muốn nói với tôi rằng:”Khá lắm cô bé”.
Ổng đưa chân bước tới gần tôi hơn, khiến tôi vô thức lùi lại và bật chế độ phòng thủ.
Hồi mới gặp cứ ngỡ ổng ít nói, lúc này mới biết tôi đã lầm to rồi.
Vì bây giờ, thầy đang rành rọt từng chữ, đáp lại tôi 1 tràng rằng:
– Một giảng viên, sợ sinh viên của mình đến trường muộn, có ý muốn giúp đỡ để người sinh viên đó vượt khó đi học cho đúng giờ, mà không cần phải chen chúc trên xe bus.
Lại bị coi là không đúng với đạo đức nghề nghiệp sao?Em dám ăn nói hồ đồ với giảng viên có ý tốt với mình như thế này, vậy có được coi là tôn sư trọng đạo không? Tôi nói cho em biết, em đắc tội với tôi nhiều lắm đó, tôi còn muốn kiếm chuyện với em dài dài.
Cũng sắp trễ giờ rồi kìa, mau theo tôi xuống hầm lấy xe cho nhanh, để tôi còn chở em đi học.
À mà quên..tôi đây đã 34 tuổi rồi nhé bé.
Tôi đã có lòng “yêu trẻ để trẻ đến nhà”, thì em cũng nên “kính già, già để tuổi cho” nghe không?
“Trời ơi cái quần què gì đây…!ba???” Tôi đã làm gì ổng, ổng nói coi rằng tôi đã làm gì.
Tôi biết ổng già rồi, muốn tôi kính ổng mà ổng hù doạ muốn kiếm chuyện với tôi hoài, thì sao mà kính nổi đây trời? Tôi chưa kịp đấu tranh thêm lời nào, ông thầy đã bước chân lướt ngang qua tôi, không quên đưa tay cóc lên đầu tôi 1 cái hối thúc:” Đi lẹ lên!”
Hic, thật là ép người quá đáng, thật là ỷ lớn ăn hiếp nhỏ, tôi không cam tâm chút xíu nào cả.
Đành thở dài mếu máo rồi quay đầu lủi thủi đi theo sau lưng thầy.
Và cũng kể từ giây phút này, tôi bắt đầu thấy khó ưa ổng rồi đó!
Theo thầy đi vào thang máy, lúc này trời còn rất sớm nên chỉ có tôi và ổng cùng 1 ông chú khác ở trong thang máy thôi.
Núp lùm sau lưng thầy, tôi liếc mắt nhìn bóng lưng cao lớn của ổng mà căm không thể tả.
Chẳng lẽ, tôi được sinh ra là để bị người khác bắt nạt và đè đầu cưỡi cổ phải không?
Thang máy có dừng vài chập và rước thêm 1 vài người khác ở các tầng bên dưới, thế là mỗi lúc 1 đông.
Cuối cùng, tôi bị ép sát góc như 1 cây nấm lùn mọc ở trong kẹt, và ngay phía trên là cây cổ thụ cao lớn muốn che chắn cho tôi.
Ý tôi nói là ông giáo Vinh đó.
Ông thầy ngoái đầu xuống nhìn tôi đang đứng phía sau, tôi cũng ngước mắt lên nhìn lại thầy.
Khuôn mặt với góc nghiêng thần thánh, ngược chiều với ánh đèn trong thang máy.
Với đôi mắt dài và sâu, sóng mũi cao chọc trời kết hợp cùng khuôn miệng mỏng.
Tất cả tạo nên 1 nhan sắc vô cùng cực phẩm.
Thấy tôi cứ trố mắt ra nhìn ổng trân trân, bỗng thầy nhoẻn miệng cười với tôi 1 cái trông rất dịu dàng rồi mới quay đầu lên.
Khiến tôi phải dụi mắt vài lần, vì không biết có phải mình nhìn nhầm không?
Tôi ấm ức theo thầy đi xuống dưới hầm gửi xe.
Vừa nãy nhà cách mạng rất sung ki, giờ lại câm miệng như hến.
Do bị chủ nghĩa thực dân đàn áp dữ quá mà.
Bởi lúc thang máy dừng ở lầu trệt, tôi tính đánh bài chuồn, luồn qua người thầy rồi phóng nhanh theo sau những người đứng trước đang đi ra.
Nhưng bị ổng nhanh chóng tóm lấy cái balo phía sau lưng tôi kéo lại và hừ giọng nói:
– Tính chạy đi đâu?
Thầy bấm nút cho thang máy đóng cửa lại và đóng luôn cả tia hy vọng được giải thoát của tôi.
Hai người còn lại trong thang máy quay sang nhìn tôi và ổng, như kiểu nhìn thấy 2 tầng lớp giai cấp chênh lệch rõ ràng: 1 sang 1 hèn, và 1 lớn 1 nhỏ.
Nhưng họ cũng chẳng nói gì cả, tiếp tục chờ thang máy xuống hầm để lấy xe.
Tôi ai oán nhìn lên thầy, cái miệng mếu máo muốn khóc tới nơi.
Nhưng thầy cơ bản chả buồn đoái hoài gì đến nỗi thống khổ của tôi cả, 1 tay vẫn để trong túi quần, tay còn lại vẫn túm lấy cái balo cũ kỹ của tôi chưa chịu buông ra.
Biết thế khi lên đây học, tôi chịu khó đi mướn cái nhà trọ cà tàn nào đó ở.
Chẳng rúc đầu vô đây theo ý của ba tôi làm gì, để giờ phải khổ như vầy nè? Bị cái ông thầy ác ôn này ám hoài không chịu buông tha.
Thầy mở cửa xe cho tôi ngồi vào trước, mà cái mặt tôi nó u ám hơn cả nhà có tang.
Sau khi ngồi vào xe và đóng cửa lại, ổng nhanh chóng khởi động máy và cho xe rời đi.
Suốt quãng đường, tôi có dám nói năng hay hó hé gì với ổng đâu.
Còn đang suy nghĩ phải làm sao để có thể sống sót và tồn tại với ổng đây, thì thầy Vinh đã lên tiếng, phá tan bầu không khí thầm lặng trong xe rằng:
– Đi học có cảm thấy thiếu thốn hay khó khăn gì không?
Vâng, rất cám ơn sự quan tâm của thầy.
Nhưng cái trở ngại của em, chính là bị trở thành sinh viên dưới trướng của thầy đó.
Thật ra tôi thiếu thốn và khó khăn nhiều bề lắm.
Nhưng tôi có tự trọng và có liêm sỉ của mình.
Người ta chỉ cần biết tôi nghèo khổ là được rồi, chứ tôi không cần người ta nhìn tôi với ánh mặt thương hại đâu.
Tôi lắc đầu và cố cười giả lả, để có thể sớm kết thúc câu chuyện với ổng, tiện thể cũng muốn xéo sắc rằng:
– Cám ơn thầy đã quan tâm đến người học trò hèn mọn này.
Thật sự em đầy đủ lắm, chẳng thiếu thốn gì cả, nên thầy cứ yên tâm đi ạ! Chỉ cần thầy đừng khủng bố tinh thần của em, là em thấy cuộc đời này vẫn còn đáng sống lắm.
Thầy nhếch miệng cười khi nghe tôi mồm mép đáp trả.
Vẫn tập trung lái xe hoà vào dòng người, 1 tay cầm vô lăng, tay còn lại thầy vươn ra nhéo cái mỏ của tôi 1 cái.
Khiến tôi hoảng hồn rụt người lại mà xù lông lên như nhím.
Sau đó, ổng lên tiếng trả lời tôi bằng cái giọng mắng yêu nghe mà muốn nổi sải:
– Cái miệng này, nhìn vầy mà chua ngoa phết!
Nhưng tôi lại không muốn người khác giới đụng chạm vào bất kỳ nơi nào trên thân thể mình.
Nên phải góp ý với ổng liền về vụ này mới được.
Bởi “nam nữ thụ thụ bất thân” mà.
– Thầy, mốt thầy nói là được rồi, thầy đừng có đụng vào người em nha.
Em không thích với thấy không hay chút nào đâu à.
Tôi cong mỏ trả lời, cứ nghĩ thầy sẽ bị sượng mặt phen này nhưng không.
Thầy khẽ gật gù đầu, tỏ vẻ rất hài lòng về tôi, nên lên tiếng khen ngợi:
– Tốt, em biết bảo vệ bản thân mình như vậy là rất tốt.
Nhưng không cần phải đề phòng tôi đâu.
Nên đề phòng mấy người khác giới khác là được rồi!
Cái mỏ tôi đang tính giương lên nói thẳng vô mặt ổng rằng:” Người em cần đề phòng nhất, chính là thầy đó ông giáo ạ!” Nhưng chưa kịp nói thì thầy đã dừng xe:
– Đến trường rồi kìa, em mau lên lớp đi.
Bữa nay tôi không có tiết nên không vô trường.
Bye ốc tiêu!
Vội nhìn ra cửa kính xe thì đúng là xe đã dừng ngay trước cổng trường thật.
Nên tôi lẹ làng đưa tay mở cửa ra, không quên ngỏ lời cám ơn người đã cho mình quá giang:
– Thật cám ơn thầy đã có tấm lòng cao cả, chẳng ngại đường xá xa xôi đưa sinh viên của mình đến trường kịp giờ.
Nhưng sau này, không cần thầy phải cất công vì em như thế này nữa đâu ạ! Em chào thầy, em xin phép đi trước.
Đấy, vậy cho nó vuông, dứt khoát 1 lần cho xong chuyện.
Rút kinh nghiệm từ giờ cứ thấy ổng là bỏ chạy cho xong.
Đứng đôi co qua lại thể nào cũng sinh chuyện.
Thầy thấy tôi rời khỏi xe cũng đạp chân ga và rời đi ngay sau đó.
Tôi cũng chả buồn dòm cái bóng xe của ổng đã khuất sau cái ngã tư đường.
Buổi trưa ấy, sau khi học xong tiết buổi sáng, tôi có về lại chung cư, tại buổi chiều nay theo lịch là không có tiết học.
Đang dọn dẹp sơ lại nhà cửa và bắt đỡ nồi cơm ăn tạm cho qua bữa.
Định bụng nghỉ ngơi 1 lát rồi chiều tôi tranh thủ đi làm.
Lúc này, bà nội của tôi ở dưới quê gọi điện lên, chắc là để hỏi thăm tình hình của tôi hổm rày ra sao đây mà:
– Con nghe nội ơi!
– Bé Phương hả con? Trên đó sao rồi?
– Dạ! Mọi chuyện vẫn tốt đẹp và bình thường ạ! Nội ăn cơm chưa nội?
Tôi thấy giọng nội bữa nay sao thấy yêu đời và vui vẻ thế nhỉ.
Hoá ra là:
– Nội ăn rồi con.
Phương ơi! Nội báo cho con 1 tin vui nè! Có mạnh thường quân ở trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi mà nội hay đến đó.
Họ đến nhà và nói sẽ hỗ trợ toàn bộ học phí mấy năm Đại Học cho con.
Trời ơi! Tao nghe mà mừng muốn rớt nước mắt luôn.
Kêu nội từ giờ đừng lo lắng về việc học của con nữa.
Họ đảm bảo và hứa sẽ lo cho tới lúc con ra trường.
Người ta có xin số điện thoại của con để dễ liên lạc và trao đổi, nội cũng đã cho luôn rồi.
Nên người ta có gọi điện hỏi thăm, con nhớ ăn nói cho lễ phép và cám ơn người ta nghe hông con?
Ai mà tốt bụng dữ thần vậy trời? Tôi trả lời rồi hỏi thăm nội vài câu sau đó cúp máy.
Nghe xong tin này, cũng như nội, trong lòng tôi vui mừng lắm ấy chứ.
Vì gánh nặng mà tôi đang gieo lên vai nội được giảm tải đi rất nhiều.
Thiệt sự khi vô học xong tôi mới thấy, học đại học không đơn giản xíu nào, tốn tiền lắm lắm luôn.
Mua sách vở, giáo trình rồi hoạ cụ tùm lum tùm la.
Nên tôi đang nơm nớp lo sợ, rằng mình có theo nổi 4 năm trời ròng rã không đây? Giờ nghe tin có nhà từ thiện tài trợ học phí, tự nhiên lòng mề tôi nó ấm hẳn.
Đang ngồi ăn tô cơm, và cảm tạ trời đất vì đã thương tình chiếu cố đến số phận của tôi, bỗng chuông cửa nhà tôi lại reo lên inh ỏi.
Tôi bỏ tô cơm xuống và chạy ra ngoài đi xem ai liền.
Cũng thấy hơi run run, vì trên đây tôi có quen biết người nào đâu, mà sao lại có người tìm đến cửa thế này.
– Anh tìm ai vậy ạ?
– Cho hỏi có phải nhà cô Bùi Ái Phương, đang theo học Đại Học X không?
– Đúng rồi anh! Có chuyện gì không anh?
– À, tôi là nhân viên giao hàng.
Có người muốn chuyển số đồ này đến cô.
Theo ánh mắt của anh ta, tôi giật mình vì có mấy thùng đồ lớn nhỏ đang để bên cạnh chỗ anh ta đứng.
Nên trố mắt ra nhìn và ngơ ngác hỏi:
– Là ai gửi cho em vậy anh?
– Người gửi tên Jack, không có ghi thông tin gì thêm.
Phiền cô ký vào tờ giấy này dùm tôi để xác minh là đã nhận hàng.
Trời, tôi có nên nhận không ta? Biết trong đó có gì đâu mà nhận.
Lỡ bom hay lựu đạn mở ra cái là oan mạng không? Thấy tôi có vẻ chần chừ, nhân viên giao hàng bắt đầu hối thúc:
– Trong đây nghe nói toàn là dụng cụ học tập gì đó.
Cô nhanh kí dùm để tôi còn hoàn thành xong nhiệm vụ của mình..