Thất Tuyệt Ma Kiếm

Chương 19: Tại Kim Lăng chạm trán Thần thâu


Đọc truyện Thất Tuyệt Ma Kiếm – Chương 19: Tại Kim Lăng chạm trán Thần thâu

Thiếu niên áo trắng đã từ từ rút mảnh lụa trong hộp ra mở coi thì thấy có những hàng chữ sau đây:

Người viết lời cam kết nay là Phương Tú ở Kim Lăng và Hàn Ðào ở Từ Châu.

Bọn tại hạ tuy danh là hiệp sĩ mà thiệt ra là đại đạo đã lấy tay che tai mắt anh hùng thiên hạ. Nay Lý Thanh Trần đại hiệp khám phá rõ nội tình. May nhờ Lý đại hiệp tha cho những hành vi dĩ vãng để bảo toàn hư danh cho anh em tại hạ. Anh em tại hạ ngoài sự cảm ơn, xin từ đây thay mặt rửa lòng, đổi thành người mới, bỏ hành vi cướp trộm làm việc nghĩa hiệp để hợp với thanh danh. Nếu còn có những hành vi tồi bại sẽ do Lý đại hiệp đem tuyên cáo tội ác với thiên hạ.

Phía dưới Phương Tú cùng Hàn Ðào còn in dấu ngón tay vào.

Thiếu niên áo trắng xem tự tích trên tấm lụa xong bất giác thở dài nói:

– Trong vụ nầy còn có điều rắc rối.

Trương Tử Thanh hỏi:

– Bây giờ Lý công tử đã tin lời tại hạ chưa?

Thiếu niên áo trắng đáp:

– Ta tin rồi.

Hắn ngừng lại một chút đoạn nói tiếp:

– Dù những lời bảo chúa nói đây đúng sự thực, nhưng tại hạ chỉ ưng thuận tha cho bảo chúa cùng gia nhân. Còn Huỳnh Thiếu Ðường…

Trương Tử Thanh lắc đầu ngắt lời:

– Tại hạ biết rồi. Lúc nầy chúng ta tạm thời chưa bàn tới việc đó. Ðiều khẩn yếu là Lý công tử chuẩn bị đối phó với Giang Nam Song Hiệp bằng cách nào?

Thiếu niên áo trắng không trả lời câu hỏi, lạnh lùng hỏi lại:

– Dường như bảo chúa rất quan tâm đến vụ nầy thì phải?

Trương Tử Thanh đáp:

– Ðúng thế.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Bảo chúa e tại hạ không đối phó nổi với Giang Nam Song Hiệp kiến họ đến làm phiền lụy cho bảo chúa chăng?

Trương Tử Thanh gương cười đáp:

– Lý công tử hiểu lầm rồi! Trương mổ một lời làm ác đã nhiều dù có bị loạn kiếm phân thây thì đó cũng là một sự báo ứng không lầm. Huống chi hiện giờ Trương mổ hai tay đã thành tàn phế. Hai tai cũng bị xẻo đứt , có sống trên thế gian cũng chẳng vui thú gì nữa, thì còn quan tâm đến chuyện sinh tử làm chi!

Thiếu niên áo trắng hững hờ nói:

– Nghe khẩu khí bảo chúa đối với tại hạ có vẻ quan tâm đến chuyện làm lành lắm nhỉ?

Trương Tử Thanh đáp:

– Nếu công tử không tin thì Trương mỗ cũng chẳng quan tâm đến hành động của Lý công tử.

Thiếu niên áo trắng lạnh lùng đáp:

– Tại hạ thiệt chưa tin hẳn lời nói của bảo chúa có đáng như bụng nghĩ không.

Trương Tử Thanh trầm ngâm một chút rồi đáp:

– Người ta lúc sắp chết thường biết điều phải trái. Bị Lý công tử chặt tay, xẻo tai, hại hạ đã tỉnh ngộ và cảm thấy giá trị chút sống thừa trong những giờ tàn tạ. Nếu cái sống nầy còn cho chút ý nghĩa là làm được một việc gì cho ích cho võ lâm. Việc đó là đem công bố bức thư có bút tích của Giang Nam Song Hiệp viết cho lệnh tôn để hối lỗi, để võ lâm đồng đạo đều hiểu Giang Nam Song Hiệp mà tiếng tăm lừng lẫy khắp thiên hạ lại là quân cường đạo bịp đời.

Thiếu niên áo trắng cười lạt hỏi:

– Theo ý bảo chúa thì bức thư nầy đem công bố ra võ lâm liệu mọi người có tin là sự thực chăng?

Trương Tử Thanh đáp:

– Mấy năm nay Giang Nam Song Hiệp đã gây nên được địa vị cao cả trong võ lâm thì có đem bức thư nầy công bố ra đời chưa chắc bạn hữu võ lân đã tin ngay, nhưng Giang Nam Song Hiệp không chịu được, họ sẽ tính bài hành động.

Thiếu niên áo trắng đảo mắt nhìn quang rồi hỏi:

– Còn có một điều tại hạ chưa hiểu.

Trương Tử Thanh nói:

– Lý công tử còn điều chi nghi ngờ xin cứ nói ra.

Thiếu niên áo trắng nói:

– Hàn Ðào viết bức thư kia cho tiên phụ. Sau nhà cửa bị đốt cháy sao bức thư đó lại lọt vào tay bảo chúa?

Trương Tử Thanh đáp:

– Lệnh tôn dấu bức thơ nầy trong một bức danh họa. Giang Nam Song Hiệp tuy là con người nhiều mưu nhưng không thể nào nghĩ tới được. Bọn chúng tìm không ra bức thư hối lỗi nầy liền phóng hỏa đốt hết cả mấy tòa nhà trong Lý viện. Mãi đến lúc tại hạ trở về nơi cư trú mới tìm ra được bức thư đó trong một bức danh họa. Thế mới biết người tính không bằng trời định.

Thiếu niên áo trắng nói:

– Tại hạ đã hiểu đại khái tình thế vụ nầy rồi. Oan có đầu, nợ có chủ. Bây giờ tại hạ xin cáo biệt.

Hắn nói xong trở gót toan đi. Trương Tử Thanh hỏi:

– Lý công tử định đi đâu?

Lão ngừng tại một chút rồi nói tiếp:


– Phương Tú và Hàn Ðào dĩ nhiên bản lãnh cao cường lại giao du rất rộng. Người hiệp sĩ thường lấy nghĩa khí nên danh, không như bọn lục lân tính trước bề lợi hại. Lý công tử đi chuyến nầy còn gặp nhiều trở lực gấp trăm gấp ngàn lần khi tiến vào Thiết Hoa Bảo.

Thiếu niên áo trắng nói:

– Dù có phải xông vào chốn núi đao vạc dầu, tại hạ củng cố đi.

Trương Tử Thanh nói:

– Các hạ định đi, tại hạ cũng không tiện ngăn cản. Nhưng nếu có một kế hoạch hoàn thiện há chẳng hay hơn ư?

Thiếu niên áo trắng ngửa mặt lên trời cười ha hả nói:

– Trương bảo chúa có vẻ dễ dàng lắm nhỉ. Nhưng trong võ lâm tìm đâu ra người muốn gây sự với những nhân vật tiếng tăm lừng lẫy như Giang Nam Song Hiệp?

Trương Tử Thanh nói:

– Chính vì thế mà tại hạ có ý khuyên Lý công tử hãy đem công bố bức thư hối lỗi của Giang Nam Song Hiệp ra ngoài võ lâm để cắt đứt hậu viện của họ.

Thiếu niên áo trắng trầm ngâm một chút rồi hỏi:

– Công bố bằng cách nào?

Trương Tử Thanh hỏi lại:

– Lý công tử có quen biết nhân vật nào có danh vọng khá cao trong võ lâm không?

Thiếu niên áo trắng lắc đầu đáp:

– Tại hạ không quen ai. Từ ngày ra đời vẫn đơn thương độc mã qua lại giang hồ.

Trương Tử Thanh nói:

– Còn một biện pháp nữa không cần kiếm người giúp đỡ mà có thể truyền lá thư nầy rất mau lẹ ra võ lâm.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Biện pháp nào?

Trương Tử Thanh hỏi:

– Lý công tử có biết quán Hội Võ ở Kim Lăng không?

Thiếu niên áo trắng lắc đầu đáp:

– Tại hạ không biết mà cũng chưa tới đó bao giờ.

Trương Tử Thanh nói:

– Quán Hội Võ ở Kim Lăng là một nơi quần hào miệt Giang Nam hay tụ hợp. Ở Hội Võ Quán đã cho một luật lệ là bất cứ ai vào quán dù cho thâm thù đại hận đến đâu cũng không được động thủ.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Nói vậy thì ra những kẻ làm nên tội ác bị người theo dõi cứ vào Hội quán nầy ẩn thân để xin người che chở cho hay sao?

Trương Tử Thanh lắc đầu đáp:

– Câu chuyện không phải giản dị như vậy đâu. Hội Võ Quán mỗi ngày chỉ mở cửa từ giờ Mão đến giờ Hợi. Trước khi đóng cửa hết thảy mọi người trong hội quán đều phải ra ngoài. Ai có thâm thù đại hận muốn truy sát định nhân thì chỉ phải đợi trong mấy giờ. Cho như thế thì luật lệ của hội quán mới duy trì được lâu dài.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Nhưng việc tại hạ công bố bức thư hối lỗi của Giang Nam Song Hiệp họ có giúp được việc gì không?

Trương Tử Thanh đáp:

– Hội võ quán ở Kim Lăng đã là một nơi không động thủ được, lâu ngày nó biến thành một nơi để trao đổi tin tức. Những khách trong quán toàn là người võ lâm thì dĩ nhiên có nhiều tin tức và đồn đãi đi rất mau. Bất luận tin tức gì cũng truyền bá ra một cách dễ dàng. Lý công tử mới gia nhập giang hồ chưa biết được bao nhiêu người thì cứ đem bức thơ hối quá của Giang Nam Song Hiệp đến Hội quán này công bố là tin đó được truyền đi khắp giang hồ ngay.

Thiếu niên áo trắng nói:

– Ða tạ bảo chúa có lời chỉ giáo. Tại hạ xin cáo biệt.

Rồi trở gót đi ngay.

Trương Tử Thanh gọi giựt lại:

– Lý công tử hãy dừng bước.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Trương bảo chúa còn điều chi dạy bảo?

Trương Tử Thanh hỏi lại:

– Lý công tử đã ghi nhớ cách mở bảo khố nầy chưa?

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Bảo chúa nhắc tại hạ câu này có ý gì?

Trương Tử Thanh đáp:

– Bọn công nhân xây cất bảo khố đã bị tại hạ giết chết. Hiện nay trên đời người biết cách mở bảo khố chỉ có tại hạ và Lý công tử mà thôi.


Thiếu niên áo trắng hắng giọng một tiếng rồi xoay mình đi luôn.

Trương Tử Thanh vội gọi:

– Lý công tử.

Thiếu niên áo trắng dừng bước quay lạy hỏi:

– Còn chuyện gì nữa?

Trương Tử Thanh đáp:

– Lý công tử mưu kế hơn người đã trà trộn vào Thiết Hoa Bảo của tại hạ một cách dễ dàng thì dĩ nhiên cũng có cách ra khỏi đây. Nhưng nên đem trúc phù của tại hạ há chẳng giảm bớt nhiều chuyện phiền phức ư?

Thiếu niên áo trắng trầm ngâm một lúc rồi nói:

– Tại hạ đã chặt tay cắt tai mà trong lòng bảo chúa không có ý căm hận tại hạ chút nào ư?

Trương Tử Thanh cười mát đáp:

– Lý công tử đem ân trả oán phân minh đúng là hành vi của bậc đại trượng phu. Tại hạ tuy bị chém thành người tàn phế mà trong lòng vẫn kính phục Lý công Tử.

Lão ngừng lại một chút rồi nói tiếp:

– Tuy tại hạ bị tàn phế về bàn tay của Lý công tử nhưng toàn thể Thiết Hoa Bảo chưa bị tan nát thì chẳng những đường lối ra vào còn có nhiều cơ quan khống chế nghiêm mật mà trong nội bộ Thiết Hoa Bảo cũng còn một lực lượng khá mạnh đủ để ứng chiến.

Thiếu niên áo trắng chẩm rải đáp:

– Tại hạ đã nhận lời tha mạng bảo chúa quyết không sai lời còn chuyện Thiết Hoa Bảo có tái chiến được không thì tại hạ cũng chẳng quan tâm.

Trương Tử Thanh nhăn nhó cười nói:

– Tuy Giang Nam Song Hiệp đối với tại hạ vô tình vô nghĩa nhưng đó chưa phải là nguyên nhân chủ yếu khiến tại hạ cố tình trả oán, mà vì sau khi thân nầy thành tàn phế, tại hạ đột nhiên tỉnh ngộ. Nhìn lại bước đường dĩ vãng toàn việc tàn ác. Trương mổ đã gây nên nhiều tội nghiệt chết là đáng lắm. Bọn Giang Nam Song Hiệp lại mượn tiếng nghĩa hiệp để làm việc đạo kiếp thì tội họ há chẳng nặng gấp mười Trương mổ ư? Tại hạ nghĩ thế mà miệng còn nói được, óc còn suy nghĩ được.

Lão thở phào một cái nói tiếp:

– Trong túi áo tại hạ có bốn cây Trúc phù, Lý công tử lấy hết đi đưa cho Từ Thiên Hưng một cây để bọn họ dời khỏi nơi đây. Bọn nầy tuy là hạng tiểu nhân tham lợi nhưng không làm điều đại ác, tại hạ không so bì với họ làm chi, Lý công tử dùng một cây ra khỏi Thiết Hoa Bảo còn thì giữ lấy. Bất luận Trương mổ nầy còn sống được nữa hay không Lý công tử muốn ra vào Thiết

Hoa Bảo lúc nào cũng được. Trong bảo kho có nhiều báo vật tùy ý công tử muốn lấy thứ nào thì cứ việc đem đi. Trương mổ mà còn chống chọi được thì quyết đi theo giúp công tử.

Thiếu niên áo trắng trầm ngâm một lúc rồi đáp:

– Bảo chúa đã có hảo tâm mà tại hạ kiên quyết cự tuyệt thì ra mình không biết điều.

Hắn thò tay vào túi áo Trương Tử Thanh móc lấy bốn tấm trúc phù rồi nói tiếp:

– Bảo chúa hãy ở lại dưỡng bệnh bất tất phải theo tại hạ đến Kim Lăng.

Hắn trở gót dời khỏi bảo khố ra nhà đại sảnh thấy bọn Từ Thiên Hưng, Ðới Côn, Bàng Phi đang thương nghị cách ra khỏi Thiết Hoa Bảo.

Thiếu niên áo trắng lấy ra một cây trúc phù đặt lên án lạnh lùng nói:

– Cây Trúc phù nầy dành cho các vị để ra khỏi Thiết Hoa Bảo.

Rồi hắn không đợi mấy người trả lời trở gót đi luôn.

Bọn quần hào tựa hồ không ngờ tới thiếu niên áo trắng lại tặng trúc phù cho ai nấy ngẩn người ra.

Thiếu niên áo trắng có Trúc phù trong tay, dời khỏi Thiết Hoa Bảo một cách rất mau lẹ. Hắn đi thẳng tới Kim Lăng.

Chàng đi suốt đêm. Một hôm tới Kim Lăng vào khoảng giờ ngọ.

Hội Võ Quán ở Kim Lăng là một nơi nổi danh, thiếu niên áo trắng tìm đến chẳng khó khăn gì.

Hội quán nầy quay lưng vào bờ sông Hoài, cách kiến trúc chẳng khác gì một nơi cung điện. Bốn mặt có tường vây bao bọc. Một lầu cau mày hồng treo tấm biển đề ba chữ “Hội Võ Quán”.

Thiếu niên áo trắng đủng đỉnh bước vào quán, thấy tân khách ngồi đầy nhà đại sảnh, chỉ có thể ngồi từ sáng đến tối.

Thiếu niên áo trắng ngồi xuống ghế, lập tức một hán tử chừng 30 tuổi mặc áo ngán quần dài chạy tới nghiêng mình thi lễ hỏi:

– Ông bạn mới tới đây lần đầu phải không?

Thiếu niên áo trắng gật đầu đáp:

– Tại hạ nghe danh hội quán này mới tìm đến Kim Lăng là lần đầu.

Ðại hán áo ngắn khoanh tay hỏi:

– Ông bạn ở xa đến bọn tại hạ rất hoan nghênh. Tiểu đệ là Thượng Vạn Kỳ, còn cách xưng hô ông bạn thế nào?

Thiếu niên áo trắng nghĩ thầm trong bụng:

– Cách tiếp khách trong Hội Võ Quán quả nhiên khách với các khách sạn thông thường. Gã hỏi họ tên mình, chẳng lẽ đây cũng là một thể lệ?

Thượng Vạn Kỳ dường như đã trông thấy thiếu niên áo trắng đang lấy làm khó nghĩ, liền cười ha hả nói:

– Ông bạn không muốn lưu danh tính thì chỉ cần báo ngoại hiệu, bọn tiểu đệ cũng hết tình địa chủ.


Thiếu niên áo trắng đáp:

– Tại hạ mới gia nhập giang hồ nên chưa có ngoại hiệu.

Thượng Vạn Kỳ ngập ngừng:

– Cái đó…cái đó…!

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Ðã vào quán là phải lưu danh tính lại hay sao?

Thượng Vạn Kỳ đáp:

– Ðúng thế! Luật lệ này đặt ra từ ngày mở quán đến nay đã mấy chục năm.

Thiếu niên áo trắng hỏi:

– Thế tại hạ cũng không ra ngoài thể lệ nầy được chứ?

Thượng Vạn Kỳ hạ thấp giọng xuống đáp:

– Chắc ông bạn có chỗ khổ tâm không tiện thông danh tính. Nhưng…

Thiếu niên áo trắng cười lạt ngắt lời:

– Tại hạ biết rồi! Ðã thế khi nào tại hạ dám phá lệ luật của quí quán. Tại hạ tên gọi là Lý Hàn Thu.

Thượng Vạn Kỳ nói:

– Té ra là Lý huynh! Theo luật lệ của Hội Võ Quán thì ông bạn nào mới lần đầu được thết một bữa cơm rượu gồm có bốn đĩa và một bát canh. Lý huynh muốn dùng thử gì xin cho hay để tiểu đệ bảo người bưng ra.

Lý Hàn Thu nói:

– Tiểu đệ mới vào giang hồ chưa hiểu việc võ lâm. Thường huynh đệ tùy tiện lấy thứ gì cũng được.

Thượng Vạn Kỳ tủm tỉm cười hỏi:

– Lý huynh uống rượu nhé!

Lý Hàn Thu đáp:

– Tiểu đệ rượu chẳng dính môi.

Thượng Vạn Kỳ nói:

– Lý huynh ngồi chờ một chút sẽ có người đem món ăn vào.

Gả nói xong trở gót lui ra.

Lý Hàn Thu nhân cơ hội nầy đảo mắt nhìn quần hào trong hội vỏ quán một lượt. Quả nhiên tân khách điều là nhân vật tam Sơn ngũ nhạc đeo đao cài kiếm. Chàng thò tay vào bọc sờ bức thư lụa bụng bảo dạ!

– Bức thơ lụa nầy là chứng cớ duy nhất về ác tích của Giang Nam Song Hiệp mà người trong Hội Võ Quán nầy rất phức tạp. Vạn nhất bạn hữu hay thuộc hạ của Giang Nam Song Hiệp cũng có mặt tại đây động thủ cướp giật mà mình không động vỏ được thì làm thế nào?

Chàng còn đang ngẫm nghĩ thì đột nhiên cho người trầm giọng cất tiếng:

– Xin hỏi một lời…

Lý Han Thu ngẩng đầu nhìn lên thì thấy một người ốm nhóc vào trạc tứ tuần, mặt lạnh như tiền, đứng ngay bên mình.

Chàng liền hỏi lại:

– Huynh đài có điều chi dạy bảo?

Người đứng tuổi gầy nhom kia đảo mắt nhìn quang một hồi rồi chẩm rải hỏi:

– Trong hội quán đông khách quá. Tiểu đệ chậm chân một chút thành ra không còn chỗ dung thân, chẳng hay ông bạn có thể nhường tiểu đệ một chỗ ngồi chăng?

Giọng lưỡi y rất ôn hòa lịch sự nhưng thanh âm kiến người nghe có cảm giác lạnh như băng tuyết.

Chỗ Lý Hàn Thu ngồi là cái bàn nhỏ dành cho một người. Nhưng hai người ngồi kể ra cũng được!

Chàng còn đang ngẫm nghĩ tìm chau trả lời thì người đứng tuổi gầy nhom đã tự ý ngồi vào.

Tiếp theo Thượng Vạn Kỳ bưng rượt nhấm tớp, Bốn đỉa và một bát đã chiếm mất quá nửa hà.

Thượng Vạn Kỳ đưa mắt nhìn hán tử trung niên khoanh tay hỏi:

– Huynh đài cũng mới vào Hội Võ Quán lần đầu phải không

Hán tử trung niên gật đầu đáp:

– Ðúng thế! Tại hạ chưa biết thể lệ trong quán. Mong được huynh đài chi giáo:

Thượng Vạn Kỳ tủm tỉm cười nói:

– Theo thể lệ trong quán nầy thì bất cứ ai mới đến đầu bọn tại hạ cũng thết một bữa. Có điều huynh đài cần bảo họ trước.

Hán tử trung niên trầm ngâm một chút rồi hỏi lại:

– Phải chăng báo danh tính để lãnh bữa ăn?

Thượng Vạn Kỳ cười xã giao đáp:

– Không phải thế đâu! Hội Võ Quán của bọn tại hạ có bảy điều luật. Ðiều thứ ba nói về người mới vào quán cần báo danh hiệu.

Hán tử trung niên cười lạt nói:

– Té ra là có luật lệ như vậy. Nếu vì bữa ăn mà phải xưng danh thì tại hạ không ăn đâu.

Lý Hàn Thu nghĩ thầm:

– Giọng lưỡi người nầy ra vẻ châm chọc tựa hồ có ý vào đây để rắc rối.

Thượng Vạn Kỳ rất nhẫn nại. Gã làm như không hiểu giọng trào phúng của hán tử trung niên, vẫn tươi cười nói:


– Các bạn đồng đạo võ lâm hai miền Nam Bắc sông Ðại Giang đã tiến vào hội quán thì bất luận ở địa vị nào, bọn tại hạ vẫn xử đạo đồng nhân tiếp đãi giống nhau. Mấy chục năm nay đều như thế cả.

Hán tử trung niên thủng thẳng nói:

– Ðã có luật lệ như vậy thì dĩ nhiên tại hạ phải tuân giữ. Tiểu danh là Lôi Phi.

Thượng Vạn Kỳ chắp tay nói:

– Tại hạ cam bề thất kính. Té ra đệ nhất Thần Thâu hiện nay.

Lôi Phi cười nửa miệng nói:

– Tiểu đệ thân phận kém hèn chẳng cho để huynh đài cười cho.

Ðại khái danh tiếng Lôi Phi khá lớn. Những người ngồi bàn xung quanh nghe nói đến tên y đều quay lại nhìn.

Ðột nhiên một đại hán dời khỏi chỗ ngồi rảo bước tới nơi chắp tay nói:

– Tiểu đệ được nghe đại danh Lôi huynh từ lâu, bữa nay gặp mặt thiệt là hân hạnh.

Lôi Phi nghiêng mình đáp:

– Huynh đài dạy quá lời! Phận hèn sau kiến chẳng bỏ để thức chê cười.

Y ngừng lại một chút rồi hỏi:

– Tôn tính đại danh huynh đài là chi?

Ðại hán đáp:

– Tiểu đệ sợ nói tên ra Lôi huynh cũng không biết.

Lôi Phi nói:

– Huynh đài thật quá khách sáo!

Ðại hán nói:

– Lôi huynh đã không chê cười, tiểu đệ xin nói thiệt là Trường Giang Nhất Long Chu Khởi.

Lôi Phi cười ha hả nói:

– Trường Giang có Nhất Long Nhất Sa thinh danh lừng lẫy khắp thiên hạ còn ai không biết.

Chu Khởi nói:

– Bọn tiểu đệ so với Lôi huynh xa nhau một trời một vực. Xin Lôi huynh đừng giỡn anh em tại hạ.

Hai người vừa xưng tên họ, lập tức toàn trường đều yên tĩnh không một tiếng động.

Lý Hàn Thu nghĩ thầm:

– Xem chừng hai người nầy là những nhân vật thanh danh lừng lẫy.

Thượng Vạn Kỳ nói:

– Lôi huynh thường hoạt động ở dưới chân thiên tử mấy khi quá bộ tới Kim Lăng, thật là hân hạnh!

Thể lệ quán nầy đối với những nhân vật nức tiếng giang hồ là phải thết đãi một tiệc lớn. Lôi huynh rất xứng danh với cách thù tiếp nầy.

Lôi Phi tủm tỉm cười nói:

– Hội Võ Quán đối với tiểu đệ trịnh trọng như vậy, khiến tiểu đệ rất áy náy.

Thượng Vạn Kỳ nói:

– Theo lẽ là như vậy, không dám bày vẽ.

Lôi Phi nói:

– Nếu đả là thể lệ của quí quân mà tiểu đệ khước từ e mang tội bất kính.

Thượng Vạn Kỳ nói:

– Tiểu đệ xin bảo nhà bếp chuẩn bị yến tiệc.

Gã trở gót toan đi, Lý Hàn Thu đột nhiên gọi lại:

– Xin Thường huynh hãy lưu bộ.

Thượng Vạn Kỳ quay lại hỏi:

– Lý huynh có điều chi dạy bảo.

Lý Hàn Thu nói:

– Tiểu đệ có điều muốn thỉnh giáo.

Thượng Vạn Kỳ hỏi:

– Ðiều chi? Miễn là không trái với luật lệ của Hội Võ Quán, bọn tiểu đệ rất vui lòng giúp đỡ.

Lý Hàn Thu nói:

– Tiểu đệ có một chuyện bí mật dính líu đến hai nhân vật thanh danh chói lọi, chẳng hiểu có thể đem ra công bố trước Hội Võ Quán nầy chăng?

Thượng Vạn Kỳ sửng sốt đáp:

– Chuyện đó tuy không trái với luật lệ Hội Võ Quán, nhưng trước nay chưa từng có trường hợp nầy bao giờ.

Gã trầm ngâm một chút rồi hỏi:

– Không hiểu chuyện bí mật đó có liên quan đến hai vị cao nhân nào?

Lý Hàn Thu đáp:

– Hai nhân vật là Phương Tú ở Kim Lăng và Hàn Ðào ở Từ Châu.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.