Đọc truyện Thập Niên 70 – Người Đàn Bà Đanh Đá – Chương 9: Đánh nhau
Edit: Tiana
Beta: Tiểu Tuyền
Đại Vượng mặc dù nhỏ hơn những đứa bé khác hai đến ba tuổi, nhưng hiện tại mặt không đổi sắc lao vào ôm đấy đối phương mà đánh đấm. Rất nhanh chóng cậu nhóc đã đạp cho đối phương té lăn trên mặt đất, xung quanh vang lên tiếng reo hò. Ngay sau đó, cậu nhóc bị thằng nhóc lớn kia cưỡi ở trên người, vẻ mặt đắc ý:
“Thằng nhóc thúi, đã phục tao chưa?”
Đại Vượng nào chịu phục, cậu nhóc còn chẳng rên rỉ lấy một tiếng mà đang âm thầm tính toán xem làm thế nào để đè được đối phương xuống. Quả thực eo ếch của cậu nhóc dùng sức, hai tay nắm chặt lấy bả vai đối phương kéo mạnh một cái, thằng nhóc lớn kia lăn xuống, Đại Vượng thừa cơ cưỡi lên trên, hai đầu gối ghì xuống trụ giữ hai cánh tay, còn đôi tay thì nắm tai đối phương mà kéo:
“Đã phục hay chưa?”
“AAAAAAA! Đau chết mất” – thằng nhóc lớn đau phát khóc, hai chân đạp loạn hòng đẩy Đại Vượng xuống – “Đau quá, Hàn Đại Vượng, mày dám đánh tao, có tin tao mách bố với anh tao tới đánh mày không hả?”
Đại Vượng chẳng thèm để ý, chỉ kéo lỗ tai đối phương không tha, lạnh giọng quát liên tục: “Có phục hay không? Phục không hả? Nếu phục thì nói mau”.
“Ai da, phục, phục mà….nhẹ tay một chút”
“Gọi đại ca mau”
“Ai da……đại….ca”
“Hahahahahaha” – bọn nhóc đứng xung quanh cười ồ lên.
Lúc này người lớn trong thôn bắt đầu đi khắp làng xóm để gọi bọn nhóc về ăn cơm, chẳng còn ai ở lại, Trụ Tử, Thiết Đản cùng bọn nhóc khác đã tản ra về nhà ăn cơm. Chỉ còn mình Đại Vượng đứng đó, mờ mịt mà cô đơn. Chẳng ai quan tâm đến cậu bé, nên cậu bé cũng chẳng muốn về nhà, liền xoay người đi tới một tảng đá lớn, trèo lên đó ngồi.
“Đại Vượng” – Lâm Lam cất tiếng gọi.
Đại Vượng sửng sốt. Ai gọi cậu vậy? Vừa ngẩng đầu lên đã thấy Lâm Lam đứng cách đó không xa, Đại Vượng đứng lên co giò chạy.
“Đại Vượng, con làm gì vậy? Về nhà ăn cơm” – Lâm Lam vội vàng đuổi theo cậu bé.
“Mẹ lo chuyện của mẹ đi, đừng có quản con” – Đại Vượng xoay người chạy.
Lâm Lam biết cậu nhóc này chán nản bởi nguyên chủ không để ý thể diện gây ồn ào tìm chết, cho nên cậu nhóc cảm thấy mất mặt. Nguyên chủ chưa bao giờ có khí độ của một người trưởng thành, hơn nữa lúc nào nguyên chủ thấy cậu nhóc cũng sẽ oán trách Hàn Thanh Tùng không gửi tiền cho mình, bà nội thì thiên vị, người trong nhà khi dễ, cho nên dù chỉ là một giây cậu nhóc cũng không muốn ở chung với nguyên chủ, nguyên nhân là sợ bị cằn nhằn không dứt.
Lâm Lam có thể thông cảm tâm tình của cậu nhóc này, dù sao kiếp trước lúc nghe bố mẹ càm ràm cô cũng hận không thể biến mất ngay tại chỗ. Nếu không phải em trai của cô cuối cùng cũng kết hôn, thì cô có cảm giác bố mẹ mình sẽ đổ hết lỗi lầm này lên người cô mất. Cho nên cô có thể hiểu được tâm tình của một người con bất mãn với bố mẹ mình là thế nào.
Hiện tại Lâm Lam lo lắng nhất cho Đại Vượng, dù sao tuổi mười một là một độ tuổi rất chông chênh, bắt đầu tiến vào thời kỳ phản nghịch của tuổi dậy thì, thế giới của bọn nhóc lúc này không phải đen thì là trắng. Nếu bố mẹ không phải là tấm gương cho bọn nhóc noi theo hoặc là người bọn nhóc tôn kính, thì chính là không hiểu thấu bọn nhóc, trở thành kẻ thù luôn.
Ảo tưởng tuổi vị thành niên thực sự rất là đáng sợ, thời điểm phát tác thì cụm từ “long trời lở đất” cũng không đủ để hình dung tác hại của nó. Nếu không thì làm sao lại có vô vàn các bậc cha mẹ cảm thấy đó là thời kỳ tai họa mà trao đổi với nhau cơ chứ? Huống chi nguyên chủ trong mắt Đại Vượng là một tấm gương xấu, nếu như không thay đổi thực sự là xa cách với con cái ngay. Lâm Lam cảm thấy nếu mình đã tiếp nhận thân xác này, cũng không thể chỉ có cái danh hão mẹ ruột, mà còn phải dẫn dắt bọn nhóc đi theo con đường sáng tránh xa bi kịch – đó mới là chức trách của cô. Đáng tiếc, bé trai đã lớn như vậy thường sẽ có chủ kiến riêng, làm mẹ ít khi quản được, cho nên Lâm Lam đang lo lắng cô sẽ không có cơ hội để chứng minh cho Đại Vượng thấy là mình sẽ không than thở càm ràm với cậu bé nữa. Nếu thế thì cô rất lo lắng về việc cô có thể can thiệp để cuộc sống của Đại Vượng sau này để tốt hơn. Lâm Lam không thể làm gì khác hơn là về nhà. Lúc này mọi người trong nhà trừ Đại Vượng đều đã trở về, đang chuẩn bị dọn bàn ăn tối. Ở đây nhân dịp trời chưa tối mọi người sẽ dọn bàn cơm ở trong sân, lúc trời chưa tối mà ăn cơm luôn thì sẽ không cần thắp đèn, tiết kiệm chút dầu.
Chị dâu thứ hai giống như ôm một vại dấm chua, mùi dấm bốc lên đến tận trời, nhìn thấy Lâm Lam là đã ngứa mắt, chỉ chăm chăm thừa lúc ăn cơm có đội có nhóm để nói mát Lâm Lam. Lâm Lam lại cảm thấy cô cho chị ta mặt mũi, nếu như là trước kia, nguyên chủ sẽ mở miệng đấu khẩu cùng chị ta, tuyệt đối không nói chuyện nhẹ nhàng nhưng lời lẽ đầy kim châm như vậy, nhưng chắc chắn là chị ta sẽ chẳng còn mặt mũi nào mà há miệng ra nói thêm. Cho nên Lâm Lam tuyệt đối không nuông chiều những người như vậy, cho cái mặt liền tưởng mình có thể vênh váo nói người khác. Lúc ăn cơm, bố chồng Lâm Lam còn hỏi thăm bệnh tình của Tiểu Vượng, sau đó cũng buông lời phê bình:
“Con dâu ba, con đi khám bệnh cho đứa nhỏ là chuyện tốt, trong nhà ủng hộ con. Chuyện con một mình đi vay tiền trên đội khám bệnh cũng sẽ không trách con nữa, nhưng lần sau tuyệt đối đừng tái phạm”.
Nói ủng hộ việc xem bệnh thì Lâm Lam cũng không nghi ngờ gì cả, nhưng mà chắc chắn là không đưa tiền cho mình rồi. Lâm Lam nhỏ giọng gật đầu: “Con đã biết”.
Mẹ chồng Lâm Lam nhìn thấy Lâm Lam vẫn còn không xin lỗi mình, lại còn gật đầu nói đã biết thì lửa giận trong lòng càng lớn. Chẳng qua thấy chồng mình nháy mắt liên tục nên bà mới nhịn xuống, nhưng mà vẫn không thể cảm thông nổi, không thể không trách mắng cả nhà con thứ ba. Mẹ chồng Lâm Lam bưng lấy nồi cơm, hừ lạnh: “Việc thu hoạch còn chưa xong xuôi, con gái con trai út vẫn còn đang đi học, vì thế đã mà cái nhà này không còn đủ lương thực nữa đâu, phải xem xét mà chia khẩu phần ăn đi thôi”. Đàn ông trong nhà được ăn bánh bột ngô, uống một bát cháo đậu nấu bí đỏ, trẻ con trong nhà ăn cháo, còn đàn bà trong nhà thì chỉ ăn khoai lang độn mà thôi, khẩu phần cháo chính là sau khi còn dư thì đổ thêm ít nước vào mà ăn tiếp. Lâm Lam và chị dâu cả là ăn thức ăn kém cỏi nhất. Chị dâu cả dường như đã quen chịu mệt nhọc, có ý kiến cũng không bao giờ biểu lộ ra ngay. Nhưng Lâm Lam vừa mới nhìn thấy chén cháo loãng lỏng bỏng kia liền có vẻ mặt ghét bỏ, nhưng mà hiện tại cô đang rất đói, nên đành há miệng ăn miếng khoai lang độn kia.
Muốn nôn, Lâm Lam nghĩ vậy. Cái thứ chát xít này là món gì mà khó nuốt vậy? Thật sự vô cùng nhớ thương bánh bao trắng mà Dương Hàm mời cô ăn. Sau khi ra ở riêng, mình sẽ ăn thịt heo trắng thơm mềm, đến lúc đấy cho mọi người chết thèm.
Lâm Lam không biết thật ra mùa này là mùa khoai lang, nhưng khoai lang độn hoàn toàn không dễ ăn tí nào. Khoai lang thường được thu hoạch sau tiết Trung thu, một phần đem phơi khô, sau tiết sương giáng sẽ bỏ vô hầm trữ lương thực để ăn cả một mùa đông. Nếu như trữ hợp lý thì sẽ không bị mốc hoặc mọc mầm, mùa xuân năm sau vẫn ăn được. Nhưng mà căn bản qua đến năm mới thì khoai đã bắt đầu bị mốc, chỉ có thể gọt bỏ phần hỏng và ăn phần còn lại. Nhưng mà như vậy cũng không lưu trữ được tới giờ. Hiện tại món khoai lang độn mà Lâm Lam được ăn chính là khoai lang mọc mầm để gieo trồng vụ sau, đã được cắt lát phơi khô, giữ lại để tới lúc chẳng còn gì nữa thì mới đem ra ăn. Loại khoai này không có chút xíu dinh dưỡng nào, ăn chẳng no mà lại còn có độc. Món khoai này dành cho đàn bà ăn. Nhưng nhà họ Hàn thực ra cũng chẳng nghèo đến mức ăn món này, nhưng mẹ chồng Lâm Lam đang bực bội nên cố ý để cho chị dâu cả đưa cho Lâm Lam ăn món này. Tiểu Vượng đang húp chén cháo nhỏ đột nhiên dừng lại, cầm cái bát đặt vào tay Lâm Lam: “Mẹ, mẹ ăn món này”.
Vốn là mọi người đang cắm cúi ăn phần của mình, cho nên khi Tiểu Vượng đột nhiên nói một câu, mà vốn bởi ngày thường thằng bé không nói chuyện lưu loát được như vậy, cho nên mọi người rất là bất ngờ.
Tiểu Vượng vừa nói vậy, Nhị Vượng đang bưng chén bỗng nhiên khựng lại, Mạch Tuệ thì liếc một cái nhưng không phản ứng gì mà tiếp tục ăn đồ ăn của mình. Tam Vượng quay đầu nhìn thoáng qua liền kinh ngạc nói to: “Mẹ, cháo của mẹ bị sao vậy?” – sau đó nhìn quanh quất phát hiện cháo của mọi người đều bình thường, nhìn lại bát cháo của cậu bé rồi nghiêng đầu nói: “Mẹ, con chia cho mẹ một nửa” – Nói rồi cậu nhóc đổ một nửa bát cháo của mình cho Lâm Lam. Mặc dù khẩu phần ăn của phụ nữ ở nông thôn là tiền lệ, trừ phi người phụ nữ đó có nhà mẹ đẻ giàu có làm chỗ dựa, hoặc là bệnh tật ốm yếu hoặc là đang trong hoàn cảnh đặc biệt, chứ không thì nhà nào cũng vậy. Chỉ khi nào mọi thứ bị nói toạc ra, không thì đàn ông trong nhà cũng ngó lơ nhắm mắt bỏ qua. Chị dâu cả rũ mắt nhìn chồng mình cùng mấy đứa con, ai cũng đang cúi đầu ăn hết phần ăn của mình, chẳng ai có ý tứ muốn chia cho chị dù chỉ là một chút. Mẹ chồng Lâm Lam khó chịu ra mặt, chỉ đũa vào Tam Vượng nói: “Thằng nhóc này, cháu còn nhỏ, ăn phần ăn của cháu đi”.
Tam Vượng vẫn tò mò hỏi thêm: “Bà Nội, có phải là chúng ta thiếu gạo nên không thể ăn cơm không ạ? Nếu không ngày mai lúc cắt cỏ cháu sẽ đi kiếm rau dại đào củ dại. Cháu cũng thấy bọn Tiểu Ngưu hay đi đào mấy thứ ấy!” – lời này làm mẹ chồng Lâm Lam suýt nữa thì mắc nghẹn.
Ông Hàn thấy vậy đành phải nói thay: “Ăn cơm đi” – ông nhìn thoáng qua nồi cơm, thấy trong đó còn có một chút bánh bột ngô liền có ý bảo bà Hàn đem cho bọn nhỏ ăn. Ông Hàn dù sao cũng là trụ cột gia đình, có lo cũng là lo chuyện bên ngoài. Nhưng việc trong nhà là do bà Hàn quản, tiền chi tiêu trong nhà cũng là bà chi, nên có một số việc bà vẫn nghe lời chồng, dù sao cũng không thể làm mất thể diện chồng mình trước mặt các cháu được, đây là quy củ từ lâu ở mỗi gia đình nông thôn. Vậy nên dù có giận lắm thì bà Hàn vẫn đặt nồi cơm lên bàn. Tam Vượng lập tức đứng lên xới một bát bánh bột ngô lớn nhất, Nhị Vượng liền đoạt lấy đem cho Lâm Lam: “Mẹ, mẹ ăn bánh bột ngô đi”. Tam Vượng lại từ từ ngồi ăn bát đồ ăn của mình. Lâm Lam liền đem đồ ăn chia cho mấy đứa con, nhìn thấy Mạch Tuệ đang giả đò không chú ý cũng cứng rắn kín đáo xẻ cho cô bé một miếng. Cơm nước xong chị dâu cả cùng con gái thu dọn bát đũa đem rửa, chị dâu thứ lại giống như không thể kìm nén nổi, liền quay về hướng Lâm Lam gào lên: “Em dâu thứ ba, một mình cô mượn tiền trên đội chắc chắn còn, đừng hi vọng dùng tiền trong nhà. Mọi người còn phải trông chờ vào chút công điểm này đấy”.
Không đợi Lâm Lam nói chuyện, Tam Vượng đã hô lên: “Cha cháu gửi tiền về vẫn còn mà”.
Chị dâu thứ nghe những lời này tức giận nghiến răng: “Tiền của cha mày gửi về là tiền của cả nhà, không được tính”
Tam Vượng buồn bực, nhưng vì bản thân nhóc là đứa bé tích cực thích bông đùa: “Bác dâu hai, bác nói tiền bố cháu gửi về là tiền chung của cả nhà ư?”
Bà Hàn cảm thấy phiền muộn phất tay một cái: “Trẻ con biết cái gì, đi chơi đi”. Nhắc tới gửi tiền, bà bấm đầu ngón tay đếm đếm một chút rồi tự nhủ: “Lạ nhỉ, hôm nay đã là ngày mười tám mười chín, tiền của thằng ba đáng lẽ phải gửi về rồi, làm sao người đưa thư còn không gửi tới nhỉ?”
Mặc dù tiền tháng hàng năm đều gửi tầm này, nhưng mà bộ đội nhân viên hậu cần ai cũng bận rộn công việc, nên trễ một hai hôm cũng là bình thường. Dù sao ở nhà chờ gửi tiền về chậm một hai hôm cũng không chết ai. Lâm Lam tỏ vẻ không biết gì hết, tiền gửi về cô đã giấu rất kỹ, thẳng thắn khai nhận là không thể. Dù sao tiền là mấu chốt của mẹ chồng, mà mẹ chồng cô thì thực ra chưa bao giờ là người rộng rãi, cho nên cô cứ giấu tới lúc nào lộ ra thì thôi.
Buổi trưa của hai ngày sau đó……
Người trong xã đi làm về đã thấy bóng dáng đồng phục của người đưa thư, một đám trẻ con đuổi theo xe giao thư của cậu ta, chiếc xe đạp đi về hướng nhà họ Hàn.
Người đưa thư đến cửa thì nói to: “Có bưu phẩm!”
“Ái chà, tiền của mình đã về” – Bà Hàn mừng rỡ cười tít mắt, cũng không quản ngại việc chân mình đau người đang mệt, liền đi chân đất chạy chậm ra ngoài sân, búi tóc sau gáy còn nhảy tưng tưng theo.
“Tiểu Đồng đấy à, danh mục tiền gửi đâu đưa đây cho tôi” – Bà Hàn thở hồng hộc dựa vào cổng, chìa tay cho người đưa thư.
Người đưa thư xem danh sách liền cười nói: “Bà Hàn, lần này không phải gửi bưu phẩm cho bà, mà là cho Lâm Lam. Lâm Lam có ở nhà không?”
“Gì cơ?” – Bà Hàn như nằm mơ hỏi lại. Bà giống như bị một mũi tên nhọn xuyên thấu lồng ngực, cả người không còn chút sức, lảo đảo suýt ngã. Một lúc sau, bà Hàn rít lên: “Ông trời ơi, thằng con bất hiếu này, có vợ liền quên mẹ rồiiiiiiii”.