Bạn đang đọc Thập Niên 70 Hạnh Phúc Nhỏ – Chương 34: Lên Huyện 2
Hai cây dù, sau khi mặt trời lên Lăng Quốc Đống ở phía sau dựa vào Vạn Kim Chi che nắng cho hai người, Lăng Kiều lớn nhất trong ba đứa trẻ thì nắm chặt cây dù còn lại che cho mình và em trai em gái, một tí tia nắng cũng không chiếu đến.
Không chỉ như thế, nửa đoạn đường sau mấy người này còn lấy một rổ cà chua và dưa leo rửa sạch ra, tươi ngon mọng nước bậc nhất, vừa xì xụp ăn ở trước mặt cô ta còn vừa nói ăn ít thôi đợi vào huyện thì có mì thịt băm chua cay ngon miệng ăn rồi, đừng có ăn no trước.
So với bên này thì đội nắng đến chảy mồ hôi, cả nhà Lăng Quốc Phú đói bụng trông càng thêm tẻ ngắt.
Hai vợ chồng lại lần nữa xác định cả nhà anh hai đều là người độc ác, vừa lên đến huyện thì không chờ được tách họ ra, sợ là đi chung với nhà họ tiếp thì đầu óc của mình cũng bị làm cho không bình thường theo.
Vạn Kim Chi căn bản không biết mình gây sốc lớn như thế cho nhà cậu ba Lăng, cô ấy vẫn như cũ dừng xe lừa ở nhà của một người đồng hương đã chuyển lên huyện ở, mang tất cả đồ cần mang rồi vui vẻ dẫn chồng và bọn trẻ đi dạo huyện.
Lăng Kiều và Lăng Điềm đi theo ba mẹ, trông thấy bọn họ quen thuộc đường xá đi đến trước một hàng ăn, năm chữ “Tiệm mì Đông Phương Hồng” đỏ tươi ở mặt tiền của cửa tiệm vô cùng rõ ràng, chỉ là ở dưới cùng của tấm bảng hiệu còn có một hàng chữ nhỏ, không nhìn kỹ thì không phát hiện ra nổi.
Tiệm mì Đông Phương Hồng… chỉ bán mì thịt bằm.
Tiệm mì này làm ăn cũng tốt thật, người đã ngồi đầy ở trong tiệm, bởi vì không có đủ chỗ ngồi nên còn dựng lên mấy cái bàn để bên ngoài, mấy người đang vội dứt khoát bưng bát ngồi xổm ở bên ngoài xì xà xì xụp ăn mì.
Ở thời đại này có thể có nhiều người sẵn lòng tiêu tiền đến tiệm ăn mì như thế, vậy mì ở nơi đó chắc chắn có nét đặc sắc, còn chưa ăn mà nước miếng của Lăng Điềm đã bắt đầu ứa ra trước rồi.
Cũng là số họ may, vừa đến tiệm mì không lâu thì vừa hay có một đại gia đình ăn xong nên trống ra một bàn.
“Ông chủ, năm bát thịt băm sa tế, một bát thịt băm nước lèo.
” tuy rằng cả đoạn đường cũng ăn không ngưng mồm nhưng đối với hai người trưởng thành như Vạn Kim Chi và Lăng Quốc Đống mà nói một bát thịt băm sa tế rõ ràng vẫn không đủ ăn.
“Có ngay đây.
” Bác đầu bếp làm mì phía trước la lớn rồi dùng khăn mặt vắt trên cổ của mình lau mồ hôi, động tác trên tay chẳng hề dừng lại.
Tiệm mì này vốn dĩ là của tư nhân, ông chủ cũ ban đầu là người từ bên tỉnh Thiểm Tây lại đây.
Món mì thịt băm này là nghề gia truyền mà tổ tiên của nhà họ truyền lại, bởi vì có mùi vị hoàn toàn khác lạ nên rất được người bản địa yêu thích.
Tiệm này từ lúc mở đến bây giờ, tay nghề kế thừa từ con trai rồi lại truyền đến cháu trai, bây giờ đã là đời thứ tư rồi.
Bây giờ tiệm mì này cũng coi như là tiệm ăn công tư hợp doanh, bảng hiệu cũ đã gỡ, thương hiệu này hợp nhất thành Đông Phương Hồng nhưng người làm mì vẫn là gia đình gốc kia, mùi vị chẳng hề thay đổi tí nào.
Mì thịt băm sa tế là món đặc trưng, mì thịt băm nước lèo là đầu bếp cũ trước đây vì chiều theo dân bản địa ít ăn hay không quen ăn cay nên thay đổi mùi vị, không thua gì mì thịt băm sa tế nhưng cũng có hương vị đặc biệt.
Lăng Tráng vẫn là một em bé không thể ăn đồ quá cay sợ gây nóng người, bát nước lèo kia chính là gọi cho cậu bé, còn về những người khác trong nhà chắc chắn là ăn món mì thịt băm sa tế ngon nhất rồi.
Tiểu thái tử ngồi giữa hai người chị, ngoan ngoãn tự mình đeo yếm dãi lên, cũng không biết ai đã vẽ ra hai con ngỗng ngu ngốc trong nhà kia lên, một tay cầm đũa một tay cầm muỗng, liếm đôi môi đỏ au không chờ được muốn ăn ngay.
….
Mì thịt băm sa tế chính gốc cần chú trọng rất nhiều thứ, để đánh giá một bát mì thịt băm sa tế có ngon hay không cần xem xét đến mấy yếu tố, thịt thái phải chua, cay, thơm, sợi mì phải mỏng, dai và bóng, mấy món rau đầy màu sắc phối với thịt thái cũng không thể thiếu, nước mì phải đặc quánh, hầm nhừ.
Với những cửa tiệm giống như này, thịt băm sa tế đều được làm sẵn một nồi từ trước, mấy lát thịt hồng hồng đều bị đông thành băng, lúc nấu chỉ cần dựa theo số bát mì cần bán mà múc một lượng vừa đủ là được, không chỉ tiệm mì, vào thời này các hộ gia đình ở vùng nông thôn của tỉnh Thiểm Tây đều được chia thịt heo một lần vào dịp cuối năm, để bảo quản thịt heo được lâu hơn, thịt heo còn được làm thành thịt băm sa tế, có thể cất giữ được khoảng nửa năm, không chỉ được dùng làm mì, nó còn là một loại nguyên liệu rất tốt để nấu ăn, thế nên đối với người dân Thiểm Tây mà nói, thịt băm sa tế là một món đồ tốt không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của họ.
.