Bạn đang đọc Thánh Tâm Ma Ảnh – Chương 12: Thần Ma Đổi Ngôi
Lam y Kim lão nhân nói tiếp:
– Trang Tàng Chân Đồ đó cũng là vật giả.
Lời nói vừa xuất thì hắc y Cam lão nhân đột nhiên quay phắt lại và lướt lên đỉnh Loạn Thạch Sơn. Khuôn mặt nhăn nheo của lão tái nhợt, thần sắc trông đáng sợ, lão lớn tiếng nói:
– Kim Ngọc Dung, ta liều mạng với ngươi !
Lam y Kim lão nhân cười hì hì, nói:
– Không liều mạng được đâu, Cam lão ca. Nên giữ tấm thân hữu dụng để vạch mặt tại hạ, các hạ là người duy nhất trên thế gian này biết tại hạ, nếu liều mạng thì e rằng …
Lão khẽ lách người tránh né thế bổ nhào tới của hắc y Cam lão nhân một cách dễ dàng.
Hắc y Cam lão nhân xông qua mấy bước rồi mới đứng vững, sau đó lão quay người và xông tới tiếp, nhưng lần này thân hình của lão loạng choạng suýt bị ngã nhào.
Lam y Kim lão nhân cười cười, nói:
– Tại hạ lại quên nói cho các hạ biết một điều, người trúng độc được này mà vọng động chân khí thì không xong, càng vận chân khí thì chất độc càng chuyển động nhanh trong huyết mạch.
Song mục của hắc y Cam lão nhân mở to trừng trừng, lão vừa đưa song chưởng lên thì đột nhiên “hự” một tiếng, lam y Kim lão nhân thấy vậy liền nói:
– Cam lão ca, Bắc Cùng Sơn còn nhiều đất trống nhưng đáng tiếc là các hạ không về được, để ta giúp các hạ một tay nhé.
Nói đoạn, lão thản nhiên cất bước đi tới.
Hắc y Cam lão nhân rùng mình, lão ngẩng đầu lên nhìn thì thấy lam y Kim lão nhân đầy sát khí trên mặt, khóe miệng nở nụ cười đầy vẻ đắc ý và vô cùng tàn nhẫn.
Lão buột miệng kêu lớn:
– Kim Ngọc Dung, ngươi thật độc ác, ta làm quỷ cũng không tha cho ngươi đâu.
Lam y Kim lão nhân cười cười, nói:
– Từ xưa đến nay, oan hồn vô số, nhưng có làm gì được ta đâu ?
Lời vừa dứt thì lão đã đến gần đối phương khoảng một trượng, đột nhiên hắc y Cam lão nhân há miệng và thổ ra một búng huyết vừa tanh vừa nóng. Lam y Kim lão nhân đã có đề phòng nên lập tức lách người tránh né.
Lúc này hắc y Cam lão nhân lại quay người chạy về phía vách núi thẳng đứng – nơi có gốc cổ tùng cô độc – và cũng là nơi Hạ Hầu Lam đã tung người phóng xuống.
Dường như lam y Kim lão nhân cũng đoán được điều này nên vội tung người phóng theo, nhưng chờ khi lão lướt tới mép vách núi thì hắc y Cam lão nhân đã như một tảng đá rơi thẳng xuống Hồng Thủy Hồ.
Càng lúc thấy thân hình lão càng nhỏ, cuối cùng biến thành một chấm đen, hồ nước bọt nổi trắng, chốc lát bình lặng trở lại.
Trước sau không đầy hai canh giờ mà đã có hai người từ vách núi thẳng đứng của Loạn Thạch Sơn này nhảy xuống Hồng Thủy Hồ, và tất cả đều chết bởi tay lam y Kim lão nhân.
Trên thực tế, lão ta có phải là Thiết Diện Thư Sinh Kim Ngọc Dung đã chết gần hai mươi năm hay không, ngoài bản thân lão ta ra thì vẫn không có ai biết được.
Thật lòng mà nói, hình như không thể có chuyện người đã chết gần hai mươi năm, bây giờ đột nhiên xuất hiện.
Lam y Kim lão nhân nhìn xuống vách núi trăm trượng và lẩm bẩm tự nói:
– Ngươi đến từ Bắc Cùng Sơn, bây giờ làm ma ở vực thẳm, đến vì chuyện này rồi cũng vì chuyện này mà đi, ngươi có nuối tiếc không ? Mong rằng, với nửa trang Tàng Chân Đồ đó cũng đủ an ủi ngươi dưới đáy hồ, và cũng mong rằng ngươi và Hạ Hầu Lam sẽ kết bạn với nhau để đôi bên không cảm thấy cô đơn.
Nói đoạn lão phất tay áo một cái, nửa trang Tàng Chân Đồ còn lại cũng bay đi theo gió mà rơi xuống chân vách núi.
Sau cùng, lam y Kim lão nhân chậm rãi quay người, thân hình lão khẽ động rồi thuận theo gió mà lướt đi như một bóng u linh.
Mặt trời mọc rồi lặn, ngày qua đêm tới, thời gian tuần hoàn luân chuyển, không biết đã trải qua bao nhiêu ngày trắng đêm đen, bao nhiêu buổi hoàng hồn bảng lảng, bao nhiêu đêm trường thê lương tĩnh mịch.
Trên tuyệt đỉnh Loạn Thạch Sơn cạnh Hồng Thủy Hồ lại có vết chân người xuất hiện.
Đó là hai người, một lớn một nhỏ là một hài tử chừng mười hai mười ba tuổi, ăn mặc theo kiểu dân chài, quần xắn quá gối để lộ đôi chân nhỏ rám nắng. Đôi mắt đen tuyền không ngừng chớp động, hình như cảm thấy rất ngạc nhiên với một nơi như thế này …
Còn vị hắc y khách lại tỏ ra thản nhiên, đôi mắt thất thần như người vừa lành bệnh, song khí độ lại cao ngạo khiến người ta phải dè chừng.
Hai người đứng trên tuyệt đỉnh Loạn Thạch Sơn, không ai động đậy và cũng không ai nói một câu, hắc y khách nhìn gốc cổ tùng đứng cô độc bên cạnh vách núi, sắc diện liên tục biến đổi.
Đột nhiên nghe tiểu hài tử khai khẩu:
– Đại thúc, là nơi này à ?
Hắc y khách cười và khẽ gật đầu, nói:
– Đúng vậy, Tiểu Thuận Tử, là nơi này.
Giọng nói có khí mà vô lực, nghe ra mới thê lương làm sao.
Hài tử kêu bằng Tiểu Thuận Tử nói:
– Vậy tiểu điệt thắp hương nhé, đại thúc ?
Nói đoạn hắn đặt chiếc giỏ tre xuống đất rồi lấy ra một bó hương, vàng mã tiền giấy, một bình sứ và một chén rượu.
Hắc y khách chỉ gật đầu mà không nói gì, người này lặng lẽ cất bước đi về phía vách núi.
Tiểu Thuận Tử vội chạy theo hỏi:
– Đại thúc nói là đốt vàng mã cho ai ?
Hắc y khách thản nhiên nói:
– Là một vị bằng hữu của đại thúc.
– Bằng hữu của đại thúc chết ở nơi này à ?
– Đúng vậy, Tiểu Thuận Tử.
– Đại thúc, vị bằng hữu đó của đại thúc chết như thế nào ? Ngã xuống vực thẳm chăng ?
– Không sai, bị người ta đẩy ngã xuống vực.
Tiểu Thuận Tử hỏi tiếp:
– Đại thúc có nhìn thấy không ?
Hắc y khách lắc đầu nói:
– Không !
Tiểu Thuận Tử lại hỏi:
– Vậy làm sao đại thúc biết vị đó …
Hắc y khách cắt lời, nói:
– Ta phán đoán như vậy, và nhất định là như vậy, bởi vị bằng hữu đó của đại thúc không thể tự nhảy xuống.
– Tại sao ? Đại thúc !
– Tiểu Thuận Tử, nếu là ngươi thì ngươi có nhảy xuống không ?
– Tất nhiên là không, tiểu điệt đâu có ngốc như thế ?
– Không sai, Tiểu Thuận Tử, vị bằng hữu đó của đại thúc cũng không ngốc.
Tiểu Thuận Tử hiểu ra, hắn gật gật đầu và không nói thêm gì nữa. Đột nhiên hắn phát hiện là đã đến bờ vực nên vội dừng bước và túm lấy vạt áo của Hắc y khách.
Hắc y khách quay đầu lại nói:
– Sao thế ? Tiểu Thuận Tử ?
Tiểu Thuận Tử chỉ tay tới trước và nói:
– Đi tới nữa là rơi xuống đấy !
Hắc y khách mỉm cười, nói:
– Yên tâm Tiểu Thuận Tử, đại thúc không thể ngốc như vậy đâu.
Ngừng lại một lát, người này lại nói tiếp:
– Trừ phi là bị bức và thế bất đắc dĩ.
Tiểu Thuận Tử chỉ tay xuống đất và nói:
– Đại thúc, đốt ở đây nhé !
Hắc y khách gật đầu, nói:
– Cũng được !
Nói đoạn, người này nhận lấy chiếc giỏ tre từ tay Tiểu Thuận Tử, sau đó quỳ xuống và bày biện vàng mã cùng hương đèn ra đất mà đốt.
Sau cùng, Hắc y khách rót ra một chén rượu, nâng lên ngang mày và lẩm bẩm nói:
– Bằng hữu, ngươi hãy yên nghỉ, ta còn sống ngày nào thì nhất định sẽ báo thù rửa hận cho ngươi, sinh tiền ngươi thích uống rượu nên ta thành kính lấy chén rượu nhạt này an ủi anh linh.
Nói đoạn, Hắc y khách đổ chén rượu xuống vực thẳm, sau đó lại im lặng ngẩn người, mặc cho gió thổi qua y phục lất phất và hoàng hôn cũng dần buông.
Tiểu Thuận Tử không nhịn được nên nói:
– Đại thúc, xong chưa ?
Hắc y khách thản nhien gật đầu nói:
– Xong rồi !
Tiểu Thuận Tử vội vàng xách giỏ tre lên và nói:
– Vậy chúng ta trở về thôi, đại thúc, phụ thân của tiểu điệt còn đợi chúng ta.
Hắc y khách lắc đầu nói:
– Tiểu Thuận Tử, ngươi trở về trước đi, ta đứng đây một lát rồi sẽ về sau.
Tiểu Thuận Tử cũng lắc đầu, nói:
– Không, đại thúc, tiểu điệt sẽ về cùng đại thúc.
Hắc y khách nhìn qua mặt Tiểu Thuận Tử và nói:
– Trời sắp tối rồi, ngươi không sợ sao ?
– Không sơ, một mình tiểu điệt thì sơ, nhưng có đại thúc thì không sợ !
– Tiểu Thuận Tử, nghe lời đại thúc trở về trước đi, để đại thúc đứng một mình ở đây một lát.
– Không, đại thúc, gia phụ nói phải cùng đại thúc trở về một lượt.
Hắc y khách chau mày nói:
– Tiểu Thuận Tử, ngươi quên rồi sao ? Đại thúc phải dạy cho ngươi thứ gì ?
Tiểu Thuận Tử sáng mắt, hắn nói:
– Quên thế nào được, đại thúc còn phải dạy cho tiểu điệt đánh nhau.
– Đúng vậy !
Hắc y khách nói:
– Chưa khấu đầu bái sư mà ngươi đã không nghe lời đại thúc, vậy đại thúc còn dám nhận ngươi làm đồ đệ sao ?
Tiểu Thuận Tử nghe vậy thì ngẩn người, hắn hoảng hốt nói:
– Đại thúc, tiểu điệt nghe lời, nhưng gia phụ nói …
Hắc y khách nói:
– Chớ nghe theo phụ thân ngươi, đại thúc to lớn thế này lẽ nào còn sợ người ta bắt đi sao ? Nghe lời ta trở về trước đi, đại thúc đứng một lát rồi sẽ về ngay thôi.
Tiểu Thuận Tử hỏi:
– Đại thúc, nơi này có gì hay ho để đứng đâu ?
Hắc y khách nói:
– Thế nào, lại không muốn nghe lời à ?
Tiểu Thuận Tử vội nói:
– Đại thúc, tiểu điệt nghe lời, tiểu điệt nghe lời, nhưng đại thúc phải về sớm nhé.
Hắc y khách gật đầu nói:
– Đương nhiên, đại thúc không định đứng vậy suốt đêm đâu mà sơ, ngươi về trước đi, không chừng ngươi vừa vào nhà là đại thúc cũng vừa đến cửa đấy.
Tiểu Thuận Tử chớp chớp mắt, hắn vẫn không nỡ bỏ đi nên lại nói:
– Đại thúc, thật không ?
Hắc y khách gật đầu nói:
– Đương nhiên là thật, đại thúc có thể nào lừa dối ngươi sao ? Mau trở về đi, đợi lát nữa trời tối là không dễ đi đâu đấy !
Tiểu Thuận Tử “vâng” một tiếng rồi quay người cất bước, tay xách theo chiếc giỏ tre.
Khi hắn quay người thì tay áo của Hắc y khách cũng phất ra, theo đó một đạo bạch quang từ tay áo bay ra và rơi vào giỏ tre.
Tiểu Thuận Tử không hề hay biết gì, hắn vẫn tiếp tục đi, chẳng mấy chốc đã xuống khỏi đỉnh núi.
Nhìn theo bóng hình nho nhỏ của Tiểu Thuận Tử dần khuất trong hoàng hôn, từng thớ thịt trên mặt Hắc y khách hơi co giật, đột nhiên người này thở dài rồi tự nói:
– Đây là lần đầu tiên trong đời ta lừa một hài tử lương thiện không hiểu chuyện. Tiểu Thuận Tử, tha thứ cho đại thúc, bất đắc dĩ đại thúc phải làm như vậy thôi !
Hắc y khách lại buông tiếng thở dài đầy cảm khái rồi tung mình lướt đi chẳng biết đi về phương nào, nhưng trong chớp mắt đã mất hút tung tích.
Trên tuyệt đỉnh Loạn Thạch Sơn lại yên tĩnh và tịch mịch như trước. Chỉ còn lại hương tàn và tro của vàng mã bị gió chiếu phảng phất thổi bay đi.
oo Vùng Tần Hoài Giang – Phu Tử miếu trong thành Kim Lăng vẫn náo nhiệt như thuở nào, mùi hương phấn quyến rũ vẫn phảng phất lan tỏa trong gió. Đối với bọn con bạc lăn lộn ở vùng này thì chuyện Hầu Sơn Phong đột nhiên bỏ đi chỉ như một viên đá ném xuống sông Tần Hoài, tuy cũng khiến mặt nước gợn sóng nổi bọt, nhưng cũng rất nhanh chóng bình lặng trở lại.
Tất cả rồi cũng theo dòng nước chảy về đông, chẳng bao lâu sau người ta cũng quên dần.
Tối nay, vào lúc đèn hoa vừa mới thắp lên, trên cầu Văn Đức bắc ngang qua sông Tần Hoài có một Hắc y khách kẹp tay sau lưng mà đứng, đó chính là vị Hắc y khách vừa rời Loạn Thạch Sơn cạnh Hồng Thủy Hồ.
Chàng đứng trên cầu Văn Đức quay lưng về phía hành nhân, mặt hướng về những chiếc thuyền hoa qua lại như thoi đưa, đôi mày kiếm khẽ chau, song mục dõi nhìn ra xa xa được như đang tìm thứ gì đó.
Phía sau, hành nhân qua lại trên cầu cũng chẳng ai để ý đến chàng, nhiều lắm là chỉ liếc nhìn chàng với ánh mắt hơi ngạc nhiên rồi quay đầu mà đi. Cũng dễ hiểu thôi, vì điều này có gì đáng để kinh ngạc đâu ? Một người đứng trên cầu nhìn những chiếc thuyền hoa một cách xuất thần cũng vốn là chuyện bình thường.
Hồi lâu sau, Hắc y khách từ từ quay người rồi đi xuống cầu, nhưng chàng vừa xuống tới chân cầu thì thấy có một hán tử tướng mạo phàm tục đang đi lại.
Hán tử này nhe răng cười hì hì rồi cúi người, nói:
– Đại gia, ngài cần một cô nương chăng ?
Hắc y khách thản nhiên bước đi, thậm chí cũng không buồn liếc nhìn hán tử kia một lần.
Nhưng hán tử vẫn bước theo và nói:
– Đại gia, cô nương trên thuyền của tiểu nhân không phải hạng tầm thường, đều là đại gia khuê tú vừa đến từ thành Bắc Kinh, chẳng những biết ca múa pha trò mà da thịt cũng trắng nõn nà …
Đột nhiên Hắc y khách quay ngoắt lại, khiến hán tử kia sững sờ rồi vội vàng lui mấy bước.
Nhưng Hắc y khách chỉ mỉm cười, hỏi:
– Thật không ?
Hán tử kia thở phàm nhẹ nhõm, gã biết vị khách ngoài “lạnh” trong “nóng” này đã động lòng rồi, thế là hắn vội vàng giới thiệu một loạt các cô nương trên thuyền của hắn.
Cuối cùng gã cười hì hì, nói:
– Trên thuyền của tiểu nhân có một cô nương mới góa chồng, nhưng cũng chỉ mười tám mười chín thôi.
Nào ngờ, gã nói muốn gãy cả lưỡi nhưng vị Hắc y khách ngoài lạnh trong nóng kia vẫn lắc đầu nói:
– Ta không thích cô nương đến từ thành Bắc Kinh, ta chỉ thích giai nhân nam quốc nhẹ nhàng nhưng nhiệt tình. Ta nghe nói nơi này của các ngươi có một Tiểu Thúy Hồng với ngoại hiệu là Tiểu Lạt Tiêu.
Thì ra đây là khách mộ danh mà đến, nhưng hán tử kia liền lắc đầu nói:
– Vậy là chẳng có cách rồi, vì Tiểu Thúy Hồng đã bỏ đi từ lâu rồi.
Hắc y khách “à” một tiếng rồi nói:
– Làm sao ngươi biết ?
– Sao tiểu nhân lại không biết chứ ?
Hán tử kia nói:
– Nói ra dài dòng lắm, vùng này vốn có một tên kêu bằng Hầu Sơn Phong, Tiểu Thúy Hồng là mối ruột của hắn, nhưng trước đây không lâu. Hầu Sơn Phong đột nhiên bỏ đi, thế là tiểu thư cũng rời thuyền lên bờ và chẳng biết đã đi đâu. Chẳng biết có phải là đi theo Hầu Sơn Phong hay không ? Như vậy cũng tốt, dân gian có câu:
“Quả phụ thất tiết không bằng kỹ nữ hoàn lương.”, chỉ có điều với nhan sắc của Tiểu Thúy Hồng thì phải chọn một kẻ giàu có để nương thân …
Hắc y khách cắt lời, nói:
– Có thể chuyện liên quan đến chữ tình ?
Hán tử kia nói:
– Cô ta thật sự đã động chân tình với Hầu Sơn Phong, đó cũng chính là sự mê muội của cô ta, vì Hầu Sơn Phong là một kẻ chỉ biết ăn uống cờ bạc và trai gái thì lấy gì mà nuôi sống cô ta ?
Hắc y khách nói:
– Nghe nói Hầu Sơn Phong đó là một đại hiệp khách ẩn thế, chẳng phải vậy sao ?
hán tử kia lắc đầu, nói:
– Làm gì có chuyện đó, chỉ có người mù mới nói như vậy, nếu hắn là đại hiệp khách có chút bản lĩnh thì đã không chọn Tiểu Thúy Hồng.
Hắc y khách gật đầu nói:
– Nói cũng phải, nhưng chẳng ai biết Tiểu Thúy Hồng đi đâu à ?
Hán tử lắc đầu nói:
– Đúng vậy !
Nói đoạn, gã lặng lẽ quay người bỏ đi với sự thất vọng tràn trề.
Hắc y khách trầm ngâm một lát rồi cũng cất bước, chàng đi về phía Phu Tử Miếu.
Nơi này vẫn như xưa, chẳng có gì thay đổi, vẫn những tửu quán đầy bọn lưu manh vừa ăn uống vừa văng tục, đặc biệt là sòng bạc, xem ra có phần náo nhiệt hơn trước.
Hắc y khách kẹp tay sau lưng ung dung cất bước đi đến trước sòng bạc. Hai đại hán canh cổng thấy Hắc y khách đến thì tưởng là khách đến đánh bạc nên vội cúi người gật đầu chào và bước sang một bên nhường đường.
Nhưng Hắc y khách chỉ mỉm cười, nói:
– Nhị vị, tại hạ muốn hỏi thăm một người.
Đại hán bên trái ngớ người, gã lạnh giọng hỏi:
– Ngươi muốn hỏi thăm ai ?
Hắc y khách nói:
– Tần Lục !
Đại hán bên trái lắc đầu, nói:
– Không biết !
Đây cũng là lẽ thường, không đến đánh bạc mà chỉ đến hỏi thăm người thì làm sao gã hứng thú ?
Hắc y khách chợt hiểu ra nên mỉm cười, nói:
– Bằng hữ, tại hạ cũng đến đánh bạc.
Hai đại hán lập tức mỉm cười và đưa tay mời vào trong.
Hắc y khách lại nói:
– Chỉ có điều chưa chắc trong sòng bạc này hoan nghênh tại hạ.
Đại hán bên trái ngạc nhiên nói:
– Nói vậy nghĩa là sao ?
Hắc y khách mỉm cười, nói:
– Có biết Hầu Sơn Phong không ? Hắn là sư huynh đệ đồng môn về cờ bạc với tại hạ đấy !
Hai đại hán lập tức biến sắc, không biết thì thôi, một khi đã biết thì làm sao dám mời vào trong nữa ?
Trước đây, không ván nào Hầu Sơn Phong không thắng, tất cả con bạc đều sợ hắn, Hắc y khách trước mắt là sư huynh đệ của Hầu Sơn Phong thì có khác gì Hầu Sơn Phong ?
Hắc y khách mỉm cười, nói:
– Nhị vị, tại hạ nói không sai đấy chứ, phiền nhị vị cho biết Tần Lục đang ở đâu ?
Đột nhiên trong sòng bạc có người lớn tiếng nói:
– Ai tìm Tần Lục vậy ?
Liền theo đó là bức màn khẽ động, một hán tử to cao có nước da ngăm đen bước ra, đó chính là Thiết Ngưu.
Hắn quét mục quang nhìn ra ngoài và hỏi lại:
– Ai tìm Tần Lục ?
Hắc y khách nói:
– Là tại hạ.
Thiết Ngưu ngạc nhiên nói:
– Bằng hữu ngươi là …
Hắc y khách cắt lời, nói:
– Là một bằng hữu từ xa mới đến.
Thiết Ngưu “à” một tiếng rồi nói:
– Thì ra là bằng hữu của Lục ca, thế thì chẳng phải người ngoài rồi, mời bằng hữu theo tại hạ đi tìm hắn.
Nói đoạn hắn cười cười với hai đại hán canh cổng rồi định cất bước.
Đại hán bên trái liền nói:
– Thiết Ngưu, vị này là sư huynh đệ đồng môn của lão Hầu đấy.
Thiết Ngưu vừa vui mừng vừa ngạc nhiên, hắn vội kêu lên:
– Thật thế sao ?
Hắc y khách gật đầu nói:
– Tính ra hắn là tiểu sư đệ của tại hạ.
Thiết Ngưu vui mừng khôn tả, hắn nói:
– Vậy thì càng không phải là người ngoài rồi, xin hỏi quý tánh của bằng hữu ?
Hắc y khách nói:
– Tại hạ hỏ Giả …
Thiết Ngưu cười cười, nói:
– Thì ra là Giả lão ca, Giả lão ca, lão Hầu đi đâu mà sao …
Hắc y khách nói:
– Thiết Ngưu huynh, chúng ta tìm Tần Lục rồi hãy nói, được chứ ?
Thiết Ngưu ngạc nhiên nói:
– Làm sao Giả lão ca biết hỗn danh của tại hạ ?
Hắc y khách chỉ đại hán bên trái rồi cười cười nói:
– Vị huynh đệ này vừa gọi đó.
Thiết Ngưu “à” một tiếng rồi gật đầu nói:
– Được, Giả lão ca, chúng ta chờ tìm được Tần Lục rồi hãy nói, đi thôi !
Nói đoạn, hắn kéo Hắc y khách rời khỏi sòng bạc.
Đi được mười bước thì đột nhiên nghe Hắc y khách nói:
– Thiết Ngưu huynh, thực ra đã gặp được huynh thì không cần tìm Tần Lục nữa.
Thiết Ngưu ngạc nhiên hỏi:
– Tại sao ?
Hắc y khách mỉm cười, nói:
– Tại hạ tìm Tần Lục là để hỏi thăm một chuyện, bây giờ đã gặp Thiết Ngưu huynh thì hỏi huynh cũng được thôi, hà tất …
Thiết Ngưu “à” một tiếng rồi nói:
– Thì ra là như thé, nếu Giả lão ca đơn thuần chỉ muốn hỏi thăm chuyện thì tất nhiên không cần tìm Tần Lục nữa, nhưng Giả lão ca đã là huynh đệ đồng môn với lão Hầu thì không thể không tìm Tần Lục.
Hắc y khách hơi ngạc nhiên, chàng nói:
– Thiết Ngưu huynh nói vậy nghĩa là sao ?
Thiết Ngưu lắc đầu thở dài rồi nói:
– Giả lão ca không biết đấy thôi, Tần Lục là một hán tử cương cường ít thấy và cũng là chỗ giao tình thâm sâu với lão Hầu, sau khi lão Hầu bỏ đi không nói một lời thì hắn vừa tức giận vừa khó chịu, nằm liền mấy ngày không dậy. Gần đây hắn vừa rời khỏi giường thì suốt ngày uống rượu từ sáng đến tối, rồi không đánh nhau thì cũng gây sự với người khác. Trước đây hai ngày, nếu tại hạ không kịp thời ngăn chặn thì hắn đã vong mạng dưới đao người ta rồi, vì vậy tại hạ nói là Giả lão ca nên đi thăm hắn.
Hắc y khách im lặng lắng nghe, thần thái tỏ ra rất xúc động, nghe xong chàng thở dài và gật đầu nói:
– Đích thị là một bằng hữu tốt khó tìm, tại hạ phải đi thăm hắn mới được.
Thiết Ngưu cũng gật đầu, đoạn hắn hỏi qua chuyện khác:
– Giả lão ca định hỏi thăm chuyện gì ?
Hắc y khách nói:
– Thiết Ngưu huynh, đừng vội, chờ lát nữa gặp Tần Lục rồi hãy nói.
Thiết Ngưu gật đầu nói:
– Được !
Hắn chỉ tay về phía trước rồi tiếp lời:
– Giả lão ca, đến rồi, nhìn xem chẳng phải Tần Lục đó sao ?
Hắc y khách nhìn theo hướng Thiết Ngưu chỉ thì thấy trogn một tửu quán nho nhỏ bên đường Cổng Viện có một người đang cúi đầu uống rượu tiêu sầu.
Đó chính là Tần Lục, lời của Thiết Ngưu nói không sai, phần lớn khách ăn uống đều tránh xa hắn, ngay cả chủ quán cũng phập phồng lo sợ.
Hắc y khách chau mày nói:
– Lục ca gầy đi nhiều quá !
Thiết Ngưu gật đầu, nói:
– Đúng vậy !
Bỗng nhiên hắn nhìn qua Hắc y khách và ngạc nhiên nói:
– Trước đây Giả lão ca đã gặp hắn rồi à ?
Hắc y khách “à” một tiếgn rồi nói:
– Tại hạ chỉ nghe Hầu Sơn Phong kể lại thôi !
Thiết Ngưu thở dài, nói:
– Một trang hán tử khỏe mạnh như vậy mà bị chính mình giày vò đến độ chẳng ra sao cả.
Nói đoạn, hắn bước đến chỗ Tần Lục và khẽ nói:
– Lục ca, có người tìm ngươi đấy !
Tần Lục vẫn không quay lại, dường như không nghe thấy gì.
Thiết Ngưu lại nói:
– Lục ca, có người tìm …
Tần Lục xua tay, quay người lại nói:
– Ta không điếc, nói với hắn là Tần Lục ta đã chết rồi.
Khuôn mặt hắn đích thực là gầy đi rất nhiều, sắc diện nhợt nhạt, hai mắt sâu hoắm.
Hắc y khách thấy vậy thì bất giác chau mày.
Thiết Ngưu vội nói:
– Lục ca, đừng làm thế, can cớ gì lại nóng nảy như vậy chứ ? Người này là sư huynh đệ của lão Hầu.
Tần Lục đứng lên trừng mắt và nói:
– Đừng nhắc đến hắn nữa, Tần Lục ta không có một bằng hữu như hắn.
Ngừng một lát, Tần Lục nói tiếp:
– Nói cho ta biết hắn dang ở đâu, ta đi tìm hắn liều mạng một phen.
Thiết Ngưu vội nói:
– Lục ca, ngươi nghe ta nói hết đã, đây là sư huynh của lão Hầu, người ta đến thăm ngươi, sao ngươi lại đối xử với người ta như vậy ?
Tần Lục cười nhạt, nói:
– Hắn thăm ta để làm gì, không có hắn, Tần Lục ta vẫn cứ sống.
Thiết Ngưu chau mày quát:
– Lục ca, người ta không phải là lão Hầu, người ta vượt ngàn dặm đến đây thăm ngươi để rồi nghe ngươi nói những điều đó sao ?
Tần Lục vỗ bàn quát lại:
– Không nghe thì bảo hắn đi đi …
Thiết Ngưu biến sắc, hắn vừa định phát tác thì Hắc y khách đã nhanh tay khẽ khều vào lưng hắn ra hiệu bình tĩnh.
Đột nhiên nghe Tần Lục nói:
– Thiết Ngưu, hắn ở đâu, để ta gặp hắn thử ?
Không chờ Thiết Ngưu trả lời, Hắc y khách đã bước lên trước, cung thủ chào và nói:
– Lục ca, tại hạ Ở đây, Sơn Phong bảo tại hạ thay hắn hỏi thăm Lục ca, đồng thời cũng bảo tại hạ nói rõ với Lục ca rằng, sở dĩ hắn ra đi mà không nói lời từ biệt là vì có nỗi khổ tâm khác.
Tần Lục chớp chớp song mục và nói:
– Xin hỏi quý tính của bằng hữu ?
Hắc y khách nói:
– Tại hạ họ Giả.
Tần Lục nói:
– Là Giả lão ca à, mời ngồi.
Hắc y khách mỉm cười, đoạn kéo Thiết Ngưu và nói:
– Thiết Ngưu huynh, chúng ta cùng ngồi nhé, đã không phải là người xa lạ thì hôm nay tại hạ mời khách, trước là thay Sơn Phong tạ lỗi nhị vị, sau là cũng muốn mượn chén rượu đa tạ sự chiếu cô của nhị vị đối với Sơn Phong trước đây.
Nói đoạn, chàng kéo Thiết Ngưu cùng ngồi xuống.
Thiết Ngưu nói:
– Giả lão ca nói gì thế, Thiết Ngưu và Lục ca là người bản địa, bất luận nói thế nào cũng không thể để Giả lão cả tổn phí, lão Hầu đã có nỗi khổ tâm riêng thì bằng hữu với nhau còn tạ lỗi gì nữa, còn hai chữ chiếu cố thì càng không cần nói, bằng hữu giao tình thân thiết với nhau, có ăn thì mọi người cùng ăn, có uống thì mọi người cùng uống, không ai phải chiếu cố ai cả.
Hắc y khách nghe vậy thì tỏ ra khâm phục, chàng nói:
– Tuy nói vậy nhưng tại hạ là sư huynh của Sơn Phong nên không thể không bày tỏ chút tâm ý.
Thiết Ngưu không nói gì, hắn vẫy tay gọi thêm rượu thịt và hai chén uống rượu.
Tần Lục nói:
– Giá lão ca, lão ca là người từng trải, xin chớ trách tại hạ.
– Sao lại nói thế ?
Hắc y khách vội cắt lời, nói:
– Nói đi nói lại cũng nên trách Sơn Phong không tốt thôi, bất luận thế nào thì trước khi đi hắn cũng phải chào một tiếng mới đúng !
Tần Lục nói:
– Giả lão ca nói vậy khiến Tần Lục này áy náy quá.
Hắn ngước nhìn lên và nói tiếp:
– Giả lão ca, lão Hầu khỏe không ?
Hắc y khách vội nói:
– Khỏe, khỏe, nhờ hồng phúc của Lục ca.
Thiết Ngưu cắt lời, nói:
– Giả lão ca, lão Hầu hiện ở đâu.
Hắc y khách nói:
– Hiện giờ Sơn Phong đã đi ra ngoài biên giới.
– Đi ra ngoài biên giới ?
Thiết Ngưu ngạc nhiên nói:
– Giả lão ca, lão Hầu ra ngoài biên giới làm gì ?
Hắc y khách mỉm cười, nói:
– Chuyện này liên quan đến nỗi khổ tâm không từ biệt mà đi của hắn.
Chàng nhấp ngụm rượu rồi nói tiếp:
– Thật không giấu gì nhị vị, Sơn Phong vốn là một nhân vật võ lâm.
“Bốp” một tiếng, Tần Lục vỗ đùi trừng mắt nói:
– Giỏi lắm, vậy mà lão Hầu cứ giấu bọn ta. Ta đã sớm cảm thấy hắn có vẻ không bình thường, nếu hắn không có bản lĩnh cao cường thì làm sao có thể đánh bại bốn lão kia.
– Nói rất phải, nói rất phải !
Thiết Ngưu tiếp lời:
– Bây giờ xem ra, lão Hầu chẳng những có bản lĩnh mà còn là nhân vật có bản lĩnh rất cao cường.
Hắc y khách gật đầu nói:
– Trong mấy huynh đệ bọn tại hạ, thì hắn là nhất.
Thiết Ngưu nói:
– Giả lão ca, mau nói tiếp đi.
Hắc y khách gật đầu nói:
– Nhị vị có lẽ đã biết tai họa của Kim Lăng Đồng gia xảy ra trước đây không lâu ?
Thiết Ngưu vội gật đầu nói:
– Biết, biết, tại hạ còn đến đó giúp mà.
Hắc y khách nói:
– Vậy nhị vị phải biết chuyện cô nương của Đồng gia và vị Mạc tổng quản cùng mất tích ?
Thiết Ngưu vỗ bàn trừng mắt chửi:
– Chỉ không biết là tên cẩu tặc lòng lang dạ thú nào thôi, hắn giết cả nhà người ta còn chưa đủ hay sao mà còn bắc cóc cả Đồng cô nương và Mạc tổng quản.
tần Lục trừng mắt một cái, Thiết Ngưu vội bế khẩu.
Hắc y khách liên` nói:
– Nói ra tiếp khiến người ta đau lòng, một cô nương khuê các …
Chàng lắc đầu rồi nói tiếp:
– Sơn Phong cũng vì chuyện này, chờ đến lúc đuổi theo ra khỏi thành Kim Lăng và phát hiện chân tướng thì hắn đã không kịp chào nhị vị, do đó hắn đành phải truy theo tiếp.
Tần Lục gật đầu nói:
– Thì ra là như vậy, tại hạ đã trách oan lão Hầu rồi.
Hắc y khách mỉm cười, nói:
– Chuyện đã qua rồi, đừng nhắc lại làm gì, chúng ta uống vài chén đi thôi.
Nói đoạn chàng nâng chén lên mời hai người.
Thiết Ngưu nâng chén lên và nói:
– Giả lão ca, chẳng phải lão nói là muốn hỏi thăm chuyện gì đó sao ?
Hắc y khách lắc đầu, mỉm cười nói:
– Không vội, không vội, uống vài chén trước rồi hãy nói.
Thế là Thiết Ngưu đành im lặng, sau hai tuần rượu, Hắc y khách đặt chén xuống rồi nói:
– Lục ca, tại hạ muốn hỏi thăm một người.
Tần Lục vội hỏi:
– Ai ? Giả lão ca cứ nói, chỉ cần là người ở vùng này thì không ai là tại hạ không biết.
Hắc y khách mỉm cười nói:
– Vì vậy nên tại hạ mới tìm đến Lục ca.
Chàng ngừng giây lát rồi nói tiếp:
– Lục ca, người đó là Tiểu Thúy Hồng.
Thiết Ngưu sững người, hắn nói:
– Giả lão ca muốn hỏi về cô ta à ?
Tần Lục biến sắc, hắn trợn trừng song mục và nói:
– Giả lão ca, đừng nhắc đến ả thối tha đó nữa, người ta nói kỹ nữ là vô tình, con hát vô nghĩa, thật là chút cũng không sai. Lúc đầu ả kỹ nữ thối tha này được lão Hầu cung phụng cho ăn, cho mặc và đối với ả tốt biết chừng nào ? Ả luôn miệng nói dù có chết cũng không thay lòng, không lấy ai ngoài lão Hầu, cả đời này là người của lão Hầu, suốt ngày giữ lão Hầu trên thuyền.
Hắc y khách cắt lời, nói:
– Lục ca, tại hạ là người rất nóng tính, rốt cuộc thì cô ta thế nào ?
Tần Lục lạnh lùng nói:
– Lấy chồng rồi !
Hắc y khách hơi ngạc nhiên hỏi lại:
– Lấy chồng rồi ?
Tần Lục nói:
– Nói cô ta lấy chồng là còn dễ nghe đấy, thực ra là cô ta chạy theo người ta thôi.
Hắc y khách lại ngạc nhiên nói:
– Cái gì, chạy theo người ta à ?
Thiết Ngưu vội xen vào:
– Giá lão ca, đừng nghe hắn nói lung tung, sự tình là thế này.
– Là thế nào ?
Tần Lục trừng mắt nói:
– Ta nói lung tung à ? Tiểu Thúy Hồng đúng là một ả vô lương tâm, đó chẳng phải chạy theo người thì là gì ?
Hắc y khách vội khoát tay, nói:
– Lục ca, đừng tranh cãi, có gì từ từ nói, Tiểu Thúy Hồng chạy theo người ta cũng được, lấy chồng cũng được, tại hạ chỉ muốn làm cho rõ là chuyện như thế nào thôi !
Tần Lục thở dài, nói:
– Thiết Ngưu, ngươi nói đi, ta lười nhắc đến ả rồi, nhắc đến ả là ta ngứa miệng, nếu ả không nhanh chóng cao chạy xa bay thì ta đã thay lão Hầu trị cho ả một trận rồi.
Thiết Ngưu chau mày, lắc đầu và nói:
– Giả lão ca, chuyện là như thế này, lão Hầu đi chưa được bao lâu thì Tiểu Thúy Hồng không giữ mình được nên bắt đầu tiếp khách, thực ra điều này cũng chẳng trách cô ta được, làm cái nghề này, nếu cô ta không tiếp khách thì cô ta ăn gì, mặc gì …
Tần Lục vừa trừng mắt thì hắc y khách vội nói:
– Lục ca, đừng cắt lời có được không ?
Tần Lục đành bế khẩu, hắn lấy rượu để trút giận nên ngửa cổ uống liền hai chén.
Thiết Ngưu nói tiếp:
– Luận về nhan sắc, Tiểu Thúy Hồng chưa phải hạng trên ở vùng Tần Hoài Giang này, nhưng cô ta có một số bản lĩnh mà người khác không có được. Trước đây không lâu, có một lão lên thuyền Tiểu Thúy Hồng, theo tại hạ thấy thì lão này chẳng giống một đại lão gia giàu có gì, có thể Tiểu Thủy Hồng sống bằng nghề này nên tinh mắt hơn tại hạ. Hình như cô ta nhận thấy lão này có thực tâm nên dăm câu bảy sợi là đối phương rơi vào mê hồn trận, sau một đêm gần gũi thân thiết, kết quả là khi trời sắp sáng thì thuyền của Tiểu Thúy Hồng trống không.
Hắc y khách nói:
– Làm sao biết là cô ta chạy theo lão đó ?
Thiết Ngưu nói:
– Rất đơn giản, vì sau khi gặp lão đó thì cô ta mất tăm mất tích. Giả lão ca thử nói xem, cô ta không chạy theo lão đó thì theo ai ?
Hắc y khách nói:
– Không ai thấy cô ta đi về đâu à ?
Thiết Ngưu lắc đầu, nói:
– Không nghe nói.
Tần Lục đột nhiên xen vào:
– Ta nghe nói, khi trời chưa sáng thì có người thấy một cỗ xa mã xuất thành, cô nương ngồi trong xe rất giống Tiểu Thúy Hồng. Nhưng khi ta đuổi theo thì cỗ xa mã đó đã sớm đi xa rồi.
Hắc y khách chau mày nói:
– Thế này nếu muốn tìm lại cô ta thì cũng khó rồi.
Tần Lục nói:
– Giả lão ca tìm cô ta có chuyện gì chăng ?
Hắc y khách nói:
– Nhị vị đều không phải người ngoài nên tại hạ không cần giấu nhị vị, đây là do Sơn Phong bảo tại hạ tìm cô ta, hắn nói Tiểu Thúy Hồng có giữ của hắn một vật, bây giờ bảo tại hạ tìm cô ta đòi lại vật đó.
Thiết Ngưu vội nói:
– Là vật gì, có quan trọng không ?
– Phí lời !
Tần Lục nói:
– Không quan trọng thì lão Hầu còn bảo Giả lão ca đến lấy làm gì ?
Hắc y khách gật đầu, nói:
– Lục ca nói rất đúng, đó là chiếc Trân Châu Sam.
Thiết Ngưu kinh ngạc kêu lên:
– Trân Châu Sam ?
Hắc y khách gật đầu. Thiết Ngưu nói tiếp:
– Trời đất, vật đó chẳng đáng giá mấy vạn lạng sao ?
Hắc y khách thản nhiên mỉm cười, nói:
– Thực ra Trân Châu Sam này là vật vô giá, không ai có thể nói ra một giá tiền nào cả.
– Con bà nó, bọn kỹ nữ thối tha thật đáng ghét.
Tần Lục buột miệng chửi:
– Chém ả ngàn đao e rằng cũng còn ít, như vậy thì ả còn lo gì ăn lo gì mặc nữa ? Rõ ràng là ả có lòng dạ đen tối muốn nuốt trọn chiếc Trân Châu Sam này, cứ để cho ả chạy, đừng để Tần Lục ta tìm được, nếu ta tìm được ả thì hừ … hừ …
Hắn hừ hừ mấy tiếng rồi bế khẩu.
Thiết Ngưu lắc đầu, nói:
– Lục ca, phát hận không như vậy thì có ích gì ? Chẳng biết ả đó đã chạy đến đâu, thiên hạ rộng lớn thế này, biết đi đâu mà tìm ả bây giờ ?
Hắc y khách mỉm cười, nói:
– Nhị vị không cần nóng vội, chỉ cần cô ta còn sống trên thế gian này thì cũng có ngày sè bị chúng ta tìm được, đến lúc đó còn lo gì cô ta chẳng nhả chiếc Trân Châu Sam ra ?
Tần Lục nói:
– Giả lão ca, chỉ sợ rằng đến lúc đó ả đã bán chiếc Trân Châu Sam và tiêu sạch tiền rồi.
Hắc y khách cười cười, nói:
– Điều này Lục ca yên tâm, nhất thời rất khó có người mua nổi chiếc Trân Châu Sam đó.
Tần Lục nói:
– Nếu ả tháo những trân châu ra bán thì sao ?
Hắc y khách nói:
– Cô ta không thể tháo được, Trân Châu Sam đó được dùng Thiên Tâm Ti dệt thành, trừ phi có bảo đao bảo kiếm chém sắt như chém bùn, bằng không chẳng ai động được nó.
Tần Lục hơi yên tâm, hắn nói:
– Vậy thì tốt rồi, nhưng tốt nhất là nhanh chóng tìm cho ra ả.
Hắc y khách nói:
– Điều đó là đương nhiên, thôi đừng nói chuyện này nữa, Lục ca, chúng ta uống tiếp đi.
Nói đoạn, chàng nâng chén mời Tần Lục và Thiết Ngưu.
Sau khi cạn mấy chén nữa thì Tần Lục nói:
– Đêm nay Giả lão ca ở đâu ?
Hắc y khách nói:
– Vẫn chưa nhất định, đến lúc đó tùy tiện ở khách điếm nào cũng được.
Tần Lục hơi có vẻ ngượng, hắn nói:
– Giả lão ca, lão ca muốn ăn uống chơi bời thế nào ở Kim Lăng thì Tần Lục cũng đều có cách chiêu đãi, chỉ duy nhất có chỗ ở là không biết làm thế nào.
Hắc y khách cắt lời, nói:
– Đều là người của mình cả, Lục ca hà tất phải khách khí ?
Tần Lục chỉ cười cười mà không nói gì.
Chợt nghe Thiết Ngưu nói:
– Giả lão ca định ở lại Kim Lăng bao lâu ?
Hắc y khách nói:
– Đã không tìm được Tiểu Thúy Hồng thì ngày mai tại hạ phải đi.
Thiết Ngưu buột miệng hỏi lại:
– Ngày mai ?
– Đúng vậy, ngày mai.
Hắc y khách khẳng định.
Thiết Ngưu lắc đầu, nói:
– Vậy thì Giả lão ca sẽ bỏ qua cơ hội mười năm mới gặp một lần rồi.
Tần Lục vỗ đùi đánh đét và tiếp lời:
– Đúng đấy, sao ta lại quên được nhỉ ?
Hắc y khách ngạc nhiên nói:
– Nhị vị, là chuyện thế nào vậy, cái gì là cơ hội mười năm mới có một lần ?
Tần Lục há miệng định nói nhưng lại lắc đầu và bảo với Thiết Ngưu:
– Thiết Ngưu, ngươi nói đi !
Thiết Ngưu nhấp ngụm rượu rồi nói:
– Giả lão ca, là thế này từ ngày mai trở đi, trong ba ngày liền là hội miếu Phu Tử Miếu.
Hắc y khách “à” một tiếng rồi nói:
– Thì ra là như vậy.
Thiết Ngưu nói tiếp:
– Hội Phu Tử Miếu vốn chẳng có gì đáng nói hội thuyền hoa đăng cũng chẳng có gì, nhưng hai chuyện này phải nhập làm một, mười năm tổ chức một lần, cả hai chuyện nói nhiệt mà nhập lại thì Giả lão ca nghĩ xem sẽ náo nhiệt như thế nào.
Hắc y khách nói:
– Tất nhiên là sẽ rất náo nhiệt và vui mắt.
Tần Lục tiếp lời:
– Đương nhiên, đây là cơ hội rửa mắt mười năm mới có một lần, ai lại không mong đợi.
Hắn ngước nhìn Hắc y khách và nói tiếp:
– Giả lão ca, cũng may là chuyện này cũng không cấp thiết trong nhất thời, sao không ở lại xem náo nhiệt rồi hãy đi ?
Hắc y khách nói:
– Đa tạ ý tốt của nhị vị, chỉ có điều …
Thiết Ngưu vội nói:
– Giả lão ca, khó khăn lắm các huynh đệ mới có cơ hội tụ tập, ở lại xem náo nhiệt rồi hãy đi nhé.
Hắc y khách trầm ngâm một lát rồi nói:
– Cũng được, nhưng tại hạ chỉ có thể ở lại thêm một ngày.
Tần Lục mỉm cười, nói:
– Một ngày là đủ rồi, nào Giả lão ca, uống thôi.
Hắn cao hứng nâng chén lên mời, thế là chủ khách lại cạn thêm một tuần rượu nữa.
Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, đến canh ba thì bàn rượu không còn một giọt. Tần Lục và Thiết Ngưu lấy danh nghĩa là chủ nên giành trả tiền.
Sau khi tính tiền xong thì Tần Lục hỏi:
– Giả lão ca định trọ Ở khách điếm nào ? Nói trước cho tại hạ biết một tiếng, quá ngọ ngày mai tại hạ và Thiết Ngưu sẽ đến tìm.
Hắc y khách vội lắc đầu nói:
– Vẫn chưa nhất định, thế này nhét, quá ngọ ngày mai tại hạ sẽ đến tìm Lục ca và Thiết Ngưu huynh vậy, xin nhị vị cho biết địa điểm ?
Tần Lục buồn bã nói:
– Giả lão ca không đến được chỗ tại hạ Ở đâu, chỗ ở Thiết Ngưu cũng chẳng khá gì hơn, như vậy không được đâu. Thế này vậy, quá ngọ ngày mai, tại hạ sẽ chờ Giả lão ca tại sòng bạc nhé.
Hắc y khách gật đầu, nói:
– Được, cứ như thế. Nhị vị, tại hạ đi đây.
Tần Lục và Thiết Ngưu cùng nói:
– Giả lão ca đi bình an nhé, ngày mai chúng ta gặp lại ở sòng bạc.
Hắc y khách gật đầu, chàng cung thủ chào tạm biệt rồi quay người cất bước.
Tần Lục nhìn theo bóng Hắc y khách dần khuất rồi đột nhiên nói:
– Quái lạ, Thiết Ngưu, ngươi có cảm giác gì không ?
Thiết Ngưu ngạc nhiên hỏi:
– Cảm giác gì là cảm giác gì ?
Tần Lục nói:
– Ngoài khuôn mặt ra thì thân hình, cử chỉ, lời nói của vị Giả lão ca này đều rất giống lão Hầu.
Thiết Ngưu nói:
– Ngươi không nghe gì sao ? người ta là sư huynh đệ đồng môn với nhau mà.
Đây chỉ là một ý nghĩ thật thà ngây thơ của Thiết Ngưu, vì hắn cho rằng, đã làm sư huynh đệ đồng môn với nhau thì lời nói, cử chỉ, thậm chí cả thân hình cũng phải giống nhau.
Song, Tần Lục nghe cũng có lý nên hắn gật đầu và không nói gì nữa. Cả hai cùng lập tức dìu nhau ra khỏi tửu quán.
Lúc này đã qua canh ba nên phần lớn khách điếm đều đóng cửa, chỉ có Kim Lăng khách điếm là một đại khách điếm nên hai cửa còn mở rộng, bên trong có bóng người đi đi lại lại, xem ra cũng khá đông.
Hắc y khách bước thẳng đến trước cửa Kim Lăng khách điếm, chàng ghé mắt nhìn vào thấy có mấy điếm tiểu nhị đang tất bật dọn dẹp ở tiền sảnh.
Hắc y khách vừa bước vào thì có một điếm tiểu nhị lập tức bước ra nghênh tiếp và hỏi:
– Khách quan muốn ở trọ hay là …
– Ở trọ !
Hắc y khách cắt lời, nói:
– Còn phòng sạch sẽ không ?
Điếm tiểu nhị lắc đầu, nói:
– Xin lỗi, khách quan, đừng nói là phòng sạch sẽ, ngay cả một chỗ có thể ở được cũng không còn, vì vậy … vì vậy đành phải mời khách quan.. Hắc y khách hỏi:
– Đầy khách rồi chăng ?
Điếm tiểu nhị vội gật đầu nói:
– Đúng vậy, đúng vậy, khách quan, trời vừa tối là đầy khách rồi.
Hắc y khách mỉm cười, nói:
– Làm ăn có thời quá nhỉ ?
Điếm tiểu nhị cao hứng nói:
– Khách quan từ xa tới nên không biết đấy thôi, từ ngày mai trở đi, suốt ba ngày liền, trong vòng trăm dặm của Kim Lăng thành đều rất náo nhiệt.
Hắc y khách nhớ lại lời Tần Lục và Thiết Ngưu nên mỉm cười, nói:
– Vì hội miếu Phu Tử Miếu và hội thuyền hoa đăng trên sông Tần Hoài phải không ?
Điếm tiểu nhị ngạc nhiên hỏi:
– Khách quan đã biết rồi à ?
Hắc y khách gật đầu nói:
– Ta nghe người ta nói, vì vậy mà nơi này đầy khách phải không ?
Điếm tiểu nhị nói:
– Đúng vậy, không chỉ người trong thành Kim Lăng muốn xem náo nhiệt, người ở các nơi khác cũng kéo đến rất đông, thậm chí có người còn đến trước ba ngày.
Hắc y khách chau mày, lắc đầu và nói:
– Xem ra tối nay ta khó lòng tìm được chỗ trọ rồi.
Điếm tiểu nhị nói:
– Khách quan nên đến sớm một chút, ba ngày tới sợ rằng rất khó tìm chỗ trọ, vì tất cả khách điếm trong thành Kim Lăng này đều đầy khách.
Hắc y khách lắc đầu nói:
– Nếu biết sớm thế này, chi bằng vừa rồi ta …
Đột nhiên có một loạt tiếng bước chân vang lên ở bên ngoài, kế đó là có ba Hắc y đại hán sánh vai bước vào, vừa nhìn là biết ngay đó là giang hồ bằng hữu, nhân vật võ lâm.
Điếm tiểu nhị vội bước tới chào và nói:
– Ba vị về rồi à, trà nước đều đã chuẩn bị sẵn.
Ba hắc y đại hán chẳng buồn nhìn hắn một lần, đừng nói là để ý đến Hắc y khách, cả ba thản nhên bước thẳng ra hậu viện.
Hắc y khách chau mày hỏi:
– Tiểu nhị, ba vị này là …
Điếm tiểu nhị vội giải thích:
– Đã mở cửa thì ai lại không muốn mua bán, khách quan chớ hiểu lầm, ba vị này đều đã được trọ từ sớm rồi, bọn họ vừa ra ngoài tản bộ rồi trở về đấy.
– Ta biết, ý ta muốn hỏi ba vị này là …
– Cũng là khách đến xem náo nhiệt, tệ điếm có ba dãy phòng, trong đó có hai dãy đã được các vị bằng hữu giang hồ thuê trọ, một phòng cũng chẳng còn.
– Thế còn một dãy kia !
– Cũng có người bao luôn, trong dãy cuối cùng này có một vị lão nhân và một vị cô nương.
Hắc y khách giật mình, chàng nói:
– Một vị lão nhân và một vị cô nương ?
– Đúng vậy !
Điếm tiểu nhị nói:
– Theo tiểu nhân thấy thì vị lão nhân đó chí ít cũng ngoại ngũ tuần, còn vị cô nương kia lại còn rất trẻ, nhan sắc lại xinh đẹp.
Hắc y khách nói:
– Thế à ! Bọn họ đến ở từ khi nào ?
Điếm tiểu nhị nói:
– Lâu rồi, chí ít cũng đã một tháng.
Song mục của Hắc y khách hơi chớp động, chàng nói:
– Bọn họ chỉ hai người mà ở cả một hậu viện rộng lớn như thế sao ?
Điếm tiểu nhị nói:
– Khách quan, bọn họ bao trọn cả hậu viện, bọn họ trả tiền không ít hơn người khác nên tự nhiên tệ điếm phải …
Hắc y khách cắt lời, nói:
– Tiểu nhị, hai dãy phòng trước đã có bằng hữu giang hồ ở kín, bọn họ có thể để cho hai người kia bao cả hậu viện sao ?
Điếm tiểu nhị mỉm cười, nói:
– Phàm chuyện gì cũng phân ra đến trước đến sau, tiểu nhân chẳng nghe những vị bằng hữu giang hồ nói gì, vả lại trong khách điếm nào cũng có nhân vật võ lâm thuê trọ.
– Cái gì ?
Hắc y khách buột miệng hỏi:
– Nhiều võ lâm bằng hữu đến xem náo nhiệt như thế à ?
– Ai mà biết được ?
Điếm tiểu nhị nói:
– Có lẽ các vị đại gia trên giang hồ đều thích xem náo nhiệt.
Hắc y khách trầm ngâm một lát rồi nói:
– Tiểu nhị, chúng ta thương lượng với nhau nhé, ngươi tìm cho ta một chỗ trọ trong khách điếm, ta tặng ngươi ít tiền để bày tỏ tâm ý, được chứ ?
Điéem tiểu nhị nghe có thưởng thì vội nói:
– Khách quan nói gì thế ? Đó là chuyện đương nhiên phải làm của tiểu nhân mà, thế này được không ? Nếu khách quan không chê thì tiểu nhân nhường phòng của mình cho khách quang ở tạm một đêm.
Hắc y khách vội nói:
– Vậy thì cám ơn ngươi nhiều lắm, phòng của ngươi ở dãy nào ?
Điếm tiểu nhị nói:
– Là phòng cuối cùng dựa vào phía trái dãy đầu tiên.
Hắc y khách không nói gì thêm, chàng vội lấy ra một đỉnh bạc và dúi vào tay điếm tiểu nhị.
Điếm tiểu nhị cũng nhanh tay nhét vào người rồi nói:
– Mời khách quan theo tiểu nhân.
Nói đoạn hắn quay người đi vào trong. Hắc y khách mỉm cười và lập tức bước theo.
Đến dãy phòng thứ nhất, nơi này chỉ có mấy phòng còn lấp lánh ánh đèn, gian phòng của điếm tiểu nhị Ở tối đen như mực. Nhìn qua khe cửa sổ những gian phòng còn sáng đèn thì thấy bóng người thấp thoáng, phần lớn đều mặc hắc y, thân hình cao to, khuya thế này mà còn chưa ngủ, không lẽ bọn họ …
Điếm tiểu nhị mở khóa, đẩy cửa bước vào rồi thắp đèn lên.
Gian phòng này tuy không mấy hoa lệ nhưng rất sạch sẽ, không có chút bụi, điều này rất hợp với tâm ý Hắc y khách.
Chàng vội gật đầu nói:
– Là gian này à, thế còn ngươi ?
Điếm tiểu nhị cắt lời, nói:
– Không sao, chỉ cần khách quan vừa ý thì tiểu nhân có thể tìm bất kỳ nơi nào để qua đêm cũng được, mấy ngày này khách rất đông, có thể ngủ được hay không còn rất khó nói.
Hắc y khách nói:
– Đã vậy thì cám ơn ngươi !
– Không dám !
Điếm tiểu nhị nói:
– Khách quan nghỉ ngơi nhé, tiểu nhân đi chuẩn bị trà nước cho khách quan đây.
Nói đoạn hắn đẩy cửa đi ra ngoài.
Một lát sau, hắn mang trà và nước sôi lên rồi cáo biệt Hắc y khách mà đi ra phía trước.
Sau khi điếm tiểu nhị đi rồi thì Hắc y khách cũng không rửa mặt, không uống trà, chàng ngồi lặng lẽ một lúc rồi đẩy cửa đi ra ngoài.
Hắc y khách kẹp tay sau lưng đi vào sân viện giữa dãy phòng thứ nhất và thứ hai, lúc này ngọn đèn phía tây vẫn chưa tắt, chàng chú ý nhìn một lúc rồi chuyển hướng vào sân viện thứ hai. Nơi này rất yên tĩnh, không một tiếng động, dãy phòng thứ hai cũng chỉ có một vài phòng sáng đèn, kỳ dư đều tối đen như mực.
Nhưng Hắc y khách vượt qua sân viện thứ hai, định đẩy cửa vào sân viện thứ ba thì đột nhiên có tiếng gọi làm phá tan màn đêm yên tĩnh:
– Bằng hữu, đứng lại !
Hắc y khách vội xoay người nhìn tứ phía và ngạc nhiên hỏi:
– Là vị nào gọi đó ?
Ngoài mười trượng về phía hữu, có người đứng trong bóng tối nói:
– Là ta !
Lời vừa dứt thì có một hắc y hán tử cao cao gầy gầy bước ra từ bóng tối, lúc này từ chỗ gần cửa sân viện thứ hai cũng có một hắc y trang hán khác bước ra.
Thì ra khi hắc y khách bước vào sân viện thứ hai là đã bị người ta phát hiện.
Hắc y khách nhìn hắc y hán tử cao gầy đang đi tới và nói:
– Vị bằng hữu này gọi tại hạ à ?
Hắc y hán tử không trả lời ngay mà chăm chú nhìn đối phương một lúc rồi nói:
– Các hạ làm gì ở đây ?
Hắc y khách thản nhiên đáp:
– Tại hạ là khách trọ Ở đây.
– Tại hạ biết, tại hạ muốn hỏi các hạ thuộc lộ anh hùng hảo hán nào ?
– Anh hùng hảo hán ?
Hắc y khách ngạc nhiên rồi bật cười, nói:
– Các hạ có nhầm không đấy, tại hạ không phải là người trên giang hồ.
Hắc y hán tử cười nhạt, nói:
– Bằng hữu, người ngay thẳng không nên nói dối trước mặt người khác.
Hắc y khách vội nói:
– Tại hạ nói thật mà, tại hạ là người từ xa đến Kim Lăng xem náo nhiệt, nếu các hạ không tin thì tại hạ cũng chẳng biết làm thế nào.
Hắc y hán tử cười cười, nói:
– Có thể là tại hạ nhìn nhầm rồi, vậy …
Hắn ngừng giây lát rồi nói tiếp:
– Canh ba nửa đêm, các hạ không ngủ mà lén lén lút lút đến đây làm gì ?
Hắc y khách nói:
– Các hạ nói gì lạ thế ? Đây là khách điếm chứ có phải trang viện của riêng ai đâu, tại hạ không ngủ được, muốn đi dạo một lúc cũng không được sao ?
Hắc y hán tử chau mày, nói:
– Có thể, nhưng tại hạ khuyên bằng hữu ngươi một câu, sân viện thứ nhất và thứ hai ngươi muốn đi dạo chỗ nào cũng được, còn sân viện thứ ba đã có người bao rồi, có rất nhiều chỗ bất tiện, Hắc y khách vọng bằng hữu ngươi chớ xông bừa vào đó, bằng không nếu xảy ra chuyện gì thì chớ trách tại hạ không cảnh báo trước.
Hắc y khách nói:
– Nếu các hạ nói sớm thì mời tại hạ đi tại hạ cũng không đi, còn chuyện gì nữa không ?
Hắc y hán tử nói:
– Không, ngươi cứ tự nhiên !
Hắc y khách cũng không nói gì thêm, chàng kẹp tay sau lưng rồi đi ngược trở ra. Lẽ ra, chàng đi rồi thì xem như việc đã xong, chẳng còn gì để nói nữa. Nào ngờ hắc y hán tử rắp tâm gây sự nên hắn cười nhạt một tiếng rồi lặng lẽ xuất thủ chụp vào sau gáy Hắc y khách.
Những tưởng trảo thủ của đối phương sẽ chụp trúng gáy Hắc y khách, nào ngờ ngay lúc đó đột nhiên có giọng khàn khàn từ sau cửa viện thứ ba cất lên:
– Canh ba nửa đêm, ai còn nói chuyện ngoài đó ?
Hắc y đại hán cả kinh, hắn vội triệt thủ thu trảo và lui một bước.
Kế đó là thấy hai cánh cửa của sân viện thứ ba mở ra, một lão nhân mặc trường bào, tay kẹp sau lưng chậm rãi bước ra.
Lão nhân này có tướng mạo khá uy phong, mũi cao miệng rộng, mắt phụng mày dài, thần thái toát ra vẻ uy nghiêm tự nhiên khiến người ta phải khiếp sợ.
Hắc y hán tử vội bước tới trước rồi cúi người cung kính nói:
– Tham kiến lã chủ nhân !
Trường bào lão nhân khoát tay, nói:
– Là chuyện gì thế ?
– Bẩm lão chủ nhân.
Hắc y hán tử nói:
– Là vị bằng hữu này nửa đêm không ngủ được nên muốn vào sân viện thứ ba đi dạo.
Trường bào lão nhân “à” một tiếng rồi ngước nhìn về phía Hắc y khách.
Hắc y khách cũng từ từ quay người lại.
Chàng cung thủ chào và nói:
– Xin chào lão trượng, tại hạ thật đắc lỗi.
– Không dám !
Trường bào lão nhân vội đáp lễ và nói:
– Lão đệ là …
Hắc y khách đáp:
– Tại hạ là khách trọ Ở dãy thứ nhất.
– Hóa ra cũng là khách ở trọ !
Trường bào lão nhân nói:
– Xin hỏi quý tính của lão đệ ?
– Không dám !
Hắc y khách đáp:
– Tại hạ họ Giả !
Trường bào lão nhân mỉm cười, nói:
– Thì ra là Giả lão đệ, đại danh của lão đệ …
– Không dám !
Hắc y khách khiêm tốn nói:
– Tiểu danh là Thiếu Du !
Trường bào lão nhân mỉm cười, nói:
– Xưa kia có một vị Tần Thiếu Du, ngày nay có một vị Giả Thiếu Du, há chẳng …
Giả Thiếu Du vội nói:
– Không dám sánh với cổ nhân.
Trường bào lão nhân gật đầu, nói:
– Lão khiếu là Án Tử Phong, đến từ quan ngoại, mấy năm võ lâm, mấy năm buôn bán, tất cả đều thuộc về quá khứ, nếu có chỗ nào đắc tội thì lão khiếu xin tạ tội tại đây vậy.
Nói đoạn lão lại cung thủ chào.
Hắc y kháchvội đáp lễ và nói:
– Ngàn vạn lần không dám, nói ra đều do lỗi của tại hạ, lẽ ra tại hạ không nên chạy đây chạy đó trong lúc canh ba nửa đêm, khiến lão trượng và các vị huynh đệ đây sinh nghi.
Trường bào lão nhân Án Tử Phong nói:
– Giả lão đệ, không phải người bản địa à ?
Giả Thiếu Du nói:
– Không sai, sao lão trượng biết ?
– Khẩu âm không giống, vả lại người bản địa thì cần gì phải ở khách điếm.
– Lão trượng thật cao minh, nghe khẩu âm của lão trượng cũng không giống người ở quan ngoại !
– Giả lão đệ nghe không sai, lão khiếu phiêu bạt võ lâm từ đông sang tây suốt mấy năm, sau đó lại thêm mấy năm hành nam tẩu bắc mua bán nên khẩu âm biến đổi rất nhiều.
– Đúng vậy, điều đó thực khó tránh khỏi.
Án Tử Phong nhìn Hắc y khách và hỏi:
– Giả lão đệ đến Kim Lăng là …
Giả Thiếu Du vội đáp:
– Tại hạ vốn thích ngao du đây đó, nghe nói ngày mai ở Kim Lăng có thịnh hội nên không ngại đường xa mưa gió đến đây để xem náo nhiệt.
Án Tử Phong cười ha hả rồi nói:
– Thì ra lão đệ ngươi cũng giống lão khiếu, mục đích của hai chúng ta không hẹn mà hợp, nhân sinh khó gặp người cùng sở thích, càng khó có được giây phút tương phùng ngẫu nhiên như thế này. Nếu lão đệ không ngại thì xin mời vào hậu viện thắp đèn đàm đạo suốt đêm, sau đó ngày mai lại đồng vai sát cánh cùng đi xem thịnh hội, thế nào ?
Lão này thật là người có tính tình phóng khoáng, mau mắn.
Giả Thiếu Du vội nói:
– Bình thủy tương phùng, lại gặp nhau trong lúc nửa đêm thế này thì đâu dám phiền ?
Án Tử Phong mỉm cười, nói:
– Đã có nhã hứng đi dạo thì có lẽ lão đệ ngươi cũng không ngủ được, đã ngủ không được thì tại sao không đàm đạo ? Lão khiếu vừa nói rồi, được tương phùng là duyên, nào nào, để lão khiếu dẫn ngươi vào.
Nói đoạn, lão bước tới nắm tay Giả Thiếu Du, định dẫn chàng đi vào hậu viện.
Giả Thiếu Du nói:
– Đã vậy thì đành phiền lão trượng thôi.
Án Tử Phong mỉm cười, nói:
– Lão đệ là người tao nhã, lão khiếu cũng không phải hạng phàm tục, lẽ ra phải như vậy.
Lão quay sang nói với hán tử hắc y cao gầy:
– Không có chuyện gì nữa, các ngươi đi ngủ thôi !
Hắc y hán tử và trang hán vội cúi người cung kính đáp một tiếng, lúc này Án Tử Phong đã đưa Giả Thiếu Du đi vào sân viện thứ ba.
Vừa vào trong thì lập tức có mùi thanh hương ập vào mũi, trước mắt là một khóm hoa cỏ xanh tươi rất đẹp, hai bên đường nhỏ rải đá được trồng rất nhiều hoa, xa xa có một hòn giả sơn giữa một hồ nước nhỏ lấp lánh ánh trăng.
Giả Thiếu Du buột miệng tán thưởng:
– Chẳng trách lão trượng lại bao cả hậu viện này, nếu là tại hạ thì tại hạ cũng sẽ …
Án Tử Phong mỉm cười, nói:
– Tiền tài là vật ngoài thân, ở tuổi xế bóng không dùng nó để hưởng thụ thì để làm gì ?
Bình sinh lão khiếu thích thanh tĩnh, chỉ sợ tục khách quấy rầy nên mới ….
Giả Thiếu Du cắt lời, nói:
– Nhưng hôm nay sẽ khó tránh khỏi bị tục khách quấy rầy rồi.
Án Tử Phong cười ha ha, nói:
– Lão đệ ngươi là nhã khách, nếu coi lão đệ ngươi là tục khách thì lão khiếu thà nằm trên giường tiêu khiển với mấy trang sách, có đâu phải ra ngoài mời lão đệ ngươi vào nói chuyện suốt đêm ?
Giả Thiếu Du chỉ mỉm cười mà không nói gì. Nơi này chỉ có hai gian phòng. Án Tử Phong đưa khách vào gian bên phải, gian bên trái có ánh đèn nhưng lại không nghe tiếng người. Gian phòng bên phải này được bày trí cực kỳ hoa lệ, khí phái, điều này khỏi cần phải nói.
Sau khi chủ khách an tọa thì Án Tử Phong tự tay rót cho Giả Thiếu Du một chén trà nóng, hương thơm bốc lên ngào ngạt, lão nâng chén trà mời khách và nói:
– Mời khách nửa đêm, chỉ đành mượn trà thay rượu, nào, mời lão đệ !
Giả Thiếu Du mỉm cười và nâng chén hớp một ngụm. Án Tử Phong quan sát chàng một lúc rồi cười cười, nói:
– Lão khiếu hành nam tẩu bắc mấy mươi năm, tự tin là nhãn lực không tệ, lão khiếu e rằng Giả lão đệ ngươi cũng là võ lâm hiệp khách thâm tàng bất lộ.
Giả Thiếu Du thất cười, chàng nói:
– Lão trượng nhầm rồi, tại hạ là người đọc sách, học kiếm nhưng chẳng có môn nào thành.
Án Tử Phong nói:
– Lão đệ, tuy là bình thủy thương phùng nhưng hai ta vừa gặp là đã như quen biết từ lâu.
Giả Thiếu Du nói:
– Lão trượng, mỗi lời của Thiếu Du này đều xuất tự tâm can.
Án Tử Phong mỉm cười, nói:
– Lẽ nào nói rằng, đây là lần đầu tiên nhìn nhầm trong đời lão khiếu ?
Giả Thiếu Du thản nhiên mỉm cười, nói:
– Lão trượng, người có thất thần, ngựa có loạn vó, kẻ trí giả cũng có lúc ngu, kẻ cẩn mật cũng có lúc sơ suất, người sống trên đời tuyệt đối khó tránh khỏi điều này.
Án Tử Phong nói:
– Đã vậy thì lão khiếu không tiện nói thêm gì nữa, nhưng lão đệ, sự tương giao của con người quý ở chỗ thành tâm chính ý, lão khiếu thật lòng giao hảo với bằng hữu ngươi.
Giả Thiếu Du thản nhiên mỉm cười, hỏi:
– Vậy sao, lão trượng ?
Án Tử Phong nghiêm túc nói:
– Lão khiếu tuyệt không có toan tính gì, bình sinh không quen và cũng ghét nhất kẻ động tâm trí giả dối với người khác, vả lại lão khiếu đã chừng này tuổi thì làm sao có thể …
Giả Thiếu Du nói:
– Lão trượgn nói vậy khiến tại hạ có lời mà không tiện nói ra.
Án Tử Phong nói:
– Con người quý ở chỗ thẳng thắn, lão đệ cứ nói đi.
Giả Thiếu Du nói:
– Đã vậy thì trước tiên sin lượng thứ cho tại hạ trực ngôn.
Ngừng một lát, chàng nóitiếp:
– Tục ngữ có câu:
“Muốn người ta thành tâm đối đãi với mình thì mình phải thành tâm đối đãi với người ta trước.” Án Tử Phong chau mày nói:
– Lão đệ nói lão khiếu không thành tâm chăng.
Giả Thiếu Du nói:
– Xin lão trượng tha thứ cho sự to gan nói thẳng của tại hạ, đúng vậy !
– Vậy lão đệ thử xem, rốt cuộc lão khiếu không thành tâm chỗ nào ?
– Bằng câu “Đến từ quan ngoại” của lão trượng.
– Lão đệ nói vậy nghĩa là sao ?
– Lão trượng có nhớ đường thi có câu:
“Thiếu Tiểu Ly Gia Lão Đại Hồi, Thương Âm Vô Cải Nhiệm mao suy” (lúc nhỏ xa nhà, già về lại, giọng quê không đổi, râu tóc bạc), điều đó nói rằng, dù không bôn ba nhiều năm, tuế nguyệt không tha người, râu tóc đều bạc nhưng giọng nói vẫn không thay đổi, đặc biệt là người đã thành niên thì càng khó đổi giọng. Hôm nay lão trượng tự xưng là đến từ quan ngoại, rồi lại nói vì nhiều năm bôn ba xứ người mà giọng quê hương không còn, điều này há chẳng phải là không thành tâm chính ý đó sao ?
Án Tử Phong hơi biến sắc, lão gượng cười, nói:
– Lão đệ quả nhiên cao minh, không dám giấu gì lão đệ, lão khiếu chẳng phải đến từ quan ngoại mà là dân ở Trung Nguyên, như thế được chưa ?
Giả Thiếu Du nói:
– Lão trượng, điều này cũng không thành thật !
Án Tử Phong ngạc nhiên nói:
– Lão đệ, lẽ nào vẫn còn nữa ?
Giả Thiếu Du gật đầu, nói:
– Chẳng những vẫn còn mà còn không chỉ một điều.
Án Tử Phong lắc đầu cười và nói:
– Lão khiếu xin nghe chỉ giáo cao minh của lão đệ ngươi.
– Không dám !
Giả Thiếu Du nói:
– Lão trượng từng nói mấy năm võ lâm, mấy năm buôn bán, trước tiên tại hạ xin thỉnh giáo, phải chăng điều đó nói rằng trước đây lão trượng là nhân vật võ lâm, về sau quy ẩn theo nghề buôn bán ?
Án Tử Phong gật đầu, nói:
– Không sai, lão đệ !
Giả Thiếu Du nói:
– Vậy thì một người quy ẩn theo nghề buôn bán hà tất phải có nhiều cao thủ võ lâm theo hầu như năm xưa, lão trượng có thể giải thích điều này không ?
Án Tử Phong sững người, lão nói:
– Đó là vì trước đây lão khiếu hành tẩu giang hồ, khó tránh khỏi có chút ân oán nên sợ.
Giả Thiếu Du nói:
– Điều này lại càng không thành thật, theo tại hạ thấy sở học của lão trượng đáng xếp vào hàng đệ nhất đệ nhị trong đương kim võ lâm, có thân thủ như vậy thì việc gì phải sợ kẻ thù ngày trước ?
Án Tử Phong lại biến sắc, lão nói:
– Lão đệ khen nhầm rồi, lão khiếu tự biết mình sở học chỉ có thể đối phó với cao thủ tầm thường mà thôi, nào dám sánh với hàng đệ nhất đệ nhị trong đương kim võ lâm ?
Giả Thiếu Du nói:
– Chuyện này lại càng không thành thật nữa.
Án Tử Phong sững người, lão thở dài nói:
– Thôi được, lão đệ, lão khiếu thừa nhận vậy, hiện tại lão khiếu vẫn là người trong võ lâm.
Giả Thiếu Du mỉm cười, nói:
– Thế mới phải, lão trượng !
Án Tử Phong chau mày nói:
– Lão khiếu thỉnh giáo điều thứ ba ?
Giả Thiếu Du nói:
– Nếu không phải người tinh thâm thuật này và không có sự quan sát tinh tế thì tuyệt đối không thể phát hiện ra điều thứ ba, diện mục hiện tại của lão trượng không phải là diện mục thật, mà là diện mục đã được dịch dung.
Án Tử Phong chấn động tâm thần, lão bật đứng lên nhưng lại vội ngồi xuống và nói:
– Lão đệ, lão khiếu cũng thừa nhận luôn, xin hỏi điều thứ tư ?