Thần Điêu Đại Hiệp

Chương 28: Cảm Nghĩa Kết Thâm Tình


Bạn đang đọc Thần Điêu Đại Hiệp – Chương 28: Cảm Nghĩa Kết Thâm Tình

Dương-Qua nhìn nàng đứng ngơ ngẩn và nghĩ bụng:
– Sau thuật tránh đao, cướp đao, bây giờ cũng nên cho nàng nếm mùi điểm huyệt một chút.
Nghĩ xong đưa tay khẽ điểm vào “khúc trì huyệt” của Hoàng-nhan-Bình.
Bị điểm đúng yếu huyệt, Hoàng-nhan-Bình bủn rủn cả tứ chi, mắt long lên vì căm giận, miệng cứng đờ chẳng nói năng gì được, chỉ đưa mắt nhìn chàng loang loáng như van lơn như thán phục lẫn căm hờn.
Thấy đôi mắt đen huyền đưa qua liếc lại sao giống mắt Tiểu-long-Nữ quá, Dương-Qua thấy cảm động vô cùng và nghĩ hối hận:
– Mình có muốn cầu thân cùng nàng, nhưng vì sao lại đi đối xử tệ bạc như vậy nhỉ? Ta nỡ nào vì muốn chưng sơ tài nghệ đến nỗi khiến cho nàng phải chịu đựng sự đau đớn hay sao?
Nghĩ vậy chàng thấy hối hận cầm đao lại gần trao trả.
Hoàng-nhan-Bình thấy toàn thân rũ riệt, cặp giò run lên đứng hết muốn vững, tay rã rời, môi miệng cứng hết, chẳng động đậy gì được cứ nhìn chàng với cặp mắt cảm phục nhưng đượm vẻ hằn học.
Dương-Qua nghĩ thầm:
– Gia-luật-Tề là thù nhân mà còn dùng cử chỉ lễ độ nhã nhặn đối xử cùng nàng thay, huống chi ta, tại sao kém cỏi và vô lý như vậy, thật không xứng đáng với tư cách của một bậc tượng phu.
Vì vậy nên chàng vội lại gần đưa tay giải huyệt liền.
Hoàng-nhan-Bình, cảm thấy sinh lực hồi phục, tinh thần sảng khoái, tay chân thơ thới cử động được như cũ thì mừng rỡ vô cùng, vội sụp quỳ xuống làm lễ và thiết tha nói:
– May mắn được gặp gỡ bất ngờ, xin sư phụ ngỏ lòng xót thương, truyền thụ cho vài ngón võ để có thể báo được mối thù cho song thân, ơn đức này tiện nữ xin đời đời ghi tạc.
Dương-Qua cuống cuồng vội đưa tay nâng nàng đứng dậy nói:
– Tôi đâu có đủ điều kiện làm sư phụ cô được. Tuy nhiên tôi có thể chỉ vẽ hộ cho Cô nuơng vài miếng võ đủ giết chết được Gia-luật-Tề mà thôi. Cô bằng lòng chứ?
Hoàng-nhan-Bình sáng rực đôi mắt hân hoan reo lên:
– Trời ơi, như thế thì còn gì bằng. Nếu hạ sát được Gia-luật-Tề thì anh em hắn đâu phải là đối thủ của tôi nữa. Chừng ấy tôi có thể tự do hạ sát cha mẹ hắn để trả thù cho song thân.
Vừa nói tới đây bỗng nàng có ý nghĩ:
– Nếu ta học võ nghệ cho đến ngày vượt hơn Gia-luật-Tề, nghĩa là phải một thời gian quá lâu chứ đâu phải một ngày một tháng gì mà xong, thì lão già Gia-luật-Sở-Tài có thể còn sống sót đến ngày ấy chăng.
Nếu hắn chết trước thì dầu có tài giỏi đến đâu cũng không thể trả thù cho cha mẹ được. Như thế, chẳng hóa ra tốn công vô ích quá sao?
Dương-Qua đoán được thâm ý của nàng, cả cười nói:
– Có lẽ cô nương muốn giết ngay lão già ấy trong một vài hôm gần đây chứ gì?
Hoàng-nhan-Bình vui mừng đáp:
– Dạ đúng vậy. Lòng tôi chỉ ước mong được trả thù sớm chừng nào hay chừng ấy. Lão già ấy tuổi tác đã quá cao, e không theo được bao nhiêu ngày nữa.
Dương-Qua quả quyết nói:
Muốn giết Gia-luật-Tề không có gì khó khăn hết. Tôi có thể dạy ngay cho cô để có đủ sức giết được hắn nội trong đêm nay mà thôi.
Hoàng-nhan-Bình tuy mừng rỡ nhưng cứ phân vân cân nhắc mãi.
– Ta đã bao phen giết hụt lão già cũng vì tài nghệ của Gia-luật-Tề cao siêu hơn ta có mấy bậc. Sau mấy lần bị đánh bại, ta cảm thấy phải lâu lắm mới bằng được một phần bản lãnh của hắn. Người này trông tài nghệ kỳ diệu thật nhưng chưa chắc đã thắng được Gia-luật-Tề một cách dễ dàng. Vì dầu y có giỏi hơn Gia-luật-Tề một bậc cũng không thể nào chỉ dạy mình ba thế võ mà hạ sát ngay hắn trong đêm nay được. Lời nói y tuy quả quyết nhưng có vẻ hoang đường quá, chắc chắn mười mươi là không thể nào làm được.
Tuy nghĩ vậy nhưng nàng không có can đảm nói thật, nên chỉ nhìn Dương-Qua với cặp mắt buồn buồn có vẻ thất vọng, thiếu tin tưởng.
Dương-Qua đã đoán rõ được tâm trạng nàng nên dùng lời an ủi:
– Cô cứ yên tâm, tôi không khi nào nói khoác để lừa phỉnh cô làm gì. So tài nghệ của tôi cùng hắn chưa hẳn tôi giỏi hơn. Nếu đôi bên cùng giao đấu, tôi cũng không dám chắc thắng hắn được dễ dàng. Tuy nhiên tôi đã có cách, một cách kỳ diệu và thần tỉnh, chỉ dạy cho cô ba thế để hạ sát được nó. Tôi dám quả quyết cùng cô điều này, xin chớ nghi ngại nữa. Nhưng chỉ có một điều tôi còn đang phân vân là đã ba phen hắn rộng lượng tha chết cho cô, e rằng ngày nay lúc giết được, cô sẽ không nỡ ra tay hạ thủ!
Hoàng-nhan-Bình đã tin tưởng rồi và chính nàng cũng công nhận ý kiến chót của Dương-Qua là đúng, trong lòng thấy băn khoăn. Tuy nhiên nàng vẫn cứng cỏi đáp:
– Tuy hắn đã lấy độ lượng quân tử tha chết cho tôi nhiều lần. Tuy nhiên tôi cũng không thể chỉ vì cảm tình riêng mà quên được phụ mẫu chi cừu.
Dương-Qua nói:
– Thôi được rồi! Tôi sẽ truyền cho cô ba thế võ ấy ngay bây giờ. Nhưng nếu khi cô có thể giết hắn được mà cô không giết thì sẽ tính sao đây?
Hoàng-nhan-Bình đáp:
– Nếu tôi không giết hắn thì xin tùy ân sư xử phạt cách nào tôi cũng xin nhận chịu.
Dương-Qua cười thầm trong bụng:
– Nàng này ăn nói cũng hay đấy! Thù của cô mà cô không muốn trả, có can hệ gì tới ta mà bảo ta xử phạt. Xử phạt bằng cách nào. Đánh mắng nàng ư. Mà xử phạt như vậy để có lợi gì cho mình chứ?
Nghĩ xong chàng tươi cười bảo:
– Thật ra ba thế võ này không có gì khó, cô đã thuộc cả rồi, nhưng vì không biết cách áp dụng cho đúng lúc đúng chỗ mà thôi. Tôi sẽ bày vẽ cho cô cách để thực hiện được ước nguyện.
Nói rồi chàng cầm đao chém ngang một nhát từ phải sang trái rồi vút trở lại, miệng nói:
– Đây là ngón “Vân hoành Tân lãnh” chắc cô cũng biết rồi.
Hoàng-nhan-Bình nghĩ thầm:
– Tưởng ngón nào cao siêu kỳ lạ, chứ ngọn “Vân hoành Tần lãnh” mình vừa dùng chém hắn khi nãy là một thế nhập môn sơ đẳng, lúc vừa học võ ai lại không biết?
Đang suy nghĩ chưa trả lời, bỗng lưỡi đao bay vút lại phía mình nàng vừa nghiêng mình né tránh thì Dương-Qua bất ngờ đã đưa tay ra nắm chặt cổ tay mặt của nàng, miệng nói:
– Thế thứ hai này gọi là “Khô đằng chiền thụ” (tức là dây khô quấn cây), chắc cô cũng đã học rồi trong khi luyện “Thiết chưởng”.
Hoàng-nhan-Bình nghĩ bụng:
– Tưởng gì chứ lối “mở và nắm” trong mười tám thế sử dụng Thiết chưởng thì cần gì phải dạy nữa. Chẳng hiểu lúc này ngươi chỉ ta thế ấy để làm gì?
Nắm cổ tay nàng mềm mại và mát rượi Dương-Qua thấy thích thú lắm cười cười bảo:
– Cô chưa học thế “mở bôi tay ngọc” mà đã học thế “nắm mở bàn tay” thì có ích gì mấy!
Tuy biết chàng nói đùa nhưng Hoàng-nhan-Bình cũng mỉm cười hỏi:
– Cái tên “mở bôi tay ngọc” nghe là lạ và hay hay đấy nhỉ. Tôi chưa được học thế ấy bao giờ.
Nguyên phép sử dụng bàn tay sắt (thiết chưởng) phải dùng cả khinh công và chưởng pháp phối hợp chặt chẽ thì công dụng mới lợi hại.
Thế này chỉ có “Cửu-âm-chân-kinh” mới thu thập được hết cả những tinh hoa vũ thuật, các phái biến chế cho nên vô cùng lợi hại. Luyện thế ấy theo “Cửu-âm-chân-kinh” thì dầu bị địch nắm chặt đến đâu cũng giải thoát được dễ dàng. Trái lại nếu phối hợp được môn pháp Thiết-chưởng theo “Cửu-âm-chân-kinh” thì một khi đã nắm được tay ai chẳng khác nào kềm sắt, không thể nào vùng vẫy nổi.
Hoàng-nhan-Bình thấy tay chàng nắm tay mình thật chặt, đưa đi đưa lại, nhưng không đau đớn. Có lúc siết mạnh, có lúc mơn trớn trên làn da, nên chẳng hiểu vì ý gì.
Thấy lối nắm mở bàn tay chàng dũng mãnh lợi hại hơn mình rất nhiều, nên Hoàng-nhan-Bình rất cảm phục, tuy nhiên chờ lâu quá không thấy dạy thế khác nàng nhìn chàng ngẫm nghĩ:
– Ưng bụng cứ bóp hoài! Còn một thế thứ ba nữa sao chẳng dạy người ta cho rồi! Mình đã biết qua hai thế đầu đều là những ngọn thông thường của vũ thuật vỡ lòng chẳng có gì mới lạ hết. Có ngón thứ ba ra sao, có lẽ kỳ diệu tinh xảo lắm nên mới có đủ oai lực giết được Gia-luật-Tề.
Lúc bấy giờ Dương-Qua mới đĩnh đạc ra lệnh:
– Bây giờ chuẩn bị học thế chót để quyết định đây! Hãy nhìn đây.
Vừa nói xong chàng đưa mũi đao dí thẳng vào cổ mình.
Hoàng-nhan-Bình thất kinh la lớn:
– ủa, anh làm gì lạ thế. Sao kỳ vậy?
Tay phải nàng bị Dương-Qua nắm chặt không vẫy vùng được, nàng phải buộc lòng dùng tay trái đằng lưỡi dao ra, lúc nắm được thanh đoản đao rồi mới yên chí hỏi lại:
– Tại sao anh dùng đao để tự tử như vậy?
Dương-Qua buông tay nàng ra, nhảy lùi về phía sau cười lớn đáp:
– Bây giờ cô đã học đủ ba thế rồi đó. Chừng đó đã đủ rồi.
Hoàng-nhan-Bình thấy Dương-Qua thọc đao vào họng tự tử đang lo sợ bàng hoàng chưa rõ lý do vì sao, thấy chàng bảo như vậy, lạ lùng không hiểu gì hết cứ nhìn trừng trừng không biết nói lời gì nữa.
Dương-Qua bèn giải thích:
– Này nhé, đêm nay cô cứ tìm Gia-luật-Tề để tỷ thí. Sau khi dùng thế “Vân hoành Tần lãnh” chuyển ngay thế “khô đẳng chiền thụ” để lanh tay nắm chặt tay mặt của hắn lại rồi quay sang thế chót là đâm ngược lưỡi đao vào họng tự tử. Chắc chắn thế nào hắn ta cũng phải dùng tay trái ra dằng lấy lưỡi đao để cứu cô. Như vậy vô tình hắn đã phạm lời thề nên phải để cho cô tự ý giết hại mà không oán trách gì nữa. Chắc cô cũng còn nhớ Gia-luật-Tề đã long trọng cam kết chỉ dùng một tay đấu cùng cô nếu dùng thêm tay trái sẽ chịu chết về tay cô. Kế hoạch này xem có được không?
Hoàng-nhan-Bình bấy giờ mới hiểu rõ nghĩ bụng:
– ồ, chú này xem không bao nhiêu tuổi mà nhiều mưu kế hay tuyệt. Phương pháp này quả thật là bí hiểm và chắc ăn lắm.

Dương-Qua nói tiếp:
– Nếu cô cứ đem đúng ba thế đó ra áp dụng trong một lần mà không đoạt được kết quả mong muốn thì tôi cam đoan để cô đem đầu tôi ra mà chặt.
Hoàng-nhan-Bình gật đầu nói:
– Tôi cũng tin tưởng vào kế này lắm, nhưng ngại một nỗi, nếu hắn không chịu dùng tay trái để giật đao thì xử trí làm sao bấy giờ?
Dương-Qua cười lớn:
– Nếu hắn thông dùng tay trái thì cô cứ vụng gươm chém đầu hắn đi là xong chuyện. Đơn giản quá mà!
Hoàng-nhan-Bình mừng quá, chắp tay nói:
– Thành thật cám ơn anh đã có lòng giải thích tôi biết được đường đi nước bước khỏi nghĩ bậy và hành động vô ý thức. Hơn nữa đã giúp tôi kế hoạch để trả thù cho cha mẹ, ơn đức ấy tôi nguyện đời đời ghi sâu vào tâm khảm. Giờ đây, xin anh vui lòng cho biết anh là ai, quý danh là gì.
Dương-Qua chưa kịp đáp bỗng có một giọng nói lanh lảnh từ ngoài cửa vọng vào:
– Hắn tên thằng Ngốc đấy! Cô đừng nghe theo hắn mà lầm.
Tiếp theo đó là một chuỗi cười dòn dã. Dương-Qua chỉ mỉm cười không đáp lại vì biết người ấy là Lục-vô-Song rồi.
Hoàng-nhan-Bình lao mình ra cửa sổ thấy có một cái bóng đen vừa vụt đi mau như gió. Nàng định đuổi theo thì Dương-Qua bảo:
– Thôi, cô đừng nhọc lòng đuổi theo vô ích. Cô ấy là một người bạn đồng hành với tôi chứ không ai xa lạ đâu.
Hoàng-nhan-Bình đưa mắt dịu dàng nhìn Dương-Qua một chập rồi nhỏ nhẹ nói:
– Em xin hoàn toàn tin theo lời anh đã dặn, vì thâm tâm em nghĩ rằng chẳng bao giờ anh nỡ dối em.
Dương-Qua tuy có tánh can trường nhưng ưa nói ngọt. Nhưng ai đối với chàng hỗn láo, dối trá lừa gạt thì dầu chết cũng không bao giờ khuất phục. Trái lại ai đối cùng chàng có cảm tình, nhỏ nhẹ thì muốn gì chàng cũng cố làm cho vừa ý. Nhìn Hoàng-nhan-Bình xinh như hoa, đôi mắt bồ câu lóng lánh, êm êm như mặt nước hồ thu, nét mặt sáng rực, lúc nào cũng đượm nét u buồn man mát, đôi má đầy đặn khi tái khi hồng hào tươi thắm, lời lẽ lại ngọt ngào, thỏ thẻ như oanh kêu, khiến cho chàng vô cùng cảm xúc, bèn bước lại gần đưa tay nắm lấy vai nàng cùng ngồi kề nhau bên cạnh giường, âu yếm nói:
– Anh họ Dương tên Qua. Cũng như em, cha mẹ anh thảy đều khuất bóng, trên đời này anh chỉ có một thân trơ trọi, không cửa không nhà.
Hoàng-nhan-Bình nghe những lời thấm thiết bỗng xúc động cang tràn, đôi mắt lệ chan hòa, ngồi làm thinh thút thít khóc mãi, nói chẳng nên lời.
Dương-Qua cũng xúc động không kiềm được hai giòng lệ, uất lên khóc lớn. Hai người lẳng lặng nắm tay nhau, cảm thông một hoàn cảnh xấu số như đôi chim lạc loài mới tìm được bạn mới. Hoàng-nhan-Bình đưa tay ôm ngang lưng chàng ghì sát vào mình. Dương-Qua áp má vào tóc nàng ngồi không nhúc nhích. Cả hai cứ kéo dài mãi nửa giờ phút thiêng liêng này để sưởi ấm cõi lòng giá lạnh.
Dương-Qua đê mê tận hưởng vị thơm tho từ làn tóc của nàng bốc ra thoang thoảng.
Hai tâm hồn như cùng lắng xuống để chung hòa nhạc điệu mê ly cảm động, hồi tưởng lại thân thế gia đình mình, cha mẹ chết hết, sống côi cút trên đời nên quá cảm xúc lệ tuôn rào rạt.
Bỗng Hoàng-nhan-Bình nhìn chàng mỉm cười:
– Anh định để em khóc đến bao giờ mới thôi đây?
Dương-Qua gạt lệ hỏi nhỏ:
– Năm nay em được bao nhiêu tuổi?
Hoàng-nhan-Bình đáp:
– Mười tám tuổi. Còn anh?
Dương-Qua đáp:
– Anh cũng mười tám tuổi như em.
Rồi chàng nghĩ ngay:
– Nếu cùng một tuổi, ta không nên để nàng nói sanh già tháng hơn để xưng chị với mình, ta phải giữ vai làm anh mới được.
Nghĩ xong chàng nói tiếp:
– Anh sanh hồi thượng tuần tháng giêng. Chắc em sanh sau anh mấy tháng. Vậy từ nay em gọi anh là “Anh hai” và anh gọi em là “em bé” nhé.
Hoàng-nhan-Bình hân hoan mừng thầm, đôi má đỏ hây hây. Nàng thấy Dương-Qua ăn nói chắc thiệt, phân tách rành mạch, không có vẻ gì lừa bịp hay hiểm ác nên gật đầu tỏ ý bằng lòng.
Được thêm một cô em bé xinh tươi, Dương-Qua nghĩ bụng:
– Mình không cha mẹ, cô nương chưa biết ở nơi nào, được thêm bạn thân kể cũng đỡ hiu quạnh cô đơn. Tuy nhiên, thế nào rồi đây Lục-vô-Song cũng ganh ghét kiếm lời kia nọ. Nhưng mặc kệ, ta cứ lờ đi như không để ý. Miễn vui thầm trong bụng cũng thích rồi. Thấy Hoàng-nhan-Bình xinh tươi đẹp đẽ, lại gặp phải cảnh ngộ éo le kể cũng đáng thương hại. Lạ một điều hai mắt nàng quá đẹp, lại giống y mắt của Cô nương mình như hệt.
Chàng ngắm nhìn nàng một chặp tưởng tượng thêm:
– Nếu nàng bỏ bộ đồ đen, mặc y phục trắng vào, thì nàng sẽ giống hệt như Tiểu-long-Nữ. Cô nương không sai một nét.
Chàng cứ vẩn vơ suy nghĩ, nhìn nàng mãi, đến nỗi đôi mắt lờ đờ, vẻ mặt ngẩn ngơ, mới nhìn thấy hình như một kẻ khát tình đang mơ ước dục vọng, lộ ngay trên nét mặt.
Hoàng-nhan-Bình thấy chàng hơi thở dồn dập, mặt đỏ ửng, mắt lờ đờ như si dại, sẽ vỗ vào lưng chàng nói nhỏ:
– Nhìn gì lạ vậy?
Ai đã thu hồn đớp vía anh mất mà ngồi ngay ra như vậy.
Dương-Qua bừng tỉnh lại như kẻ vừa qua cơn ác mộng, ngượng quá, nhưng cũng hỏi gượng cho đỡ mắc cỡ:
– Sao em không đi tìm kẻ thù để hạ sát cho rồi.
Nàng nũng nịu nói:
– Em sẽ đi liền bây giờ đây. “Anh Hai” có theo giúp em không?
Dương-Qua định gật đầu bằng lòng nhưng chợt nghĩ lại:
– Nếu ta đi theo, e nàng ỷ lại không đem hết tinh thần ra chiến đấu và lúc giả tự tử không tự nhiên, khiến cho Gia-luật-Tề sanh nghi thì hỏng hết mưu kế đã bài trí.
Nghĩ thế, chàng trả lời:
– Em cứ đi một mình cho tự nhiên. Anh theo giúp sức không tiện đâu.
Nghe chàng đáp Hoàng-nhan-Bình rất thất vọng, nét mặt lộ vẻ u buồn thảm đạm, nhìn chàng không nói gì hết.
Dương-Qua mủi lòng muốn đổi ý nhận lời, nhưng nàng đã đứng dậy nói nhỏ:
– Thôi anh Hải ở lại, em bé đi đây nhé. Xa nhau lần này có lẽ không còn dịp tái ngộ nữa.
Dương-Qua ngỡ ngàng ấp úng hỏi:
– Tại sao em nói thế? Sở dĩ… tôi…
Nàng lanh lẹ lấy một nén bạc đặt trên bàn để trả tiền quán trọ rồi tung mình dùng khinh công lao vút ra ngoài mất dạng ngay.
Dương-Qua ra cửa sổ trông theo gật đầu khen nhỏ:
– Khinh công của nàng cũng khá lắm. Tội nghiệp!
Ngoài trời một bóng đen xé màn đêm lao vút đến nhà trọ của gia đình Gia-luật-Tấn. Khi ấy cha con Gia-luật-Sở-Tài đang sửa soạn đi ngủ.
Hoàng-nhan-Bình dừng lại trước ngõ, đưa tay gõ cửa và bảo quân thị vệ:
– Nhờ các cậu vào thưa, có Hoàng-nhan-Bình muốn gặp mặt Công-tử Gia-luật-Tề.
Bốn tên thị vệ không muốn phá rầy công tử trong giờ đi ngủ, xông ra chận lại, nhưng vừa khi ấy Gia-luật-Tề mở cửa nhìn ra hỏi:
– Chẳng hay Hoàng-nhan cô nương có điều gì cần dạy bảo?
Hoàng-nhan-Bình đáp ngay:
– Tôi muốn được công tử chỉ giáo cho một vài ngón võ để học thêm.
Gia-luật-Tề ngạc nhiên ngẫm nghĩ:
– Quả nàng này ương gàn, không biết tự lượng sức mình. Ta đã tha chết mấy phen, đã không biết thẹn, còn mang xác đến đây đòi thử sức nữa.
Nhưng chàng vẫn ân cần mời:
– Xin mời cô nương quá bộ vào trong này.
Hoàng-nhan-Bình bước theo, vào đến giữa phòng nàng đã tuốt gươm ra, múa lên vùn vụt quyết đem ba thế võ ra ứng dụng xem sao.
Bắt đầu nàng tấn công bằng thế “Lục chiêu thiết chưởng” để Gia-luật-Tề nghênh chiến và chuẩn bị thực hiện dự định của mình đã sắp đặt.

Gia-luật-Tề giữ đúng lời cam kết, tay trái buông thõng xuống, chỉ vũ động tay mặt để chống đỡ mà thôi.
Mặc dầu Hoàng-nhan-Bình dùng thế “Tam đảo lục chưởng” ra thi thố nhưng cánh tay của Gia-luật-Tề đưa ra bắt đao quá mạnh và lanh lẹ như một vòi voi, bao nhiêu thế võ của nàng bị phá hỏng hết.
Thật tình Gia-luật-Tề muốn đưa ra những ngón đòn thật hại để thị oai, khiến nàng hoảng sợ tự ý rút lui chứ trong thâm ý không muốn tấn công sát hai nàng.
Hai người đang mải mê đánh nhau chưa phân thắng bại Hoàng-nhan-Bình định đưa mấy đòn “tuyệt kỷ” của Dương-Qua ra thi thố thình lình có tiếng đàn bà từ ngoài cửa gọi vào:
– Gia-Luật công tử hãy khá đề phòng. Nàng ấy cố ý lừa công tử phải dùng đến tay trái để đánh nhau đó. Đừng lầm gian kế đấy nhé.
Đó là tiếng nói của Lục-vô-Song.
Gia-luật-Tề để ý thấy Hoàng-nhan-Bình dùng thế “Vân hoành Tần lĩnh”.
Khi chàng vừa nghiêng mình cho ánh đao chém hụt qua một bên thì Hoàng-nhan-Bình lẹ như chớp đem thế “khô đắng chiền thụ” chộp lấy tay mặt của chàng niếu xuống, rồi tay kia trở ngược mũi đao đâm vào cổ họng để tự tử.
Gia-luật-Tề hoảng hốt muốn ra tay giải cứu nhưng tay mặt đã bị nàng nắm chặt. Nếu đưa tay trái ra tiếp cứu, lại phạm vào điều cam kết, có hại đến mạng sống của mình. Nhưng chàng lại chép miệng nghĩ thêm:
– Ta là đại trương phu, xem cái chết nhẹ như lông hồng. Nếu thấy một người đàn bà sắp chết mà điềm nhiên không cứu thì còn gì là danh dự. Mặc dù mất mạng ta, nhưng phải cứu người trước đã.
Vừa rồi được Lục-vô-Song nhắc khéo, Gia-luật-Tề cũng liên tưởng lại lời thề khi trước, tuy nhiên vốn tay anh hùng hào kiệt, trọng danh dự hơn tính mạng, cho nên dầu biết ra tay cứu người sẽ mất mạng, nhưng chàng vẫn mạnh dạn làm không do dự.
Sau một giây phút tranh chấp Gia-luật-Tề vội đưa tay trái giựt thanh đoản đao ném luôn xuống đất.
Sau đó cả hai người đến thối lui ra sau, cách nhau mấy bước.
Gia-luật-Tề đưa chân vích thanh đao bay đến trước mặt Hoàng-nhan-Bình bảo lớn:
– Cô nương, nàng đã bắt buộc được tôi phải sử dụng hai tay kiếm, tôi thua cuộc và giữ đúng lời cam kết cũ tôi bằng lòng để cho nàng quyết định về mạng sống của tôi, nhưng trước giờ phút nhắm mắt tôi muốn yêu cầu cô nương một chuyện.
Hoàng-nhan-Bình rất cảm động trước thái độ hiên ngang chính đại của Gia-luật-Tề, nên run run hỏi:
– Công ử muốn yêu cầu điểm gì xin cứ nói ra.
Gia-luật-Tề nhìn thẳng vào mắt nàng nói từng tiếng một:
– Tôi chỉ xin Cô nương đừng giết hại phụ thân tôi.
Hoàng-nhan-Bình không đáp, bặm môi múa đao xông lại để chém.
Dưới ánh đen thắp sáng như ban ngày, Gia-luật-Tề điềm nhiên đứng yên không cử động, đợi chờ giây phút cuối cùng của mình, không hề cảm xúc, khí sắc hiên ngang rực rỡ như một vị thiên thần.
Hoàng-nhan-Bình vốn là một nữ lang đa cảm, thấy thái độ Gia-luật-Tề quá ư cao thượng, bỗng nảy ra ý tưởng vừa thương hại, vừa thán phục. Nàng suy nghĩ:
– Người ta đã ba lần dừng gươm tha ta thoát chết. Nay chỉ vì chữ tính người ta hiên ngang khứng nhận cái chết lẽ nào mình nằng nàng đi lợi dụng sự khí khái của người ta mà ra tay hạ sát một “chân chính hảo hán”, sao?
Nét mặt uy nghi đằng đằng sát khí của nàng bỗng dịu xuống. Nàng buông rơi thanh đao xuống đất, lắc đầu mấy cái rồi quay mình chạy ra khỏi cửa.
Trong lúc thần hồn bất định, Hoàng-nhan-Bình cứ cắm đầu chạy mãi, không biết đi về hướng nào, và không biết chạy để làm chi nữa. Chạy một hồi lâu đến một con suối nước sâu thăm thẳm, nàng mới dừng chân đứng lại, đến gần bờ nhìn xuống đáy. Đêm khuya đen nghịch, vài ánh sáng lóng lánh chiếu xuống giòng suối như những con đom đóm; suối rộng, nước sâu không thể nào dượt qua nổi. Nàng do dự đứng nhìn, tâm thần thác loạn khó tới khó lui, vẩn vơ nhìn trời mây, nghe gió rì rào thổi, buồn ơi là buồn! Bất giác nàng thở dài một tiếng như xé lòng.
Thình lình sau lưng nàng cũng có một tiếng thở dài đáp lại.
Tiếng thở dài vang lên trong bầu không khí vắng lặng giữa cánh đồng không, bên bờ suối thẳm nghe lành lạnh rợn người. Hoàng-nhan-Bình cảm thấy như có một luồng băng giá chảy qua xương sống. Nàng có cảm giác như quỷ ghẹo ma trù lơ láo đưa mắt nhìn ra phía sau.
Cách nàng vài thước có một bóng đen đứng đấy từ bao giờ, nhìn lại là Dương-Qua.
Nàng đổi sợ làm mừng chỉ kịp kêu lên hai tiếng “Anh Hai – rồi ngồi xụp xuống đất, hai tay bưng mặt thổn thức.
Dương-Qua bước lại đỡ vai nàng đứng dậy miệng an ủi:
– Em Bé, tại em nông nổi hấp tấp quá! Thờ cha mẹ là việc vô cùng trọng đại, đâu phải trò đùa mà có thể làm được trong một ngày một bữa như em như em đã tưởng.
Hoàng-nhan-Bình len lén nhìn chàng hỏi nhỏ:
– Có lẽ anh đã hiểu qua đầu câu chuyện rồi chứ?
Dương-Qua lặng thinh gật đầu.
Hoàng-nhan-Bình nắm tay chàng nói se sẽ như thở than, oán trách:
– Anh Hai! Em thừa biết ý chí kém cỏi, tài nghệ cũng không ra chi nên không thể nào báo thù cho song thân được. Em có nhờ anh giúp đỡ thì anh lại ngơ đi thì làm sao nên công việc được.
Dương-Qua nắm tay nàng chậm rãi đến một gốc cây ngồi trên bãi cỏ, hai vai kề nhau, dịu dàng an ủi:
– Em không nên nóng lắm càng dễ hỏng việc. Em học võ công cho nhiều, bản lãnh cao siêu tới đâu cũng vô ích nếu em không thấy được ai là kẻ thù chính. Ngay như anh đây, cả cha mẹ đều chết trong những trường hợp vô cùng bi đát, chẳng minh bạch, mà ngày nay anh chưa dò xét ra manh mối. Ngày anh chào đời, cha anh đã chết cho nên lớn lên, anh chưa hề biết được mặt cha mình, cũng chẳng biết ông chết ra sao. Hoàng-nhan-Bình ngạc nhiên hỏi:
– Tại sao vậy hở anh.
Dương-Qua buồn rầu kể lể:
– Anh mồ côi cha ngay từ khi còn trong bào thai. Khôn lớn lên lắm lúc có hỏi mẹ vì sao cha chết và ai đã giết cha mình, nhưng mẹ anh chỉ nhìn anh lắc đầu và khóc mãi, không chịu nói. Vì sợ gợi lại nỗi đau buồn cho mẹ, anh không dám hỏi thêm.
Anh cứ đinh ninh có lẽ chờ khi khôn lớn mẹ sẽ thuận lại rõ ràng, chẳng ngờ vài năm sau, mẹ anh bị rắn độc cắn sắp chết. Trong giờ phút hấp hối của mẹ, anh có hỏi lại chuyện này nhưng mẹ anh chỉ đáp:
– Cha con làm những điều không đứng đắn dầu chết cũng đáng đời. Người giết cha con là một nhân vật rất tốt, bản lãnh cao siêu, có địa vị rất cao trên xã hội và trong võ lâm nữa. Thôi để cho cha con chết cho yên thân, con chẳng nên đề cập tới hai chữ báo thù làm gì nữa.
Dương-Qua muốn đem chuyện mình ra làm điển hình mong làm dịu lòng cô em út, chàng bỗng nghĩ đến tiếng đời thường nhắc lại lời nói của tiểu nhân:
– Người giết cha mình là kẻ thù số một, không đội trời chung. Đứa con không lo báo phục thù là đại bất hiếu.
Nhưng trong trường hợp chàng, biết ai là kẻ thù mà hòng trả oán? Nếu cứ làm thinh cho oán thù rơi trong dĩ vãng của thời gian thì mình đâu xứng đáng là người con trai của thế hệ, có sống cũng chỉ làm bia miệng cho người đời phỉ nhổ.
Nhưng muốn báo thù một kẻ vô danh, thì làm sao cho tròn nổi!
Suy nghĩ đến đây chàng lại cảm thấy xót xa cho thân phận.
Hoàng-nhan-Bình hỏi:
– Cha anh chết trước, mẹ anh cũng chết khi anh còn bé. Vậy anh nhờ ai nuôi nấng cho đến ngày nay?
Dương-Qua đáp:
– Thân anh kể ra thật muôn cay ngàn đắng. Ngày mẹ anh bất hạnh qua đời, anh lang bạt rày đây mai đó, không cửa không nhà, đói thì xin ăn, ngủ nơi xó chợ đầu đường. Lắm khi xin ăn không có, bao tử hành hạ, phải lẻn vào vườn người hái trộm trái dưa quả mít đỡ lòng. Rủi ro bị chủ túm được họ thẳng tay đánh đập không chút thương tình. Vì vậy nên mình anh chỗ nào cũng đầy cả vết thương và sẹo.
Miệng nói, tay chàng vén quần, xăng áo, chỉ cho Hoàng-nhan-Bình xem thử.
Trong bóng tối lờ mờ xem không rõ, Hoàng-nhan-Bình lấy tay rờ theo các chỗ, thấy thịt chỗ lồi chỗ lõm quả như lời chàng nói.
Vốn có tánh đa sầu đa cảm, một bệnh chung của giới quần thoa, Hoàng-nhan-Bình sờ đúng những vết thẹo to lòng thấy xót xa như bị xát muối và tự nghĩ:
– Thân ta tuy nổi trôi bềnh bồng do cảnh nhà tan nước mất nhưng nhờ tiền của còn nhiều, gia đình đông đúc, nhiều người thân yêu, nếu so với số phận chàng, ta còn hạnh phúc hơn gấp mấy lần.
Hai người mải nắm tay nhau trong im lặng như lắng nghe tiếng động của đôi tim ,Hoàng nhan Bình ghé tai Dương Qua khẽ hỏi:
– Anh võ nghệ cao siêu mà đầu phục bọn Mông Cổ , chúng phong anh được chức phận gì ?
Dương Qua cười hà hà đáp :
– Tôi ăn vận như thế này cốt để cải trang che mắt một kẻ thù lợi hại đang tìm kiếm chứ đâu có phaỉ người của Mông Cổ .
Hoàng nhan Bình không giấu được nỗi vui mừng đang bồng bột trào dâng , nhảy tung lên vỗ tay hô lớn :
– ồ , hay quá , may quá ! Thật không có gì sung sướng cho bằng .
Dương Qua trố mắt hỏi :
– ủa , em làm chi lạ vậy ?
Hoàng nhan Bình thấy mình hơi lố lăng , mắc cỡ đỏ hồng đôi má rồi lẽn bẽn đáp :
– Trên đời này , quân Mông Cổ là kẻ thù số một của em . Em chỉ lo ngại nếu anh là tay chân của bọn chúng thì …
Nàng nói đến đây tắt lời vì quá cảm động .
Dương Qua mân mê bàn tay của nàng vừa mềm mại vừa mát mẻ , cõi lòng nao nao rạt rào tình thương mến , bỗng nhiên thấy mất cả tự nhiên thường lệ , vội gợi chuyện cho đỡ ngượng :

– Nàh em , giá anh làm quan to của nước Đại Kim chắc em cưng chiều , quý trọng lamứ phải không ?
Hoàng nhan Bình ngay từ phút gặp gỡ đã dành nhiều cảm tình cùng anh chàng vui tánh xinh trai lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ mình . Qua mấy lần nói chuyện nàng đã có lòng thầm yêu trộm nhớ đến chín phần mười , khi được hiểu rõ thân thế long đong càng thương cảm hơn gấp bội . Nay biết chàng hợp ý với mình càng mừng hơn nữa nên thở dài , rầu rầu đáp :
– Nếu phụ thân em còn sống , anh muốn gì cũng được hết . Rủi phụ thân em đã qua đời , em hết chỗ nương tựa , đâu còn có gì nữa . Nhắc lại chỉ làm cho lòng thêm chua xót .
Dương Qua thấy nàng quả hết lòng thương yêu mình , nói năng thật thà chất phát , lời lẽ ôn hoà , cảm động lắm đưa tay nắm đôi vai tròn rồi vuốt nhẹ đôi má ửng hồng của nàng , ghé gần tai nói nhỏ :
– Em bé , em của anh … anh muốna … xin em một … điều thôi .
Hoàng nhan Bình cũng cảm thấy sóng tình rào rạt , đầu óc nóng bừng , tâm thần bất định . Nàng cũng đoán trước được phần nào ý muốn của Dương Qua nên khẽ siết bàn tay chàng , gật đầu nói :
– Anh muốn gì cũng được . cứ nói thẳng đi đừng e ngại úp mở gì hết .
Dương Qua thì thầm qua lời nói e thẹn thiếu tự nhiên :
– Anh chỉ cần xin được hôn .. hôn vào đôi … mắt đẹp của em . Ngaòi ra anh cam đoan không dám đòi hỏi hay động chạm gì đến chỗ khác nữa .
Khi moí nghe lời chàng cầu xin lúc đầu , nàng đoán có lẽ chàng muốn cầu xin đính ước cầu hôn . Khi đưa tay sờ vào người chàng thấy châu thân nóng ran , gân cốt giật lên rần rật như chạm phải luồng nhiệt điện , nàng lại e rằng chàng sẽ nài ép chuyện mây mưa trắng gió ngay tại đây . Nàng đinh ninh nếu quả vậy sẽ chống cự đến cùng mặc dầu trong thâm tâm nàng cũng bị xâm chiếm bơỉ một sự ham muốn rạo rực . Nhưng lúc sờ vào người chàng lại thấy có một luồng hơi âm ấm chuyển sang khiến cho nàng đờ người ngẩn ngơ mất hết nghị lực hay phản ưmngs , cố ghì lấy vai chàng như chờ đón một câu nài ép ái ân để mà … nhận lời , tránh bớt sự đòi hỏi của thể xác đang tràn nhựa sống .
đến khi nghe chàng cầi xin hôn vào đôi mắt , Hoàng nhan Bình chưng hửng và chán nản quá , nghĩ bụng :
– Sao có chuyện tréo cẳng ngỗng như thế này ! Quả là thằng Ngốc , người đời đặt tên không sai !
Nàng cứ thẫn thờ , có bực bội , lòng rối như tơ vò .
Nàng chớp chớp như muốn ứa lệ vì tức bực , vừa thẹn thuồng và thất vọng , chỉ tức một điều là không biết làm sao tỏ bày thật ý mình mong muốn .
Dương Qua nhìn vào những giọt lệ trên vành mi của Hoàng nhan Bình lóng lánh như ngọc trai , bỗng nhớ đến đôi mắt đẹp của Tiểu long Nữ tha thiết nhìn mình trước khi từ biệt nên lửa lòng bốc lên ngùn ngụt , tay lại như hùm dữ , ôm chầm nàng , ghì thật chặt vào lòng , đắm đuối hôn hoài đôi mắt không biết chán .
Hoàng nhan Bình bị chàng siết mạnh quá muốn ngộp thở , trong lòng hoang mang chưa đoán được chàng sẽ làm việc gì nữa đây nên không tiện hỏi .
Ngày cùng chúng sống với Tiểu long Nữ tại Mộ Đài , Dương Qua chỉ nhìn đôi mắt đẹp như sóng nước mùa thu của cô nương mà quên cả mọi vật trên đời , tuy vậy chàng chỉ cảm thấy vui thích sung sướng ấm lòng chứ không có tà tâm .
Tiểu long Nữ ra đi như chim trời bạt gió , góc biển chân mây . Dương Qua chỉ biết nhớ lại hình bóng nàng thương nhớ thiết tha . Từ ngày đưụng chạm cọ xát cùng Lục vô Song , chàng moí cảm thấy những niền rung cảm huyền diệu mê ly của đôi trai gái . Giờ phút này được hôn những hạt lệ nóng hổi trên mi mắt người tình , chàng mới cmả thấy cái hương vị thơm tho , mặn nồng của tình ái .
Buông Hoàng nhan Bình ra , Dương Qua ngây ngất , nghĩ lại những ngày qua , biết bao lần Tiểu long Nữ đã liếc mắt đưa tình mở đường cho chàng đi tới nhưng chỉ vì quá khờ khạo thật thà không nắm được cơ hội khiến cho bao nhiêu dịp tốt trôi qua mất .
bây giừo chàng mới nhớ lại và thông cảm những lời nói cuối cùng của tiểu long Nữ và nghĩ bụng :
– Cô nương đã thật tình thương yêu ta , đem chuyện vợ con bàn cùng ta thế mà ta cứ ngơ ngơ ngáo ngáo chẳng biết một tý gì đến nỗi nàng buồn ý thất vọng bỏ núi ra đi . Ngày nay ăn năn việc đã muộn rồi , muốn gặp lại cô nương còn đâu nữa .
Lòng bị xâu xé bở một niềm ân hận , bực tức Dương Qua muốn đập đầu vào gốc cây tự vẫn cho rồi nhưng một trận gió nhẹ toàng qua , mùi thơm của da thịt Hoàng nha Bình lại phảng phất vào mũi , chàng lại ôm nàng vào lòng hô nữ , quên cả ý muốn tự tử vừa rồi .
Hoàng nhan Bình lim dim đôi mắt nằm gọn trong đôi cánh tay chacứ nịch của Dương Qua đang quàng vongf quanh chiêcss lưng thon . Nàng cảm thân thể như muốn bốc cháy dưới những cía hôn nồng nàn kéo dài vô tận . Mặc cho chàng nâng niu ô mấp , tóc ngọc thưởng hoa , nàng cảm thấy tâm hồn chơi vơi trong sóng tình dào dạt , tận hưởng bao nhiêu hương vị ngây ngất của men tình .
Hoàng nhna Bình nhám nghiền đôi mắt , đôi môi hé mở , đê mê mà chờ đợi nhưng nàng chỉ cảm thấy đôi môi nóng bỏng của chàng hết ở mắt này lại sang mắt kia , không có một động tác nào khác nữa .
Nàng thấy bực bội nên cũng khen thầm :
– Chú Ngốc quả đứng lời đã hứa ! Không biết hôn mắt thú vị làm sao mà ham lắm vậY ?
Thình lình Dương Qua buông nàng ra cất tiéng gọi :
– Cô nương , cô nương .
tiếng kêu thật thiết tha cảm động , bao hàm tất cả sự thành thật của con tim . Nghe giọng chàng thật nặng nề đau khổ , hònh như đang gọi một kẻ thân yêu cách biệt ngàn trùng xa xăm biền biệt và sau đó đã thất vọng vì nhận lầm người khác .
Nàng muốn hỏi chàng gọi ai nhưng chưa kịp mở lời bỗng có tiếng nói thanh thanh của một thiếu nữ :
– Xin chào anh chị .
Cả hai người ngơ ngác bàng hoàng vì quá ngượng , vội buông nhau ra , đưa mắt nhìn thấy có bóng người áo xanh đang thấp thoáng dưới một gốc cây lớn cách đó mười bước .
Dương Qua vội vàng đứng dậy chắp tay vái chào :
– đã mấy lần được ngwoif có lòng chiếc cố giúp đỡ , ơn này không bao giờ dám quên .
Người ấy cũng chắp tay bái lại và nói :
– Dương lang quả thật con người đào hoa tốt số . Mải lo hú hí voí người yêu mới mà quên hẳn người bạn đồng hành đã bao lần cùng sống chết rồi chăng ? Chắc bao nhiêu hứa hẹn thề nguyện bảo vệ cho nàng trong giây phút theo mây gió theo gió hết .
Dương Qua vừa mắc cỡ và lo lắng ấp úng hỏi :
– ủa , cô … cô … bảo ai vậy ?
Người ấy rầu rầu đáp :
– Lục vô Song chứ ai ! Nàng đã bị Lý mạc Thu bắt đi rồi .
Dườn Qua giật bán người hỏi lớn :
– Trời thật sao ? Cô nhìn được tận mắt chứ ?
Người con gái nói :
– Nàng đã bị Lý mạc Thu bắt đi ngay trong lúc hai người đang mê ly âu yếm yêu đương dưới gốc cây này .
Dương Qua ngơ ngác hỏi thêm :
– Nàng bị bắt lâu chưa , vào khoảng giờ nào ?
Người ấy đáp :
– Không lâu, mới đây vài khắc mà thôi. Lục-vô-Song khai rằng bộ sách “ngũ độc bí truyền” đã bị bọn ăn mày Cái Bang chiếm đoạt rồi, nên Lý-mạc-Thu bắt nàng đi tìm để chỉ. Tôi e rằng tánh mạng nàng không thoát được lần này nếu không giải cứu kịp thời.
Dương-Qua vội nói:
– Vậy tôi phải đi ngay bây giờ tìm cứu nàng mới được.
Nữ lang lắc đầu nói:
– Dương-Qua có võ công linh diệu lắm, tuy nhiên vẫn chưa phải đối thủ của Xích-luyện-Tiên-Tử Lý-mạc-Thu. Tôi chỉ e rằng làm hấp tấp rồi sa luôn vào tay hắn thì uổng mạng mà chẳng đem lại một kết quả nào.
Mặc dầu trong đêm tối, nhưng mắt Dương-Qua tinh tế lạ thường nhìn rõ hết mọi vật. Chàng trông thấy cô gái áo xanh mặt mũi quá sức xấu xa gớm ghiếc, có lẽ chưa có ai xấu xí hơn nàng.
Thật không ngờ một con người có nhiều hảo ý, tâm địa tốt quá mà mặt mũi lại xấu đến bực ấy.
Chàng hỏi thêm:
– Chúng tôi chưa có cái hân hạnh được quen biết cô nương nhưng chẳng hiểu vì sao được cô nương có lòng tốt nhiều phen cứu giúp như vậy. Xin cô nương vui lòng biết họ tên gọi là làm quen và để nhớ ơn mãi mãi.
Nàng đáp:
– Tên họ của tôi chẳng có gì đáng để ý. Sau này có dịp Dương huynh sẽ biết ngay. Giờ phút này, cấp bách nhất là đi cứu Lục-vô-Song, xin Dương huynh phải lo liệu gấp mới khỏi chậm trễ.
Nàng nói âm điệu dịu dàng, nhỏ nhẹ nhưng rất thanh tao, ai nghe cũng mến. Lạ một điều là khi nàng nói bao nhiêu sớ thịt trên mặc không hề rung động. Hình như tiếng nót phát ra từ một thây ma.
Dương-Qua gật đầu đáp:
– Quả đúng như vậy. Theo ý cô nương, bây giờ chúng ta cứu nàng bằng cách nào tiện nhất? Xin cô nương vui lòng chỉ bảo cho.
Cô gái đáp:
– Kể về tuổi tác, kinh nghiệm các thứ, Dương huynh đều hơn tôi. Vậy Dương huynh cứ tùy nghi định đoạt, khách sáo làm gì. Tôi sẵn sàng giúp sức nếu cần đến.
Dương-Qua rất cảm mến thái độ ôn hòa và khiêm tốn của nàng và nghĩ bụng:
– Nếu cứ xem mặt đoán người như thường lệ thì chắc ai cũng hiểu lầm nàng này ngay.
Nghĩ xong nói nhỏ:
– Vậy thì tôi đi ngay bây giờ và thề cứu nàng cho được. Cô nương có thể giúp sức được chăng.
Nàng ấy đáp:
– Tôi xin sẵn lòng. Cô nương Hoàng-nhan-Bình, thế nào, có cùng đi với chúng tôi không?
Dương-Qua nghe nói trong bụng khen thầm nàng có tư cách mẫn thiệp lắm và trả lời thay cho Hoàng-nhan-Bình:
– Hoàng-nhan-Bình thế nào cũng nhận giúp một tay rồi, khỏi cần hỏi nữa.
Nàng ấy bước lại trước mặt Hoàng-nhan-Bình chắp tay thi lễ và nói:
– Cô nương là người lá ngọc cành vàng, nên phải suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định công việc này vì Lý-mạc-Thu vô cùng lợi hại. Trên đời này Xích-luyện ma đầu đã nổi danh là con người ác độc nhất. Chúng tôi thì không sao, chứ cô nương thì cần cân nhắc kỹ trước khi nhận lời đấy nhé.
Câu nói có vẻ khiêm nhường và có thiện ý, nhưng cũng bao hàm sự khích lệ thử thách.
Hoàng-nhan-Bình lễ phép đáp:
– Đối với tôi, Dương đại ca là một ân nhân, nên việc của chàng cũng như việc của tôi. Tôi có bổn phận phải tiếp sức. Tiểu thư là bầu bạn mà đã có lòng giúp đỡ thì cả ba chúng ta cùng đi cho vui.
Người ấy bước đến năm tay Hoàng-nhan-Bình ân cần nói:
– Thật hân hạnh được gặp nhau hôm nay. Chị lớn hơn tôi cứ gọi bằng em cho tiện và thân mật hơn.
Trong đêm tối Hoàng-nhan-Bình đâu nhìn rõ gương mặt xấu xí của nàng. Chỉ nghe giọng nói dịu dàng trong trẻo, bàn tay mát mẻ mềm mại, Hoàng-nhan-Bình đoán thế nào cũng một tuyệt sắc giai nhân, mặt mày xinh đẹp lắm nên rất vui mừng hỏi:
– Năm nay chị mấy tuổi?
Nàng cười đáp:
– Lúc này chưa phải lúc tâm sự để tìm hiểu tuổi tác tên họ nhau. Dương huynh, sao chẳng lên đường gấp cho kịp, chần chờ hoài không nên, việc cứu người như chữa lửa.
Dương-Qua gật đầu đáp:

– Cô nương quả chí lý. Vậy xin đi trước chỉ đường cho.
Nàng đáp:
– Tôi thấy Lý-mạc-Thu bắt Lục-vô-Song đưa về hướng Đông Nam, có lẽ đi về Kinh tử quan thì phải.
Thế rồi cả ba triển khai khinh công nhắm phía ấy lao đi vùn vụt nhanh như ba cái bóng.
Kể về tài khinh công thì phái Cổ-mộ luyện theo bí quyết của “Ngọc nữ tâm kinh” đã chiếm bậc nhất trong các môn phái thời bấy giờ.
Hoàng-nhan-Bình vốn là môn đệ của Thiết-chưởng-Bang và bang chủ là Cửu-Can-Điêu, cứ theo biệt danh “Thiết chưởng thủy thượng phiêu” (bàn tay sắt nổi trên nước) cũng đủ rõ tài nghệ khinh công kỳ diệu là dường nào rồi.
Nàng áo xanh tuy không nhanh lắm nhưng lúc nào cũng đi bén gót Hoàng-nhan-Bình. Hoàng-nhan-Bình đi mau thì nàng đi mau, đi chậm thì nàng cũng đi chậm. Vì vậy nên chưa rõ mức tuyệt đỉnh tối đa của nàng là đến đâu.
Dương-Qua thầm nghĩ:
– Không biết nàng này thuộc môn phái nào mà khinh công có vẻ trội hơn cả Hoàng-nhan-Bình nữa.
Phàm bản chất đàn bà ưa hiếu thắng, hay là mình nên nhường cho hai cô đi trước để họ vui lòng.
Nghĩ vậy chàng chậm bước đi ra sau.
Khi trời vừa rựng sáng, nàng áo xanh lấy lương khô trong bọc đem chia cho mọi người lót dạ.
Dương-Qua để ý nhìn chiếc áo xanh của nàng. Tuy áo bằng vải bố tầm thường nhưng đường kim mũi chỉ thật nhặc, lối cắt may vô cùng sắc sảo, ôm vừa vặn thân hình trông rất đẹp.
Mọi thứ cần dùng, từ túi cơm khô, bầu đựng nước và các vật lặt vặt đều sắp đặt ngăn nắp gọn gàng trong một cái bao xách đeo bên mình. Bấy nhiêu đó cũng chứng tỏ được nàng này rất chu đáo trên mọi vấn đề.
Nhờ trời đã sáng, Hoàng-nhan-Bình nhìn thấy mặt nàng áo xanh xấu quá, chép miệng than rằng:
– Con người nói năng dễ thương, tánh tình chu đáo, nhưng sao xấu tệ như vậy! xưa nay ta chưa hề thấy một kẻ nào xấu như cô ấy.
Chờ ai nấy ăn xong, nàng áo xanh thu xếp đồ đạc rồi trước khi mọi người tiếp tục theo hướng cũ, nàng hỏi Dương-Qua:
– Dương huynh, có lẽ Lý-mạc-Thu nhận diện anh dễ lắm phải không?
Dương-Qua đáp:
– Hắn gặp tôi nhiều phen, có lẽ đã biết mặt rõ lắm.
Nàng thò tay vào bọc rút ra một chiếc khăn mỏng dệt bằng tơ, trao cho và dặn thêm:
– Trong khăn này có gói một cái mặt nạ bằng da người. Dương huynh hãy đeo vào, tự nhiên không kẻ nào nhận ra anh nữa đâu.
Dương-Qua mở ra thấy có một miếng da rất mỏng và mềm mại, phía trên có hai lỗ mắt, và mũi mồm giống y như người thiệt, chỗ cao chỗ thấp trông rất lạ.
Dương-Qua mừng lắm, tỏ lời cảm ơn.
Nhìn chàng mang chiếc mặt nạ vào đã đổi ngay hình dạng, mặt mày xấu xa như quỷ sứ, Hoàng-nhan-Bình chợt nghĩ ra một chuyện, vỗ vai nàng con gái áo xanh hỏi:
– Cô em mang mặt nạ mà tôi không để ý. Nãy giờ tôi cứ đinh ninh cô em mặt mày xấu xí, thật ngốc quá!
Nàng ấy cả cười đáp:
– Dương huynh thật đẹp trai mà đeo mặt nạ vào trông thấy ngay. Đố ai nhận diện ra nổi. Riêng phần em thì có đeo hay không cũng không thay đổi bao nhiêu vì sự thật mặt mày em cũng không hơn gì cái mặt nạ.
Hoàng-nhan-Bình tò mò nài nỉ:
– Xấu đẹp gì cũng được, cô em cho chị xem bộ mặt thiệt một chút thôi mà.
Dương-Qua cũng sẵn tính háo kỳ nghe Hoàng-nhan-Bình nói như vậy, cũng vội bước lại gần để xem thử.
Nhưng thiếu nữ mỉm cười đáp:
– Em chẳng tiếc gì chị. Nhưng xét bây giờ chưa phải lúc để biểu lộ hình tích nhau ra, e không có lợi mà còn hại là khác. Xin chờ dịp sau vậy.
Thấy nàng chẳng bằng lòng, Hoàng-nhan-Bình cũng không nài ép nữa.
Mãi đến trưa, mặt trời đứng bóng, ba người đến một thị trấn nhỏ, đưa nhau tìm một tửu quán nghỉ chân và ăn uống.
Tiểu-Bảo thấy Dương-Qua ăn mặc theo lối Mông-Cổ nên chẳng dám coi thường lo hầu hạ săn đón tươm tất lắm.
Vừa khi đó thầy trò Lý-mạc-Thu dẫn Lục-vô-Song cũng bước vào trong quán.
Dương-Qua rất thông minh và lanh lẹ. Chàng đoán chắc nhờ chiếc mặt nạ này, Lý-mạc-Thu không thể nào nhận ra mình nữa. Nhưng cần phải làm sao cho hắn đừng có một điểm nào nghi kỵ mới phải.
Suy nghĩ xong chàng không nhìn lên hay ngó qua ngó lại, cứ cúi mặt xuống ăn uống, thỉnh thoảng liếc lên xem chừng bọn hắn làm gì hoặc có bàn tán gì cùng nhau chăng.
Lục-vô-Song dĩ nhiên không nói năng một lời. Nhưng Lý-mạc-Thu và Hồng-Lăng-Ba cũng cứ cặm cụi ăn uống không bàn luận gì cả.
Một chặp sau, gần xong bữa ăn, Hoàng-nhan-Bình
khẽ đưa chân hất nhẹ vào gót Dương-Qua để nhắc nhủ chàng hành động kẻo chậm trễ.
Dương-Qua đã hội ý nhưng suy nghĩ:
– Nếu đem cả tài nghệ của ba đứa, hoặc nếu thêm luôn cả cô chị dâu đang bị nạn kia, cũng chưa chắc đã làm gì xuể nổi Lý-mạc-Thu. Như vậy nếu đấu lực không lợi mà cần phải dùng trí đối phó thì hơn.
Nghĩ vậy chàng ngó nàng láy mắt rồi tay cầm chiếc muỗng khoát khoát mấy cái ngụ ý bảo chậm chậm đừng nôn nóng.
Vừa ngồi vào bàn ăn, Lý-mạc-Thu để ý nhìn theo Lục-vô-Song, thấy đôi mắt nàng long lên sáng ngời chưa biết con bé này dự định việc gì đây. Quan sát khắp xung quanh, Lý-mạc-Thu chỉ thấy ba người đang ngồi chăm chú ăn uống, và Lục-vô-Song cũng không để ý tới bọn này, nên không lưu tâm đến nữa.
Dương-Qua cố ngồi yên không nhúc nhích nhưng dồn hết tinh thần nghe ngóng, vì vậy nên Lý-mạc-Thu cũng không nghi ngờ tí nào.
Trong bầu không khí yên lặng có lảng vảng một sự nặng nề khó thở. Ngay khi đó có tiếng chân đi rộn rịp từ phía cầu thang và hai người xuất hiện.
Hoàng-nhan-Bình đưa mắt xem thử cặp ấy là anh em Gia-luật-Tề và Gia-luật-Yên.
Hai người gặp Hoàng-nhan-Bình ngồi đây, rất ngạc nhiên nhưng cũng cúi đầu chào hỏi, xong lại ngồi một bàn ở phía trước.
Lý-mạc-Thu thấy đôi nam nữ vừa bước vào vô cùng xinh đẹp, trai như phan an tái thế, gái như ngọc nữ giáng trần, thật đáng một đôi trai tài gái sắc. Nàng đâu ngờ đó là hai anh em một, cứ tưởng là cặp tình nhân đang rủ nhau đi uống rượu.
Số là sau khi Hoàng-nhan-Bình đã chạy rồi, anh em Gia-luật-Tề đoán chắc nàng không trở lại nữa nên xin phụ thân đi xem phong cảnh vùng này và ghé vào đây giải khát, không ngờ oan gia lại gặp oan gia.
Lý-mạc-Thu chưa thu hồi được quyền “Ngũ độc Bí truyền” thì luôn luôn đem lòng lo lắng, ăn chẳng ngon ngủ chẳng yên. Vào bàn ăn, nàng chỉ nuốt qua loa vài miếng rồi lại bên cửa sổ, tỳ tay vào lan can nhìn xuống đường tiêu khiển.
Bỗng phía đầu đường có hai người ăn mày bảy túi đang cùng nhau nói chuyện, chỉ trỏ huyên thiên rồi sắp sửa đi nơi khác có vẻ hấp tấp lắm.
Lý-mạc-Thu bỗng nhớ ra một việc, đưa tay ngoắc hai người và lớn tiếng gọi:
– Này hai vị anh hùng trong Cái-bang, kính mời hai vị vào đây nhậu chơi. Tôi có một việc muốn nhờ nhị vị về thưa lại cùng Bang chủ.
Sở dĩ thấy thái độ của họ đang hoảng hốt sắp bỏ đi đâu đó, nếu gọi lại để cho tiền như lúc thường e họ không lại, vì vậy nên Lý-mạc-Thu lấy cớ là nhờ nói chuyện với Bang chủ. Hai người sẽ nghĩ có chuyện rất quan trọng mới liên hệ đến Bang chủ nên buộc lòng phải lên.
Lục-vô-Song theo dõi thấy sư phụ gọi hai người ăn mày trong bụng dự đoán có lẽ sư phụ sẽ chất vấn về cuốn “ngũ độc bí truyền” nên đau lòng lo sợ, mặt mày tái mét, tim đập đồm độp.
Gia-luật-Tề đã từng nghe danh Cái-Bang là một tổ chức to lớn có ảnh hưởng vô cùng sâu rộng trong nước. Bang chủ là một nhân vật siêu quần, tài cao xuất chúng. Nay có một đạo cô hãy còn non tuổi mà gọi hai người ăn mày nhắn lời muốn nhờ chuyển lên Bang chủ thì không hiểu nàng thuộc hạng người nào nên ngừng lại theo dõi xem thử sự việc xảy đến ra sao.
Hai người ăn mày chống gậy lộp cộp vào tiệm đến trước mặt Lý-mạc-Thu hỏi:
– Kính xin tiên cô cho biết có điều gì chỉ dạy?
Chào hỏi xong, hai người đưa mắt nhìn xung quanh, vừa thấy Lục-vô-Song ngồi bên cạnh, mặt người đã biến sắc vì tức giận. Y nhớ lại Lục-vô-Song đã đón đánh mình độ nọ, chẳng biết vì sao lại ngồi đây, cho nên trong lòng hậm hực, chỉ muốn ăn gan nuốt sống.
Lý-mạc-Thu mỉm cười và dịu dàng nói:
– Quý vị đừng nóng nảy vô ích, cứ xem lại mu bàn tay rồi sẽ biết.
Cả hai giật mình vội lật úp bàn tay xem lại. Trên mu bàn tay mỗi người in rành rành một dấu bàn tay son đỏ đậm có đủ năm ngón.
Hai người đến tái mặt vì sợ hãi và kinh dị, tự hỏi:
– Không biết hắn hạ độc thủ hồi nào dấu vết “ngũ độc thần chưởng” đã khắc rõ trên tay mà không hề hay biết.
Thật ra không riêng gì hai gã ăn mày không biết mà chính bọn Dương-Qua, Gia-luật-Tề cũng chẳng ngờ được Lý-mạc-Thu hành động quá mau lẹ đến mức đó.
Thế là hai người ăn xin đồng thanh rú lên:
– Trời ơi, vậy Tiên-Cô là Xích-luyện Tiên-tử rồi còn chi nữa?
Lý-mạc-Thu làm thinh không đáp. Nàng điềm nhiên bưng ly rượu lên dùng tay xoay một vòng. Bao nhiêu rượu thoát ra ngoài biến thành một vòng tròn quay tít trên không. Nàng đưa tay khẽ phẩy một cái bao nhiêu rượu lại thu hồi vào chén như cũ không rơi một hột nào.
Đây là một thế trong công phu thượng thừa của Cổ Mộ đài. Dương-Qua cũng có học qua nhưng vì đào luyện còn non, chưa được tinh diệu bằng Lý-mạc-Thu.
Sau khi trổ tài để dằn mặt hai gã ăn mày, Lý-mạc-Thu từ từ bảo:
– Ta cảm phiền hai người về thưa lại với Bang chủ rằng xưa nay Lý-mạc-Thu này cam phận nước sông, chưa hề lan tràn vào nước giếng và lúc nào cũng hâm mộ oai danh của Đại Bang Khất Cái. Như vậy thì quý Bang cũng không nên vô cớ để sát hại lẫn nhau nghe chưa?
Hai người lấm lét nhìn nhau rồi lén nhìn Lý-mạc-Thu. Lời nói của nàng sao mà dịu dàng thanh nhã như vậy, mà hành động lại quá hiểm ác. Chẳng hiểu bọn mình đã làm gì xúc phạm mà nàng nỡ hạ độc thủ.
Lý-mạc-Thu đoán biết tư tưởng của họ nên nói tiếp:
– Các ngươi đã trúng “Ngũ độc thần chưởng” nơi tay rồi. Mau mau về thưa lại cùng Bang chủ đem cuốn sách trả lại xong, ta sẽ giải độc cho.
Hai người ngạc nhiên hỏi:
– Sách gì vậy. Chúng tôi không hề biết?
Lý-mạc-Thu tươi cười và ôn tồn nói:
– Cuốn sách ấy đã cũ kỹ và rách nát lắm rồi. Nhưng nếu sợ mất một trang thì một trăm mạng người cũng không bù được nổi.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.