Thần Điêu Đại Hiệp

Chương 103: Cách Biệt Trùng Phùng


Bạn đang đọc Thần Điêu Đại Hiệp – Chương 103: Cách Biệt Trùng Phùng

Quách Tỉnh ngước lên thấy Quách Tường mặt mày tiều tụy, chua xót vô cùng. Ông đã ở trong các doanh trại quân Mông Cổ rất lâu. Chính ông đã tường tận những cảnh tàn nhẫn của chúng gây ra môt khi phá vỡ thành địch. Chúng giết sạch đàn bà con trẻ rất tàn khốc.
Nếu chúng phóng hỏa đốt cháy Quách Tường, bất quá như chúng giết một con kiến chẳng gớm tay. Ông nghiến răng trợn mắt, nói to với Quách Tường :
– Tường nhi ! Cha mẹ một lòng vì nước, thân sống chết chẳng cần ! Con là con dân nước Đại Tống, vì đại nghĩa mà bị khổ hình ! Con hãy can đảm lên, đừng sợ hãi. Nếu cha mẹ không cứu được con ngày hôm nay thì ngày nào đó cha mẹ cũng sẽ giết tên ác tăng để rửa hận cho con ! Hãy can đảm lên Tường Nhi! Nhớ lời cha dặn !
Quách Tường nước mắt chảy ròng ròng, gật đầu đáp lại :
– Cha mẹ hãy yên lòng mà lo việc nước ! Thân con dù chết cũng không sao !
Quách Tỉnh vui vẻ hô to :
– Như thế mới xứng đáng là con ta !
Nói xong ông lắp cung tên, nhắm ngay ba tên quân cầm đuốc phía dưới đài. Ba mũi tên răng sói vun vút cắm mạnh vào bụng chúng, làm cả ba ngã lăn xuống đất.
Quách Tỉnh từng nổi danh xứ Mông Cổ về tài bách bộ xuyên dương, lại thêm 10 năm khổ luyện, tài xạ thủ của ông nhờ đó vượt đến mức siêu phàm.
Sau khi thấy ba tên quân té nhào, chúng binh Mông Cổ đổ ào tới vây phủ Quách Tỉnh và bắn ra muôn ngàn mũi tên độc.
Quách Tỉnh vội quay ngựa cùng Hoàng Dung chạy về thành. Hoàng Dung vừa về đến thành đã vội lên mặt thành trông về hướng đài cao, lòng như kim châm xát muối.
Hoàng dược Sư thấy vậy gọi bà vào dinh hỏi :
– Theo ta nghĩ, Dung nhi, con hãy bày ra trận Nhị thập bát tú mà đấu với chúng một phen.
Hoàng Dung nói lẩm nhẩm :
– Dù thắng chúng thì cái đài cao chúng cũng thiêu ra tro, chẳng ích lợi gì!
Quách Tỉnh nói :
– Theo tôi nghĩ, chúng ta hãy dốc toàn lực mà giết địch. Tánh mạng của Tường nhi phó mặc cho trời đất. Nhạc phụ ! Xin nhạc phụ cho biết phương pháp bày cách lập trận này.
Hoàng dược Sư cười lớn nói :
– Nhị thập bát tú trận, ta phỏng theo Bắc đẩu trận của phái Toàn chân mà biến hóa cho lợi hại hơ n. Ta đã khổ luyện và tập dượt hơn mười mấy năm, muốn đem nhị thập bát tú trận này mà đấu với các đạo sĩ phái Toàn Chân một phen, nhưng chưa có dịp.
Nhất Đăng đại sư nói :
– Hoàng lão tà ! Thuật kỳ môn ngũ hành là một môn pháp vô song trong thiên hạ, dẫu Vương Trùng Dương còn sống cũng khó lòng thắng nổi ! Vả lại Nhị Thập Bát tú trận là một môn pháp ngũ hành rất kỳ ảo.
Hoàng dược Sư trầm ngâm giây lát rồi nói :
– Theo thế trận của tôi, chỉ dùng muời người võ lâm cao thủ cũng có thể chiến thắng một ngàn binh địch. Cứ thế mà biến hóa ra hai mươi tám thế. Nhưng tiếc thay lại thiếu một người và một cặp chim Điêu.
Nhất Đăng đại sư hỏi :
– Xin cho biết tường tận !
Hoàng dược Sư đáp :
– Nếu cặp chim điêu không bị tên ác tăng giết chết, ta sẽ thừa lúc trận pháp đang giao động, lén thả cặp song điêu đến đài cao mà cứu Quách Tường thì hay lắm. Vả lại trận Nhị thập Bát tú lấy theo sanh khắc của ngũ hành mà chế ra, phải có năm vị cao thủ làm chủ trận.
Theo đó bốn vị trấn ngôi Đông, Nam, Bắc và Trung ương, nhưng lại thiếu hướng Tây !
Tây Độc Âu Dương Phong đã chết, còn Châu- bá- Thông lại bị thương, không có ai kế vị. Nếu như có Dương Qua ở đây thì tốt quá. Gã này rất tinh linh cổ quái, võ công không kém gì Âu Dương Phong mà bây giờ gã đi mất hút, biết đi đâu mà tìm ? Người chủ tướng giữ hướng Tây phải là một tay võ lâm cao diêu, vì phải phí rất nhiều nội lực công phu.
Quách Tỉnh hướng mặt về phía Bắc, nói lẩm bẩm một mình :
– Qua nhi ! Không biết sống chết lẽ nào, làm ta vẫn nhớ nhung mến tiếc.
* * *
Nhắc lại lúc Quách Tường gặp Dương Qua tại hang Tuyệt Tình Cốc, mà Hoàng Dung đi tìm mãi không gặp. Tại sao chỉ có một hôm mà tông tích Dương Qua mất hút như thế ?
Nguyên ngày ấy Dương Qua biết rằng mình không thể nào gặp mặt Tiểu Long nữ nữa, nên tung mình nhảy xuống hang sâu. Chàng đinh ninh thế nào cũng tan xương nát thịt, bỗng nhiên lại lọt xuống một cái đầm nước.
Vì từ trên cao rơi xuống, nhưng bị sức nước ép quá mạnh, đẩy vọt chàng lên mặt nước.
Ngay lúc đó, Quách Tường tại rơi xuống hồ. Bây giờ, Dương Qua không kịp nghĩ ngợi gì nữa, chỉ chờ Quách Tường nổi lên mặt nước là cứu Quách Tường lên bờ.
Sau khi nàng hồi tỉnh, Dương Qua hỏi :
– Tiểu muội ! Tại sao tiểu muội té xuống đây ?
Quách Tường đáp nhanh không nghĩ ngợi :
– Tôi thấy đại ca nhảy xuống đây thì tôi cũng vội nhảy xuống đây.
Dương Qua lắc đầu :
– Quá sức ! Quá sức ! Ngươi không sợ chết sao ?
Quách Tường đáp:
– Đại ca không sợ chết, thì tôi há lại sợ hay sao ?
Dương Qua rung động nhủ thầm :
– Cô bé mới ngần này tuổi đầu mà chân tình đến thế ?
Nghĩ đến đây, Dương Qua nghe chân tay run rẩy vì cảm xúc bồi hồi. Quách Tường lấy ra một cây trâm vàng giao cho Dương Qua và nói :
– Đại ca ! Lúc trước tôi đưa đại ca ba cây trâm vàng, giao mỗi cây trâm vàng xin đại ca đáp ứng một chuyện, thì đại ca đã làm tròn. Hôm nay tiểu muội giao cho đại ca cây trâm vàng thứ ba để thỉnh cầu một điều tâm nguyện là Nếu Long tỉ tỉ không bằng lòng gặp lại đại ca, thì muôn ngàn lần đại ca nghe lời tiểu muội mà không được đi tìm cái chết nữaÕ
Dương Qua đưa mắt nhìn cây trâm vàng trong lòng bàn tay cô bé, đoạn nói :
– Ngươi ở Tương Dương đến đây chỉ nói với ta có bao nhiêu đó thôi ư ?

Quách Tường mừng rỡ nói tiếp :
– Chỉ có bấy nhiêu thôi ! Kẻ trượng phu lời nói ắt trọng, tín nghĩa ắt giữ. Nay đại ca hữa với tiểu muội là sẽ bằng lòng đi.
Dương Qua thở một hơ i dài chua chát. Chàng nhớ lại đoạn đời mình vào sinh ra tử, cái chết đối với chàng không quan trọng, nhưng muốn làm cho chết cũng là chuyện khó khăn.
Chàng nhìn lại Quách Tường, thấy quần áo ướt loi ngoi, hàm răng đánh vào nhau cầm cập, nhưng vẻ mặt lộ ra tia mừng hớn hở.
Chàng thấy vậy vội đi tìm một ít que củi khô, nhưng không có lửa lấy gì mà nhóm lên để sưởi ?
Chàng lại nghĩ hai người đều ướt hết, biết liệu làm sao, do đó Dương Qua mới nói :
– Tiểu muội ! Ngươi hãy vận lại phần nội công, kẻo hơ i lạnh xâm nhập vào ngũ tạng mà sinh bệnh tật.
Quách Tường nói :
– Vậy thì đại ca cũng luyện nữa chứ ?
Dương Qua gật đầu, ngồi kế bên Quách Tường điều hòa chân khí. Dương Qua lúc nhỏ đã ngồi trên giường Hàn Ngọc luyện tập nội công, cho nên khí lạnh không thể xâm nhập vào tim. Chàng đưa tay áp nhẹ lên lưng Quách Tường ngay Ngọc đường huyệt. Một luồng khí êm ấm chạy dần vào cơ thể của Quách Tường, chẳng mấy chốc Quách Tường nghe khoan khoái trở lại.
Dương Qua đợi Quách Tường hơi thở điều hòa, tinh thần khỏe lại, chàng mới bắt đầu hỏi Quách Tường đến Tuyệt Tình Cốc có chuyện gì?
Quách Tường nhất nhất kể cho Dương Qua nghe. Sau khi nghe xong, Dương Qua giận nói :
– Kim Luân Pháp Vương thật là đứa quái ác ! Hãy để ta lên đập cho nó một trận cho hết cái thói mục hạvônhân.
Dương Qua vừa dứt lời, bỗng thấy trên không có một con bạch điêu rất to rơi xuống mặt hồ. Nó trồi lên hụp xuống chứng tỏ con Bạch điêu này bị thương nặng.
Quách Tường thấy thế kêu to :
_ Chính là con Bạch điêu ở nhà muội ! Bỗng con bạch điêu trống từ trên bay xuống, và chở con Bạch điêu mái bay lên miệng hang
Trong phút chốc con bạch điêu lại bay xuống một lần thứ hai nữa. Dương Qua vội bế Quách Tường đưa lên lưng bạch điêu. Chàng tưởng bạch điêu lại trở xuống lần nữa để đưa chàng lên, nào giờ mải mê chờ đợi mà bạch điêu vắng bóng không trở lại.
Chàng có biết đâu con bạch điêu trống này đã vì tình mà chết. Dương Qua thất vọng thẫn thờ nhìn xem phong cảnh dưới hang, bốn bề vách đá chập chùng, có một cây đại thọ rất lớn.
Trên cành cây có mười tổ ong mật, mỗi tổ to hơn những tổ ong thường gấp bội.
Chàng quan sát con ong thấy hình dáng hơi giống loài Ngọc Phong mà Tiểu Long nữ nuôi ở Cổ Mộ.
Dương Qua chợt nghĩ ra điều gì, kêu lên một tiếng và đứng sững sờ như người mất trí.
Trong khoảng khắc, chàng bước đến gần ổ, trông kỹ lại một lần nữa, chỉ thấy mấy tổ ong này kết đóng rất vụng về, không phải do loài ong làm ra.
Theo ý chàng nhận xét thì có lẽ do bàn tay người nào đó kiến tạo, vì phía dưới bầu vật có tô lên một lớp đất bùn thật dày.
Ôi ! Đúng là bàn tay của Tiểu Long nữ. Dương Qua cúi đầu nghĩ ngợi đoạn thầm nói :
– Chắc là Long nhi năm xưa cũng lâm vào hoàn cảnh như mình hiện tại, rồi nàng chọn chỗ này làm chỗ cố cư .
Chàng đưa mắt nhìn xem, thấy vách đá chập chùng. Ngước mắt nhìn lên trời, thấy trời cao thăm thẳm, vòm trời như gom nhỏ lại, làm chàng sực nhớ đến câu châm ngôn ếch ngồi đáy giếng thấy lao năm trờiÕ.
Bất giác chàng mỉm cười một mình. Qua vài phút sau, Dương Qua đứng dậy bẻ một cành cây lớn đi gõ chung quanh vách đá, hầu tìm xem có gì khác lạ nữa không.
Chỉ thấy những vỏ cây bị người ta phạt thật nhiều cũng như những trái bị nguời ta chẻ lấy hột hết cả.
Dương Qua nhất định là có người trú ngụ nơi đây làm chàng nửa mừng nửa lo. Chàng run lên vì hồi hộp.
Chàng nhất định là có Tiểu Long nữc trú tại đây, ròng r ã16 năm trời, tấm thân ngọc ngà phải ẩn thân chốn này không người biết tới.
Dương Qua không tin có quỷ mị, nhưng gặp tình thế này chàng cũng phải cố bám víu vào sự cao cả thiêng liêng. Sau khi chàng quỳ xuống đất, chắp hai tay trước ngực khấn thầm :
– Cầu ơn trời phật phù hộ cho con là Dương Qua sớm gặp lại được Tiểu Long nữ.
Chàng khấn vái một hồi, đoạn đưa mắt tìm kiếm khắp nơ i, cũng không thấy tông tích của Tiểu Long nữ.
Sau rốt, chàng đi gần lại gốc cây đại thọ, ngồi xuống nghĩ thầm :
– Nếu Tiểu Long nữcó chết tại đây ắt nắm xương tàn cũng phải còn lưu lại, trừ khi hài cốt của nàng đã chìm xuống đáy hồ.
Nghĩ đến đây, chàng đứng dậy cất tiếng hét to :
– Ta nhầm rồi ! Ta nhầm rồi ! Nước chảy đá mòn ! Có lẽ xương cốt của nàng đã chìm sâu dưới đáy hồ, nếu nàng đã chết.
Dương Qua nhảy xuống hồ và cố lặn xuống đáy sâu. Càng lặn xuống sức lạnh càng tăng, tựa hồ như tuyết đóng.
Tuy Dương Qua không sợ lạnh, nhưng xuống càng sâu, sức nước ép càng mạnh, nếu chàng không giỏi nội công có thể bị bể ngực, máu trào ra chết tức khắc.
Chàng cố gắng lặn thêm vài trượng nữa, vẫn không xuống được đáy hồ. Bấy giờ chàng ngồi trên mặt hồ, tìm một hòn đá thật to, ôm chặt vào lòng nhảy xuống hồ một lần nữa.
Lần này lại khác hơn lần trước ! Khi nghe một luồng nước chảy mạnh, đưa chàng đi như chong chóng, tay chân không thể nào kềm hãm được nữa. Giữa lúc đó, Dương Qua nghe sóng vỗ vào gành đá. Chàng vội vàng bỏ phiến đá trồi lên trên mặt nước. Chàng thấy ánh sáng nhưng không thấy mặt trời. Một mùi hương trăm hoa bay ra tỏa ra nực mũi, thực là cảnh trí thơ mộng thần tiên.
Dương Qua vội bước lên bờ, đưa mắt quan sát thấy nơ i đây trồng đủ các loại hoa, cỏ xanh mượt, như thể hoa viên của kẻ hào phú. Nhưng lại vắng tanh không một bóng người hay tiếng chim kêu.
Chàng nửa mừng nửa sợ, vội bước lần đến chừng 10 trượng, bỗng thấy vài gian nhà cỏ thấp le te.
Dương Qua liền đứng lại hít một luồng chân khí vào, đoạn sửa soạn như khách thừa lương, bước thật chậm chạp đến trước mấy ngôi nhà này.
Chàng lại suy nghĩ :
– Ta sẽ vào nhà hỏi thăm tin tức của Long nữ, may ra họ biết nàng hạlạc nơi nào.
Chàng đi đến sân, ngần ngại không dám bước tới nữa. Chẳng phải Dương Qua sợ người ta không tiếp mình, mà chỉ sợ hy vọng của mình tan nh bọt nước khi nghe chủ nhà trả lời.
Do đó Dương Qua bước nhẹ qua chái nhà sau, nghiêng tai nghe ngóng. Bốn bề vắng lặng, không một tiếng động nhỏ, chỉ nghe tiếng vo ve của đàn ong đang hút mật.
Dương Qua đánh bạo hỏi vào :
– Dương mỗ mạo muội đến đây, xin ra mắt gia chủ.

Nói đến hai ba lần, tuyệt nhiên không có tiếng đáp từ. Dương Qua vội bước nhẹ đến trước, đưa tay đẩy khẽ cánh cửa, bước vào trong nhà.
Khi bước ngang qua ngưỡng cửa, thấy các vật bên trong làm cho chàng rúng động.
Bên trong nhà trần thiết rất đơn giản, nhưng sạch sẽ vô cùng, giữa nhà kê một cái bàn và một cái ghế, cách thức trang hoàng giống hệt như gian phòng của chàng ở tại Cổ Mộ, chỉ hơi khác là Cổ Mộ bàn ghế và Hàn Ngọc sàng làm toàn bằng đá, cònưở đây dùng toàn cây gỗ.
Chàng lại thấy phía cửa song treo lủng lẳng một áo nhỏ, tết bằng các sớ da cây rất khéo, nhưng tương tự như lúc ở Cổ Mộ Tiểu Long nữ kết tơ làm áo.
Dương Qua thấy những cảnh quen, bất giác hai dòng lệ chảy ràn rụa. Chàng cảm thấy hình như có bàn tay mềm dịu đưa lên vuốt mấy sợi tóc bạc ! Lại một giọng êm như gió thỏang :
– Qua huynh ! Việc đã qua là hết ! Thống khổ ích lợi gì?
Chàng nhớ lại ngày nào cũng một giọng nói hiền lành êm dịu của Tiểu Long nữan ủi chàng khi buồn rầu thất chí.
Bỗng chàng nghe sau lưng có tiếng một người con gái khẽ kêu lên một tiếng thảng thốt, Dương Qua vội quay phắt người lại, thấy trước mặt chàng một cô gái mặc toàn đồ trắng, mặt ngọc da ngà, đứng yên như pho tượng thần Nữ Oa, đẹp hơn tiên nga miền ha ïgiới.
Chính là người mà chàng phải ngày đêm mơ tưởng suốt mười sáu năm trường. Mắt chàng mờ lên, như người trong mộng gặp tình nhân theo câu hát của một nhà thơ nổi tiếng :
Nửa đêm nằm mộng gặp người thương Má đỏ au lên, đẹp lạ thường Bàn tay mềm mại nên thơ quá Tà áo tung bay mờ tựa sương Chính là Tiểu Long nữ, người yêu của Dương Qua đang đứng đấy trong thực tại mà chàng cứ ngỡ như trong mơ, chàng vội đưa tay lên dụi mắt xem có phải mình đang hoa mắt hay chăng.
Hai người đứng yên nhìn nhau sửng sốt, họ chỉ kêu lên một tiếng a rồi ôm nhau nức nở nghẹn ngào.
Như đôi bạch yến khắn khít, như đôi oanh líu lo. Trong thực tế thơ mộng. Câu chuyện 16 năm dài đằng đẵng làm sao nói hết bây giờ ? Một lúc lâu, Dương Qua mới nói đuợc :
– Long nhi ! Diện mạo của nàng không khác thủa xưa, còn ta thì đã già đi mất rồi.
Tiểu Long nữ chớp làn mi đẹp, nhìn chàng nói :
– Không già đâu Qua huynh ! Ngày nay Qua huynh đã trưởng thành hơn thủa nọ, vì đã nhuộm nhiều phong sương.
Tiểu Long nữ vốn lớn hơn Dương Qua sáu tuổi, nhưng thủa nhỏ nàng ở tại Cổ Mộ luyện công học theo phương pháp của sư phụ, dứt bỏ mọi lo nghĩ muộn phiền, do đó nàng vẫn giữ được nét xuân của người đồng trinh xử nữ.
Còn Dương Qua lúc nhỏ côi cút, cô đơn, buồn nhiều hơn vui, khổ nhiều hơn sướng, nên chàng già trước tuổi. Vì thế lúc thành hôn hai người thoạt nhìn thì tuổi tác rất tương xứng với nhau.
Cái ngày mà Dương Qua vào Cổ Mộ, hai người đã gần nhau rất lâu, cảm nghĩ sanh tình, những chuyện không nói không làm và không vui không giận dần dần buông lỏng, không kìm chế nổi, và nàng đã sa vào bể ái, tình trường.
Sau ngày lễ thành hon lại phải ly biệt nhau 16 năm trời. Dương Qua phải chịu đựng phong trần, phiêu bạt, mặt rám nắng, tóc nga ûmàu, còn Tiểu Long nữ ở nơi u tịch, tuy nàng bị nỗi tương tư làm khổ mình, nhưng có được cứu cánh là yên tĩnh, cho nên dần dần nàng hết lo, hết tưởng, hết muộn, hết phiền, ở một mình cô quạnh dưới hang sâu, lòng nàng cũng nguội lạnh theo thời gian.
Không ngờ 16 năm cách biệt, nay được trùng phùng, nàng trẻ hơn Dương Qua gấp bội.
Tiểu Long nữ một mình cô quạnh suốt 16 năm không hề nói chuyện với ai, bây giờ gặp Dương Qua tuy lòng hớn hở, nhưng những lời nói ra có lẽ ngập ngừng, chưa được đầm ấm như trước.
Hai người mắt nhìn nhau, như trao đổi muôn lời. Họ chỉ mỉm cười ! Dương Qua nghe máu nóng sôi trào, muốn ôm sát Tiểu Long nữ vào lòng cho thỏa dạ. Nhưng chàng chưa kịp cử động thì Tiểu Long nữ đã đưa tay nắm lấy tay chàng run rấy, và kéo chàng đứng dậy đi ra cửa, đoạn nói :
– Qua huynh ! Tôi vẫn mạnh khỏe đấy chứ ?
Tiểu Long nữ liền leo lên cây đại thọ chuyền thoăn thoắt. Dương Qua cũng ra sức đuổi theo. Hai người đùa giỡn rất lâu, mà Dương Qua thủy chung vẫn đuổi không kịp Tiểu Long nữ.
Mồ hôi trên trán chàng chảy lấm tấm. Tiểu Long nữ thấy chàng có vẻ mệt, nên nàng quay lại, đưa tay áo lên lau cho chàng.
Dương Qua nắm chặt tay nàng, nhìn kỹ cái áo nàng đang mặc được dệt bằng sớ cây đại thọ rất dày.
Chàng chua xót nghĩ đến nàng đã chịu khổ sở như vậy suốt 16 năm qua. Chàng vội đưa tay lên vuốt nhẹ mái tóc của nàng, đoạn nói nhỏ nhẹ :
– Long nương ! Vì tôi mà nàng đã chịu khổ suốt mười mấy năm trời.
Tiểu Long nữ thở nhẹ và nói :
– Nếu tôi chẳng sinh trưởng trong phái Cổ Mộ, thì đâu còn sống đến giờ này ?
Lời nói này đúng lắm. Nếu Dương- Qua ở vào hòan cảnh của nàng, một thân một bóng, không có một món gì có thể dùng, mặt dầu võ công chàng cao siêu, cũng không sống nổi đến hai năm.
Tiểu Long nữ sinh trưởng ở Cổ Mộ, không tiếp xúc với ai. Lúc nhỏ thì có sư phụ và Tôn bà nuôi dưỡng, đến sau khi gặp Dương- Qua bầu bạn. Bởi vậy nàng quen nếp sống tự lập, mà không cần chuyện vãn với ai. Nhờ đó nàng mới sống nổi dưới hang sâu một mình, tưởng trên đời này không còn người nào trẻ như nàng mà có thể chịu đựng nổi như thế. Hai người ngồi trên phiến đá kề vai tâm sự. Dương- Qua nóng lòng muốn biết cảnh sinh hoạt của nàng như thế nào, hỏi liên miên.
Tiểu Long nữ thở một hơi dài, thuật lại câu chuyện mình lưu lạc thế nào, trong vòng 16 năm biến cố ra sao, cho Dương- Qua nghe. Dần dần tiếng nói của nàng trong thanh trở lại, mất hẳn giọng ngường ngượng ban đầu.
Nguyên ngày trước Dương- Qua ném lọ Tuyệt Tình đơn xuống hang sâu, Tiểu Long nữ hiểu chàng đã biết mình trúng độc không trị được, nên chàng không muốn sống một mình.
Nàng đã nghĩ thiên phương bách kế, chỉ có cách là nàng phải rời xa Dương- Qua mới mong chàng bỏ ý định tự tử.
Do đó, nửa đêm nàng lần ra Đoạn Trường Nhai lấy mũi kiếm vạch vài hàng lên đá, một là để Dương- Qua yên lòng phục dược, hai là với thời gian 16 năm dài, sự thương nhớ dần dần loãng đi theo ngày tháng.
Quả nhiên Dương- Qua cố sống cho đến ngày nay. Dương- Qua lại thở dài hỏi :
– Tại sao Long nương lại hẹn đến 16 năm sau, mà không hẹn bảy tám năm thôi có được không ?
Tiểu Long nữ đáp :
– Tôi biết Qua huynh đối với tôi ân nghĩa thâm trọng, thì thời gian sáu bảy năm quá ngắn, chưa thể hủy diệt được nhớ nhung. Ôi ! Ai ngờ 16 năm qua, chàng vẫn một lòng thương tưởng.
Dương- Qua nói :
– Thật là con tạo xoay vần ! Trời không phụ lòng nguyện ước. Giả như tôi đến Đoạn Trường Nhai chờ đợi không gặp chỉ khóc lên vài tiếng rồi bỏ đi, thì trọn đời không được gặp lại Long nương nữa.
Hai người ngồi trò chuyện rất lâu, vẫn chưa thỏa mãn với cuộc trùng phùng này. Tuy chẳng nói ra mà trong tâm hai người không quên tạơn trời đất. Hai người ngồi yên lặng một lúc lâu, Dương- Qua lại hỏi :
– Long nương ! Sau khi em té xuống đầm, rồi câu chuyện ra sao ?
Tiểu Long nữ đáp :
– Khi tôi nhảy xuống hang sâu, thì tâm thần mờ ám, kể chắc đã chết, nhưng làn nước bạc đưa tôi đến chỗ triền đá cao. Khi nước hạxuống, tôi dần dần tỉnh lại. Lúc mới bước chân lên đây chỉ có cây cối mọc ngổn ngang, không một tiếng chim kêu, không một loài dã thú. Nhưng có rất nhiều nước ngọt, trái lành quanh năm ăn uống không hết, chỉ thiếu có vải để mặc. Lúc ấy tôi lột vỏ cây bện lại thành chiếc áo này đây.
Dương- Qua lại hỏi :
– Lúc bấy giờ em trúng phải Băng Phách Ngân Trâm của Quách Phù, chất độc ấy đã lâm vào tận kinh phái, trên đời này không có thuốc gì chữa được thì làm sao em sống bình yên vô sự dưới hang này ?

Tiểu Long nữ đáp :
– Lúc đến đây được vài ngày, chất độc bỗng dưng hành hạ, toàn thân nóng như lửa, đầu óc như dần. Tôi sực nhớ lúc ở Cổ mộ, cái đêm động phòng hoa chúc của chúng ta, chàng có dậy tôi cách vận chuyển nghịch các huyệt đạo và kinh phái mà chúng ta đã ngồi trên giường Hàn ngọc. Nhưng ở đây làm gì có giường Hàn ngọc để ngồi vận chuyển kinh mạch ? Tôi liền tìm ra một khối băng muôn đời ở trên mặt nước kia, và ngồi lên đó chuyển nghịch các kinh mạch. Sự đau đớn bớt dần. Rồi một ngày nọ, tôi thấy từ trên miệng hang bay xuống một con Ngọc Phong đúng là của Lão Ngoan đồng lúc đem đến Tuyệt Tình Cốc chúng lạc đàn ở lại đây.
Khi thấy Ngọc Phong, tôi tưởng như vừa gặp bạn tốt, lập tức tết trúc làm cho chúng một cái tổ, sau đó ong đến ngày càng nhiều, tôi mới lấy mật của nó mà dùng.
Thật lạ thay, bao nhiêu đau đớn tan biến ! Mật ong chính là môn thuốc khử độc rất công hiệu. Tôi uống mật mỗi ngày. Lúc đầu mỗi ngày đau hai lần, kế là mỗi ngày đau một lần, và sau một tháng đau một lần, đến lần cuối là sáu năm mới đau một lần. Rồi từ đó đến sau là hết tuyệt.
Dương- Qua cả mừng tiếp lời :
– Hễ có lòng tốt, ắt hưởng sự lành ! Nếu năm xưa em không cho Lão Ngoan đồng một bầy Ngọc Phong, thì lấy ai mang mật đến Tuyệt Tình Cốc để em có cơ hội chữa bệnh?
Tiểu Long nữ lại nói :
– Sau khi hết bệnh, tôi lại nhớ đến chàng. Như ngã ở dưới hang sâu biết lấy ai để thông tin tức. Tôi cũng không biết lên bằng cách nào, vì vách đá thẳng tắp lại trơn tuột. Do đó tôi mới bắt mấy con ong lấy gai nhỏ xăm vào đôi cánh mấy chữ “Tôi tại Tuyệt Tình Cốc đáy”, hy vọng mấy con ong này có người trông thấy. Trong mấy năm qua tôi xăm trên cánh có hàng ngàn con. Nhưng hy vọng của tôi trở thành thất vọng, vì không ai ngó ngàng đến. Mỗi độ xuân về là lòng tôi lại rạo rực u buồn, tôi buồn là nghĩ chắc trọn đời không thấy ánh nắng mặt trời, không thấy người trần thế, không gặp lại được chàng !
Dương- Qua vỗ đùi, chàng hối hận :
– Mỗi năm vào ngày hẹn ước, tôi đều đến Tuyệt Tình Cốc cốt ý tìm em. Thực ta vô ý không suy xét. Ta có thấy đàn ong bay lảng vảng mỗi lần đến đây, mà không để ý nhìn xem những chữ này để cho em phải đau khổ suốt mười mấy năm nay.
Tiểu Long nữ mỉm cười nói :
– Trong lúc Qua huynh đau khổ thì còn để ý đến việc gì nữa ? Vả lại có ai ngờ trên con ong bé bỏng như thế mà lại có chữ ở trên cánh. Dẫu nó có bay hàng trăm con qua trước mắt, chàng cũng không thể nhìn thấy được. Trừ khi có con ong nào vô phúc bay vô dính vào mạng nhện trước mặt chàng lúc đó chàng thấy vật nhớ người, may ra đưa tay ra cứu nó thì mới có dịp quan sát.
Tiểu Long nữ không ngờ người thấy chữ trước tiên lại là Lão Ngoan đồng Châu- bá- Thông. Nhưng ông lại chỉ cho đó là do tạo hóa sinh ra và không nghĩ xa xôi. Ông chỉ đùa giỡn hay đem khoe khoang là một kỳ quan của loài ong mật.
Duy có Hoàng Dung trí tuệ hơn người, biết rõ không phải do tạo hóa sinh ra. Nhưng bà có ẩn ý là xong chuyện nhà rồi mới đem ra bàn vớí mọi người đi tìm Tiểu Long nữ.
Dương- Qua và Tiểu Long nữ ngồi đàm đạo suốt nửa ngày mới thấy vợi bớt nỗi niềm tâm sự.
Dương- Qua thấy đói, bèn ngỏ ý với Tiểu Long nữ. Chàng và nàng bước vào nhà, thì nàng đã nướng vài con cá và mang ra trái cây, mật ong, nước suối để đãi Dương- Qua.
Cá nướng này tuy nhỏ mà thịt thơm, nước suối mát lạnh, trái cây chua, mật ong ngọt. Tuy không có hương vị đầy đủ, song Dương- Qua ăn một bữa ngon lành.
Chàng vừa ăn vừa kể những biến chuyển của mình trong 16 năm lưu lạc. Chàng sống một thời hoạt động không ngừng, nào là uy hiếp quần hùng, nào là giúp người khốn khó.
Còn nàng thì trái lại, sống với thời gian lặng lẽ cô đơn, chỉ bầu bạn cùng đàn ong mật. Hai nếp sống khác biệt rất xa.
Tiểu Long nữ không hề nghĩ đến thế sự nhân tình, nàng chỉ cầu sao gặp lại Dương- Qua là đủ. Hôm nay trời xui hai người hội ngộ khiến lòng nàng rộn rã như cánh én giữa mùa xuân. Tiểu Long nữ chẳng biết nói gì hơn chỉ mỉm cười mãn nguyện. Dương- Qua lại hỏi đến những tiểu tiết như : làm sao bắt cá, làm sao cất nhà, làm sao lột vỏ cây dệt áo…
Tiểu Long nữ kể rõ từng chi tiết. Mặc dù chỉ có đôi bàn tay mềm mại nàng cũng tạo được sự nghiệp cơ đồ, thật là một kỳ công trong thiên hạ.
Hai người tâm sự suốt đêm, đến lúc trời gần sáng họ mới đi ngủ. Khi tỉnh giấc thì trời đã đứng bóng, Dương- Qua lại nói :
– Này Long nương ! Chẳng lẽ mình giam hãm suốt đời dưới hang sâu hay sao ? Theo tôi nghĩ, mình nên tìm cách trở về sống với thế giới loài người chứ ?
Tiểu Long nữ muốn sống một cuộc đời lặng lẽ, thái bình. Nàng không muốn sống với cuộc đời phiền tóai. Nhưng nàng biết Dương- Qua vốn ưa cuộc đời náo nhiệt phồn hoa nên nàng đáp lại :
– Vậy Qua huynh hãy tìm cách lên mặt đất ! Nếu không được thì… tìm cách khác, cũng có ngày về đuợc với xã hội loài người.
Tiểu Long nữ muốn nói “ở lại đây”, nhưng sợ phật lòng người yêu. Thế là hai người chui qua phiến đá tiếp, vào một cái khe nhỏ, lội qua lên bờ hồ.
Một cảnh tượng bày ra trước mắt, họ thấy một sợi dây lớn từ trên miệng hang thòng xuống tới đáy, xung quanh bờ đầm có rất nhiều dấu chân người, lại có một đống củi cháy lỡ dở.
Dương- Qua cả mừng kêu lên :
– A ! Có người xuống ! Không chừng họ còn lẩn quất đâu đây !
Dương- Qua và Tiểu Long nữ đi vòng quan sát, lại thấy trên cây vạn thọ có người dùng kiếm khắc mấy chữ như sau “Nhất đăng, Châu- bá- Thông, Anh Cô, Hoàng Dung, Trình Anh, Lục Vô Song và Hoàng Dược Sư có đến tìm Dương- Qua nhưng không gặp, tất cả đều trở về”
Dương- Qua cảm động nói :
– Vậy ra cũng có người cảm nghĩ đến Dương- Qua này ư ?
Tiểu Long nữnói :
– Có ai lại quên được chàng ?
Dương- Qua lại nói :
– Họ đã xuống tận đây mà không tìm ra lối vào chỉ vì một tảng đá chặn khuất lối đi. Họ không ngờ lại có ngách. Nếu ta xuống đây bằng dây cũng không chắc đã tìm được nàng.
Tiểu Long nữ nói :
– Vạn vật đều do tiền định, tạo hóa đã an bài số phận cho mỗi người.
Dương- Qua lắc đầu nói :
– Không hẳn như vậy ! Người đời thường vì “có công mài sắt, có ngày nên kim”. Hết sức mình mới đổ mạng trời.
Nói xong chàng đưa tay nắm sợi dây giật mạnh, thấy sợi dây thật vững chắc, có thể nhờ nó mà lên mặt đất được.
Dương- Qua lại nói :
– Để tôi lên trước xem Kim Luân Pháp Vương có còn đấy không ? Nhưng đã có Nhất-đăng đại sư , Hoàng Dược Sư , Châu- bá- Thông thì ác tăng cũng đã cao bay xa chạy rồi.
Chàng lại hỏi :
– Long nương ! Võ công của em có kém sút phần nào không ?
Tiểu Long nữ mỉm cười nói :
– Mười sáu năm qua tuy không rèn luyện chiêu thức nào nhưng cũng còn đủ sức.
Dương- Qua quay đầu lại, nắm sợi dây giật thử lần nữa rồi bám lấy leo lên. Nhưng hiềm vì chỉ có một tay không thể leo được, chàng liền dùng đôi chân chỏi vào vách dá, leo thoăn thoắt như vượn, chẳng mấy chốc đã lên khỏi hang.
Tiếp đến Tiểu Long nữ nắm dây phăng lên miệng hang . Hai người kề vai đi lên trên gành đá cao của Đoạn Trường Nhai.
Họ đưa nhau đi xem lại vết tích mấy hàng chữđ khắc mười mấy năm về trước. Tuy thời gian mưa sa tuyết phủ, hàng chữvẫn còn rõ ràng, không bị hao mòn vì gió mưa bão táp.
Dương- Qua nhìn Tiểu Long nữ mỉm cười, có cảm tưởng như 16 năm qua mau như trong khoảnh khắc.
* * *
Nói về Kim Luân Pháp Vương đã xây dựng mộc đài ngoài thành Tương Dương, phóng hỏa đốt Quách Tường buộc Quách Tỉnh về đầu hàng.
Hoàng Dược Sư đã nói về trận “Nhị thập bát tú”, quyết bày ra để tranh hùng sống chết với quân Mông Cổ.
Quách Tỉnh liền xin tướng lịnh của Tống triều sứ quân Lữ Văn Hoán, giao cho Hoàng Dược Sư khiển tướng điều binh.
Bấy giờ những người tham dự Anh hùng đại yến buổi nọ đã về phân nửa, trong thành chỉ còn một phần.
Hoàng Dược Sư thỏa thuận và bảo họ phải tuân theo quân lệnh. Giữa một cuộc hội thảo tại võ trường, Hoàng Dược Sư nói to :
– Quân Mông Cổ dùng bốn muôn binh vây bọc hỏa đài, theo ta nghĩ muốn thắng chúng phải cần bốn muôn binh sĩ thật giỏi. Lấy một chống một, theo binh thư đã dạy, thì không còn gì đáng ngại nữa.

Nói xong ông trở lại đứng trên đài hô to :
– Theo trận “Nhị thập bát tú” gồm năm ngôi “ngũ hành” án theo ngũ phương
Ông vẫy tay mời các tướng lãnh đến nghe ông giải thích từng chi tiết đại cương. Và ông nói thêm :
– Thế trận này biến hóa khôn lường, không phải một lúc mà giảng hết độn giáp ngũ hành được. Cho nên hôm nay ta mời năm cao thủ võ học đứng trấn năm ngôi ngũ hành, được quyền điều khiển binh tướng. Vậy tất cả mọi người hãy nghe theo hiệu lệnh của họ.
Mọi người dều cúi đầu vâng lệnh. Hoàng Dược Sư nói tiếp :
– Trung ương mồ kỷ, thuộc thổ, sắc vàng, trấn áp bốn cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi do Quách Tỉnh đứng chỉ huy. Quách Tỉnh phải lãnh tám ngàn quân mã đem đến trấn tại trung ương. Tất cả binh gia tướng sĩ của ngươi chỉ lo một việc là cứu Quách Tường không được đánh nhau với địch. Binh sĩ của ngươi phải đem theo một bị đất vàng, khi đến dưới thành hãy lấy đất đắp mà dập lửa, và triệt hạ đài.
Quách Tỉnh vâng mạng, lui ra ngoài lo điểm binh. Hoàng Dược Sư nói tiếp :
– Nam phương đơn tăng, thuộc sắc hỏa, trấn áp bốn cung Bính, Đinh, Tý, Ngọ, xin phiền Nhất-đăng đại sư lãnh chỉ huy, mang theo tám ngàn quân. Chiết ra một ngàn để bảo vệ chủ tướng, còn lại bảy ngàn chia ra làm bảy đội. Giao cho Chu Tử Liễu, Võ Tam Thông, Tứ Thủy Ngư ẩn, Võ Đôn Nhu, Võ Tu Văn, Gia Luật Yến và Hoàng Nhan Bình đứng ra chỉ huy 7 đội ứng theo 7
ngôi sao trên càn trượng. Bảy ngôi sao này thuộc hỏa trấn Nam phương.
Nhất-đăng đại sư , Chu Tử Liễu chờ lãnh lệnh đi diểm binh mã . Hoàng Dược Sư truyền lệnh nói :
– Bắc phương Ngươn lăng, thuộc thủy, màu đen, trấn áp bốn cung Nhâm, Quý, Hợi, Tý, do Hoàng Dung chỉ huy, lãnh tám ngàn quân, chiết ra một ngàn để bảo vệ chủ tướng, còn lại bảy ngàn chia ra làm bảy đội. Giao cho Lương trưởng lão, Gia Luật Tề, Quách Phù với trưởng lão Khất Cái chia ra chỉ huy mỗi đội. ứng theo 7 ngôi sao trên trời, 7 ngôi sao này thuộc thủy trấn.
Hoàng Dung cúi đầu lãnh mạng. Nhóm này dùng toàn chủ lực của Cái Bang.
Hoàng Dược Sư tự điểm cho ông tám ngàn binh và nói :
– Đông Phương ở Thanh Lăng, thuộc mộc, màu xanh, trấn áp bốn cung Giáp, ất, Dần, Mẹo. Đạo quân này do ta chỉ huy và lãnh tám ngàn quân.
Mọi người nghĩ Hoàng Dược Sư điều binh khiển tướng rất tài, Đông phương chủ tướng là Đông Tà, Nam phương là Nam đế, Bắc phương chủ tướng là Bắc Cái, trung ương chủ tướng là đệ tử của Trung Thần Thông Vương Trùng Dương, Quách Tỉnh, giữ ngôi trung ương mới cứu được Quách Tường, nhưng còn hướng Tây là ai ?
Bỗng nghe Hoàng Dược Sư nói tiếp :
– Riêng về lão, đệ tử đều chết sạch. Cô Ngốc không có ở đây, chỉ có Trình Anh.
Ông liền chọn 6 vị anh hùng có tham dự Anh hùng đại yến và Trình Anh đến bảo rằng:
– Hướng Đông, tám ngàn quân, chia ra làm tám đội, một đội ở lại bên chủ tướng, còn bảy đội giao cho Trình Anh và sáu vị chỉ huy, ứng theo ngôi càn trượng, bảy vị tinh tú dóng hướng Đông.
Khi kiểm điểm quân xong, Trình Anh và sáu vị anh hùng lãnh mạng ứng hầu.
Còn đạo quân hướng Tây là chấm dứt, Hoàng Dược Sư nói :
– Tây phương Kim Lăng, thuộc kim, sắc trắng, trấn áp bốn cung Canh, Tân, Dậu, Thân, do Toàn Chân chưởng giáo Lý Chí Thường…
Mọi người đều ồ lên kinh ngạc, vì họ rõ Lý Chí Thường là tân trưởng giáo còn trẻ và yếu đuối.
Bỗng nghe một tiếng nạt rất to phát ra :
– úy ! Hoàng lão tà ! Ngươi bỏ quên thằng già này à ?
Mọi người nhìn lại thì ra là Lão Ngoan đồng Châu- bá- Thông Hoàng Dược Sư mỉm cười nói :
– Châu huynh ! Tôi tính để Châu huynh giữ hướng Tây, nhưng bịnh trạng của Châu huynh cần tịnh dưỡng. Nếu làm quá sức thì vết thương trên lưng sẽ đau lại, cho nên…
Châu- bá- Thông vươn hai tay múa máy và nói to :
– Sá gì! Sá gì vết thương nhỏ bé này ! Hoàng lão tà, hãy để ta lãnh trấn hướng Tây được không ? Này Lý Chí Thường, ngươi dám cùng ta tranh tài cao thấp không ?
Lý Chí Thường vòng tay đáp :
– Đệ tử đâu dám !
Châu- bá- Thông vỗ tay cuời đắc ý nói :
– ấy đấy ! Ta vẫn biết là ngươi không dám !
Nói xong ông thò tay chộp lấy cây lệnh tiễn trên tay Lý Chí Thường. Lý Chí Thường vẫn tôn kính Châu- bá- Thông nên không lấy đó làm phiền lòng.
Hoàng Dược Sư lại nói :
– Nếu Châu huynh nhận lãnh, hãy đề phòng cẩn thận. Hướng Tây chủ tướng là Châu- bá- Thông, lãnh tám ngàn binh sĩ, một ngàn giao cho Anh Cô bảo vệ chủ tướng, còn bảy ngàn giao cho Lý Chí Thường cùng đệ tử Toàn Chân Phái thống lãnh, theo bảy ngôi sao thiên trượng mà đi theo lộ Tây.
Hoàng Dược Sư điểm tướng xong, liền đốc thúc binh sĩ nên đem theo những vật dụng cần thiết. Đoạn ông phất cờ lịnh tiến quân.
Bốn muôn binh chia làm 5 đạo, Đông, Tây, Nam, Bắc và trung ương, đi như nước vỡ bờ.
Hoàng Dược Sư cất giọng bảo to :
– Ngày xưa hai mươi tám tướng đuợc đài mây mở rộng, ứng theo Nhị thập bát tú đã phù tá vua Quang Võ trùng hưng. Theo ta nghĩ Nhị Thập Bát tú trận không dám sánh với thanh thế Quang Võ gia, nhưng giặc đ tới nhà, thìnước mất nhà tan, kẻ tiền phong lãnh đạo, đạo chân chánh là đệ tử danh gia, nếu đã hưởng tấc cỏ ngọn rau, nên vìlòng trung quân ái quốc. Chư quân, hãy theo lệnh chủ tướng, thề quyết tử cùng bọn Mông Cổ xâm lăng.
Tất cảquan binh đều hô:
– Hãy quyết liều mình tử chiến
Tiếng hô vang dậy. Ba tiếng pháo hiệu nổ lên, cả năm đạo quân bước đi như gió lốc, làm cho cát bụi bay rợp trời.
Trận Nhị thập bát tú vô cùng kỳ ảo, biến hóa vô cùng. Đạo binh Đông mỗi người mang trên lưng một cây nọc đến hướng Đông hỏa đài. Một ngàn quân xạ thủ bắn vãi ra, để bảy ngàn quân mang cây nọc đến công thành. Trong phút chốc, bảy ngàn cây nọc được cắm theo hình bát quái vây chặt ngôi đài hai hướng Đông Tây.
Đạo binh Tây, tất cả đệ tử phái Toàn Chân đều cầm trường kiếm, bảo đao, chĩa mũi về phía trước. Bảy người một hàng ngang, cả đoàn gồm bốn mươi chín người, tay tả cầm nọc, tay hữu cầm kiếm, tiến ồ ạt như ong vỡ tổ.
Bỗng nghe tiếng hò hét vang trời, đạo quân hướng Bắc do Hoàng Dung thống suất tràn đến. Tất cả Khất Cái bang đều rành về thuật phóng độc trâm, chúng ào ào như nước vỡ bờ, xáp lại bên quân Mông, đua nhau xạ độc phóng trúng vào nhức nhối khôn tả.
Bọn Mông Cổ chống cự không nổi, ùa nhau thối lui. Cửa Bắc thành công phần nào.
Hướng Nam, cánh quân của Nhất-đăng đại sư ra lệnh bắn hỏa chân và thổi khói, làm cho quân Mông Cổ sợ cháy tóc tai, quần áo nên chạy vào trung ương.
Quách Tỉnh thống lãnh đạo trung binh, tiến chậm vào giữa đài, thấy thế giặc hỗn loạn, không đuổi theo hay giết hại, mà thúc quân đánh nhanh vào trung ương.
Nguyên vị soái cầm quân Mông Cổ là kẻ cơ trí, đã đào lỗ cá nhân cho binh sĩ mai phục quanh đài, mà đạo binh phục kích này có dư muôn người.
Quách Tỉnh hành quân chẳng kém, khi thấy đạo binh Mông Cổ đột nhiên biến đi, ông đưa mắt nhìn về phía đài cao thấy rải rác vài ba tên quân, thì biết rõ đám quân chủ lực còn mai phục.
Mặc dầu Hoàng Dược Sư căn dặn không được giết hại đối phương mà chỉ kéo rốc vào trung ương mồ kỳ, nhưng Quách Tỉnh nhận rõ địch tình bên trong có mai phục không dễ gì vào, còn bên ngoài địch quân làm loạn không dễ làm ngơ.
Bấy giờ tiếng trống giục quân “bồng bồng” liên tiếp, binh Tống và binh Mông Cổ xáp chiến với nhau vang trời dậy đất.
Phía trên đài hàng ngàn cung nỏ xạ tiễn như mưa.
Quách Tỉnh vội vàng buớc đến múa trường kiếm đỡ vẹt muôn ngàn mũi tên. Hai đạo quân đấu với nhau cát bụi bay ngất trời, tiếng reo hò vang dậy đất. Cả giờ qua mà hai bên vẫn chưa phân thắng bại.
Hoàng Dược Sư giơ cao thanh kỳ phất mạnh, bỗng thấy đạo quân Đông chạy sang Nam, đạo quân Tây chạy sang Bắc, trận bắt đầu chuyển động, quân Mông Cổ hàng ngũ rối loạn chạy tứ tán


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.