Thám Tử Kỳ Duyên

Chương 43


Đọc truyện Thám Tử Kỳ Duyên – Chương 43

Chương 43

Thêm một ngày nữa Khôi Nguyên ngồi suy nghĩ đến căn não. Lúc thì, anh ấy ngồi một chỗ bấm chóp mũi, khi thì, anh ấy đứng lên đi qua đi lại trong phòng khách.
Tôi biết rằng, trong những giai đoạn như vậy, tôi không nên làm phiền anh. Tôi lên phòng ngồi suy nghĩ vu vơ; thời gian đó đã nảy sinh khoảng cách – dù không quá lớn – nhưng, đã có khoảng cách, giữa tôi và anh ấy. Có lẽ, Khôi Nguyên không nghĩ nhiều như tôi, vì anh xem công việc điều tra là ưu tiên hàng đầu. Nhưng, tôi thì sao? Tôi nghĩ… và nghĩ rất nhiều, nghĩ về mối quan hệ giữa tôi và anh ấy; nỗi bất an lo sợ trong tôi cứ lớn dần lên. Với đà này, e rằng… tôi sẽ cô đơn, sẽ không còn ai để tôi có thể tin tưởng được trong lúc dầu sôi lửa bỏng, đầu óc tôi rất rối… tôi mâu thuẫn.
Sáng sớm ngày hôm sau,
Sau khi đã ăn sáng xong, Khôi Nguyên muốn chở tôi đi đến một nơi, tôi tò mò hỏi lại anh:
– Đó là đâu? Chúng ta đến đó để làm gì?
– Chúng ta cần đến đó để hòa mình với thiên nhiên. Cô không nhớ những gì tôi đã nói sao, phải có một khoảng thời gian để bộ óc được nghỉ ngơi, có như thế mới mở đường cho những ý tưởng sáng giá tìm đến.
– Tôi hiểu rồi, anh muốn xả stress, vậy thì nói đại đi, anh dài dòng quá! – Thái độ của tôi hơi gắt.
Khôi Nguyên không để bụng chuyện đó,
Anh ấy vẫn chở tôi đến địa điểm – nơi mà anh ấy nói là để hòa mình với thiên nhiên.
Đi được 15 cây số, chúng tôi ra khỏi khu dân cư, cứ thế tiến sâu vào chốn rừng rú.
Chiếc xe băng qua những con đường ngoằn nghoèo, gập ghềnh lên lên xuống xuống.
Xung quanh là đồi núi nhấp nhô, những ngọn đồi trọc lóc trải thảm xanh tươi mơn mởn.
Có những quả đồi thông cây nào cũng lùn tỉn mọc lưa thưa. Có những quả đồi thông tán um tùm mọc san sát nhau.
Rừng lau vi vút nghiêng theo chiều gió. Bông lau trắng như những mái tóc xế tàn.
Từng cơn gió vuốt vào mặt tôi mát lạnh.
Tôi nhìn khắp xung quanh, rồi ngoái ra sau…
Có một chiếc xe chở khách đang chạy ở sau lưng. Tôi vỗ vào vai Khôi Nguyên:
– Này, có người bám theo chúng ta đấy.
Hình như Khôi Nguyên đã trông thấy chiếc xe từ trước, anh đáp:
– Cô bị nhiễm truyện trinh thám rồi Ngọc Diệp, nhìn lại đi, đó là xe du lịch. Họ đi tham quan Thung Lũng Vàng đấy.
– Vậy à! Tôi thật là ngốc. – Tôi buồn, tự dưng lại như vậy. Cũng đúng thôi, vì tôi thực sự ngốc, chính vì ngốc như vậy nên Khôi Nguyên mới không coi tôi ra gì.
Từ chỗ quán ăn, đi mất gần tiếng đồng hồ mới đến được địa điểm đó.

Tôi chẳng biết Khôi Nguyên định dở trò quái quỷ gì nữa. Anh ấy giấu xe vào một bụi cây, sau đó ra hiệu cho tôi đi theo anh ấy. Chúng tôi đi vào một khu rừng cây cối rậm rạp, khổ thân tôi mấy lần vướng phải bụi gai, bị những mụt gai nhọc cào xước da thịt, đau buốt nhức nhối rất khó chịu. Thế mà, tôi vẫn kiên nhẫn đi theo lưng Khôi Nguyên.
Tôi nghe tiếng chim lạ, và nghe được tiếng thác nước đổ ầm ầm…
Mở ra trước mắt tôi là một quan cảnh hùng vỹ. Chúng tôi đang đứng trên đầu thác nước nhìn xuống bên dưới là hồ nước tung bọt trắng xóa. Nước đổ từ trên cao xuống đánh đập tàn bạo những phiến đá lởm chởm.
“Ầm… ầm… ầm…” Tiếng thác nước muốn ù cả tai.
Tôi nói như hét vào tai Khôi Nguyên:
– Anh muốn leo xuống đó hả?
– Không. Chúng ta sẽ tìm đường khác.
(…)
Chúng tôi tiếp tục vạch lá tìm đường, lẩn khuất vào những bụi cây. Bóng râm bao phủ quanh chúng tôi. Ánh nắng mặt trời xuyên qua những tán lá thông xanh cao lớn và thẳng tắp, tạo thành những tia sáng đẹp như thuở hồng hoang. Khói sương mơ hồ bao quanh những cánh bướm la đà. Bướm đủ màu sắc, từ trắng đến hồng, rồi đến kẻ sọc, bướm đột biến đủ các loại.
Con chim gõ kiến đang thổ chiếc mỏ sừng vào thân cây phát ra những tiếng kêu “cộc… cộc…”
Một nải chuốt rừng chín vàng ươm đập vào mắt tôi. Ôi, tôi nuốt nước miếng.
– Cô muốn nếm thử chuối cau rừng không?
– Điều đó anh còn phải hỏi hay sao.
– Tôi biết ngay mà, để tôi hái nó xuống cho cô đã đời mà ăn luôn.
Khôi Nguyên bẻ mấy trái chuối chín đưa cho tôi.
Còn chờ gì nữa mà không “xử đẹp” sản vật quý hiếm đó. Tôi lột vỏ trái chuối chín vàng ươm, đưa lên mũi ngửi mùi hương mật thơm lừng của nó. Cắn vào trái chuối rừng mới thấu được vị ngọt đặc biệt của nó, mùi vị không thể có được ở những trái chuối vườn. Của rừng bao giờ cũng vậy, quý hiếm, và rất có giá trị. Mặc dù những thứ có giá trị đó không bao giờ phô bày ra bên ngoài cho người ta thấy, nó nằm ở sâu bên trong những tán lá, nằm ở một nơi mà người ta khó thấy nhất, hình như nó muốn trốn người ta, nhưng người ta thì cứ cố lùng sục để tìm nó… Nhưng tìm không hề dễ chút nào, phải có cái giá để trả và cần phải có duyên nữa.
(…)
Chúng tôi tiếp tục đi, đến chỗ có khe đá nước chảy róc rách, dưới những tán dương xỉ tôi thấy có một vật gì đó đang bò. Tôi chỉ cho Khôi Nguyên:
– Khôi Nguyên, anh nhìn kìa. Có con gì đó…
Đến gần hơn, mới nhìn rõ được một con rùa vàng. Khôi Nguyên bắt con rùa nhỏ bằng lòng bàn tay lên cho tôi xem.
– Con rùa này đắc giá lắm đấy!
– Sao cơ?
– Chúc mừng cô, bỏ túi đem nó về rao bán, cô sẽ có không dưới 100 triệu đồng đâu.
– Nhiều vậy sao?

– Đây là loại hoàng quy rất quý hiếm. Cô là may mắn lắm đấy!
– Anh bỏ nó lại chỗ cũ đi!
– Sao vậy? Cô không tiếc à? 100 triệu lận đấy.
– Không. Tôi không cần tiền.
– Không cần tiền?
– Có, cô cần tiền. Ý tôi là không cần những đồng tiền khiến cho lương tâm mình dằn vặt khổ sở. Rừng là nhà của nó, nó còn có cha mẹ, còn có bạn bè, đồng loại của nó ở quanh đây. Hãy để nó ở lại, đừng vì lòng tham của mình mà làm khổ nó.
– Cô thường nói tôi là tín đồ Phật giáo, tôi thấy cô mới là tín đồ Phật giáo. Thôi được rồi, chúng ta sẽ bỏ lại con rùa, cho nó về nhà với gia đình nó. Bé rùa này chắc ham chơi đi lạc đây mà. – Khôi Nguyên thả con rùa xuống, – về nhà đi rùa, lần sau đừng co đi lung tung để người ta bắt nhé!
Tôi bật cười,
– Cái anh này thật là… làm như rùa biết tiếng người không bằng.
– Cô không phải là rùa, sao cô biết rùa không biết tiếng người?
– Anh cũng không phải là rùa, sao anh biết rùa biết tiếng người? – Tôi vặn lại Khôi Nguyên.
– Chà chà, cũng giỏi bắt bẻ đấy nhỉ!
– Cám ơn, anh đã quá khen rồi.
– Chúng ta tiếp tục cuộc hành trình thôi.

Chúng tôi đi đường vòng để xuống dưới con thác. Nhưng, hình như chúng tôi đã đi chệch hướng. Tiếng thác nước xa dần… xa dần… rồi mất hút. Chỉ còn lại rừng rậm với tiếng chim muông, côn trùng…
(…)
“Huýt”
“Éc… éc… éc…”
Âm thanh rít lên phía sau lưng. Tôi giật mình quay đầu nhìn về phía âm thanh vừa phát ra. Một đám người trên tay cầm theo nào là mã tấu, dao găm, típ sắt… thứ nào cũng sáng loáng ớn lạnh cả người. Bên tay kia bọn chúng kẹp nách mấy con heo con, hình như chúng mới bắt được trong rừng.
Tôi nhận ra tên cầm đầu chính là kẻ mấy hôm trước đã đánh nhau với Khôi Nguyên. Hắn đã bám theo chúng tôi, tại sao hắn làm được điều đó? Qua mắt Khôi Nguyên không hề đơn giản chút nào.
– Chào chú em! Nhận ra anh chứ? – Hắn cùng bọn đàn em tiến lại chỗ chúng tôi.

– Lại là anh sao.
– Bây giờ thì hết chạy nhé! Tao đã giữ lời hứa không bén mảng đến khu vực tụi mày đang ở, nhưng nơi đây thì không ai cản được tao đâu. Tao đã cáo mày không được tiếp tục cuộc điều tra, thế mà mày vẫn ngoan cố. Lần này, thì đừng trách tao vô tình.
– Anh đã bám theo tôi bằng cách nào vậy? Tôi có lời khen đấy!
– Có gì khó đâu, với một chiếc xe du lịch là tao đã có thể qua mắt bọn thám tử như mày.
– Thì ra là chiếc xe đó. Cô đã đúng Ngọc Diệp, tôi mắc sai lầm rồi.
– Biết được thì đã muộn rồi, hôm nay hai cô cậu sẽ được chôn xác ở đây, có điều gì trăn trối không?
– Tôi không thù không oán với anh, sao lại ép nhau vậy?
– Đừng lắm lời nữa, hãy chuẩn bị tinh thần mà về gặp ông bà.
Hắn rút khẩu súng ngắn từ trong túi áo lính ra, chỉa vào Khôi Nguyên.
– Á… – Tôi hét lên.
– Bình tĩnh Ngọc Diệp, cái chết cũng không đáng sợ lắm đâu. Một sự giải thoát triệt để, rất tuyệt! Bắn đi nào! – Khôi Nguyên nói thản nhiên.
– Mày… mày không sợ chết à?
– Lúc này tôi như cá nằm trên thớt rồi, sợ còn có ích gì nữa.
– Tao đã nói rồi, chỉ cần mày không điều tra nữa thì có chuyện gì đâu, đằng này mày quá ngoan cố, không thể trách tao được. Chỉ tiếc cho mày vừa đẹp trai, vừa tài giỏi lại phải uổng mạng, con kiến còn muốn sống, nói gì con người bằng xương bằng thịt, mày hãy suy nghĩ lại đi.
– Anh đang dài dòng quá đấy! Muốn bắn thì bắn lẹ đi.
– Mày đang thách tao đó hả?
– Nhanh nào! Hãy giúp tôi giải thoát.
– Không, Khôi Nguyên tôi không để anh chết đâu. – Tôi ôm chặt Khôi Nguyên, xoay lưng về phía hắn. Lúc đó, mà hắn có nổ súng thì tôi sẽ chết trước, tôi không muốn chứng kiến cảnh Khôi Nguyên bị bắn… không… tôi không thể chịu đựng được… không…
– Con nhỏ kia, tránh ra! – Hắn quát lớn.
– Không… muốn bắn thì bắn tôi đi!
– Mày cũng muốn chết sao?
– Phải. Muốn bắn muốn giết tùy các người.
– Chà chà… uyên ương sống chết có nhau đây mà. Được, vậy tao sẽ tiễn hai đứa cùng đi về chầu ông bà, cho có đôi có cặp. Nhân đây có heo con, tao sẽ cho quay hai con để làm đồ cúng cho đôi uyên ương bọn bay. Nhắm mắt lại nào, tao chuẩn bị bắn đ…
“Ụt… ụt… ụt…”
Hắn chưa nói dứt câu thì…
Cả bọn đàn em và hắn cùng nhìn về bên tay trái, chỗ bụi cây dương sỉ rậm rạp.
Đứa nào đứa nấy tê dại tay chân, đứng nín lặng, ngay cả thở cũng không dám thở mạnh.

Một sinh vật lầm lũi độ lì không ai dám đọ.
Con heo lăn chai (heo lục nanh, loài heo rừng rất dữ tợn đến hổ báo còn phải sợ) khoác trên mình bộ giáp vàng óng.
Hai chiếc nanh xốc ngược lên trời bén nhọn như dao cạo.
Chân trước của nó đang bới đất để lấy tư thế. Không ai nói cũng biết nó chuẩn bị xông vào chiến trường.
– Á… Chạy mau thôi đại ca ơi! Nó sắp lao vào đấy! – Một tên trong bọn hét toáng lên rồi bỏ chạy.
Còn heo lăn chai lì lợm ùn ụt lao thẳng tới.
Như tổ kiến bị vỡ, cả đám vứt cả vũ khí và những con heo con đang bồng trên tay, nháo nhác tìm đường thoát thân. Có tên bị con heo con cắn vào cánh tay, rú lên một tiếng buông con heo ra chạy như ma đuổi.
Bọn chúng ai cũng là giữ mạng không có thời gian đâu mà nghĩ đến chúng tôi nữa. Cũng may cho chúng tôi, lúc đó con heo hung tợn đang dí sát bọn chúng.
– Ngọc Diệp, trèo lên cây nhanh lên nào!
Tôi kịp nhận ra hoàn cảnh của mình, bất chấp gai góc, trầy xước; tôi ra sức trèo… vít… cố gắng đưa cái thân thể nặng nề của mình lên cây thông lùn tịt. Nhờ có Khôi Nguyên giúp đỡ tôi mới có thể đến được nơi an toàn cách mặt đất chưa đầy mét rưỡi.
Tôi nín lặng xem “cảnh tượng đồ sát” đang diễn ra dưới mặt đất. Tên đại ca và đám đàn em của hắn đã trèo hết lên cây, chỉ còn xót lại một tên đang bị con heo lăn chay rược chạy quanh gốc cây bạch đàn.
Gã xấu số đó nhảy tót lên… ôm lấy thân cây bạch đàn… trèo trược như con mèo vậy.
“Ụt… ụt… ụt…” Con heo ở dưới tức khí, ủi liên tục vào gốc cây bạch đàn khiến cho cái cây như muốn bứt gốc.
– Đại ca ơi, tính làm sao đây, thằng Tin sẽ chết mất.
– Mẹ kiếp! Tao lại ném khẩu súng dưới kia rồi.
Cây bạch đàn quá gầy, không chịu được trọng lượng của gã xấu số. Người gã mỗi lúc một trĩu xuống gần mặt đất.
Con heo lăn chai hình như đoan nhoẻn miệng, nheo mắt khoái trá. Nó đứng chỉa hai thanh kiếm bén (răng nanh) lên trời, chuẩn bị hứng trái mít chín rụng.
– Á… chết em rồi đại ca ơi, cứu em…mmm!
Tên đại ca lúc này không thể ngồi trên cây đứng nhìn được nữa. Hắn bất chấp tính mạng nhảy xuống, chạy đi nhặc khẩu súng. Con heo phát hiện mồi mới thơm hơn, nên chuyển hướng tấn công đuổi theo hắn để tên kia lại.
“Ụt… ụt… ụt…”
“Đoàn…nnn” Tiếng súng vang lên, chim rừng bay nhao nhác.
Con heo lăn chai nghe thấy tiếng súng, lúc này mới ba dò bốn cẳng lủi vào bụi, chỉ một chốc sau đã mất dạng.
– Đồ hèn nhát. Biết vậy tao bắn ngay từ đầu. Làm tao bị một phen hú vía. – Hắn lầm bầm.
Bọn đàn em thấy tình hình đã ổn, chúng lần lượt từ trên những cái cây tụt xuống. Chúng nhặt lại “binh khí”, tiếp tục công việc còn đang dang dở.
– Hai con uyên ương kia, leo xuống được rồi đấy. – Hắn ra lệnh cho chúng tôi.
Chúng tôi làm theo ý hắn. Xem ra, lần này chúng tôi khó mà thoát được hiểm họa.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.