Đọc truyện Tế Điên Hòa Thượng – Chương 16
Tế Điên trong chùa bán thịt chó
Thân dân Linh Ẩn tìm Thánh tăng
Có thơ rằng:
Muôn duyên bặt dứt tâm không việc
Chỉ có rỗng tánh thản nhiên
Bên cửa nhìn đêm qua mấy đô.
Sông dài trăng sáng chiếu ngoài hiên.
Giám tự tăng Quảng Lượng nghe Tịnh Minh nói thế vẫn muốn biết Phật sống là ai. Tịnh Minh nói:
– Nếu tôi nói ra, sư phụ phải chịu tổn thọ mười năm đa! Phật sống chính
là Đạo Tế trong chùa chúng ta đó. Sư phụ bị tổn thọ mười năm rồi đấy
nhé!
Giám tự nghe thế hỏi:
– Ôi dào! Đạo Tế hả?
Tịnh Minh nói:
– Bị tổn hai mươi năm rồi đấy!
Quảng Lượng nói:
– Cái ông Đạo Tế đó mà ăn nhằm gì!
Tịnh Minh nói:
– Đấy, đấy, sư phụ lại tổn ba mươi năm đấy nhé!
Quảng Lượng nạt:
– Ông đừng nói tầm ruồng! Hàng ngày ông ấy ở trong chùa đâu có bán thịt
chó như vầy. Hôm nay có người đến tìm lại bày trò kỳ cục như vậy. Thôi,
được rồi!
Mấy vị Hòa thượng y hậu chỉnh tề, đánh chuông trống Bát nhã, ra cổng chùa đón rước. Nhìn thấy trong đám Tăng nhân không có Tế
Điên, hai vị viên ngoại giận nói;
– Thưa quý vị, các người lại
đây xem, đám Tăng nhân này đều là dùng yêu ngôn hoặc chúng giả trang
thiền tướng, chỗ này không hợp thiện duyên, thôi chúng ta đi cúng chùa
khác.
Quảng Lượng bước ra nói:
– Qúy vị đi theo tôi sẽ gặp Phật sống.
Hai vị viên ngoại cùng mọi người vào trong cửa chùa thì thấy Tế Điên đang ở trước Đại Hùng bửu điện, ngồi lim dim, trong miệng còn nói: – Thịt có
sáu xu một miếng đây! Hai vị viên ngoại thấy vậy mới nói:
– Qúy vị hãy xem kìa, đó mới là khí tượng của Phật sống La Hán chớ, chúng ta hãy tới cúi đầu lễ chào Ngài đi.
Quảng Lượng nghe nói trong lòng không vui, nghĩ rằng: “Bọn mình đắp y, đánh
chuông trống đón tiếp họ mà họ lại nói bọn mình là yêu ngôn hoặc ngữ,
giả trang thiền tướng, còn Đạo Tế bán thịt chó như vậy họ lại cho là
Phật sống La Hán chớ!”
Thấy mọi người đều quỳ xuống, dập đầu đảnh lễ mà Tế Điên nét mặt hiu hiu không thèm để ý tới, Quảng Lượng sợ thí
chủ không vui, vội bước tới nói:
– Ông Đạo Tế này thiệt không biết điều chút nào hết, các vị thí chủ đến bái phỏng sao ông không thù tiếp?
Tế Điên còn chưa trả lời, hai vị viên ngoại lại nổi giận, đứng dậy nói:
– Ông Hòa thượng này vô lễ quá, sao dám rầy Phật sống hử?
Báo hại Quảng Lượng hết hồn, lui lại mấy bước, không dám trả lời.
Tế Điên từ từ mở mắt ra, hỏi:
– Các vị thí chủ đến đó hả, đến có việc gì thế?
Vị viên ngoại áo trắng nói:
– Đệ tử đã lâu ngưỡng đại danh Thánh tăng, đặc biệt hôm nay xin đến hỏi về thiền.
Tế Điên nói:
– Đói hả? Ăn một miếng thịt chó đi!
Vị viên ngoại ấy lắc đầu nói:
– Đệ tử không ăn.
Vị viên ngoại mặc áo lam kia nói:
– Đệ tử cũng đã lâu ngưỡng mộ đại danh Thánh tăng, đặc biệt hôm nay xin hỏi về thiền cơ.
Tế Điên đáp:
– Cơ đói. Đói thì ăn miếng thịt chó đây.
Vị viên ngoại kia nói:
– Hai đệ tử nguyên là hỏi về thiền cơ diệu lý, chớ không phải tài cơ là đói khát, hai tiếng ấy âm tuy giống mà chữ khác nhau.
Tế Điên nói:
– À, té ra hai vị hỏi hai chữ tài cơ, Hòa thượng ta mới biết.
Hai vị viên ngoại nói: Chỉ cần sư phụ nói đúng, hai con tình nguyện sửa lợp lầu Đại Bi, bằng nói không đúng thì thiện duyên nơi này không hợp,
chúng con xin đi cúng chùa khác.
Tế Điên nói:
– Hai vị nghe đây:
Trong núi có nước,
Trong nước có cá,
Ba bảy cộng làm hăm mốt
Người có mặt, cây có da
Đó, lọp, rọ, nơm chẳng rửa bùn
Người muốn qua Đông, kẻ sang Tây
Không ăn hết nếp, xơi hết thóc
Con đó đúng tên là gà đói.
Hai vị viên ngoại nghe nói lắc đầu lia lịa:
– Cái mà chúng con muốn hỏi là lẽ áo diệu trong Phật môn, thiền của tham
thiền, cơ của thiên cơ, sư phụ nói nãy giờ không trúng chỗ đó.
Tế Điên nói:
– Chà, hai ông này khẩu khí lớn dữ á, dám hỏi chỗ áo diệu trong Phật môn
nữa! Thiền cơ hả? Được, được, được! Nếu Hòa thượng ta nói đúng thì sao?
Hai vị viên ngoại nói:
– Nếu sư phụ nói đúng thì hai đệ tử xin trợ giúp tiền bạc để lợp sửa lầu Đại Bi lại.
Tế Điên nói:
– Vậy thì hai ông hãy nghe đây:
Phải biết tham thiền (đều) không phải thiền
Nếu hỏi thiên cơ nào có cơ?
Cơ chủ không hư, thiền chủ tịnh
Tịnh không, không tịnh ấy thiên cợ
Hai vị viên ngoại nghe xong vỗ tay cười lớn, nói:
– Phật pháp của ngài La Hán mở hẳn chỗ tối tăm của đệ tử. Nè, ông Giám tự, cho tôi xem sổ hóa duyên đi.
Quảng Lượng lật đật lấy quyển sổ hóa duyên và văn phòng tứ bửu đem đến. Vị viên ngoại mặc áo trắng nói nhường:
– Hiền đệ hãy viết vào trước đi!
Vị viên ngoại kia nói:
– Nước to chảy chậm không nhanh bằng thuyền buồm, huynh trưởng nên viết trước đi.
Vị viên ngoại áo trắng cầm bút lên, lại hướng về phía hơn ba trăm người kia, nói:
– Xin mời quí vị viết vào sổ hóa duyên.
Mọi người đều nói:
– Nước to chậm hơn con vịt bơi, viên ngoại viết trước là phải.
Mọi người cười ha hả, nói:
– Sông dài con vịt nổi, câu đó càng đúng hơn.
Vị viên ngoại áo trắng bắt đầu viết: Trước hết, viết số một là vô danh thị cúng bạc một muôn lượng.
Vị viên ngoại áo lam cầm sổ hóa duyên lên xem, nghĩ: “Chúng ta đến đây cố ý giúp Tế Công một taỵ Anh ấy đã viết một muôn lượng, ta không thể viết
chín ngàn được”. Nghĩ rồi cầm bút viết: Thứ hai: Vô danh thị giúp bạc
một muôn lượng.
Còn lại những người kia, có người viết 30 lượng,
có người viết 50 lượng, viết bạc lấy bạc đưa, viết tiền lấy tiền đếm
ngaỵ Những người này nguyên là thân hào phú hộ Ở thành Lâm An, do Tế
Điên bình thời khuyến hóa trước, hôm nay đặc biệt đến đương tràng. Viết
xong, vị viên ngoại áo trắng vào phía trong ngồi và nói với Giám tự:
“Mười sáu trại cưa lớn ở trong và ngoài thành, đem những cây gỗ cúng cho chùa Linh Ẩn dùng vào việc sửa lợp nóc lầu Đại Bi, chừng nào lợp xong
thì thôi, nhiều ít không kể”. Mọi người nói rồi cáo từ ra về.
Tế Điên mới hỏi Quảng Lượng:
– Này sư huynh, số bạc này đủ sửa lầu Đại Bi chưa?
Giám tự Quảng Lượng nói:
– Giàu có dư dả là đằng khác.
Tế Điên nói:
– Vậy thì sư huynh kêu thợ động công đi, tôi tới nhà thí chủ chơi vài ngày nhé.
Nói rồi xách xâu thịt chó ra khỏi chùa Linh Ẩn đi mất. Giám tự Quảng Lượng
tìm gỗ dá, chọn ngày hoàng đạo khai công động thổ, động nền cân tảng,
dựng cột gác kèo, qua không bao ngày, gạch ngói đều đã có đủ, trộn hồ,
tô vách, tất cả sửa sang hoàn hảo, chỉ còn sơn phết tô vẽ bề ngoài. Nào
dè hảo sự gặp khó khăn, một hôm có người đến báo cáo, hiện có bốn vị
quản gia ở Tần tướng phủ, mang theo bốn vị nhị gia hiện xuống ngựa ở
ngoài cổng chùa. Giám tự Quảng Lượng xem thấy lật đật ra ngoài nghinh
tiếp.
Các vị quản gia đến không phải là không việc gì, nhân vì 25 gian Các Thiên lâu ở hoa viên Tần Thừa tướng bị hỏa hoạn, dự định trùng tu lại ngôi lầu này, Thừa tướng kêu quản gia đến các trại cưa lớn mua
gỗ to, hơn mười mấy trại cưa đều nói:
– Ông chủ tôi đã cúng cho chùa Linh Ẩn số cây gỗ này để sửa lầu Đại Bi rồi.
Quản gia trở về bẩm báo lại, Tần Thừa tướng nói:
– Có một tòa lầu Đại Bi ở chùa Linh Ẩn mà sao xử dụng nhiều cây gỗ thế?
Bèn phái Tần An, Tần Thuận, Tần Chí, Tần Minh bốn người lên chùa Linh Ẩn, nói:
– Cho ta mượn tạm số cây gỗ lớn để sửa lầu, sang năm chờ cây gỗ của triều đình về, ta sẽ y số phụng hoàn lại.
Bốn người vâng dạ ra đi. Tần Thừa tướng nói:
– Lát nữa, các ngươi tới chùa Linh Ẩn, nếu nhà chùa cho mượn thì thôi,
nếu không cho mượn ấy là bổn phận của họ, phải trở về ngay, ngàn muôn
lần chớ nên ỷ thế cậy quyền hiếp đáp nhà chùa nhé.
Bốn vị quản gia vâng dạ ra đi, đến ngoài cửa chùa, Tần Thuận nói:
– Nhè công việc khó nhọc này lại phái chúng ta, một xu tiền lót cũng không có, thiệt là vận đen.
Tần An nói:
– Này bạn, đừng có hồ đồ! Trong công việc này, bốn người chúng ta, mỗi người sẽ có hai ngàn lượng bạc tiền lót đấy.
Tần Thuận nói:
– Đại ca, bộ anh khùng sao? Chúng ta mượn cây của nhà chùa, nếu được,
chúng ta trình Thừa tướng sai người đến lấy, còn không được, chúng ta
trở về trình lại, chớ có tiền bạc gì đâu?
Tần An nói:
–
Chú mầy nói không đúng! Ăn chén cơm này phải kiếm mâm khác nhiều hơn
chớ. Lần này đến chùa hỏi mượn gỗ lớn, họ cho mượn rồi chúng ta về không à? Ta phải đến đó đừng nói chuyện mượn gỗ trước mà nói Thừa tướng có
dụ: “Dỡ lầu Đại Bi để lợp Các Thiên lâu”. Nhà chùa chắc chắn không chịu
dỡ, họ sẽ cho người gặp chúng ta, và chi cho chúng ta từ 3.000 lượng đến 5.000 lượng. Sau đó chúng ta mới nói đến chuyện mượn gỗ lớn, nhà chùa
cho mượn rồi, chúng ta trở về trình với Thừa tướng là nhà chùa chịu bán
số gỗ đó. Thừa tướng lại xuất ra mấy ngàn lượng, chúng ta bốn người giữa lại một phần, đó không phải là được bạc cả hai phía sao?
Tần Thuận nghe nói, khen:
– Huynh trưởng quả là người cao kiến!
Rồi dặn bên ngoài chuẩn bị yên cương, đem theo hơn hai mươi kẻ tùy tùng.
Hai mươi cổ ngựa đi ra phường Tần Hòa, qua cửa Tiền Đường, thẳng đến Phi Lai Phong, đến trước chùa Linh Ẩn xuống ngựa đứng chờ. Ông tăng giữ
cổng ngó thấy nhóm quân gia của Tần tướng phủ lật đật ra thi lễ rồi vào
thông báo. Quảng Lượng ra cửa nghinh tiếp, mời bốn vị quản gia vào trong thiền đường, dặn các tiểu Sa di bưng trà hiến mời.
Quảng Lượng nói:
– Các vị quản gia đại nhân, hôm nay chẳng hay quý vị đi du sơn chơi miếu?
Tần An nói:
– Chúng tôi không phải đi du sơn hay chơi miếu, mà vâng đường dụ của Thừa tướng nhà tôi đến đây dạy các ông phải dỡ lầu Đại Bi lấy vật liệu đem
lợp Các Thiên lâu nơi hoa viên tướng phủ.
Giám tự Quảng Lượng nghe nói, miệng niệm: “Nam mô A Di Đà Phật”, nói:
– Tòa lầu Đại Bi này công trình quá to tát, độc lực khó thành, biết bao
quý quan trưởng giả, thiện nam tín nữ đóng góp của tiền, chung kết thiện duyên mới có thể sửa lợp lại được như thế này mà hãy còn chưa xong, hôm nay lại một lần tháo dỡ ra nữa, không biết năm nào tháng nào mới có thể trùng tu được? Cầu mong quý vị đại nhân ở trước mặt Thừa tướng lựa lời
khéo léo nói giúp cho vài câu.
Tần An còn do dự chưa trả lời, Tần Thuận bèn nói:
– Đường dụ của tướng gia cũng gần như thánh chỉ, ai dám trái cãi? Bất luận là ai, cãi lại một câu sẽ bị vào ngục ngay tức khắc.
Tần An dòm Tần Thuần một mắt, nghĩ đáng lẽ phải nói: “Để tôi trở về bẩm với tướng gia, nếu tướng gia chịu thì ông cũng được vui, nếu tướng gia
không đồng ý thì ông cũng đừng phiền. Đợi có người đem tiền đến cho
chúng ta thì kể như tướng gia bằng lòng, nếu không đưa tiền thì ý tướng
gia không chịu”. Hắn nói câu đó khác nào đóng cửa rút cầu. Tần An cũng
không tiện cải chánh.
– Chư vị đại nhân đã muốn dỡ, để tôi vào trình với lão Hòa thượng đã.
Tần Thuận nói:
– Ông trình với Hòa thượng ta cũng dỡ, mà không trình ta cũng dỡ.
Quảng Lượng lật đật ra sau thiền đường ra mắt lão Hòa thượng Nguyên Không trưởng lão, nói:
– Khải bạch Hòa thượng, hiện có bốn vị quản gia đại nhân ở tần tướng phủ
đến chùa chúng ta nói Thừa tướng có lịnh dụ bảo dỡ lầu Đại Bi lợp sửa
Các Thiên lâu của tướng phủ. Con không dám tự chuyên, phải vào bẩm bạch
cho lão Hòa thượng rõ.
Lão phương trượng nghe nói, miệng niệm:
– Nam mô A Di Đà Phật, này Quảng Lượng, lão Tăng năm nay niên kỷ đã cao,
lầu Đại Bi này là của Đạo Tế khuyến hóa, ông nên thương lượng với ông
ấy.
– Đạo Tế đi đâu mất từ hôm động thổ sửa lầu rồi, Quảng Lượng nói, đến nay cũng chưa thấy về.
Lão Hòa thượng nói:
– Ông thử ra cổng chùa xem ông ấy về chưa?
Quảng Lượng nghe lời Lão phương trượng vội bước ra cổng chùa, xem thấy bốn vị quản gia phái các vị tam gia ở nơi đó truyền tướng dụ rằng:
Bọn
thợ các ngươi hãy nghe cho kỹ đây! Tướng phủ có lệnh dụ bảo dỡ lầu Đại
Bi sửa lợp Các Thiên lâu của tướng phủ, ai dám nói lời ngăn cản lập tức
sẽ bị giải giao cho quan huyện Tiền Đường trị tội.
Những người
thợ lợp ngói, thợ mộc, thợ nề, thợ sơn vẽ… làm sao dám chống lại đường
dụ của tướng gia, tức thì, cuốc xẻng hươi động, cát đất bay tứ tung,
trong chớp mắt tòa lầu Đại Bi bị đập phá, ngói gạch rã rời. Giám tự tăng nhìn thấy, trong lòng rất lấy làm khó chịu, tự nghĩ: “May mắn ông Hòa
thượng khùng đó không có trong chùa, nếu có ông ấy chắc là sinh họa
lớn!”.