Bạn đang đọc Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 2) – Chương 6
Chương 05
Gọi hồn
Gọi hồn ở chương này có ý nghĩa trái ngược với gọi hồn ở chương trước. Khái niệm về gọi hồn ở chương trước là một kiểu tà pháp của vu thuật (trò phù thuỷ), gọi hồn của người sống ra khỏi thể xác của họ, còn khái niệm gọi hồn ở chương này là gọi những linh hồn bị mất, bị lạc đường quay về, ngoài cách gọi là “gọi hồn” ra, người địa phương còn có những cách gọi khác như hoán hồn, chiêu hồn, thu hồn, bắt hồn, cướp hồn, khiêu mao sơn[1],… Công dụng của hai loại gọi hồn này tương phản nhau, nhưng về bản chất thì không có gì khác biệt, cùng dùng vu thuật để thu hồi linh hồn con người.
[1] Chỉ hoạt động nhảy múa của đạo sĩ để trừ ta ma…
Về mặt lịch sử, thuật chiêu hồn đã sớm xuất hiện tng Tang đại ký của Lễ ký kinh điển của Nho gia, còn cả tng “chiêu hồn” được cho là truyền thuyết của Tống Ngọc tng Sở Từ mà chúng ta đều rất quen thuộc, nhưng truy ngược lại thời gian thì có lẽ thuật này còn xuất hiện xa xưa hơn nữa, không chỉ là một tng những tiết mục tng tang lễ. Cái gọi là “chiêu hồn, phục hồn” chính là chiêu hồi những linh hồn đã thoát khỏi thể xác, tương hợp với phách lúc này vẫn còn ở tng cơ thể, mục đích cuối cùng là giúp con người hồi sinh, đó chính là ý nghĩa chủ yếu khi sử dụng thuật này của tổ tiên. Còn với vu thuật nguyên thuỷ, thực ra cũng là một tng những loại y thuật nguyên thuỷ, thuật chiêu hồn được dùng rộng rãi khi có người bị ngất, mê loạn, mắc bệnh hiểm nghèo, chết lâm sàng,… được coi là ở vào tình trạng mất hồn. Người chết là người không thể chiêu hồn về được, nhưng những người chiêu được hồn về thì có thể không chết. Đạo lý này cũng giống như cách tuyên truyền “chỉ có thể chữa bệnh, không thể làm người chết sống lại” tng những bệnh viện hiện đại nhất.
Vì vậy, thuật chiêu hồn và tục chiêu hồn vẫn được lưu truyền cho tới ngày nay, còn những người chết vì không thể chiêu hồn kia được các nhà Nho biến thành một trong những trình tự tng tang lễ, nhưng đó không còn là chiêu hồn phục sinh nữa mà là chiêu hồn nhập tang rồi.
Những gì được ghi chép tng sách Nho được coi là khái niệm “phục” tng tang lễ, tức là chiêu hồn để hồn quay lại với phách: “Khí tuyệt tắc khốc, khốc nhi phục, phúc nhi bất tô, khả dĩ vi tử sự.” Về mặt ý nghĩa, ban đầu cũng là chiêu hồn để cứu sinh, người không còn khí nữa thì khóc gọi, khóc gọi mà hồn không quay lại thì dùng thuật chiêu hồn để gọi hồn về với phách, nếu dùng thuật chiêu hồn mà người vẫn không sống lại, lúc ấy có thể cử hành tang lễ. Cách chiêu hồn tng tang lễ này, từ cổ tới kim chưa thấy có một ngoại lệ nào, nhờ đó mà sống dậy, còn đối với cách chiêu hồn của các thầy phù thuỷ, thì tỷ lệ thành công tương đối cao. Điều này rất đơn giản, một người là người chết, một người là người bệnh, cũng giống như bây giờ chúng ta đều biết nên đưa người nào tới bệnh viện còn người nào vào nhà tang lễ vậy. Mặc dù cách mà họ chiêu hồn không khác nhau nhiều, đều cầm quần áo, vật dụng cũ của người mất hồn (hoặc mới chết/ chết lâm sàng) trèo lên nóc nhà vái tứ phương, hô gọi, nhưng trong Nho gia lại coi đó là “lễ”, trở thành “văn hoá cần có” tng quá trình cử hành tang lễ, không phát triển gì thêm, còn cách của các thầy phù thuỷ mặc dù bị coi là mê tín dị đoan, nhưng lại có quan hệ “sống còn” với dân chúng, so sánh hai thứ, rõ ràng là có sức sống lâu hơn, thậm chí còn lôi cả hoà thượng và đạo sĩ vào, sinh ra rất nhiều dạng, kiểu khác nhau. Đương nhiên, tng những điểm mấu chốt, những thuật này với vu thuật thời xưa không có gì khác.
Cách gọi hồn thông thường nhất là gọi hồn của trẻ con. Không biết bây giờ thế nào, tôi chỉ biết vào nửa thế kỷ trước, vẫn thường thấy hiện tượng này ở thành phố. Trẻ cZn phát sốt, hôn mê bất tỉnh, cách đơn giản nhất là người mẹ ôm con, xoa xoa đầu, gọi tên ở nhà: “CZn yêu mau quay về” hay đại loại thế. Nếu thấy không có hiệu quả thì nên dùng những thủ đoạn hơi mang tính vu thuật. Và thuật thu hồn ở các địa phương không giống nhau, có những điểm đặc sắc riêng. Tng quyển hai, Thu hồn của Dực Quynh bại biên, Thanh Dụng người đời Thanh có viết:
Bình thường khi gặp cảnh con trẻ bị hoảng hốt, giữa đêm ngủ không an giấc, lập tức cho áo của đứa trẻ đó vào tng cái đấu, sau khi thắp hương cúng khấn trên bàn thờ xong, một người ôm cái đấu gọi tên của đứa trẻ, một người đáp lại: “Về đây.”
Đây là cách thu hồn tng dân gian ở Giang Tô, Thường Châu, còn ở Nam Kinh cách đó không xa, lại có chút khác. Tng quyển hạ viết về Giang Tô của cuốn Phong tục tập quán đất nước Trung Hoa, Hồ Phan An có viết như sau:
Trẻ con tình cờ bị ốm, mà có thể là đến nơi nào đó chơi rồi sợ hãi đến phát ốm, mất hồn ở nơi ấy. Sẽ có người cầm quần áo của đứa trẻ, treo áo lên cán cân, một người cầm đèn lồng đi đến nơi khác, dọc đường rắc rượu và lá chè, gọi tên đứa trẻ đó (một hô một ứng) quay về, như thế là gọi hồn.
Những gì nói ở đây tương đối đúng, tức là chưa cần thầy phù thuỷ đến xác nhận có đúng là người đó đã mất hồn hay không, chỉ cần trẻ con “tình cờ bị ốm”, người lớn sợ linh hồn nó chạy mất, điều này cũng xuất phát từ nguyên nhân hơi thở của trẻ con yếu ớt, linh hồn dễ bị những du thần dã quỷ thuộc nơi khác bắt đi mất. Quần áo mà đứa trẻ từng mặc chính là đạo cụ cơ bản nhất, có thể có “giao cảm” đối với linh hồn bị mất của đứa trẻ, giúp cho linh hồn tìm được đường về với thể xác, nhập lại vào đó. Còn về cái đấu và cân, một là vì chúng có công năng trừ tà, hai là lúc này có thể dùng để tải hồn về, còn gạo, lá trà là những vật phát ra chút “âm vật”, có thể dùng để đổi lấy linh hồn mà bị những du thần dã quỷ bắt đi.
Thực ra, loại vu thuật này khi áp dụng cho người trưởng thành cũng không có thay đổi gì lớn. Cách chiêu hồn ở thời kỳ Tiên Tần, không thể tách rời khỏi “cố phục”, “phục trang” trong tang lễ cũng là “một tng những loại quần áo dùng để chiêu hồn phục phách”. Tng truyện Lý Cập của Quảng dị ký, kể về việc hồn phách của Lý Cập bị quỷ sứ bắt nhầm, khi thả ra lại không đưa về tận nhà, kết quả là tự mình tìm về nhà rồi nhưng do người nhà đứng chắn ở cửa nên không vàZ được, đành chạy đến nhà bố vợ lánh tạm. Cũng may vợ ông ta “như có linh cảm”, lúc này mới “cầm theo quần áo và vật dụng của Lý Cập, đi dọc đường để chiêu hồn của chồng. Lý Cập theo vợ về đến nhà, thấy thi thể mình trên giường, liền nhập vào và sống lại”. A Bảo tng Liêu trai chí dị cũng viết: Tôn Tử Sở yêu đơn phương, linh hồn chạy đến phòng của tình nhân A Bảo, thể xác ở lại nhà dở sống dở chết. Người nhà đến nhà A Bảo để chiêu hồn, thầy phù thuỷ cũng phải “cầm theo quần áo cũ, đệm cỏ trước kia”. Truyện Chu Ông tng quyển bảy, Chỉ vẫn lục do Dung Nột cư sĩ viết về phong tục ở huyện Ngân, tỉnh Chiết Giang như sau: “Nếu có người ốm đau một thời gian dài, họ sẽ cho rằng hồn người đó không còn ở tng xác nữa, chuẩn bị đồ tế lễ, đến miếu Thành Hoàng cúng thần, dùng một con gà trống, khoác chiếc áo của người bị bệnh lên thân cZn gà, hô hoán gọi tên của người bệnh, hồn theo tên gọi đi về.” ÁP mà người mất hồn từng mặc, đệm cỏ mà họ từng nằm, đồ mà họ từng dùng đều giống nhau, tác dụng cũng giống nhau, hồn của người đó sẽ nhận ra mùi của những đồ vật thuộc về mình. Con gà trống cũng giống như cái cân hay cái đấu, là vật trừ tà kiêm thu hồn.
Linh hồn của con người có mối liên hệ mật thiết khác thường đối với quần áo, nói theo cách khác thì là bộ quần áo đó có sức hấp dẫn với linh hồn. Những câu chuyện về hiện tượng này rất nhiều, thậm chí còn ly kỳ, cổ quái, phần sau, khi kể đến vấn đề ma quỷ mặc quần áo sẽ thuật lại những chuyện này.
Nhưng có quần áo, đồ vật cũ cũng được, không tìm thấy quần áo, đồ vật cũ cũng không sao, có điều không thể thiếu hành động “gọi” tng gọi hồn, đó chính là miệng phải không ngừng gọi lớn tên người chết. Giọng không to, linh hồn không nghe thấy, đương nhiên cũng không nên gọi to tới mức khiến linh hồn sợ hãi mà chạy mất. Gọi tiếng được, tiếng mất sẽ khiến linh hồn nghe thấy mà cảm thấy mông lung, không tìm được đúng phương hướng, vì vậy phải gọi liên tục không đứt đoạn. Ngoài ra, nếu linh hồn của người bị du thần nào đó giữ chặt không chịu thả thì tiếng gọi cũng có tác dụng kéo linh hồn ra. Việc này giống như bị bạn kéo đi đánh mạt chược, cả đêm không về, vợ đứng ngoài cửa và không ngừng gọi tên mình, tới mức đám bạn bài bạc thấy chán ngán, không thả cũng không được.
Trần Thiệu người đời Đường tng Thông u lục ghi lại chuyện Lô Toản nửa đêm lăn ra chết, cháu trai Lô Trọng Hải thấy tim người này vẫn còn ấm, liền nghĩ “có cách chiêu hồn để vong về”, “thế là gọi to tên Lô Toản, liên tục không ngừng nghỉ, phải đến cả vạn lần”, cuối cùng đã khiến thúc phụ sống lại. Sau khi thúc phụ tỉnh lại, ông ta nói bị một vị quan mời đi uống rượu, rượu thịt đầy bàn, vui vẻ triền miên, uống nhiều quá, đến mức quên cả việc phải về nhà. Đột nhiên nghe thấy tiếng cháu trai réo gọi, vừa gấp gáp vừa bi thương, tng lòng cảm động, mới cáo từ chủ nhân ra về. “Chủ nhân ra sức níu kéo, ta cáo nhà có việc gấp, chủ nhân mới tạm tha cho về.” Nhưng không lâu sau, linh hồn của Lô Toản lại bị mời đi, Trọng Hải đành phải gọi tiếp, giọng ai Zán, cấp thiết hơn lần trước, tới tận khi trời sáng mới gọi thúc phụ sống dậy, sau đó hai chú cháu vội vàng chạy khỏi nơi ma quỷ hiếu khách này.
Tất cả những chuyện kể trên mặc dù đều có thể quy cho thuật phù thuỷ, nhưng đã trở thành “món mỳ ăn liền gia đình” mà dân gian quen gọi, không cần mời thầy phù thuỷ, tự mình có thể thao tác. Nhưng nếu làm vậy mà vẫn vô hiệu, gia đình người bệnh lại hoàn toàn không còn tin tưởng vào thầy thuốc nữa thì đành phải mời thầy phù thuỷ đến dùng phép thuật chuyên nghiệp. Nhưng phép thuật chuyên nghiệp này cũng có sự khác nhau về độ nông sâu, khó dễ.
Hồ Phác An ghi chép về phong tục tập quán của Giang Tô, tng trường hợp người bệnh nóng lạnh lâu không thấy giảm, y dược vô hiệu, liền cho rằng người này đã bị mất hồn. Thế là mời thầy phù thuỷ về để “bắt hồn”, đại khái là rượu mừng không uống muốn uống rượu phạt, ngươi không chịu ngoan ngoãn quay về thì phải dùng thủ đoạn cưỡng chế. Nhưng cũng không phải dùng đến quan binh nơi địa phủ, chỉ cần chạy ra giữa cánh đồng, gặp bất kỳ con côn trùng nào liền coi nó là linh hồn của người bệnh, bắt mang về nhà, đặt lên giường của người bệnh, miệng lẩm bẩm những câu thần chú mà không ai có thể hiểu được, nếu khỏi bệnh thì coi như thầy phù thuỷ đó có bản lĩnh, nếu không khỏi mà người bệnh chết luôn thì thầy phù thuỷ cũng không chịu bất cứ trách nhiệm nào. Linh hồn đương nhiên sẽ không hoá thành côn trùng, chỉ tầm gửi trên thân côn trùng thôi, giống như linh hồn của Tôn Tử Sở gửi vào tng con chim két, con chim bay về Tôn gia, vừa vào cửa là lăn ra chết, còn Tôn Tử Sở đang nằm hấp hối trên giường thì lại sống dậy. Đặt con côn trùng đó lên giường người bệnh cũng là có ý muốn cho thể xác và linh hồn được giao tiếp với nhau. Còn về việc giao tiếp có thành công hay không là việc của người đó, thầy phù thuỷ cũng không can thiệp được nhiều.
Còn một kiểu khác được gọi là “cướp hồn”, tng quyển năm của Hữu đài tiên quán bút ký mà Du Việt ghi chép thì cướp hồn là một tng những phép thuật được lưu hành ở Nam Xương Phủ, Giang Tô. Nơi đó, thôn xóm nào cũng có miếu, trong miếu thờ một vị thần gọi là “thái tử”, mặt trắng, khuôn miệng đang cười, người mặc giáp, đầu đội mũ mâu, một tay cầm cờ, một tay cầm kiếm. Những người mắc bệnh nặng không thể chữa được, liền dùng một chiếc “kiệu kêu” rước thái tử về nhà người bệnh. Cái gọi là “kiệu kêu” có nghĩa là khi khiêng chiếc kiệu lên, nó sẽ phát ra những tiếng leng keng. Đây không phải âm thanh thái tử thích nghe, mà là muốn để chiếc kiệu này phát ra những tiếng kêu vui tai như thế thì cần phải khiến nó rung rung lắc lắc, thế là người được khiêng sẽ có cảm giác như đi trên mây trên gió. Thần về đến nhà người bệnh, đầu tiên là đốt tiền vàng, cPi như lễ gặp mặt thái tử, đạo sĩ sẽ theo sau, lại có hơn mười người cầm đuốc tháp tùng, đến đồng trống mênh mông, lượn ba vòng, đồng thanh hét gọi, sau đó nhanh chóng quay trở về. Vừa vào đến cửa, liền lớn tiếng gọi tên người bệnh, tng nhà, người nhà phải bố trí người đứng đó đáp lại: “Có”, sau đó mới khiêng thái tử vào tng nhà, bắt đầu cung phúng. Ba, bốn ngày sau, đạo sĩ là người cung tiễn thái tử về lại miếu, còn việc người bệnh đó có thuyên giảm bệnh tình hay không, đạo sĩ sẽ không quay lại hỏi thăm. Từ quá trình trên có thể thấy, thực sự thì khó có thể nhìn được linh hồn kia đang ở nơi nào và cướp nó về bằng cách nào.
Tng quyển sách này còn đề cập đến cách “hoàn hồn” ở Quảng Đông, hay còn gọi là người “khiêu mao sơn”, đấy chính là môn võ nghệ náo nhiệt nhất. Cách này dùng vài đạo sĩ, bố trí trai đàn, treo tượng thần… giống mọi nghi lễ bình thường khác. Sau khi chuẩn bị xong, sắp xếp đạo cụ trên cầu thang, mỗi bậc buộc một con dao găm, đầu nhọn phải hướng lên trên, đạo sĩ dùng chân đá con dao này để nhảy lên từng bậc. Cứ làm như thế mấy lần thì được gọi là “thượng đao sơn”. Sau đó lại dùng một miếng sắt, một dây xích, ném vào trong lửa cho đỏ rực lên, đạo sĩ miệng ngậm miếng sắt đỏ hồng, tay quấn xích sắt đỏ rực, một lúc sau mới ngâm vào tng nước lạnh, nước như được đun sôi đột ngột trào lên, dùng nước này chZ người bệnh rửa mặt. Đạo sĩ lại tự chích tay mình cho chảy máu, bôi vào huyệt hai bên thái dương và hai lòng bàn tay của người bệnh, để trừ nội tà, đối hai bó đuốc, đi vào tng phòng người bệnh, cả phòng đầy ánh lửa, thế gọi là “phát hoả phấn” để trừ ngoại tà. Cuối cùng vẫn dùng một con gà trống, một thanh trúc, lấy áo trên người người bệnh, đi vào phòng và gọi tên người đó, gọi là hoán hồn. Khi hoán hồn, nếu đúng lúc ấy có bò, cừu, hoặc gà, chó đi đến thì sẽ không thể chữa được bệnh cho người ốm.
Nhìn toàn bộ quá trình trên, dường như chỉ có tiết mục cuối cùng là cầm áo vào phòng, gọi tên người đó mới là tiết mục chính của “hoán hồn”, những thứ còn lại đều là các kỹ năng biểu diễn kỳ dị. Đã là biểu diễn thì nhất định sẽ thu hút hàng xóm láng giềng tới xem. Người ta bỏ tiền ra mời người về khám bệnh cho người sắp chết, người khác lại coi đó như một vở kịch, về tình về lý đều thấy không ổn, thế là xuất hiện lời cảnh cáo: “Người nào nhìn thấy tất sẽ chết” để những người rỗi việc không đến làm phiền.
“Thượng đaP sơn”, vài năm trước vẫn được trình chiếu trên ti vi, là buổi biểu diễn của một dân tộc thiểu số ở Vân Nam, thậm chí còn thêm một tình tiết “quá hoả hải”, tức là phải bước qua một giàn sắt đang đỏ rực. Chỉ có điều, khi ấy không nói chi tiết này có quan hệ gì tng việc chữa bệnh, cũng không vào phòng mà hô, chỉ nói đây là một nghi thức tôn giáo nguyên thuỷ để trừ tà cầu phúc. Nếu những gì Khuất Nguyên tiên sinh thuật lại không sai thì chiêu thức “hoán hồn” ở Quảng Đông chắc cũng bắt nguồn từ thuật phù thuỷ biến hoá, đương nhiên cũng có khả năng là tng thuật phù thuỷ chiêu hồn phục phách sử dụng nghi thức tôn giáo của dân tộc thiểu số. Còn thuật phù thuỷ và tạp kỹ có quan hệ với nhau là do thuật phù thuỷ pha trộn vào tạp kỹ, hay là tạp kỹ được tách ra từ thuật phù thuỷ, điều này không ai rõ. Nhưng do hai tiết mục biểu diễn đó có độ khó tương đương, vì vậy tiền thu được cũng khá. Hoán hồn đối với bán gia mặc dù không phải chuyện nhỏ, nhưng những chuyện như thế này mang tính khoa trương nhiều hơn.
Quyển mười lăm tng Hữu đài tiên quán bút ký còn ghi lại một loại “thuật gọi hồn”, tức là gọi hồn người sống đang ở nơi đất khách quê người về. Ở Hồ Bắc có một gia đình nông dân, thời loạn lạc nên người chồng bị bắt đi lính, mãi không thấy về. Có người mách với mẹ người đó rằng: “Có thể lấy giày mà cZn trai bà đã đi đặt dưới gầm giường, buộc hai chiếc giày quay mặt vào nhau, sau đó đêm nàZ cũng gọi tên con trai bà thì con trai bà có thể trở về.” Lại có một chuyện, là do con dâu của Du Việt kể, chị ta từng ở nhà họ Chu để lánh nạn binh đao, đứa cPn trai độc nhất của nhà hàng xóm bị giặc bắt đi, có người mách mẹ cậu ta là đi xin dầu và bấc đèn của bốn mươi chín nhà, cứ đến đêm thì đốt, sau đó gọi tên con bốn mươi chín lần, đêm nào cũng làm như vậy, phải gọi thật tha thiết. Mấy tháng sau, đứa con đó đúng là đã thoát khỏi sự giam giữ của bọn giặc mà về, theo lời kể của cậu ta, đêm nào cũng nghe thấy tiếng mẹ gọi mình. Mặc dù những linh hồn được hoán về này chưa rời khỏi thể xác, nhưng nó có thể nghe thấy tiếng hô tiếng hoán, cảm nhận của những linh hồn tng thuật phù thuỷ chiêu hồn là giống nhau.
Chuyện cuối cùng không thể không nói, đó là từ thời Minh – Thanh có rất nhiều phong tục ở các địa phương, gặp phải chuyện “mất hồn”, khi chiêu hồn, còn phải đến miếu Thành Hoàng hoặc thổ địa đốt hương cúng bái. Đoán rằng chỉ có thể là một tng hai nguyên nhân dưới đây.
Một là, sau thời Minh, miếu Thành Hoàng của châu huyện đã trở thành âm phủ được địa phương hoá, trước kia, những linh hồn bị âm phủ chiêu về, đều phải gặp Diêm Vương, bây giờ chỉ cần đến gần những kẻ do thần Thành Hoàng cai quản là được. Người đã chết, linh hồn bị giam tng miếu Thành Hoàng, tng âm gian gặp phải vụ kiện nào cần đi bắt người sống về làm chứng, có chuyện gì phải kéP sinh hồn mới có hiệu quả thì lệnh bắt hồn đó cũng là do Thành Hoàng phê chuẩn. Vì vậy, nếu có người bị mất hồn thì khả năng là bị Thành Hoàng tạm thời bắt đi, lúc này đến miếu thắp hương cầu khấn cũng chính là cách để thăm dò tình hình thực tế, cầu xin lão gia giơ cao đánh khẽ, nhanh chóng thả sinh hồn đang bị giam giữ về.
Nguyên nhân thứ hai là, cho dù Thành Hoàng ở châu huyện hay miếu thổ địa thôn xóm, trZng mắt mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ cho các sinh linh của địa phương, vậy thì khi quỷ tốt đi tuần, gặp phải những sinh hồn lạc lối, về lý thì họ có nghĩa vụ phải thu nạp những linh hồn ấy. Nếu là sinh hồn của những gia đình giàu có, Thành Hoàng, thổ địa sẽ nghĩ cách tìm ra gia chủ, cung kính đưa sinh hồn đó trở về phủ, còn bách tính thường dân quá nhiều, không thể để ý hết được, nên đành để thân nhân của những linh hồn đó vất vả đến miếu, dâng hương bẩm báo, rồi mang sinh hồn của gia đình mình về. Đạo lý này không cần nói chắc mọi người cũng hiểu, giờ con cái hoặc người thân nhà ai bị mất tích, việc đầu tiên mà thân nhân người đó làm chẳng phải cũng là chạy đến đồn công an để báo án sao?