Bạn đang đọc Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 2) – Chương 24.2
3
Can Bảo đã từng đưa ra câu hỏi “hay vừa mới sống lại, thì gặp ngay người đào mộ?”, cũng chính là muốn nói, con người đã chết rồi, nhưng lại sống lại, và thời gian sống lại vừa trùng hợp với thời gian có người đào mộ lên. Đây cũng là một giả thiết hợp lý của người thời ấy. Nhưng giả thiết này cũng có chỗ không ổn, đó là tại sao lại có thể “trùng hợp” như thế, nếu không “trùng hợp” như thế thì sẽ thế nào? Thì sẽ lại phải có thêm những tình tiết kỳ quái khác xảy ra để câu chuyên trở nên hợp lý, ví dụ như người chết lại báo mộng cho người sống hoặc linh hồn mượn xác người để nói.
Trong quyển mười lăm của Sưu thần ký, Can Bảo có ghi lại một câu chuyện những năm đầu của thời Tây Tấn như sau: “Nhan Kỳ người Lang Gia[14] bị ốm, đến nhà thầy thuốc chữa bệnh, chết ở nhà thầy thuốc. Sau khi nhập quan, người nhà đưa tang, nhưng lá cờ tang lại quấn chặt vào cành cây, không sao tháo ra được, dường như linh hồn người chết lưu luyến không muốn rời khỏi nhân thế, càng khiến những người đưa tang thêm đau lòng. Đột nhiên, người dẫn quan ngã nhào xuống đất, miệng nói ra toàn những lời của Nhan Kỳ rằng: “Ta chưa đến số chết, nhưng uống nhiều thuốc quá, khiến lục phủ ngũ tạng bị tổn thương. Giờ đang sống lại, đừng đưa tang vội.” Thế là cha Nhan Kỳ vui mừng nói: “Giờ là đón con về nhà, chứ không phải đem chôn con.” Lúc này lá cờ đó mới chịu buông cành cây ra. Đến khi linh cữu về tới nhà, vợ của Nhan Kỳ lại mộng thấy anh ta, nói: “Ta đang sống lại, mau mau mở nắp quan tài ra.” Những người khác trong gia đình cũng liên tiếp mơ thấy giấc mơ đó, cuối cùng cũng thuyết phục được song thân “không tin tà ma” của Nhan Kỳ, mở nắp quan tài ra. ThấC thi thể của Nhan Kỳ quả nhiên nhìn vẫn như người đang sống, nhưng vì lấy tay để cào nắp quan tài, nên móng tay bị thương hết, hơi thở yếu ớt, sống hay chết còn chưa biết.”
[14] Lang Gia: một địa danh từ thời Tiên Tần đến triều Đường.
Nhan Kỳ cào tay trong quan tài, rõ ràng là đã sống lại, nhưng anh ta lại có thể điều khiển lá cờ tang làm trò kỳ quái, mượn xác báo mộng, rõ ràng là những việc mà người bình thường khi còn sống không thể làm được. Vì vậy chỉ có thể coi Nhan Kỳ trong quan tài đang ở trong trạng thái giữa sống và chết. Thiếp của cha Can Bảo có thể sống trong mộ bao nhiêu năm như thế, còn Nhan Kỳ nếu chỉ chậm một chút là đã có thể tắc thở trong huan tài. Cùng là người sống bị chôn nhưng lại có hai kết quả khác nhau, từ đó có thể thấy được sự biến đổi kỳ diệu và tính tùy hứng trong các câu chuyện về thế giới u minh.
Tình tiết phá quan tài sống lại này đương nhiên cũng có tính địa phương, khi đào mộ lên cần phải báo mộng cho người nhà, bởi vì chỉ người nhà mới có thể đào mộ một cách hợp pháp. Nhưng điều này cũng không dễ dàng cho lắm, Nhan Kỳ mặc dù báo mộng cho người nhà, nhưng chưa chắc tất cả mọi người đều tin, cũng may cha anh ta là người theo chủ nghĩa duy vật không đến nơi đến chốn, cuối cùng cũng đồng ý thử một lần xem sao, nếu không anh ta chỉ còn cách dùng móng tay mình mà cậy quan tài ra thôi. Mà một truyện trong Chi điền lục của Đinh Dụng Hối người đời Đường viết rằng, việc tìm người thân để báo mộng không dễ, phu nhân Tiêu Thị vì sinh con mà mất, chồng là Thôi Sinh lại lấy vợ kế là Trịnh Thị. Tiêu Thị chết mười hai năm sau sống lại, nhưng không ra được khỏi quan tài. Lúc này chồng bà ta cũng đã chết, đành phải báo mộng cho con trai, nhưng đứa con trai mười hai tuổi sau khi mơ giấc mơ đó không dám nói lại với mẹ kế Trịnh Thị. Tiêu Thị không còn cách nào khác, đành phải tiếp tục báo mộng cho lão bộc. Lão bộc cũng không có quyền thay chủ nhân đào mộ lên, cuối cùng vẫn phải bẩm báo lại với chủ mẫu Trịnh Thị. Cũng may Trịnh Thị hiền đức, nếu như gặp phải một tiểu thư vương phượng, thì chắc chắn là Tiêu thị sẽ chết trong quan tài rồi.
Không biết báo mộng cho ai cũng chưa chắc đã phải chết, nhưng trong tình huống đó thì còn đau khổ hơn cả cái chết. Trong quyển 375 Thái bình quảng ký có dẫn một chuyện trong Thần dị lục như sau: “Vào thời Ngụy Văn Đế, một cung nữ của Chân Hoàng hậu, sau khi chết chôn trong Nghiệp đô[15]. Nhưng sau khi chết không lâu, “sự sống được phục hồi, nhưng ta chẳng có người nhà để khiếu nại”, “khiếu nại” ở đây chính là muốn chỉ báo mộng. Cung nữ này có lẽ vào cung từ rất sớm, nên không nhớ gia đình mình giờ đang ở nơi nào, vì vậy không có ai để báo mộng, cũng là đoạn tuyệt với hy vọng duy nhất được ra khỏi huyệt mộ. Thế là cung nữ này đành phải âm thầm sống trong mộ tối hết ngày này qua ngàC khác, muốn sống cũng không được mà muốn chết cũng chẳng xong, cho tới ba trăm năm sau, Đậu Kiến Đức quy hoạch lại Nghiệp đô với quy mô lớn, khai quật những ngôi mộ cổ lên, lúc đó cô ta mới được giải phóng. Ba trăm năm đó cô ta sống ở trạng thái nào, dường như từ trước tới nay chưa có ai nghiên cứu về vấn đề này, người sống trên nhân thế, có ăn có uống cũng khó sống được hơn trăm tuổi, vậy thì người sống trong mộ có lẽ phải ở trạng thái hôn mê hoặc người thực vật, nhưng như thế lẽ ra cũng nên có người đánh thức cô ta dậy chứ? Sau nàC, Đậu Kiến Đức bị quân nhà Đường tiêu diệt, cung nữ này để cảm ơn ơn cứu mạng của Đậu, đã lấy cái chết để tương ngộ, điều này cho thấy cô ta không chỉ cảm kích vì được cứu mạng, mà cảm kích hơn cả là vì Đậu Kiến Đức đã giải thoát cô ta khỏi ngôi mộ.
[15] Tên một địa danh thuộc vùng Đông Bắc tỉnh Hà Bắc hiện nay.
Câu chuyện này cũng có một điểm đáng chú ý, “sự sống được phục hồi” của cung nữ này có liên quan gì đến tác dụng của âm phủ hay không? Nếu sự sống lại của cô ta là do âm phủ thả về, vậy thì dưới âm phủ đã hồ đồ quá rồi. Nếu đã cho người ta sống lại, thì nên để người ta quay về với cuộc sống nơi nhân thế, nhưng giờ chỉ vứt cô ta ra khỏi âm phủ, chẳng hỏi han xem cô ta có thể quay lại dương gian hay không, chẳng khác gì nhà tù giữa sa mạc, thả người, nhưng lại không quan tâm người ta sẽ ra khỏi sa mạc thế nào. Nhưng trong câu chuyện này hoàn toàn không nhắc đến âm phủ, chỉ giải thích nguyên nhân của sự sống lại vào một chữ “mệnh”. Chuyện này mặc dù được viết vào thời Đường, nhưng hình thức sống lại gần giống với quan niệm thời Hán – Ngụy, hoàn toàn không liên quan gì tới âm phủ.
Từ đây có thể hiểu được những lần đào mộ với quy mô lớn của nông dân, cũng giống như đánh những nhà thủ hào vậC, ngoài việc có thể bổ sung vàng bạc châu báu cho quân thực ra, còn có thể có thu hoạch bất ngờ là giải phóng những sinh hồn. Giống như cung nữ xinh đẹp này, đương nhiên làm thê thiếp của Đậu Đại vương rồi, nếu là một tên hư danh vớ vẩn, có lẽ cũng sẽ chết dưới đất rồi. Chỉ đáng tiếc những sản phẩm như thế này quá ít, nhưng cũng có lẽ những công ty đào mộ tư nhân ở Trung Quốc quá nhiều, làm ăn phát đạt, Diêm Vương còn chưa kịp giáng chỉ cho người chết sống lại, thì bên này quan tài đã bị đào lên hết.
Những chuyện trộm mộ trong lịch sử rất nhiều, đặc biệt là chính quyền Xích Mi trong thời kỳ Tân Mãng và dưới sự thống trị của Tào Tháo cuối thời Đông Hán, càng nổi tiếng trong lịch sử trộm mộ. Phong khí đến, dân gian tự nhiên cũng sẽ thay đổi theo, vì vậy những câu chuyện kỳ quái được xây dựng lên do đào trộm mộ mà xuất hiện người chết sống lại cũng khó tránh được. Phần trước chúng ta có nhắc đến “huyện phụ Quận Vũ Lăng tên là Lý Nga sống lại”, vốn là có người qua đường nghe thấy “mộ bà ta có tiếng” sau đó đi về báo với người nhà để đến đào mộ lên. Nhưng sau này lại xuất hiện một phiên bản khác của việc đào trộm mộ, cũng được ghi chép trong Sưu thần ký. Nguyên văn gần cả nghìn từ, còn nhiều hơn mười lần so với bản “tin tức xã hội” trước đó, câu chuyện cũng khúc khuỷu, sinh động hơn nhiều, rõ ràng là đã thêm thắt rất nhiều chi tiết được nhân gian sáng tạo ra. Một trong số đó chính là giới thiệu về “mộ tặc”. Phần mở đầu câu chuyện đã thay đổi thành bà lão Lý Nga sáu mươi tuổi sau khi chết được chôn bên ngoài thành, đã qua mười bốn ngày. Người hàng xóm nhà bà ta có người tên Sái Trung, biết nhà Lý Nga có tiền, nên cho rằng trong mộ bà ta có chôn theo không ít vàng bạc, của cải, liền đi đào mộ trộm tiền. Sau khi đào mộ lên, dùng búa mở nắp quan tài, mới chém được vài cái, liền nghe thấy tiếng Lý Nga hét trong quan tài: “Sái Trung, cẩn thận không chém vào đầu ta.” Sái Trung nghe thấy vậy, sợ tới mức nhảy ra khỏi mộ chạy biến mất, lại bị tên lính đi tuần bắt gặp, cuối cùng giúp Lý Nga được nhìn thấy ánh mặt trời.
Ngoài ra, câu chuyện này còn có gia giảm thêm một tin tức quan trọng về thế giới u minh, tức là sự sống lại của Lý Nga là do âm phủ bắt nhầm, vì vậy linh hồn của bà ta mới có thể quay về dương gian dễ dàng như thế, cũng may là bà ta gặp được người anh họ bên ngoại làm quan dưới âm phủ. Những chuyện về sống lại ở cuối thời Hán sau khi truyền đến đời Ngụy – Tấn, thì đã xảy ra sự biến đổi tác dụng của âm phủ. Hơn một nghìn năm về sau, đại đa số những câu chuCện sống lại đều có phiên bản như thế. Ngụy – Tấn là thời kỳ mà thế giới tư tưởng của Trung Quốc xảy ra những biến động lớn, văn hóa u minh không tránh khỏi việc chịu ảnh hưởng, từ đó xuất hiện thêm một vài nội dung mới mẻ hơn.
4
Nghiêm túc mà nói, báo mộng không phải là phương thức liên lạc duy nhất của những người đã chết rồi sống lại trong mộ với người sống, bởi vì theo như những câu chuyện ma xuất hiện trong dân gian từ rất sớm, thì những nhân vật chính bị giam trong mộ này, linh hồn của họ không những có thể báo mộng cho người sống, mà còn có thể hiện hình trên thế gian. Bởi vì theo quan niệm của người Trung Quốc xưa, người sau khi chết, hồn ở dưới mộ, trong một điều kiện nhất định, ví dụ như “cảm nhận được sự chân thành” thì có thể thoát ra khỏi mộ và ra ngoài gặp người sống. Thế nào gọi là “chân thành”? Tình yêu nam nữ không bị chia cắt bởi cái chết là một trong những dạng “chân thành”.
Trong quyển mười lăm của Sưu thần ký do Can Bảo viết có ghi chép lại một câu chuyện tình yêu của một người vợ xinh đẹp thời Tần Thủy Hoàng như sau: “Vương Đạo Bình có quan hệ yêu đương với thiếu nữ nhà họ Đường cùng thôn, thề kết làm phu thê. Nhưng Đạo Bình bị bắt đi lính, sang Nam Quốc, chín năm không về. Nhà họ Đường ép gả con gái làm vợ Lưu Tường, cô gái mặc dù trong lòng không muốn, nhưng lệnh bố mẹ không thể không nghe, đành lấy Lưu Tường. Nhưng từ đó về sau buồn bã không vui, thường nhớ nhung Đạo Bình, oán hận sâu dần, cuối cùng buồn bã mà chết. Ba năm sau khi cô con gái nhà họ Đường chết, Đạo Bình mới trở về huê hương, biết người yêu đã chết, liền đến trước mộ khóc tế, nói rằng: “Nếu nàng linh thiêng, hãy để cho ta nhìn thấy nàng. Nếu không linh, thì chúng ta cáo biệt từ đây.” Không ngờ linh hồn của người con gái họ Đường đi từ mộ lên, nói: “Thân thiếp chưa tan, có thể tái sinh, chúng ta lại là vợ chồng. Xin hãy mau đào mộ mở quan tài ra, để thiếp được sống lại.”
Kết quả cuối cùng đương nhiên là đôi tình nhân phải sinh ly tử biệt suốt mười mấy năm nay lại mặn nồng ân ái bên nhau.
Rõ ràng câu chuyện này rất giống câu chuyện mang tính hài hước Ngô Vương tiểu nữ Tử Ngọc được thu thập trong Sưu thần ký, một vở kịch được diễn với cùng một cách thức nhưng khác địa điểm và thời gian. Con gái của Ngô Vương phu sai là Tử Ngọc, trong thời gian người yêu Hàn Trọng đến Tế Lỗ du học, do cha không đồng ý ình được gả về nhà họ Hàn mà lâm trọng bệnh chết. Ba năm sau khi Hàn Trọng quay về, “khóc lóc rất thương tâm, quỳ trước mộ suốt”, còn linh hồn của Tử Ngọc đã ra khỏi mộ để gặp Hàn Trọng. Sau đó Hàn Trọng tiễn Tử Ngọc vào lại trong mộ, “Ngọc cùng chàng làm lễ bày tiệc, ở lại ba ngày ba đêm, kết thành phu thê.” Nhưng cuối cùng vẫn là “người ma đôi đường”, một kết cục bi thương.
Nhưng trong câu chuyện của Tử Ngọc, tình tiết người sống đi xuống âm phủ để “làm lễ kết thành vợ chồng”, không nghi ngờ gì nữa, đây chính là một tình tiết đột phá trong quan niệm về âm phủ, mà ngoài kết thúc bi thảm người và ma mỗi người mỗi ngả ra, lại có một diễn biến theo hướng khác, tức là chỉ cần cuộc sống vợ chồng của họ kiên trì trong một thời gian nhất định, thì có thể khiến xương cốt sinh thịt, người chết sống lại. Câu chuyện về Đàm Sinh trong Liệt di truyện do Tào Phi viết xuất hiện chi tiết này sớm nhất:
Đàm Sinh, bốn mươi tuổi, không vợ, ham mê đọc sách. Đột nhiên nửa đêm có một người con gái, tuổi khoảng mười lăm, mười sáu, dung nhan xinh đẹp, quần áo lượt là, thiên hạ vô song, đến bên muốn kết làm vợ chồng với Sinh. Nói rằng: “Ta và chàng không giống nhau, không được để ánh sáng chiếu vào ta. Ba năm sau, mới được ra ánh sáng.” Làm vợ chồng, sinh một đứa con trai, đã hai tuổi. Không thể kìm được, sau khi vào phòng, lén nhìn trộm, người đó từ phần eo trở lên, có da thịt như người sống, nhưng từ phần eo trở xuống chỉ là một bộ xương. Người con gái đó biết, liền nói: “Chàng phụ ta, ta đang hồi sinh, không thể nhịn thêm một năm nữa để được nhìn thấy nhau sao?”
“Dung nhan xinh đẹp, quần áo lượt là, thiên hạ vô song” mà nửa đêm nhìn thấy cảnh đó, chỉ cần có ánh lửa trên dương thế liền hiện nguyên hình là một bộ xương. Đây có thể trở thành đề tài khủng bố mang tính chất trào phúng dưới ngòi bút của văn nhân, nhưng tình yêu giữa người và ma ở thời cổ đại lại rất sâu sắc, Đàm Sinh nhìn thấy nửa dưới là bộ xương hoàn toàn không sợ hãi, ma nữ cũng không vì bị ánh sáng chiếu vào người mà nổi giận, cả câu chuyện chỉ là tiếng kêu ai oán bi thương, nhất là người con gái kia đa tình trọng nghĩa, trước khi hoàn toàn biến mất còn sắp xếp để chồng và con trai mình được gặp gỡ cha mẹ giàu có của mình nữa, khiến kết cục bi thảm có chút an ủi, đồng thời cũng cảm nhận được tình cảm của người vợ.
Sau Can Bảo, những câu chuyện loại này còn tiếp tục được lưu truyền tới đời sau nữa và không ngừng phong phú hơn.
Sưu thần hậu ký do Đào Tiềm viết có ghi rất nhiều, mà trong đó có hai câu chuyện về con gái của Thái thú Quảng Châu – Từ Huyền Phương và con gái của Thái thú Vũ Đô – Lý Trung Văn, có thể hai câu chuyện có cái kết bi hỷ đan xen đại diện cho thể loại truyện này. Tình tiết trong hai câu chuyện gần giống nhau, nhưng những câu chuyện loại này đã được dân gian phục chế và thêm thắt rất nhiều, trở thành một loại hình của truyện dân gian.
Con gái Thái thú Vũ Đô – Lý Trung Văn, năm mười tám tuổi bị bệnh chết, chôn cất ở phía bắc thành. Thái thú kế nhiệm Trương Thế Chi có người con trai tên Tử Trường, đêm mộng thấy một thiếu nữ, kết thành vợ chồng. Sau đó tì nữ nhà Trung Văn đến thăm mộ tiểu thư, đến nhà Trương Thái thú chào hỏi trước. Không ngờ nhìn thấy một chiếc giày thêu của của tiểu thư quá cố trong phòng con trai Trương Thái thú, tì nữ liền lén lút mang về, báo cáo chủ nhân. Lý Thái thú hỏi Trương Thái thú: “Sao con trai ngài lại tìm thấy giày của con gái tôi?” Trương Thái thú gọi con trai đến, Tử Trường kể lại đầu đuôi câu chuyện. Hai vị thái thú đều thấy rất kỳ lạ, liền đào mộ lật áo quan lên xem, chỉ thấy thi thể Lý tiểu thư vẫn như người sống, nhan sắc như xưa, chỉ còn một chiếc giày bên chân phải. Nhưng sau đó thi thể nhanh chóng thối rữa, không thể sống lại nữa.
Câu chuyện kết thúc với một cái kết bi thương, nhưng nội dung của truyện Con gái Từ Huyền Phương lại có cái kết vui, trong đó có kể về quá trình cô gái sống lại, chữa khỏi bệnh sau thời gian ốm nặng, rất có đầu có đuôi.
… Khi mở nắp quan tài ra, ngay đầu tiên nhìn thấy, con gái dung nhan vẫn xinh đẹp như xưa. Từ Từ ôm con ra, cuốn vào trong chăn, một lúc sau tim đập lại, bắt đầu thở. Lệnh cho bốn nữ tì trông giữ thi thể. Hai mắt đang nhắm nghiền dần dần mở ra được, miệng có thể uống nước cháo, rồi bắt đầu nói. Trong vòng hai trăm ngày, chống gậy đi lại, sau một kỳ, nhan sắc, da dẻ, khí lực trở lại bình thường. Chọn ngày lành tháng tốt, tìm rể gả chồng cho con.
Những câu chuyện kiểu này có ảnh hưởng rất lớn đến hậu thế, bởi vì nó đã mở ra một cánh cửa trong suốt trong nhân tính về lễ giáo được đóng kín của con người, khiến nhân tính được sống lại. Đây cũng chính là điểm những người theo đạo rất không hài lòng, thế là một loại đề tài khác lại được du nhập, với ý đồ những dạng chuyện kiểu này sẽ duy trì được hình thức đạo đức mà họ đang bảo vệ. U minh lục của Lưu Nghĩa Khánh người đời Lưu Tống có ghi lại chuCện Chung Diêu thời Tam Quốc. Chung Thái phó dạo này không lên triều, thì ra là vì thường có một người con gái theo về nhà ông ta, “nhan sắc xinh đẹp hơn người thường”, do đó ông ta mới chìm đắm trong tình ái. Đồng liêu hỏi rõ xong liền nói: “Chắc chắn là ma quỷ, phải giết”, thế là khi người con gái đó lại đến, Chung Diêu mặc dù có chút không nỡ, nhưng vẫn cho cô ta một đao. Người con gái bỏ chạy, máu chảy ròng ròng, lần theo vết máu đến một ngôi mộ, đào mộ lên thấy bên trong là một người con gái, nhìn như người đang sống. Đạo sĩ Đỗ Quang Đình thời Ngũ Đại có viết một chuyện trong Tiên truyền thập di coi việc sống lại của vong thê này là thi thể của yêu quái.
Vợ Trương Úy người Thục Xuyên đã chết rồi sống lại, lại là vợ chồng. Diệp pháp than thở nói: “Đây là thi thể của yêu mị, nếu không sớm diệt trừ, thì Trương cũng chết.”
Đây thật cũng là chuyện quá vớ vẩn, khiến người ta không khỏi coi Diệp thiên sư là yêu đạo. Song đến thời Tống, cùng với sự ảnh hưởng của khoa học ngày một lớn, trong những câu chuyện hoàn hồn còn đặc biệt thêm những cách thuyết giáo phạt để răn dạy sự “đa dâm”.
Trong truyện Người con gái thành Nam, Ngạc Châu ở quyển một Di kiên chi mậu do Hồng Mại viết, kể về gia đình Ngô Thị giàu có một người con gái, cảm mến người phục vụ tên Bành Tiên ở quán trà đối diện nhà, có ý muốn được kết duyên, ngày đêm tương tư thành bệnh. Cha mẹ hỏi ý, liền nói muốn đính hôn với Bành Tiên, không ngờ Bành Tiên “khinh bỉ những hành động của người con gái đó, lên tiếng khước từ”. Thế là con gái nhà họ Ngô dần dần ốm o mòn mỏi mà chết, chôn cất tại một ngôi mộ cách nhà hàng trăm dặm. Tang lễ rất khoa trương, mời họ hàng gần xa đến dự. Dưới núi có một người tiều phu trẻ tuổi, nghĩ rằng trong mộ hẳn chôn cất theo rất nhiều của quý, liền nửa đêm mò tới để đào trộm mộ. Khi mở nắp quan tài, nâng xác người con gái nhà họ Ngô lên, đang định lục áo, không ngờ cô gái mở mắt nhìn trừng trừng, da thịt ấm dần, từ từ sống lại. Con gái nhà họ Ngô cảm kích ơn cứu mạng của chàng tiều phu, hứa rằng sau khi hết bệnh sẽ làm vợ chàng. Nhưng người con gái nhà họ Ngô vẫn lưu luyến không quên được Bành Tiên, liền yêu cầu chàng tiều phu cùng cô về Ngạc Châu, đi thẳng đến quán trà. Cô nhờ chàng tiều phu đi xuống dưới lầu gọi rượu, còn mình thì hẹn Bành Tiên ra gặp mặt nói chuyện, kể lại nguyên nhân mình tái sinh, và vẫn muốn được tái hợp cùng Bành Tiên. Nhưng Bành Tiên lại không nể mặt mà mắng cô rằng: “Ma quỷ sao dám hiện hình giữa ban ngày ban mặt!” Con gái nhà họ Ngô khóc lóc bỏ đi, Bành Tiên đuổi theo, cô gái trượt chân ngã từ cầu thang xuống, nhìn lại thì đã chết. Vụ án này quan phủ xử cũng rất vớ vẩn, tiều phu phải ngồi bên quan tài rách nát trông thi thể người con gái kia chết một lần nữa, còn tên Bành Tiên thì chỉ bị xử phạt nhẹ.
Khi kết chuyện Hồng Mại có nói, câu chuyện này gần giống với câu chuyện về con gái nhà Trương Thị trong Thanh Tôn Lục do Liêm Tuyên biết. Đấy chính là chỉ người con gái sống lại bị đẩy ngã mà chết, nhưng xét về nội dung cả câu chuyện hoàn chỉnh thì không giống. Thanh Tôn Lục kể về một cô gái quyết liệt sống lại sau khi chết, tìm gặp người con trai phụ mình để tìm cách báo thù, sau khi bị đẩy chết lại xong, quan phủ đã xử tội kẻ kia bị tử hình vì tội mưu sát, kết cục viên mãn hơn trong Di kiên chí nhiều.
Đến đời Minh, những câu chuyện ác thế này vẫn còn, đại diện là Mẫu đơn đăng ký trong Tiễn đăng tân thoại do Cù Tông Cát người đầu đời Minh viết.
Câu chuyện đèn mẫu đơn ở Nguyệt Triều, Ninh Bác lúc đầu được lưu truyền trong nhân gian cũng rất hay, nhưng một câu chuyện “tình người và ma đã kết thúc” vào tay Cù Tông Cát lại trở thành Bảo tháp trấn hà yêu. Những câu chuyện người và ma yêu nhau trong tiểu thuCết thời Ngụy – Tấn được định hình là ma nữ say mê một tên thư sinh háo sắc. Ma nữ tối đến sáng đi, đêm đêm cùng thư sinh hoan lạc. Đến khi có người nhìn trộm vào, “thấy một bộ xương cùng thư sinh ngồi dưới ánh đèn”, và cùng thư sinh đến Triều Tâm Tự tìm quan tài của ma nữ đó trong một am thất, thư sinh sợ hãi, khẩn cầu pháp sư trừ ma. Pháp sư cho anh ta hai lá bùa, một lá dán ở cửa, một lá dán ở giường, cấm không được đến Triều Tâm Tự nữa, từ đó ma nữ mới không dám vào nhà. Nhưng một hôm thư sinh sau khi uống say bên ngoài, quên mất lời ngăn cấm của pháp sư, đi thẳng tới Triều Tam Tự, lại gặp ma nữ kia. Ma nữ “lập tức nắm tay thư sinh, đưa đến trước áo quan, áo quan tự động mở ra, ma nữ ôm thư sinh cùng vào, lập tức áo quan đóng lại, thư sinh chết dần trong áo quan”. Từ đó về sau thư sinh và ma nữ trở thành yêu quỷ đi hút tinh khí của người sống, làm mưa làm gió khắp nơi. Cư dân mời pháp sư về trừ yêu, nhưng yêu ma tác oai tác quái, pháp sư bất lực, đánh lên đỉnh Tứ Minh Sơn cầu pháp sư với pháp lực lớn hơn. Ở đây mời được Hoàng Cân lực sĩ, “dùng khoá áp giải ma nữ và thư sinh đi, dùng roi đánh, máu chảy lênh láng”.