Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 2)

Chương 22.2


Bạn đang đọc Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 2) – Chương 22.2

 
Gặp phải những chuyện thế này mới có thể nhìn ra được trình độ của các đại quan. Trong quyển bốn Di kiên giáp chí có truyện Trịnh Lân tái sinh, viết về sự inh của Diêm Vương khi xử lý những trường hợp nhầm lẫn thế này, rất xứng đáng để cho toàn bộ quan lại hai giới âm dương phải noi gương học tập. Vốn người bị bắt sẽ là Trịnh Lâm, kết quả lại bắt nhầm Trịnh Lân vẫn còn mười tám năm dương thọ nữa xuống. Sau khi phát hiện ra là bị nhầm, mọi người nhìn sắc mặt Diêm Vương, một là mặt không biến sắc, không thể để người ta nhìn thấy sự lo lắng trong lòng mình, hai là rất hòa nhã, làm ra vẻ thân thiện hỏi: “Nhìn ngươi có vẻ là người lương thiện, trên nhân gian có thường xuyên đọc kinh Phật không?” Chỉ một câu nói thôi cũng khiến lòng Trịnh Lân dịu lại, liền nói: “Vân, tôi thường đọc thầm Cao Vương kinh, và nhìn sách đọc Quan Thế m kinh.” Diêm Vương nói: “Quả nhiên không sai, người tốt sẽ gặp được việc tốt, ta sẽ cho người đưa ngươi quay về, cho sống thêm vài năm nữa.” Sau đó là bước thứ ba, nhằm ngăn chặn việc Trịnh Lân trở về dương gian nói năng linh tinh mà ảnh hưởng tới danh tiếng của âm phủ, liền cho chị ta đi thăm quan âm phủ một lúc. Thấy bộ dạng đám linh hồn, ma quỷ dưới âm phủ khi phải chịu phạt, Trịnh Lân sợ hãi tột độ, Diêm Vương lúc này mới nói với bộ mặt hết sức ôn hòa: “Nhìn thấy chưa, những người này không chịu học điều hay, nên phải chịu cảnh này, sau khi ngươi trở về dương gian nên khiêm nhường, cẩn trọng, tự xem xét lại bản thân đi.” Trịnh Lân cũng tự hiểu, mười tám năm sau, ngoài nơi này ra không có nơi nào khác để đi nữa.
Còn một kiểu nữa, tức là khi âm phủ bắt nhầm người, cho dù đã phát hiện ra, nhưng cũng không thể để linh hồn bị bắt nhầm đó trở về, mà bắt người đó phải làm một vài việc cho âm phủ. Quy tắc kỳ lạ này đương nhiên cũng có đạo lý của nó. Vốn bắt những linh hồn chưa phải chết này xuống âm phủ là để làm giúp âm phủ một vài việc, làm xong sẽ thả cho về, chứ không phải là bắt nhầm. Nhưng thỉnh thoảng lại bắt nhầm xuống một đứa trẻ, một đứa trẻ thì có thể làm gì cho âm phủ chứ? Nhưng đã là quy tắc thì không thể không theo. Trong truyện Vương Kỳ ở quyển Quảng dị ký do Đới Phu viết có kể về một đứa trẻ chín tuổi tên Vương Kỳ bị bắt nhầm, nhưng trước khi thả về phải sai đứa trẻ đó đi làm một việc. Làm hoạt vô thường đi bắt hồn một lần? Không thể làm được, đành phải nhờ phán quan tra trong sổ sinh tử, vừa hay có một con chó chuẩn bị đến ngày tận số, thế là: “m sai đưa ra một viên đan cho Kỳ, lệnh cho Kỳ gọi chó ra khỏi cửa. Con chó ra, ném viên đan về phía nó, chó nuốt vào lập tức chết ngay”, sau đó minh quan khen ngợi vài câu, nói: “Đứa trẻ này thật lanh lợi, lần sau sẽ có âm sai đến gọi ngươi”, đại loại những lời như thế rồi thả về, thiên hạ thái bình. Linh hồn của súc sinh cũng phải dùng đến sức người để bắt, những trường hợp như thế gặp không ít trong các câu chuyện về âm giới, có lẽ vì muốn thay đổi nên phá lệ thôi.
Đứa trẻ này vẫn được xem là may mắn, có những âm sai sau khi biết mình đã bắt nhầm người, liền tìm đủ mọi lý do để chỉnh đốn người đó một trận, chúng ta có thể dùng chuyện xảy ra trong ngành tư pháp trên dương thế để làm ví dụ: quan phủ đánh một người rất tàn nhẫn với tội danh giết người, nhưng trước khi xử án lại phát hiện ra người tưởng đã bị giết kia đột nhiên quay về từ nơi khác, lúc này phải đổi tội danh giết người thành tội phạm đánh bài, lưu manh… Dù sao không phải bắt sai là được. m phủ cũng dùng chính thủ đoạn như thế để chứng minh rằng mình không bắt sai người, cũng coi như cách để đỡ mất mặt. Trong Minh báo thập di có một truyện viết về chuyện này: “Hàm Dương có một người phụ nữ tên Lương Thị, sau khi chết bảy ngày thì sống lại, kể lại rằng khi xuống âm phủ, điều tra rõ ràng chị ta chỉ là trùng tên, trùng họ nên bị bắt nhầm. Vốn là được trả về sớm, nhưng âm phủ còn muốn kiểm tra xem trước kia chị ta đã từng mắc tội gì, bắt chị ta phải chịu hình rồi mới tha. Kết quả chỉ điều tra ra chị ta “hai lần mắng người khác với những lời lẽ tàn độc”, “lệnh ột người kéo lưỡi, một người cầm rìu chặt, mỗi ngày đủ bốn lần, sau bảy ngày thì thả”.”
Sau khi quay về dương gian, lưỡi Lương Thị bị sưng phồng, từ đó về sau không dám chửi mắng người khác nữa. Cái kết của câu chuyện có thể cho ta thấy dụng ý của người viết, muốn khen ngợi quan lại dưới âm phủ không chịu từ bỏ bất kỳ cơ hội nào có thể giáo hóa ngu dân, nếu không phải thấy thân thể chị ta sắp thối rữa, có lẽ vẫn còn nhẫn nại giáo hóa tiếp.

Việc âm phủ bắt nhầm người và kinh khủng nhất, chính là khi phát hiện ra sự nhầm lẫn thì thi thể của sinh hồn đã thối rữa, không có nhà để về, mà người này nhất định phải hoàn hồn, bởi vì trên nhân gian còn có số làm quan, đấy là sự sắp xếp của thượng thiên, không thể không chấp hành. Thế là mới có chuyện kỳ lạ xảy ra, chết mười tám năm rồi đột ngột sống lại. Trong Quảng dị ký có ghi lại chuyện Thôi Mẫn Xác người Bác Lăng, xuất thân con nhà gia giáo, năm mười tuổi bị âm phủ bắt nhầm, phải hơn một năm dưới đó mới phát hiện ra sự nhầm lẫn này, mà người này vừa sinh ra đã có số làm quan, không thể ỡm ờ cho qua được. Diêm Vương liền thương lượng với anh ta: “Theo lý thì phải trả ngươi về dương gian, nhưng xác ngươi đã hỏng, ngươi xem nên làm thế nào? Hay là ngươi hóa kiếp nhân thế, ta tăng gấp đôi số lần làm quan cho ngươi, thế nào?” Thôi Mẫn Xác không đồng ý, nói rằng: “Ta không cần biết xác ta hỏng hay không hỏng, ta cần phải quay về.” Diêm Vương không còn cách nào khác, đành sai người đến Tây Thiên xin thuốc tái sinh, việc này còn khó khăn hơn cả việc Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, mất mười năm mới quay về được, sau đó dùng thuốc sát lên xác của Thôi Mẫn Xác, từ xương trắng da thịt bắt đầu xuất hiện. Sau khi Mẫn Xác hồi sinh, một lòng muốn gây chuyện với Diêm Vương. Ở âm phủ, anh ta đã biết mình được làm mười nhiệm kỳ thích sứ, sau khi làm quan, anh ta cố ý chuyên đi tìm “hung khuyết”, cũng chính là những vị quan khuyết thiếu nhậm chức chưa được bao lâu thì chết. Chuyện này khiến Diêm Vương rất đau đầu, bởi vì âm phủ đã bố trí lịch rất kín cho những hung khuyết này rồi, cần phải đợi đến khi người đương nhiệm chết, nhưng giờ lại xuất hiện một kẻ không thể nào khiến hắn chết được, âm phủ nhất định phải tốn công tốn sức, ít nhất thì rất nhiều những vụ án dưới âm phủ phải sửa đổi. Vị Thôi tiên sinh không dễ chơi này giày vò âm phủ phải mười lần, sau khi đạt được mục đích cũng đã dạy cho những quan lại dưới âm phủ một bài học.
Trong quyển năm Du Thọ Quắc trong Lý Thừa do Hứa Thúc Bình người đời Thanh viết, ghi lại chuyện Du Thọ Quắc, người đầu đời Thanh bị quỷ tốt bắt nhầm, áp giải tới âm phủ nếm mùi của hình phạt bào cách[1], lúc đó dưới âm phủ mới biết là bắt nhầm người. Minh quan đánh cho tên quỷ tốt kia một trận, lệnh tên đó lập tức phải đưa Du về dương gian, nhưng trời quá nóng, chỉ một ngày mà thi thể đã thối rữa rồi. Quỷ tốt không cách nào hoàn thành nhiệm vụ, liền dạy Du một phép thuật để anh ta trộm viên đơn, khiến anh ta trở thành địa tiên, coi như trong họa có phúc. Câu chuyện này được lấy trộm ra từ truyện Vương Lan trong Liêu trai.
[1] Bào cách: một loại hình phạt dã man thời cổ, bắt đi trên ống đồng nóng, không chịu được, ngã xuống đống than hồng mà chết.
Có những tên quan dưới âm phủ càng đáng ghét hơn, trong Bắt nhầm ở quyển ba cuốn Ảnh Đàm do Quản Thế Hạo người đời Thanh viết, kể về một minh vương uống say lướt khướt rồi thăng đường, rõ ràng là bắt nhầm người, nhưng lại trách người đó không chịu nhận tội, dùng trăm loại nhục hình cho người đó vào cối xay để xay, thịt nát xương tan, rồi lại bốc bột thịt vào trong nước máu, giống như nhào nặn thành hình người, sau đó lại dùng cưa hình, cứ như ép dầu phải chảy trong đá ra vậy. Cuối cùng, sau khi làm rõ là bị bắt nhầm, vẫn còn rất hung hăng hỏi: “Ngươi rõ ràng là Vương Thức, sao lại mạo nhận là Vương Vực?” Cũng may minh vương không xử tội mạo nhận là Vương Vực, cũng không bắt anh ta phải trả phí những nhục hình đã dùng, coi như đã gia ân rồi.


4
Người chưa đến số chết thì đã chết rồi, dù là chết thật hay chết giả cũng hoàn toàn là do lỗi “bắt nhầm” của âm phủ. Bởi vì có một vài việc thật sự là không liên quan đến sự bất cẩn và bắt nhầm, chỉ là dưới âm phủ cần nên đã cố ý bắt những người chưa đến số chết về âm phủ. Như ở phần trước cũng có nói qua, chuyện hậu điện phía sau của Diêm Vương hơi nghiêng, cần tìm thợ mộc trên nhân gian xuống sửa, nên đã đi bắt Sái Vinh vô tội xuống đó, không phải là chỉ bắt xuống để dùng tạm thời, mà bắt xuống sẽ không thả về nữa.
Đáng chán hơn nữa là, dây xe của minh quan đứt, cũng phải dùng gân lớn của sinh hồn để thay. Trong Tây dương tạp Trở do Đoạn Thành Thức viết có ghi lại chuyện Lư Châu nhà sử học Vương Dữu đi đêm ra ngoại thành, đột nhiên nghe thấy phía trước có người gọi, liền nhanh chóng nấp vào sau gốc cây to để tránh. Kỵ sĩ dẫn đường đi qua rồi, có người thân mặc áo tím, phía sau đoàn tùy tùng hùng dũng đi theo, rõ ràng là quan lớn. Theo phía sau có một chiếc xe, đang định qua sông, người đánh xe đi lên báo cáo: “Dây cương bị đứt rồi, không thể đi tiếp được nữa.” Người mặc áo tím nói: “Tra sổ đi.” Đám người đi theo sau lật sổ sách ra tìm, một tên lên nói: “Có thể dùng gân trên lưng của vợ Trương Đạo ở Lư Châu để thay thế.” Nhà sử học nghe thấy thế, vợ của Trương Đạo này chẳng phải là cô mình hay sao? Một lúc sau, thấy một tên quay lại, trên tay cầm hai sợi dây màu trắng lắc lắc, đo độ dài xong, thay vào xe, tiếp tục qua sông. Nhà sử học đến nhà cô, cô anh ta từ trước tới nay không bệnh tật gì, chỉ qua một đêm đã mắc bệnh đau lưng, nửa ngày sau thì chết.

Sổ sách này cũng giống như loại sổ sinh tử, bất luận nó ghi chép số mệnh của mọi người trong cả nước hay chỉ là của địa phương thì số lượng cũng không nhỏ, ngay cả đi công cán cũng phải mang theo, thật khiến người ta thấy nghi ngờ. Nhưng không nên quan tâm tới nó nữa, câu chuyện đã được viết như thế, chỉ là muốn chứng minh bọn họ làm quan nên có cả quyền rút gân róc da người khác mà thôi. Chỉ đứt dây cương xe mà giết một mạng người, cho dù số người này cũng sắp chết đi nữa thì cũng không có lý gì mà rút gân người ta. Mà gân chúng dùng không phải “vật thật” lấy ra từ trên lưng người, chỉ là một thứ hư vô của linh hồn người đó, thứ đó dưới âm phủ tất phải có, sao còn cần lấy mạng người ta? Với kinh nghiệm trên nhân thế thì có thể thấy, cái gì nhiều cũng không còn đáng giá nữa, trong tay bọn quan lại dưới âm phủ là mạng người, nếu có cái mới, hà tất phải dùng đồ cũ? Huống hồ người sống lại ở ngay bên cạnh thế kia.
Còn về việc tha cho kẻ đáng ra phải chết, rồi bắt linh hồn của người vô tội thế vào, những màn kịch kiểu này dưới âm thế, chính Diêm Vương cũng dùng. Vốn quyết định là mời người bạn nào đó của mình xuống âm phủ làm quan, nhưng nhà người này còn có mẹ già, không thể bổ nhiệm, đành phải tìm người khác thay thế. Chuyện này nói ra thì nghe có vẻ thuận tình hợp lý, nhưng vẫn là một vở kịch đùa giỡn với tính mạng con người mà thôi, bởi vì “người khác” kia sẽ chết trước khi tới số mà không được thương lượng, bàn bạc.
Mặc dù như thế, chúng ta cũng phải nói một tiếng công bằng cho quan lại dưới âm phủ, có thể tùy ý bắt linh hồn người sống đi như thế, hoàn toàn không phải những hành động chỉ của âm phủ, mà còn rất nhiều những thần tiên lớn nhỏ trên trời dưới đất, những người này từ công hầu đến thổ phỉ, khi cần cũng không nghĩ gì đến việc phải được sự phê chuẩn của quan phủ. Trong những câu chuyện về âm phủ thời Ngụy – Tấn, có không ít câu chuyện về những thần tiên, thổ thần bắt nạt đàn ông, ức hiếp đàn bà, thấy con gái nhà ai diện mạo xinh đẹp, chẳng nói chẳng rằng cưới về luôn, mà cái “cưới” kia đồng nghĩa với việc con gái nhà người ta đột ngột qua đời. Những câu chuyện kiểu này xuất hiện ở thời Đường rất nhiều, giống như Tây Bân Hoa Sơn đại thần được hoàng đế phong là Kim Thiên Vương (tức là Hoa Bân Tam Lang, xem trong Dật sử do Đường Dật Minh viết, Kỷ vấn do Ngưu Tiêu viết), cái gì mà Đông Bân chi tử Thái Sơn Tam Lang (xem trong Quảng dị ký do Đới Phu viết, Ngọc Đường nhàn thoại do Vương Nhân Dụ thời Ngũ Đại viết), đại sứ ngũ đạo đại thần dưới âm phủ (tức là ngũ đạo tướng quân, xem trong Kỷ vấn do Ngưu Tiêu viết), cũng với những tiểu yêu thần ở địa phương, đều là những kẻ có những hành vi bỉ ổi như xông vào phòng con gái nhà người ta ở nhân gian. Đương nhiên nói đi thì cũng phải nói lại, thê thiếp của những vị đại thần này không thể chịu được sự cô đơn, cũng phải nghĩ cách để bắt hồn những thiếu niên trên nhân gian, kết quả không đến nỗi linh hồn của những thiếu niên đó bị bắt mất, nhưng hồn đột nhiên biến mất một thời gian là điều không tránh khỏi. Giống như vị Hoan Bân tam phu nhân đa tình trong Quảng dị ký, nhân lúc từ ngày Bảy đến ngày Mười hai tháng Bảy hằng năm, Bân thần lên trời báo cáo, ả liền gọi tình nhân Lý Thì xuống để vui vẻ. Những thứ gặp tiên hội chân trong tiểu thuyết tài tử nói đều là thứ mà tâm hướng về, nhưng để Lý Thì nói thì sẽ là một loạt những lời than thở: “Từ sáng tới tối, ngày nào cũng mệt hết hơi. Người ta giữ rịt cả ngày, bộ dạng tơi tả, hơn mười ngày mới tha.”
Ngoài ra, có một vài phiền phức là do bách tính trăm dân tự gây ra. Ví dụ có một vài người đã làm ma, nhưng lại không rõ “người ma phân định”, mà vẫn muốn qua lại thân mật với họ hàng, anh em, bạn bè như khi còn sống, thậm chí còn căn cứ vào quy tắc không biết là của Thiên Đế nào đặt ra, những lời mời đến từ âm gian không được từ chối, thế là bạn bè, họ hàng thân thích của anh ta đành phải vất vả đi một chuyến.
Huyện lệnh huyện Sàn Lăng Châu Đạo Chân và Thị tào Kinh Châu Lưu Khoác đều ở Giang Lăng, hai người là bạn cờ của nhau, có thể chơi không kể ngày đêm, rất hứng thú. Nhưng Châu Đạo Chân không may chết trước, Lưu Khoác mặc dù cảm thấy rất cô đơn, nhưng cũng không có ý định xuống âm gian tìm bạn để chơi cờ. Không ngờ mấy tháng sau, Lưu Khoác đang ngồi trong thư phòng, đột nhiên có người đến đưa thư, trên phong thư đề là: “Châu Sàn Lăng thư”, mở ra xem, bên trong viết: “Mỗi lần muốn đánh cờ lại nhớ, không biết tìm ai, Nếu chúng ta có duyên, có thể lại được gặp.” Vừa đọc xong, lá thư biến mất, còn Lưu Khoác ngay sau đó bệnh mà chết, là do bị bạn cờ triệu xuống.


Chuyện này có thể đọc được ở Chử cung cự sự do Dư Tri Cố người đời Đường viết, nhưng lại ghi về chuyện Lưu Tống thời Nam Triều. Có lẽ cho rằng cách thời cổ chưa xa nên việc khống chế giữa tối và sáng dưới âm phủ không được nghiêm ngặt lắm, nhưng cũng chưa chắc, bởi những câu chuyện kiểu này về sau thỉnh thoảng vẫn gặp. Dị vấn ký do Trần Hàn người đời Đường viết, có kể câu chuyện hai anh em nhà này cậy thế nhà có tiền, khi bố mẹ chết, việc tang sự làm rất khoa trương, gỗ quan tài mua loại thường không dám dùng. Sau khi người em trai mất, vì tội này mà phải làm phục dịch dưới âm phủ, khổ không kể xiết, liền lên dương thế kéo anh trai đi theo. Người em trai cũng có lý của mình, lỗi là do hai người cũng gây ra thì tội cũng phải do hai người cũng gánh chịu, dù người anh có muốn hay không cũng bị bắt đi.
Kê thần lục do Từ Huyễn thời Ngũ Đại viết: “Bố mẹ chồng chết đã nhiều năm rồi. Năm nay con dâu cũng chết, nhưng sau khi chết được nửa tháng thì sống lại, thì ra bố mẹ chồng ở dưới âm phủ thiếu người hầu hạ, nên đòi chị ta xuống lo cơm nước. Nơi ở của lão phu nhân rất gọn gàng, sạch sẽ, đầy đủ, chỉ thiếu nước, con dâu thấy nước ở kênh rất trong, liền múc để nấu cơm, không ngờ bị mẹ chồng phát hiện, liền tức giận nói: “Không ngờ nhà ngươi lại bẩn thỉu đến thế, cần ngươi làm gì nữa!” rồi đuổi chị ta về.”
Người bây giờ thật không sao hiểu được, âm phủ Trung Quốc lại có thể hòa nhã, thân thiện đến thế, đi về rất tự do. Nếu như một nhà có bảy người con trai, vậy thì con dâu chỉ cần phân công nhau mỗi người phục vụ từ thứ Hai đến thứ Bảy là xong, vừa tận hiếu lại thuận lòng cha mẹ. Nhưng nếu bảy người con trai này cũng già và chết theo cha mẹ mình thì sao? Đời này kiếp khác, âm gian trở thành xã hội lão hóa không nói làm gì, giao thông đi lại giữa âm gian và dương thế cũng là vấn đề lớn. Để tránh gây loạn cho âm phủ, đến sau đời Tống – Nguyên, những câu chuyện kiểu này rất ít gặp, người vừa chết linh hồn sẽ vào vạc dầu, chăm lo cho bản thân còn không xong, ai còn nghĩ đến việc thăm hỏi người thân.
 


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.