Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 1)

Chương 53- part 4 (Hết)


Đọc truyện Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 1) – Chương 53- part 4 (Hết)

 
Sau đó, Vương đi qua vùng núi Phường Châu, gặp người bạn cũ trước kia quen biết ở Quảng Châu. Người bạn này liền nói: “Ta cũng biết sai khiến ma quỷ, nếu muốn ta có thể bán lại cho.” Vương lại đưa một ngân phiếu hai mươi lăm lượng, tên kia liền lấy ra một hình nhân bằng giấy dán vải gấm ngũ sắc và tóc tết, nói tên quỷ này là Ngoan Đồng. Vương Vạn Lý có trong tay hai tên tay sai, lại lên đường đến Phong Châu.
 
Đến tháng Tám năm Chính Nhị, Vương Vạn Lý đến nhà Chu Đại xem bói cho cô con gái tên là Nguyệt Lạp. Thấy cô bé thông minh, lanh lợi, liền nảy sinh ý đồ sát hại, thu nạp làm tay sai ình. Đến ngày Mười bảy tháng Chín, Vương Vạn Lý nấp ở góc tường trong sân nhà Chu Đại, nhìn thấy có bóng người đi ra sân sau, biết là Nguyệt Lạp, hắn liền niệm chú mê hoặc, dẫn cô bé đi về phía đông, lại dùng chú bắt Nguyệt Lạp đứng yên, cởi hết quần áo, dùng dao rạch một nhát từ trán xuống, cắt một lọn tóc của cô bé, dùng dây gấm tết lại, lấy hình nhân giấy và mảnh vải ngũ sắc, làm một hình nhân nữ. Sau đó lần lượt cắt các bộ phận mũi, miệng, lưỡi, tai, mắt, chặt rời mười đầu ngón tar, mười đầu ngón chân, rồi mổ bụng cô bé, moi hết nội tạng, cắt thành từng khúc, đem hơ khô rồi cho vào một cái lọ hồ lô nhỏ.
 
Tính đến tháng Chín năm Chính Tam, Vương Vạn Lý lại đến cửa hàng Bình Dị, mở sạp xem bói. Ở đây gã xảy ra tranh chấp với Vương Bật, vậy là khi đêm về, gã liền sai Chu Nguyệt Lạp và hai tên yêu ma đến nhà Vương Bật tác quái. Nhưng vì có lần hắn đi mua thịt ngựa về ăn, nhưng ông chủ bán nhần cho hắn miếng thịt bò, kết quả là đã phá hết phép thuật của hắn, khiến hắn không thể thu được các hồn ma tay sai về nữa, nên mới có chuyện Nguyệt Lạp nhờ Vương Bật tố cáo hắn.
 
Trên đây là tất cả bản thú tội của Vương Vạn Lý. Về phía quan phủ điều tra thu được chứng cứ như sau:
 
Một người tên là Lý Phúc Bảo (tức Lý Thiếp) đã đến công đường làm chứng, nói rằng mình có một đứa con trai tên là Lý Diên Nô, vì hay bệnh tật nên cho xuất gia tại Ngũ Nhạc Quan, đổi tên là Thường Hôi. Đến tháng Hai năm Thiên Lịch Nhị (năm 1329), nhà chùa sai nó đi chăn trâu, từ đó không thấy trở về. Ngày đó đói kém loạn lạc, gia đình chỉ nghi là bị kẻ xấu hãm hại nhưng không tìm ra manh mối.

 
Tỉnh Trung Thư lại có công văn đến quan địa phương huyện Hàm Ninh, đường Phong Nguyên, và Phong Châu điều tra thân thế, được quan phủ địa phương trả lời quả thật Liễu Ngoan Đồng và Chu Nguyệt Lạp đều chết vì nguyên nhân giống nhau.
 
Cuối cùng hình bộ phán quyết như sau: Vương Vạn Lý tàn nhẫn bất đạo, xử tội lăng trì, vợ con hắn phải chịu đi đày ở Hải Nam.
 
Vụ án khép lại, không tìm ra một kẽ hở nào, từ ba cấp quan phủ, nhân chứng, vật chứng đều đầy đủ cả, lời cung khai của phạm nhân cũng được lập rất chân thực trong quá trình điều tra, nhưng chính vì câu chuyện quá hoàn mỹ như thế lại khiến người ta cảm thấy dường như có điều gì đó không ổn. Với tư cách là một câu chuyện, có lẽ nó cũng đơn thuần như bao câu chuyện khác, không có gì đáng nói, nhưng nếu đứng ở góc độ một vụ án hình sự làm kinh động đến cả các nhân vật lãnh đạo trung ương và các cơ quan tư pháp cao nhất, mà lại lấr lời nói của ma quỷ làm lời khai, hơn nữa,các quan tư pháp từ địa phương đến trung ương đều dùng lời khai giống hệt nhau, quả là từ cổ chí kim có một không hai.
 
Nhưng khi hình bộ phán Vương Vạn Lý tội lăng trì, thì Vương Vạn Lý đã chết “dũ tử” trong ngục từ lâu. Thời xưa, ở chốn quan binh, cách nói “dũ tử” là một cách nói khá mơ hồ, dùng để chỉ những người chết vì bệnh, chết vì chịu cực hình, bị mưu sát, tự sát… Tóm lại, những kẻ chết trong tù được gọi chung là “dũ tử”, như thế có thể giúp các cơ quan liên quan giũ bỏ được trách nhiệm. Vậy bị cáo Vương Vạn Lý đã chết, những chuyện phiên cung, hay kiện tụng lên cấp cao hơn cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa, phán quyết gã thế nào gã cũng chẳng thể kêu oan được nữa, nên phán quyết được đưa ra có vẻ cũng chẳng tốn bao nhiêu sức lực. Nhưng các tình tiết trong vụ án này lại bỏ qua một nhân vật vô cùng quan trọng, trong Vương Bật truyện có viết, phạm nhân không chỉ có một mình Vương Vạn Lý mà còn có tòng phạm là đứa cháu cùng đi hành nghề với gã tên Vương Thượng Hiền, nhưng Hiền lại được phán là vô tội và được tha bổng. Hơn nữa, còn phải kể đến hai kẻ trọng phạm có liên quan đến vụ án (cũng là nhân chứng quan trọng) là tên họ Lưu và người bạn gã quen ở Quảng Châu, thì trong chuyện lại không được, nên đành gác lại đây. Phạm nhân đã chết thì bị phán mức án cao nhất, còn kẻ tòng phạm chưa chết thì lại không nằm trong bản án, quả là chuyện kỳ lạ hiến thấy xưa nay!
 
Đương nhiên chúng ta không thể tìm được những ghi chép chính xác về tình hình thực tế của vụ án, nhưng Lương Cung Thần, người nhà Thanh có ghi trong Bắc vông viên bút lục tử biên một kỳ án khác cũng tương tự như thế. Lương Cung Thần là một người vô cùng tin vào thuyết nhân quả báo ứng, nhưng cũng giống như quan lại đương thời, ông không công nhận tà thuật của kẻ yếu nhân. Vụ án mặc dù xảy ra ở bốn trăm năm sau, nhưng các tình tiết trong vụ án lại rất giống vụ án ma Trung Thư, so sánh hai vụ án, sẽ thấy nội tình vụ án ma Trung Thư dần dần được hé lộ.

 
Sự việc sảy ra vào năm Càn Long thứ bốn mươi mấy, huyện nọ có một thương nhân (do tác giả không nỡ nêu đích danh người và quê quán, nên tên người và tên địa danh đều bị giấu đi), nhờ nghề buôn bán mà ngày càng giàu có. Trong huyện có người tên là Ác Thân muốn hỏi vay tiền, nhưng người thương nhân nọ không đồng ý, gã bày đủ mọi lý do, muốn vay với lãi suất cao, vay vì có việc công quan trọng… nhưng cuối cùng đều bị từ chối. Ác Thân hận thương nhân đến tận xương tủy. Đúng lúc đó, người hầu gái của thương nhân nọ có đứa con gái hai tuổi chết yểu, Ác Thân liền xui cô ta đến nha môn tố cáo, nói con gái cô ta bị thương nhân nọ dùng Cêu thuật bắt mất linh hồn, nhưng quan huyện không chịu thụ lý vụ án. Ác Thân lại mê hoặc dân chúng đến công đường tố cáo, còn mình thì cưỡi ngựa đi khuyên Thái thú chuẩn cáo. Thái thú liền nói rằng: “Yêu thuật này, từ xưa không hề nói đến, nếu như từ xưa không có thì vụ án này làm sao mà giải quyết được?” Vậy là vẫn không chuẩn cáo. Ác Thân lại xúi giục người nhà đứa bé kiện lên quan tỉnh nhưng vẫn không được chuẩn. Lên cả ba cấp tư pháp huyện, phủ, tỉnh đều bế tắc, Ác Thân vẫn không chịu từ bỏ dã tâm, liền viết thư kể cho Đô Trung Đương Trục Giả nghe chuyện thương nhân nọ dùng yêu thuật âm phủ, Đương Trục Giả nhận được thư liền chuyển cho tuần phủ tỉnh xử lý, tuần phủ tỉnh lại sợ lớn chuyện sẽ ảnh hưởng đến tiền đồ của mình, cảm thấy một tên thương nhân chịu tội oan cũng chẳng có gì ghê gớm, liền hạ lệnh bắt thương nhân kia về tra xét. Cũng như các phạm nhân khác, sau khi bị dùng cực hình, thương nhân buộc phải nhận tội, vậy là tội chém đầu được cấu thành. Không ngờ, hôm thương nhân bị xử quyết trời bỗng thay đổi thất thường, nổi cuồng phong, trời đất xám xịt, tất cả mọi người trong thành đều than rằng: “Ông ta quả là bị chết oan!”
 
Chưa đến hai ngày, lại có người từ huyện đó đến, nói con trai của Ác Thân bỗng nhiên phát điên, suốt ngày gào khóc kêu oan cho thương nhân nọ. Vừa nhìn thấy Ác Thân, đứa con trai liền chỉ tay mắng lớn, vài hôm sau thì chết. Nghe đồn sau đó, Ác Thân cũng phát điên mà chết. Tuần phủ nghe tin vô cùng sợ hãi, liền sai ba, bồn người hầu lúc nào cũng đi bên để bảo vệ. Một hôm tuần phủ và viên tư đạo đang nghị sự, bỗng thấy tuần phủ hét lên rằng: “kẻ giết người là Ác Thân, không phải ta, hà cớ chi lại đến kiếm ta?” Viên tư đạo liền cho người ở bên ngoài xuông vào nhà, mới lang y đến cứu chữa, nhưng không được mấy ngày thì quan tuần phủ chết.
 
Mặc dù đoạn kết khiến người đọc sảng khoái, nhưng tính chân thực của nó lại vô cùng đáng ngờ. Trên đời này có bao nhiêu là oan hồn, nếu như tất cả đều làm như thương nhân nọ có lẽ thiên hạ sẽ đại loạn, nhất là những kẻ chấp pháp kia sẽ luôn phải đối mặt với sự đe dọa đến tính mạng. Điều đáng tin là thái độ của các quan tỉnh, huyện, phủ đối với vụ án này. Họ chưa chắc đã không tin sự tồn tại của yêu thuật, nhưng chỉ nói hồn ma của đứa trẻ bị người ta cướp đi, những việc như đuổi hình bắt bóng này quả thật không thể coi là chứng cứ trước pháp luật được. Còn về vụ án của Vương Bật, đưa lên cả bộ hình, bộ hình lại sai người về tra xét, Vương Bật miêu tả chuyện hồn ma hiển linh sinh động như thật, nhưng khi người của bộ hình tới thì hồn ma lại biến mất. Trong khi đó, Vương Vạn Lý đã chết dũ từ trong ngục rồi. Những hồn với vai trò là nhân chứng không chịu xuất hiện trước công đường, vậy rõ ràng vụ án này không thể giải quyết được. May là ở cuối đời Nguyên, quan trường còn đang là một màn đêm đen tối, vậy nên cả ba cấp quan mới cùng thống nhất đi đến phán quyết xử lăng chì một kẻ đã chết, kẻ còn sống thì lập tức được thả, nhanh chóng kết thúc một vụ án ngớ ngẩn.
 
Cũng giống như nhân vật Ác Thân trong “án thái sinh”, nhân vật chính trong “án ma Trung Thư” trên thực tế chính là Vương Bật. Vụ án từ đầu đến cuối đều do một mình anh ta thao túng. Ở đời nhà Tống, trong Vương Bật truyện, Vương Bật dường như là một người trung thực, chính nghĩa, chuyên hành y cứu người, nhưng cũng không thể che giấu được thân phận thật của ông ta là quân sư của Tuyên úy tư, tương đương với chức quan cửu phẩm trong nha môn thời bấy giờ. Địa vị này giúp ông ta có một tiếng nói nhất định với quan địa phương, người dân bình thường không ai dám động vào ông ta, nói gì đến một tên thầy bói lưu lạc goang hồ! Còn nguyên nhân khiến hai người họ xảy ra tranh chấp cũng được tường thuật chi tiết, tỉ mỉ trong Vương Bật truyện, đó là vì Vương Bật nghe nói có một thầy bói mới đến mở sạp trên phố liền đặc biệt đến hỏi thăm, kết quả là xảy ra một cuộc đấu khẩu nảy lửa, vì Vương Vạn Lý không hiểu phép tắc, không biết nhún nhường nên Vương Bật mới ra uy dạy cho ông ta một bài học, trên thực tế là muốn phá đám việc làm ăn của ông ta. Chỉ từ câu chuyện tranh chấp cũng có thể nhìn ra Vương Bật là tên đầu xỏ khó chơi. Nhưng Vương Vạn Lý cũng không dễ dàng chịu khuất phục, chém luôn uy phong của Vương đại gia, khiến Vương đại gia nổi giận, bày ra trò ma quỷ để rửa hận. Vương Bật dù sao cũng đã từng lăn lộn chốn quan trường, ông ta còn tìm được mười nhân chứng đứng về phía mình, cùng ký tên chứng nhận sự hiển linh của hồn ma Chu Nguyệt Lạp. Mười người cùng ký tên vào bản cáo trạng, lại thêm mối quan hệ khăng khít với đám nha môn, đặt thêm vật chứng trong phòng của Vương Vạn Lý, đó chỉ là chuyện nỏ như lông hồng mà thôi.
 

Nhưng cho dù màn kịch này được thiết kế tinh vi đến đâu, tìm được một trăm người làm chứng, kiếm được đầy một phòng vật chứng nhưng nếu không có sự hỗ trợ của đám quan sai thì dã tâm của Vương Bật cũng chẳng thể thực hiện được. Vì thế, từ dã tâm của Vương Bật trong vụ án này cũng đủ để nhận ra bức tranh chính trị đen tối ở giai đoạn cuối thời Nguyên. Đây cũng là điềm báo sự thống trị của người Mông Cổ sắp đến hồi kết thúc.
 
Nhưng điều khiến người ta kinh ngạc không phải vụ án mà từ giả thành thật, mà là hầu hết thành phần tri thức đương thời đều tin vào những chuyện ma quỷ này. Như Lý Hảo Văn, bắt đầu là phó hiệu trưởng, tiến sĩ của một trường đại học công lập, từng làm quan ngự sử giám sát, lập nhiều công lớn trong việc giải oan cho những người dân vô tội, diệt trừ bọn cường hào ác bá, cũng bỏ không ít công sức ghi chép lại vụ án “Trung Thư quỷ” thành một tác phẩm văn học để đời, tăng thêm hiệu quả tuyên truyền trong dân chúng. Những nhân vật anh tài của cả một thời đại lại có cách nhìn nhận như thế, quả là đáng buồn! Cho nên đến đầu đời Minh, Vương Bật vẫn được triều đình coi là một kẻ sĩ đắc đạo, triệu vào Nam Kinh, chỉ đến khi thấy ông ta thật sự không hề có tài điều yêu khiển quỷ, mới thưởng cho ông ta chiếc áo dài rồi đuổi cổ về quê, thế mới thấy tác dụng tuyên truyền dưới ngòi bút của các nhà văn lớn.
 
Đứng trên quan điểm ngày nay, vụ án “Trung Thư quỷ” đích thực là một vụ án oan, những người bị oan không phải là ba hồn ma kia mà chính là Vương Vạn Lý – kẻ chết dũ trong nhà tù. So với những tác giả như Tống Khiêm, có lẽ Đào Cửu Thành vẫn được coi là người khá tỉnh táo, nên tác phẩm ông biên soạn về “Trung Thư quỷ án”, trên thực tế là dùng những văn kiện Nguyên sử đối chiếu với tiểu thuyết và sử bút Lý Hảo Văn và Tống Khiêm. Nếu như độc giả có hứng thú có thể tìm đọc Vương Bật truyện đối chiếu với Trung thư quỷ án, chắc chắn sẽ ngộ ra rất nhiều những điều mê hoặc trong các thể loại ghi chép truyện ký, hồi ký… Nhân đây cũng xin nói thêm, quyển Văn tập Tống học sĩ thì hơi khó tìm, nhưng Tử bất ngữ thì ở đâu cũng có. Nhưng qua việc Viên Tử đem Vương Bật truyện của các học sĩ đời Tống xếp vào đám “lực lượng ma quái” cũng đủ thấy quan điểm của ông rồi.
 
Nhắc đếm Viên Tử Tài lại khiến người ta liên tưởng ngay đến Kỷ Hiểu Lam, bởi lẽ đây là hai nhân vật đều rất đáng yêu. Mà Kỷ Hiểu Lam có lần suýt chút nữa cũng gây ra một vụ án yêu trong đại ngục, nguyên nhân của nó ít nhiều có liên quan đến Trung thư quỷ án.
 
Hồi đó, Kỷ Hiểu Lam vì mắc lỗi nên bị điều đến Ô Lỗ Mục Tề, giữ chức quan tứ phẩm làm văn án cho Ôn Phúc đại tướng quân. Ông tuy thân mang trọng tội, nhưng vẫn không bỏ được kiểu thích khoe khoang thể hiện, mà kẻ văn nhân đã thích thể hiện thì thế nào cũng gây họa. Đương nhiên, ông sẽ lại lập công chuộc tội, tìm một tên đen đủi nào đó làm vật thế thân cũng là điều không quá khó khăn.
 
Ngày đó, Ô Lỗ Mục Tề có một đạo sĩ bán thuốc trong thành, dân chúng đồn nhau rằng đạo sĩ này có yêu thuật cao cường, hơn nữa, còn có người tận mắt chứng kiến trong quán trọ, thấr ông ta mỗi đêm trước khi đi ngủ đều lôi ra một bình hồ lô nhỏ, dốc ra hai viên gì màu đen, sau đó liền có hai thiếu nữ hiện ra chung chăn chung gối, đến khi trời sáng thì không thấy đâu nữa. Chuyện này không hỏi không được, nếu có hỏi thì chắc chắn tên đạo sĩ cũng sẽ không thừa nhận sự việc. Điều tra thì không có bằng chứng, kẻ làm thì không chịu nhận, người khác thì không thèm quan tâm để ý, nhưng Kỷ Hiểu Lam là người có học vấn, lại có trí nhớ tốt nên lập tức nghĩ ra Vương Vạn Lý trong câu chuyện, liền tự nhủ rằng: “Hai cô gái đó chắc chắn là hai hồn ma được tên đạo sĩ thu phục, chỉ cần cho tên đạo sĩ đó ăn thịt ngựa thì khắc yêu thuật sẽ bị hóa giải!” (Kỳ Hiểu Lam quá tự tin vào trí nhớ của mình, thực tế trong truyện viết là phải ăn thịt bò mới hóa giải được yêu thuật), vừa đúng lúc một con ngựa trong doanh trại bị chết, Kỳ Hiểu Lam liền sai chân tay đến tìm chủ quán trọ, bảo ông ta hỏi đạo sĩ rằng: “Quán tôi đây đang có một ít thịt ngựa, không biết khách quan có nhã hứng thưởng thức hay không?” Không ngờ tay đạo sĩ lắc đầu nói: “Thịt ngựa ta không ăn!” Ông chủ quán lập tức báo cho Kỷ Hiểu Lam biết, lại khiến cho Kỷ Hiểu Lam nảy sinh nghi ngờ. Không ăn thịt ngựa bởi trong lòng đang có trò mờ ám, nếu không có điều gì mờ ám, tại sao lại không ăn thịt ngựa? Những suy luận kỳ quặc kiểu như thế lại càng làm cho Kỷ Hiểu Lam tin vào lời đồn, trong lòng cảm thấy tay đạo sĩ này chắc chắn là một yêu nhân, liền quyết định ra mặt giải quyết ông ta.

 
May mà có một người cộng sự tốt tên là Trần Đề Kiều, thấy Kỷ Hiểu Lam sắp gây họa, liền nói: “Tên đạo sĩ đó dẫn con gái về, ngươi có tận mắt nhìn thấy không? Hắn ta không ăn thịt ngựa, ngươi cũng không hề nhìn thấy. Chuyện của Chu Nguyệt Lạp là chuyện trong tiểu thuyết của Đào Cửu Thành, ai biết là thật hay giả. Hơn nữa, cứ nói thịt ngựa có thể phá giải được yêu pháp nhưng cũng không ai biết nó có linh nghiệm thật hay không. Ngươi lại đi tin vào những tin đồn vô căn cứ, thật là không biế phân biệt thị phi.” “Vậy việc nàr phải làm thế nào?” “Việc này không nên làm kinh động quá nhiều người, tôi thấy như thế cũng đủ rồi.” Kỷ Hiểu Lam lúc đó mời từ bỏ ý định diệt đạo sĩ để lập công chuộc tội.
 
Việc đó sau này đến tai đại tướng quan Ôn Phúc, ông liền nói với Trần Đề Kiều và Kỷ Hiểu Lam rằng: “Kỷ Hiểu Lam xử lý việc này quả thật là hơi quá đáng. Nếu tên đạo sĩ đó bị cực hình ép vào đường cùng, ăn nói bậy bạ, khai bừa một vụ án khác, vậr thì sự việc sẽ vô cùng nghiêm trọng, không thể không trị, mà trị thì lại không có chứng cứ, không thể trị tận gốc, lúc đó chúng ta phải làm thế nào? Còn Trần Đều Kiều nói đuổi hắn ta ra khỏi thành lại càng “bất cập”. Nếu hắn ta lại chạy sang đất khác gây chuyện thị phi, nói rằng đã sống trên đất Ô Lỗ Mục Kỳ đã lâu, thì chúng ta chắc không tránh khỏi trách nhiệm. Đối với những kẻ có hành tung khả nghim phải khám xét cẩn thận, tìm ra chứng cứ rồi mới giao cho quan phủ xử lý được, nếu khám xét không thấy chứng cứ thì áp giải hắn trở về quê hương, tránh mê hoặc dân chúng, các người thấr cách này có phải là tốt hơn không?” Hai người nghe xong đều khâm phục tướng quân sát đất.
 
Đối với những kẻ có hành tung khả nghi thì đương nhiên cần phải khám xét, nhưng nếu khám mà không thấy có chứng cứ gì thì dựa vào cái gì mà áp giải người ta về quê cũ? Những lý luận này tốt nhất không nên bàn nhiều ở đây, người ta không dẫn anh về nha môn ột trận đòn nhừ tử đã là khá lắm rồi. Kỷ tiên sinh quá nghiêng về cánh tả, Trần tiên sinh lại quá thiên về cánh hữu, nói chung, những kẻ làm quan trước tiên phải lo giữ thân và củng cố địa vị trước đã, như vậy, có thể nói, dù sao đi nữa cách giải quyết của Ôn Phúc cũng là cách xử lý thỏa đáng nhất.
 
Khổng Phi Lực trong Gọi hồn cũng có nhắc đến vụ án “cắt tóc thu hồn”, đại khái chuyện này xảy ra không bao lâu, kiến thức của đại học sĩ Kỷ Hiểu Lam so với đám ngu dân đòi bắt hòa thượng Bà Du Phương vì tưởng lầm ông là yêu nhân hóa ra cũng có điểm tương đồng. Vậy thì đám quan trong phủ huyện mà Lương Cung Thần kể trong “án thải sinh” liệu có được xem là inh hơn Kỷ Hiểu Lam không? Chỉ có điều “án thải sinh” xảy ra sau “án gọi hồn” hơn mười năm, làm kinh động đến cả Vạn Tuế gia, các quan dưới không thể không thụ lý và tuần phủ nọ vì có công văn ép xuống của “Đương Trục Giả” mới thụ lý vụ án, sau đó lại ra một bản án xử trảm “siêu tốc”, thực ra mỗi người bọn họ đều có những mẹo làm quan riêng của mình, chẳng qua về điểm này thì họ inh hơn Kỳ đại học sĩ mà thôi.
 Nhưng cũng có một khả năng khác, ấy là Kỷ Hiểu Lam chỉ đang cố ý giảo hoạt, trong đoạn ký sự trên cố ý dành ình vai diễn một con chim ngu ngốc để đề cao sự anh minh của Ôn Phúc mà thôi.
 
Hết tập 1


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.