Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 1)

Chương 45- part 3


Đọc truyện Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 1) – Chương 45- part 3

 
Rất rõ ràng, ác quỷ giết người thực sự không phải là xác chết, mà là người phụ nữ ngồi khóc phía sau chiếc đèn. Ả được gọi là “xác chết di động”, nhưng ả lại không phải là xác chết di động, mà là con quỷ chuyên mượn xác người mới chết để giết người.
 
Nữu Tú sống vào đầu triều Thanh cũng cho rằng xác chết di động là do một thứ khác nhập vào, nhưng ông không cho rằng thứ đó là ma quỷ, mà là “loại khí bất chính của trời đất”, đó chính là tà khí. Chương Xác chết di động trong quyển năm, cuốn Cô Thặng kể, một người nhà quê chết những chưa liệm, nửa đêm bỗng nhiên bật dậy, chạy đuổi theo người trong linh cữu đến nỗi người đó sợ tè cả ra quần. Nhưng người này bỗng nhanh trí, nhảy lên bức tường, nhưng ai ngờ tay chân lại không nhanh bằng bộ óc, một chân người đó bị xác chết ôm được. Người và ma giằng co nhau mãi đến khi trời sáng mới kết thúc. Người kể câu chuyện này nói: “Đó chắc chắn là loại khí bất chính trong trời đất, nhập vào người, người sẽ biến thành yêu. Như chuyện con lơn biết đứng ở nước Tề, viên đá biết nói ở nước Tấn, vậy thì những thứ không phải lợn, khong phải đá cũng có thể bị như vậy.” Ở đây đã dẫn ra những ví dụ kinh điển, như lợn biết đứng, viên đá biết nói, tất cả đều là những thứ bị ám, vì thế trong trường hợp này xác người cũng không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào.
 
Viên Mai cũng cho rằng, xác chết di động là do “khí” ám vào, nhưng không giống với Nữu Tú, thứ khí đó không phải là “loại khí bất chính của trời đất”, mà là “dương khí”. Dương khí vốn là nguồn của sự sống, có thể chuyển yếu thành mạnh, cũng có thể chuyển chết thành sống. Nhưng nếu đi nhầm cửa, người chết đã trở nên cương cứng, lúc đó nó chỉ có thể trở thành một xác chết biết nhảy. Quyển năm, cuốn Tử bất ngữ có chương Thạch môn thi quái được tác giả viết rất hay, rất ghê rợn, nhưng cũng khiến người ta phải suy ngẫm: “Huyện nha Thạch Môn tỉnh Chiết Giang có vị tên Lý Niệm Tiên xuống dưới thôn thúc thuế. Đêm đến, ông vào một ngôi làng hoang sơ. Thấy một người đi qua, ông bèn đánh đá lửa lên soi. Người này đầu tóc rồi bù, thân hình gầy nhẳng, mặt dài chừng mười centimét, mắt nhắm tịt và đang chảy máu, nhìn như xác chết di động. Lý Niệm Tiên sợ dựng tóc gáy. Sau đó Lý lùi một bước, xác chết tiến một bước, Lý bèn bỏ chạy, xác chết lập tức chạy đuổi theo không thôi.” Hóa ra, ngôi làng này từng mắc bệnh ôn dịch, chết rất nhiều người, xác chết này trước đó chưa được liệm, “bị ám dương khí nên mới đi lại được”. Ngàn thôn xơ xác, vạn hộ tiêu điều, các ông còn đi đòi thuế lương thực, bây giờ thì ngược lại, để cho lũ các ông biết thế nào là cảm giác khi bị kẻ khác đánh đuổi.
 
Chương Xác chết quắp người, hạt táo có thể chữa trị, quyển tám, cuốn Viết tiếp tử bất ngữ cũng lặp lại thứ “dương khí” này: “Nếu xác mới chết chạy lung tung, người ta gọi đó là ‘xác chết di động’, nguyên nhân là do chịu sự tiếp xúc của dương khí mà thành như vậy.” Nhưng đến quyển năm, chương Xác chết di động, Viên Mai lại không còn kiên trì cách nói đó nữa, ông sửa lại rằng xác chết di động có hai loại, một loại là xác chết di động không thể nói chuyện, đó là do bị “dương khí ám”, nếu có thể nói chuyện được thì đó là do “ma quỷ nhập vào”. Xem ra, một phần nào đó ông vẫn tiếp nhận ý kiến của Hồng Mại.
 

Ngoài những loại trên, còn có cách nói về tiếng sấm, cách nói liên quan đến chó mèo. Như ở trên đã nói, từ khoảng năm mươi năm về trước đến thời điểm hiện tại, ở nông thôn vẫn giữ cách nói đó, nhưng nếu truy cứu về nguồn gốc của nó, có lẽ nó đã xuất hiện sớm hơn nhiều so với những “tri thức được tổng kết” của các nhà văn hóa từ thời Bắc Tống đến nay. Tác phẩm Thông u ký của Trần Thiệu, người thời Đường có ghi lại sự việc về xác chết di động: “Buổi tối khi đang liệm, một tiếng sấm vang lên, xác chết đứng dậy bước ra, nhưng không biết đi về hướng nào.” Nhưng xác chết di động này lại có thể nhảy qua tường để vào nhà người khác, chỉ có điều không biết nói chuyện mà thôi. Qua một đêm, người này trở lại là một xác chết cứng đờ. Một kết cục tốt hơn là trong tác phẩm Nguyên hóa ký của Hoàng Phủ Thị, người thời Đường: “Con gái nhà Vương thị đột ngột chết khi chuẩn bị lên kiệu hoa, lúc đó xác chưa được liệm. Đêm đến bỗng có tiếng sấm, xác chết đã bỏ đi mất.” Xác chết chạy đến nghĩa địa thì lại trở về trạng thái cứng đờ. Cũng may khi đó có mấy thư sinh đi qua, họ thách nhau xem ai to gan hơn để vào khiêng xác chết, một người trong số đó đã vác xéc chết về nhà. Xác chết được anh ra ôm trong lòng, không ngờ lại sống trở lại, rồi sau đó họ thực sự thành vợ chồng. Từ đó có thể suy luận rằng “xác chết di động” trong truyền thuyết chưa chắc tất cả đều không có thật, mà những trường hợp có thật chính là sự sống lại của những người chết giả, nếu biết cứu chữa kịp thời, thì người có thể sẽ sống trở lại, còn nếu đã có thành kiến về “xác chết sống lại” thì chỉ cần một đòn là có thể đưa xác chết về vị trí ban đầu của nó.
 
Còn việc khi đặt quan tài ở nhà kiêng kỵ chó và mèo, quyền Huyệt chôn xác chết trong Dậu Dương tạp trở của Đoạn Thành Thức, người thời Đường ghi “kỵ chó gần xác chết, tránh bị trùng tang”. Cái gọi là trùng tang, tức trong nhà lại có người sắp chết, những không nói rõ nguyên nhân vì sao lại chết. Còn trong Ỷ lầu trùng mộng của Lan Cao có viết:
 
Chỉ thấy bà mẹ chạy tới nói: “Thằng Tư nhà bà bị dọa cho sợ đến mức mặt mày nhợt nhạt như quỷ ấy, nó bảo con bé ngồi dậy được, bảo bà mau mau về xem sao.” Vương phu nhân nói: “Chắc là có con mèo vừa nhảy qua rồi, xác chết đi được rồi, mau lấy cán chổi đánh ngã nó.”
 
Cô gái thật may mắn đã sống lại được (cô gái đã chết là con gái của Hương Lăng, lúc đó là do Tình Văn mượn xác trả hồn), người ta cũng không đi xem thế nào đã coi đó là xác chết di động, thực sự khiến người ta liên tưởng tới những người chết giả ở nơi hỏa táng, nghĩ đến mà dựng tóc gáy. Nhưng một số người chết giả tỉnh lại chưa chắc đã là vì chó hay mèo, nếu quả là như thế, cho dù chỉ chiếm tỉ lệ một phần vạn thôi thì khi nhà có tang sự, sống chết thế nào cũng sẽ cho các loại chó mèo tới nhảy qua xác chết.
 
4

 
Thông thường, xác chết di động tuy có hung hãn, không phân biệt được tốt xấu, không nhận họ hàng thân thích nhưng chúng cũng có mấy điểm yếu chí mạng sau: một là chúng chỉ biết đi thẳng, không thể đi vòng đi quặt, hai là gặp phải rãnh nước, chúng không thể nhảy qua, gặp phải vật cản chúng sẽ bị đánh đổ, ba là tuy đối tượng chúng đuổi là người, những nếu chạm vào bất cứ vật gì là chúng ôm chặt không buông, bốn là cho dù chúng chạy đuổi hung hãn như vậy, những chỉ cần nghe thấy một tiếng gà gáy, chúng lập tức “đứng im”. Tóm lại nó là một kẻ chết cứng không bị tan chảy, quan cố nhưng không linh hoạt, và chỉ có thể hoạt động trong bóng đêm. Nhưng xác chết di động không phải kết quả của việc “ma mượn xác người” sao? Con ma kia rất linh hoạt, nó có đầu óc, có động cơ, thậm chí có cả gánh nặng, có dã tâm, nhưng tất cả những thứ này khi nhập vào xác chết thì chỉ biết thở dài, bởi cái mà nó nhập vào là một xác chết cứng đơ, huyết mạch không thông, tứ chi như gỗ đá. Nhưng, nếu là một cơ thể sống thì ai sẽ đồng ý để cho con quỷ ác độc này chỉ huy? Ngoài ra còn có một nguyên nhân nữa, thi thể đó không thuộc về linh hồn kia, cũng giống như việc bạn mượn tay người khác để gãi ngứa vậy, dù có cố gắng dùng sức như thế nào vẫn không đạt được kết quả mong muốn.
 
Nhưng vẫn còn một loại xác chết di động nữa, chúng rất tinh nhanh, biết tốt biết ác, cử chỉ như người bình thường, chỉ có điều nó là xác chết.
 
Trong Tị sát chi mê, tôi đã từng nhắc tới câu chuyện Kỷ văn của Ngưu Túc, người thời Đường. Có một vị quan trong triều qua đời, người ta mời Nghi Quang thiền sư của chùa Trương An Thanh Long đến làm pháp sự. Đến ngày linh hồn trở về, cả gia đình chủ nhà đều lẻn đi tránh hết, chỉ còn một mình lão thiền sư ngồi trước ban thờ nhẩm kinh. Đến nửa đêm, bỗng nghe trong phòng có tiếng người đứng dậy, mặc quần áo, mở cửa, vừa lúc đó thấy một phụ nữ đi ra khỏi phòng thờ, rồi đi vào bếp, người này dùng nước dập lửa, một lúc sau, bà ta mang đến cho thiền sư một bát cháo nóng. Đương nhiên người phụ nữ này là vợ vừa chết của vị quan triều, vong linh quay trở về nhập vào xác chết đang nằm trên linh sàng mà “sống” trở lại. Bây giờ nghĩ lại, nếu nói người vợ này “linh hồn trở về”, không bằng coi đó là một loại “xác chết di động” khác.
 
Lại như Trương Tấn trong Linh quán tập có kể câu chuyện tương tự như vậy:

 
Vương Giám, người Duyện Châu, tính tình hung hãn, xưa này không biết sợ hãi điều gì, thường xuyên lăng mạ quỷ thần. Trong dịp năm mới, ông ta trở về điền xá trong trạng thái say khướt. Nửa đêm, về đến điền xá thì cửa đã đóng, ông đập cửa nhiều lần nhưng vẫn không có người ra mở, tức giận ông lớn tiếng mắng chửi. Đúng lúc đó một gia nhân đi ra mở cửa, Vương Giám hỏi: “Đám nô tỳ các ngươi hôm nay đi đâu cả rồi hả?” Người gia nhân vẫn giữ chiếc đèn, mặt mày đen xám. Ông ta thấy thế càng tức giân, định xông tới đánh người kia. Nô tài nói: “Mười ngày nay, một trận dịch bệnh đã cướp đi gần hết mạng sống của gia nhân chúng tôi.” Ông Giám hỏi: “Thế ngươi thì sao?” Đáp: “Cũng đã chết. Ông có thể nghe thấy những tiếng hô gọi đằng kia không, xác của họ đang tới đấy.” Lúc này xác chết bỗng nhiên ngã sụp xuống, tắt thở.
 
Xác chết di động này cũng là do hồn mình tự nhập vào xác mình, nếu như vậy thì tại sao họ không dứt khoát sống trở lại đi? Vấn đề này chỉ có quỷ mới biết được, nếu chúng ta suy đoán, có lẽ nó cũng giống như cục pin bị hết điện, tuy để một lúc có thể sáng lại thêm một chút, nhưng cuối cùng vẫn phải bỏ nó đi. Nhưng họ trở về dương gian trong một khoảng thời gian ngắn đó, trông họ hoàn toàn như người bình thường, thậm chí vẫn nghiêm chỉnh tuân thủ theo chuẩn tắc đạo đức trước kia của mình, bảo vệ sự tôn nghiêm của mình sau khi chết, chứ không như những xác chết di động khác, chúng luôn đi gây chuyện một cách vô trách nhiệm. Như trong quyển tám, Viết tiếp tử bất ngữ của Viên Mai có câu chuyện về Xác chết di động: “Ở Phong Đô có một người tên là Thang A Đạt, nhà hàng xóm của anh ta có một cô gái vừa chết. Ban đêm, A Đạt và anh trai cùng sang giúp nhà hàng xóm trông thi thể cô gái. Anh trai A Đạt xuống lầu đi lấy nước, A Đạt một mình trông xác chết nữ, càng nhìn càng thấy cô gái đó đáng yêu, không kiềm nổi mình mà nghĩ đến chuyện này kia. Bỗng nhiên xác chết nhảy dựng lên, lao thẳng về phía A Đạt. A Đạt chạy vòng quanh phòng, xác chết cũng chạy theo không chịu tha, A Đạt định lao qua cửa để thoát ra ngoài, nhưng không ngờ cửa lại bị chốt từ bên ngoài. Hóa ra khi anh trai A Đạt đi lấy nước về, nghe thấy bên trong có xác chết sống lại, sợ xác chết chạy ra ngoài sẽ liên lụy đến mình, bèn quyết định khóa cửa nhốt cả em trai mình trong đó. A Đạt đành phải nhảy từ trên lầu xuống, xác chết không thể nhảy xuống được, đành đứng trơ ở trên lầu. Ba ngày sau, vào ban ngày, A Đạt vẫn nhìn thấy hồn ma của người con gái đó trên đường, chỉ tay vào A Đạt chửi mắng tâm địa hắn không tốt. A Đạt không biết làm thế nào, sợ hãi trốn khỏi quê nhà, hai mươi năm sau vẫn không dám trở về.”
 
Rõ ràng, sở dĩ người con gái này biến thành xác chết di động là vì vong hồn của cô ta phát hiện ra tà niệm của người trông xác, cô tự thấy vừa xấu hổ vừa tức giận mà bật dậy. Nếu ngày thường gặp phải chuyện này, cô ta có phẫn nộ đến mấy cũng không bắt đối phương phải chết, nhưng giờ cô đã mang trên mình bản tính của một con quỷ gây rối, động tác của cô ta hoàn toàn là “hình dáng di động”, vì thế cái xác chỉ có thể chạy, đi, chứ không thể nhảy qua cửa sổ. Còn chuyện vong hồn của cô ta một lần nữa nhìn thấy A Đạt, lại còn mắng chửi anh ta tâm địa bất lương, có thể thấy cô ta vẫn rất để tâm đến sự tôn nghiêm về xác thể của mình, nhưng lúc đó, cô chỉ là một vong hồn, không thể có những hành động kịch liệt như trước nữa. Ngoài ra, Viên Mai đã biểu thị quan niệm đạo đức bên trong câu chuyện này, đó là sự tôn trọng người chết, đặc biệt không được nảy sinh tà niệm đối với thi thể của người con gái trẻ tuổi. Điều này xem ra có phần cố chấp và cổ hủ, nhưng nó lại không hề chứa chất đạo học trong đó.
 
Lại có Du Việt, trong quyển mười hai, cuốn Hữu đài tiên quán bút ký ghi lại câu chuyện về xác chết di động của một phụ nữ Nhật Bản, câu chuyện giống như trong mơ, xác chết di động của cô ta không nhìn thấy những người có mặt tại đó, và tất nhiên nó sẽ không gây phiền nhiễu đến ai. Cô ta chỉ đi thẳng đến phòng ngủ của mình, tìm một chiếc hòm nhỏ, vừa ôm nó lên thì ngã sụp xuống. Mọi người ở đó biết là xác chết sống dậy, nên mở chiếc hòm nhỏ ra xem bên trong có vật gì quý giá, chỉ có một bức thư của người tình giử trước ngày kết hôn. “Người phụ nữ này tuy đã chết nhưng linh hồn vẫn còn rất tỉnh táo, sợ rằng lá thư đó sẽ bị người khác đọc được nên muốn tự mình hủy nó, nhưng sức lực không cho phép bà ta che giấu nó.”
 
Linh hồn tỉnh táo đến mức có thể di chuyển được thể xác, nhưng chỉ có thể di chuyển được phần nào thôi, hơn nữa cô ta cũng chịu sự hạn chế về nguồn năng lượng, nếu như mục tiêu quá cao thì dù có “hạ quyết tâm” cũng không thể hoàn thành được, không biết chừng còn khiến mình bị bẽ mặt. Nhưng nếu biết lượng sức mình, tận dụng cơ hội ngắn ngủi đó một cách hợp lý thì có lẽ cô ta đã có thể hoàn thành một số việc nào đó. Thế là có một loại xác chết di động mà không phải sống dậy để báo thù, khiến người ta cảm thấy xác chết sống lại chưa chắc đã là bị “khí bất chính của trời đất” ám vào.

 
Trong Nam cao bút ký, quyển bốn của Dương Phượng Huy, người đời Thanh có chương Xác chết quái dị, đó là trường hợp xác chết ống lại để trình báo oan thù. Vị hôn thê của Dư Thị tử và anh họ Viên Mỗ có gian tình với nhau. Dưới sự ủng hộ của bà mẹ là Trương Thị, vị hôn thê của Dư Mỗ đã ám hại chồng, việc đó được thực hiện gọn gàng, không để lại dấu vết gì. Đêm ngày hôm sau, hồn ma của Dư Mỗ tìm về nhà, sắc mặt vẫn như lúc còn sống, duy có máu tanh vẫy khắp người, nhuốm đỏ cả chiếc áo đang mặc. Hồn ma nói với mẹ rằng: “Cái chết của con thực sự là do nhà gái gây ra. Khi quan phủ xét nghiệm xác, hãy mời mẹ con nhà họ tới hiện trường, đến lúc đó trắng đen sẽ rõ ràng.” Khi quan phủ tới nghiệm xác, cũng đã cách thời điểm chết nửa ngày. Như lời con trai nói, mẹ Du Mỗ mời mẹ con bà Trương đến hiện trường đặt xac chết. Bên nhà gái sợ gian tình bại lộ, nên không dám từ chối, liền bảo Viên Mỗ đánh xe đưa mẹ con Trương thị đến nơi đặt xác. Hai người vừa đến bên xác chết:
 
Bỗng nhiên xác chết đứng dậy, một tay túm lấy tên họ Viên, một tay chỉ vào vị hôn thê của mình. Bọn chúng sợ hãi định bỏ chạy. Quan phủ lệnh cho đám tùy tùng đi tới gỡ tay Du Mỗ ra, nhưng không gỡ được. Quan phủ liền biết ở đây có gì không bình thường, bèn ra lệnh bắt tên họ Viên và hai mẹ con Trương Thị, xác chết nghe thế liền trở lại vị trí ban đầu. Mấy kẻ kia cúi đầu nhận tội. Tên họ Viên nhận án chém đầu…
 
Câu chuyện xác chết sống lại phục thì trong Liêu trai chí dị, chương Điền thất lang là câu chuyện quen thuộc, được nhiều người biết đến, nên ở đây tôi chỉ xin trích dẫn một câu đầy tính tráng liệt:
 
Viên tể tướng thấy kinh hãi, bắt đầu cho nghiệm xác chết, thấy Thất Lang đang nằm chết cứng trong vũng máu, tay như đang cầm đao. Đang định dừng không kiểm tra kỹ nữa thì xác chết bỗng nhiên đứng bật dậy, cắt cổ viên tể tướng, rồi lại nằm phịch xuống.
 
Linh hồn chưa bị tiêu tan, trong khoảnh khắc giữa hành động đứng lên và nằm phịch xuống, đầu tên cẩu quan đã lìa khỏi cổ, so với việc Nhiếp Chính đâm Hàn Vương, Kinh Kha đâm Tần Vương, sự việc này khiến người ra dễ nhận ra chân tướng vấn đề hơn.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.