Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 1)

Chương 3- part 2


Đọc truyện Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 1) – Chương 3- part 2

 
Từ những hành vi ma quỷ đó, có thể thấy đây đều là những âm mưu xấu xa nhằm hãm hại người khác để chuộc lợi về mình, vì thế cả “giang trành” và “hổ trành[11]” đều chẳng kém gì lũ lừa gạt, đê hèn, bỉ ổi, xấu xa… chúng đôi khi còn giống nhau ở ngay thủ đoạn và hành vi hại người. Như trong Tùng song mộng ngữ của Trương Hãn đã ghi lại trường hợp hai thư sinh bị chết đuối trên sông. Để mình có thể được đầu thai luân hồi vào kiếp khác, họ đành phải hóa thành hai kiều nữ chốn “thanh y” hòng dụ dỗ những chàng thư sinh tuấn tú đồng môn của mình. Cho nên, điều bị coi là “ích kỷ” ở đây thực chất lại là những mong muốn chính đáng, không có sự lựa chọn nào khác buộc họ phải sử dụng những thủ đoạn tàn ác đẫm máu, đó chỉ là sự lựa chọn bất đắc dĩ của những hồn ma khát khao được luân hồi chuyển kiếp mà không còn cách nào. Thành thử suốt khoảng thời gian mấy chục năm về trước, một loạt những quy định nghiêm ngặt về “bạch phân chi ngũ” hóa ra đều là mong tìm được người thế mạng. Tuy nhiên, trong thời điểm đó cũng xuất hiện những hồn ma cao thượng, chịu chấp nhận số kiếp lưu đày khổ ải mà không cần thế thân. Câu chuyện của Vương Lục Lang trong Liêu trai chí dị chắc hẳn đã quá quen thuộc với mọi người, vì thương tình Vương Lục Lang mà Thiên đế đã ban cái chết ột cô gái làm oan hồn thế thân cho chàng ta, nhưng thật không ngờ sau bao ngày tháng trông mong có một vận may để đầu thai, siêu thoát, vậy mà đến lúc cần đưa ra quyết định, anh ta lại lựa chọn chấp nhận mãi mãi làm oan hồn lênh đênh chìm nổi trên mặt nước mà nhường lại cơ hội sống sót cho người con gái vô tội kia. (Câu chuyện này về sau còn được dùng để nói tới quan điểm về sự báo ứng ở đời, nhưng khi đưa vào “cảm ứng thiên bàng chứng” lại dùng để nói tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống). Một ví dụ khác trong Hữu đài tiên quán bút ký, cuốn sáu, có kể lại câu chuyện về một người chẳng may sa chân xuống nước mà chết đuối, mặc dù không giống hành động của Vương Lục Lang, nhưng nhân cách của anh ta cũng được xem là cao thượng, vì bắt đầu từ giây phút anh ta lìa khỏi thế gian và chìm dưới đáy nước, anh ta cũng không hề có ý định hại người hòng thế mạng ình, cho nên những hồn ma chết đuối ấy tất nhiên cũng được nhân dân coi thờ như những vị thần tốt bụng luôn bảo vệ cuộc sống của con người.
 
Đối với những hồn ma tìm cách hãm hại người vô tội để thế mạng một cách vô lý, Viên Mai, nhà thơ nổi tiếng đời Thanh cũng đưa ra nghi ngờ, trong Viết tiếp tử bất ngữ, cuốn ba, Đả phá quỷ lệ có đoạn viết:
 
Đêm khuya thanh vắng, chàng thư sinh họ Lý đang say sưa đọc sách bên dòng suối cạnh nhà, bỗng từ xa vẳng lại một giọng nói đầy ma mị: “Ngày mai sẽ có người qua sông, và thế thân cho ta.” Ngày hôm sau, quả nhiên có người qua sông, chàng thư sinh họ Lý bèn tìm cách ngăn anh ta lại.
 
Đêm về, hồn ma hôm trước đến trách mắng: “Nhà ngươi cớ sao lại ngăn cản việc ta tìm người thế thân?” Chàng thư sinh họ Lý đáp: “Vạn vật đều có quy luật luân hồi, tại sao ngươi không chờ đợi đến kiếp luân hồi mà nhất nhất phải tìm người thế thân ình?” Hồn ma đáp lại: “Lệ thường dưới âm phủ trước nay đều như thế, ta cũng không thể làm khác. Ta đâu có được may mắn như người sống giữa chốn trần gian, đi học thì được cấp lương, được làm quan, chức quan còn trống tất nhiên sẽ có người được bổ khuyết, ngươi nghĩ xem như vậy chẳng phải là quá may mắn hay sao?” Chàng thư sinh họ Lý đáp: “Nói như ngươi thì quả là nhầm lẫn quá rồi! Học trò đi học được nhà vua cấp lương thảo, quan lại được hưởng bổng lộc vua ban, người dân trong thôn cùng xóm vắng ai nấy đều có phần, vậy thì chẳng thể nói là lãng phí, tất cả đều có định mức được quy định rõ ràng, không thể là việc làm tùy tiện, bất đắc, bất nhiên được. Hơn nữa cuộc sống trần gian và địa phủ, giữa âm và dương vốn khác xa vời vợi, tự sinh tự diệt, mình làm mình hưởng, vì thế tạo hóa chỉ có công quản lý của cải và phân chia công bằng cho tất cả mọi người mà thôi.” Hồn ma lại nói: “Vậy với kẻ quân vương, hai chữ thịnh suy, thế ngôi thì giải thích làm sao?” Lý đáp: “Nhà ngươi còn hỏi tới chuyện thế ngôi sao? Các vương triều thay thế nhau là điều tất yếu của lịch sử, việc nhà ngươi đến để kéo ta làm người thế thân, lại còn hỏi ta về việc luân vương, thật chẳng khác nào mắng người trước mặt.” Hồn ma cười lớn, nhảy múa mà đi, từ đó không thấy quay lại nữa.
 
Viên Từ nói tới ma quỷ mà không tin ma quỷ, trong những câu chuyện cổ dân gian vẫn thường thấy có những cách hỏi vặn như vậy, qua đó hàm ẩn rất nhiều những kiến giải đặc sắc về cuộc sống, con người, về nhân tình thế thái. Ông đưa ra một ví dụ về chuyện ma quỷ ở thế giới địa phủ, nhưng từ chuyện cõi âm mà người ta có thể dễ dàng hình dung, liên tưởng tới cõi dương, đây là dụng ý lấy âm chỉ dương của người viết. Mục đích của câu chuyện không phải là chuyển luân vương mà là chính chúng ta, những con người đang sống trong thế giới thực tại.
 

Nhưng tại sao chúng ta lại không có cơ sở khoa học lý giải điều này mà phải mượn cớ hồn ma đáng thương tự tìm đến phiền phức trong câu chuyện để gửi gắm suy nghĩ của mình? Quả thực, ngay cả những gợi dẫn từ trong câu chuyện dân gian, Viên Tử cũng mới chỉ đưa ra những gợi ý cho những nghiên cứu sau này. Khiêm nhường đưa ra cách lý giải xuất phát từ căn nguyên của câu chuyện này để gửi thông điệp cảnh báo tới mọi người nên tránh xa những mép nước nguy hiểm. Ngoài ra, thông qua câu chuyện này, người viết còn muốn đưa ra lời cảnh báo thứ hai, lời cảnh báo dành cho những ai có ý định nhảy sông tự tử, đừng coi thường mạng sống của mình, nói một cách khác chính là ông lên tiếng phản đối những suy nghĩ tiêu cực muốn tìm đến cái chết hòng trốn tránh cuộc đời. Tất nhiên, với những hồn ma tự vẫn như vậy ít có nhiều liên quan đến nguyên nhân do cuộc đời đưa đẩy.
 
Quả thực, những tài liệu nghiên cứu hiện đã có thể phản ánh phần nào một cách chân thực hoàn cảnh lịch sử của thời đại. Những câu chuyện về “nịch quỷ cầu đại[12]” xuất hiện muộn nhất vào cuối đời Đường. Nếu so sánh với những câu chuyện về “ải quỷ cầu đại[13]” xuất hiện vào thời Nam Tống thì là xuất hiện sớm hơn mấy trăm năm. Từ những ảnh hưởng khách quan, có thể thấy, so với “ải quỷ”, “nịch quỷ” có tác động xấu, phá hoại và làm ô nhiễm môi trường sinh thái của chúng ta, vì thế đối với “nịch quỷ”, mọi người thường có thái độ phản cảm. Nói một cách mang tính chất thăm dò thì mặc dù trong lịch sử có nhiều người chết vì treo cổ hơn những người chết vì chết đuối, nhưng có vẻ như càng về sau này số vụ chết đuối ngày càng tăng. Vấn đề đặt ra là có nên nâng cao trình độ “thuyết phục” một bộ phận những người có suy nghĩ coi thường mạng sống muốn nhảy sông tự vẫn sang treo cổ tự vẫn? Về vấn đề này thật khó để đưa ra những con số thống kê chính xác, chúng tôi cũng chỉ xin dừng lại ở một vài suy nghĩ mang tính chủ quan như vậy.
 
[12] Hồn ma chết đuối tìm người thế thân.
 
[13] Hồn ma treo cổ tìm người thế thân.
 
Nói đi nói lại, dù sao đã dám cả gan đề cập đến những vấn đề này thì cần phải có thái độ dứt khoát, hoặc là làm hoặc là không. Một khi đã nhắc đến hồn ma chết đuối thì phải nói thêm về những linh hồn vì treo cổ tự tử mà chết. Trên đây đã nhắc tới “ải quỷ cầu đại”, thì cũng nên nói rõ hơn về chủ đề này.
 
Hồn ma treo cổ

 
Trong Duyệt vi thảo đường bút ký của Kỷ Vân đã dẫn một câu chuyện nói về một tên côn đồ, qua đó phân biệt rõ hai loại hồn ma, một loại chết chìm dưới giếng, một loại khác treo cổ tự vẫn, cả hai hình thức tìm đến cái chết đó đều cần phải đắn đo vì chẳng ai có thể biết lựa chọn nào là thích hợp.
 
Trong Đường ngôn có một câu nói: “La bặc bạch thái các hữu sở ái[14]”, một câu nói khác cũng có ý nghĩa tương tự: “Đầu hà thượng điếu, các hữu sở hiếu[15]” Tại sao lại có những người dễ dàng tìm đến cái chết mà không biết trân trọng cuộc sống của mình? Tất nhiên phải tìm đến con đường không lối thoát như vậy cũng có nhiều nguyên nhân từ hoàn cảnh đến tâm lý, nhưng nghĩ kỹ lại thì còn có một nguyên nhân khác xuất phát từ chính “sự thoải mái” trong quá trình đơn giản hóa cuộc sống và cái chết, nên những người tự tử ngày càng một gia tăng đã trở thành điểm nóng của xã hội.
 
[14] Ngay cả loài củ cải trắng còn có tình yêu.
 
[15] Cúi đầu trên mặt sông xót thương người đã chết cũng là biểu hiện của tình thương yêu.
 
Không biết là bắt đầu từ khi nào, thắt cổ tự vẫn đã trở thành phương thức thường dùng nhất của những người muốn tự sát. Mặc dù, đó không phải là cách thể hiện “oanh liệt” nhất, nhưng không thể nghi ngờ đó là hình thức tiện lợi và nhanh chóng nhất. Và đó cũng là hình thức thường dùng của các vị hoàng đế ngày xưa. Thời Xuân Thu, Sở Linh Vương, Ngô Vương là những vị hoàng đế cao quý đã lựa chọn đến với cái chết bằng cách treo cổ tự vẫn bên gốc cây trên đỉnh Vạn Tuế sơn. Còn đối với những người dân thường, thì trong Tự quái đông nam ký có miêu tả, từ những ngôi nhà tranh ven sông thường vọng đến những âm thanh thảm thiết, đó là tiếng khóc thương, than vãn của những người dân thường khi họ đi tới bước đường cùng buộc phải tìm đến cái chết trên xà nhà để giải thoát cho chính mình.

 
Ở thời cổ đại, hình thức tự sát rõ ràng không phải là “cái mốt đa dạng” theo kiểu “quang điện hóa khí” như thời hiện đại, nhưng cũng có một vài hình thức để lựa chọn. Vậy mà cách họ tự sát cũng oanh liệt chẳng kém gì Sở Bá Vương hay Vưu Tam Thư. Bởi lẽ ở họ có dũng khí, có sự lợi hại mà người bình thường không thể có, khi thì nhảy lầu, lúc lại rơi từ trên đài cao xuống… Hình thức tự sát ở thời cổ đại cũng có những đặc quyền nhất định, trong đó mức thấp nhất chính là hình thức bêu xấu trên khán đài, rồi ép uống thuốc độc, nhốt vào nhà lạnh hoặc xông khói độc… Không nói đến những phí tổn do các hình thức tự sát này gây ra, rõ ràng thời nay chúng ta không thể dễ dàng theo được cha ông ta về sự “tinh tế” và “mức độ sáng tạo” như thế. Nói đi nói lại, lựa chọn hình thức tự vẫn treo cổ hay nhảy sông vẫn đỡ tốn kém chi phí nhất. Hơn nữa, hình thức treo cổ lại không câu nệ về mặt thời gian, địa điểm hay bị người ngoài xoi mói, bắt bẻ nhiều điều. Nói một cách khác thì hình thức này vốn không bị phụ thuộc vào địa hình, địa thế, chỉ cần chuẩn bị một sợi dây đủ đỡ trọng lượng cơ thể mình là có thể đạt được mục đích rồi. Từ những điểm trên có thể thấy treo cổ tự vẫn vẫn là hình thức tiện lợi mà từ những người bình dân đến dòng dõi quý tộc thường lựa chọn mỗi khi muốn tìm đến cái chết.
 
Một số lượng không nhỏ những người tìm đến cái chết là những kẻ nghèo đói và những người sống trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc. Trong sách cổ thường có một số lượng lớn ghi chép về nỗi tuyệt vọng của những người buộc phải lựa chọn ình con đường chết. Đó là những người dân chạy loạn do chiến tranh hoặc những người dân lầm than cơ cực vì khổ sai lao dịch. Trên con đường đầy bất hạnh ấy, cứ cách mười bước chân lại có người đói khát treo mình trên cành cây. Thảm cảnh này thực sự là quá sức tưởng tượng. (Đương nhiên, nếu như có một vương triều không cho người dân cái quyền tự do giải thoát mình khỏi cái đói, cái khổ của cuộc sống bằng cách tự vẫn thì cũng chỉ là hình thức lấp liếm qua quýt để phô ra cái vẻ tốt đẹp bề ngoài mà thôi.) Nói đến thời kỳ loạn lạc, có thể dẫn ra đây một đoạn ghi chép từ cuốn bảy, Quang Châu binh mã trùng trong Di kiên chi chí quý tập:
 
Quang Châu (tức Hoàng Xuyên, Hà Nam ngày nay) trải qua thời kỳ chiến loạn bi thảm, tàn khốc trong lịch sử. Binh đao khói lửa vô tình khiến bao người dân vô tội chết thảm. Trong hoàn cảnh đó, nhiều anh hùng nhân kiệt như Thuần Hi Sơ, Trương Nhiễu Trịnh đã tìm mọi cách trấn thủ địa phận quận huyện mình cai quản. Thậm chí họ còn cho xây dựng hành lang trấn thủ kiên cố, vững chắc ở phía tây thành. Hỏi sai dịch của quan lại thì nhận được câu trả lời: “Những kho kiên cố đó đến nay chưa mở cửa một lần.” Trong suy nghĩ Trịnh Tố Tham ắt có tư tưởng phục quốc. Đạp đổ xiềng xích, gông cùm, gươm đao… đó đều là những tư tưởng lệch lạc làm tổn thất đến lợi ích quốc gia nên không thể tin dùng. Hệ lụy xảy đến là hàng vạn người treo mình trên xà nhà tự vẫn. Có người ghi lại: “Thời buổi loạn lạc, người dân chạy loạn kín đường, họ tự tìm cách giải thoát ình bằng sợi vải tơ thắt cổ tự vẫn.”
 
Hàng vạn người treo cổ tự vẫn trên xà nhà, con số này quả thực có sức mạnh tố cáo ghê gớm. Điều này đã trở thành một “hiện tượng” vô cùng kỳ lạ. Lần lượt hàng vạn người treo mình tự tử tạo nên một tình cảnh thảm thương, bi đát, xót xa đến cùng cực trong lịch sử Trung Hoa thời đó.
 
Mặc dù phần lớn những người tự vẫn đều thuộc tầng lớp dân đen con đỏ, những người rơi vào vào cảnh sống lầm than cơ cực, không lối thoát, nhưng đứng trên phương diện lịch sử mà nói thì đây quả thực là một giai đoạn lịch sử đen tối của đất nước. Một bộ phận không nhỏ những người tìm đến cái chết thời kỳ này là những trung thần hết mình vì đất nước, những liệt nữ kiên trinh tìm đến cái chết để bảo vệ phẩm giá cao quý của mình. Hành động ấy của họ tiêu biểu cho những con người trung nghĩa, chính trực trong vương triều, đối lập với những cái chết đê hèn của kẻ thất phu tiểu nữ chỉ bôi nhọ thêm cho nền thống trị vốn dĩ là linh thiêng thần thánh theo kiểu “tự kinh ư câu độc nhi mạc chi tri dã[16]”.
 
[16] Theo Luận ngữ.

 
Đặc biệt thời kỳ Tống, Nguyên sau này, khi cái lý học dần dần thấm nhuần trong tư tưởng của quần chúng nhân dân thì vấn đề tự sát được biểu hiện dưới những hình thức, thậm chí là những thủ đoạn đơn giản mà tinh vi hơn rất nhiều nhằm bảo vệ cái gọi là trung nghĩa, tiết liệt của người quân tử. Và dường như người ta cũng ưa lựa chọn cái “long xà” làm nơi thực hiện hành động treo thân mình tự sát để bảo vệ danh phẩm của mình. (Tất nhiên đây là việc làm của những người có thân phận cao quý trong xã hội.) Họ tìm đến hình thức tự sát này chẳng những để bảo vệ danh giá của gia tộc mà còn vì Tổ quốc. Mặc dù họ đã chết nhưng vẫn còn thế hệ con cháu sau này cung kính mà tưởng nhớ. Những hành động lập cờ biểu, lập bàn thờ, lưu danh sử sách đều là những thủ đoạn của những người đương quyền trong hiện tại hay quá khứ nhằm đề cao, tán dương những thứ được gọi là đạo đức hoàn thiện theo kiểu “dị dạng” đó. Thành thử hình thức này đã trở thành hành động “diễn trò” tồn tại trong suốt mấy triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Khi Sùng Trinh lên ngôi hoàng đế đã đưa ra lệnh chỉ những người thân cận, gần gũi nhất với mình mới được phép diện kiến, song hành cùng với nhà vua, còn những kẻ khác không có cơ hội này. Tin tức truyền đến, một số trung thần lũ lượt tìm cách treo mình lên xà nhà quyên sinh nhằm phản đối. Với hành động ấy, lẽ đương nhiên những người này sẽ được ghi danh trong sử sách. Một trường hợp khác, người mẹ khi biết con rể chết, người con gái đang còn xuân trẻ của mình buộc phải thủ tiết thờ chồng sẽ vô cùng khốn khổ. Bà đắn đo suy tính, hoặc là khuyên con nên bỏ đi cái chữ tam tòng, mặc kệ việc đánh mất danh tiết mà đi bước nữa, hoặc là giữ lấy hai chữ tiết trinh mà khuyên con mình treo cổ tự vẫn để trở thành tấm gương liệt nữ và được người đời sau truyền tụng, ngợi ca, lưu danh sử sách. Trong lịch sử những trường hợp như trên thường thấy rất nhiều.
 
Cho nên, dù không có số liệu thống kê một cách tuyệt đối nhưng nhìn một cách khái quát có thể quả quyết rằng treo cổ là phương thức tự vẫn được con người lựa chọn nhiều nhất trong lịch sử từ cổ chí kim. Mặc dù vậy nhưng ở thời cổ đại, một khoảng thời gian rất dài không có hồn ma treo cổ nào được quan tâm một cách đặc biệt. Chính vì vậy, có thể thấy loại hồn ma treo cổ xuất hiện tương đối muộn. Sau này, những người treo cổ tự vẫn đi vào các câu chuyện ma quỷ một cách rất tự nhiên, như ác ma đội lốt thái tử trong Tả truyện hay người con gái họ Cung trong câu chuyện Hồng diệp truyền thi trích từ Bắc mộng tỏa ngôn xuất hiện thời kỳ Ngũ Đại. Nhưng tất cả những linh hồn chết do thắt cổ tự vẫn này thường đều trở thành những linh hồn kỳ dị. Do những quy định nghiệt ngã của gia tộc đã chia cắt mối tình trong sáng giữa người con gái họ Cung xinh đẹp và chàng thư sinh Lý Nhân thông minh, tuấn tú. Tuyệt vọng, đau khổ vì tình yêu tan vỡ, nàng tìm đến cái chết. Nhưng:
 
Sau khi chết, linh hồn người con gái họ Cung vẫn vấn vương, không rời chàng thư sinh họ Lý. Vài năm sau, Lý Nhân đột nhiên lâm bệnh nặng. Gia đình thuốc men tìm người chạy chữa khắp nơi vẫn không khỏi. Một hôm, có vị đạo sĩ già đi qua, người nhà bèn mời vào xem bệnh. Đạo sĩ phán “Người này có âm tà đeo bám” nên sắp ấy lá bùa hòng xua đuổi tà ma. Từ khi có những lá bùa yểm bên người Lý Nhân, linh hồn người con gái họ Cung không còn chỗ đeo bám đành phải cáo từ ra đi.
 
Xem ra linh hồn treo cổ tự vẫn ấy không những đa tình mà còn vô cùng lương thiện. Nhưng xét về diện mạo bên ngoài hay tính cách bên trong của người con gái họ Cung kia so với những hồn ma khác cũng không có gì khác biệt. Ngay cả việc dùng âm khí thâm nhập vào người ở dương thế cũng là chuyện rất đỗi tự nhiên như những hồn mà khác vẫn thường làm. Tất nhiên, trong những câu chuyện viết về đề tài ma quỷ không thể thiếu những chi tiết được người viết cường điệu hóa một cách đặc biệt. Đó là những yếu tố kỳ ảo làm nên nét độc đáo, cuốn hút cho từng câu chuyện. Và truyện về người con gái họ Cung dẫn ra trên đây cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
 
Nhưng để hình ảnh hồn ma treo cổ tự vẫn trở thành đề tài được định danh trong lịch sử các câu chuyện cổ thì ít nhất chúng ta cũng phải vượt qua được nỗi sợ hãi đơn thuần trước những câu chuyện ma quỷ đó. Đứng từ phương diện văn hóa mà nhìn nhận thì có lẽ bắt đầu từ thời Nam Tống, trong Di kiến chí, yếu tố ma quỷ đã chính thức xâm nhập vào trong các câu chuyện cổ. Tôi cho rằng hiện tượng này ít nhiều có liên quan đến những hạn chế nhất định trong khả năng trị quốc của triều đình đương thời, do đó có thể lý giải phần nào nguyên nhân khiến cho số lượng các vụ treo cổ tự vẫn ngày một gia tăng trong xã hội thời kỳ đó. Tuy nhiên, điều này chúng ta sẽ từ từ bàn đến sau.
 
 


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.