Đọc truyện Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 1) – Chương 19- part 4
Nhưng không biết bắt đầu từ khi nào, chốn địa ngục này khi du nhập vào Trung Quốc biến thành nơi dành riêng cho phụ nữ. Lương Cung Thần, người thời nhà Thanh trong cuốn Bắc đông viên bút lục kế biên, quyển năm, Phật mẫu háo đạo có viết: “Trước tiên sẽ gặp dòng sông máu mênh mông không thấy bờ bến, có vài người phụ nữ hoặc ngâm mình trong nước, hoặc đang đầu tóc bồng bềnh, hoặc nằm nghiêng người để ngủ, máu chảy vây quanh thân mình.” Những người phụ nữ này phạm tội gì mà bị rơi vào dòng sông máu, điều này thật không dễ nói. Nhưng trong Tử bất ngữ của Viên Mai, quyển hai mươi hai, Ngô sinh lưỡng nhập âm phủ có trích dẫn một đoạn, từ đó ta có thể lý giải phần nào nguyên nhân xảy ra sự việc này. Trong một thời gian rất dài, con người cho rằng phụ nữ bị vào dòng sông máu bẩn là vì người phụ nữ đó từng sinh con, trong câu chuyện này, Viên Mai mượn lời nói của một cụ bà để phản bác:
Ngô hỏi: “Nương tử của tôi chưa hề sinh con, hà tất phải vào nơi đây?” Cụ bà đáp: “Trước đây ta đã nói rõ, ao này không phải để cho những người từng sinh con đến. Sinh con là điều thường tình ở nhân gian, hà cớ gì phải chịu tội!”
Cách nhìn sai lầm đã bị Viên Mai phản bác, trong Đàm chân dật sử cũng có một bản, hồi sáu trong sách nói, người phụ nữ sinh con, bản thân đã có tội “huyết chủng tam quang”, còn nếu khó đẻ mà chết, thì tội cộng thêm tội: “Lúc đó oan nghiệt theo người, linh hồn phải chịu tội, Diêm Vương lão tử rất lợi hại, tra trong cuốn nghiệt bạc, gọi những tên quỷ đầu trâu mặt ngựa dẫn vào ao máu bẩn, không được lộ đầu. Lại có chim ưng và rắn đến mổ, có ác khuyển đến cắn.” Cũng đều là máu trong cơ thể con người, nhưng máu từ dưới cơ thể của người phụ nữ chảy ra là loại ô uế, thậm chí còn có chút tà lực và đó chính là lý do vì sao mà mặt trời không được sáng chói như trước nữa cũng là kết quả của “huyết trung”. Cách nhìn sai lầm của các thầy mo hầu như có liên quan đến tính thần mật của đạo học. Đạo học lưu đến hạ tầng, thì thường sẽ sinh thành yêu nghiệt, trong mắt họ, phía dưới cơ thể của phụ nữ có một lực ô uế rất lớn, không những có thể làm ô nhiễm môi trường, làm tam quang mất màu, mà trên chiến trường vào thời đó có thể làm vũ khí hồng dịch đại bác của đạn nguyên tử mà biến thành câm. Đầu đời nhà Thanh, Đổng Hàn cũng nhắc đến điều này trong cuốn Tam phong thức lược:
Trước tiên là cầm chân kẻ xâm lược ngoài thành, trong thành được bảo vệ hết sức cẩn thận, dùng lực tấn công ba lần, nhưng không thể khắc phục được. Kẻ địch yếu thế, tìm kiếm hàng trăm người phụ nữ, để lộ bộ phận dưới thân, đặt lộn đầu lại, hướng về phía cổng thành trêu ghẹo, rồi nói: “m môn trận ”, pháo trên thành đều không thể nổ được. Trần Vĩnh Phúc tướng quân vội vàng tìm tăng nhân, thuật lại chuyện xảy ra, lệnh xích thân lập trận đối khâu, và nói “dương môn trận ”, pháo của kẻ địch đúng là phải lùi lại phía sau không dám bắn nữa.
Cách đấu âm dương giữa quan và “phỉ” đều cùng một sư truyền. Đồng Hàn còn nói: “Sau đó đám cướp còn dùng lại vài lần cách đánh này, và thường rất linh nghiệm.” Qua đó có thể thấy, uy lực của các thầy mo trong nhân gian nhiều khi cũng khiến cho đại phu tin tưởng.
Nhưng còn kiểu người đần độn bỗng chốc quên mất chính bản thân mình thì bắt đầu từ đâu mà có. Rõ ràng đó chỉ là số ít và những người như thế chỉ nói ra những lời nói ngu muội, vậy là truyền thuyết về dòng sông máu bẩn chuyên dùng làm nơi dành cho người phụ nữ đã sinh con cũng không còn hợp thời nữa. Từ đây lại xuất hiện một cách nói khác, tất nhiên vẫn là nơi lập riêng cho phụ nữ. Như trong Tề công toàn truyện, hồi một trăm năm mươi lại cho rằng:
Những người phụ nữ này, có người không kính bố mẹ chồng, có người không tiếc ngũ cốc, có người không tín thần phật, có người không tôn trọng chồng… sau khi chết đều phải vào ao bẩn uống máu.
Còn Viên Mai thì cho rằng, phải vào ao máu bẩn là những người phụ nữ có hành động độc ác, tàn nhẫn với tì thiếp:
Đi đến một nơi, gặp một vũng máu lớn, người phụ nữ ở bên trong đang khóc than ai oán. Thường nói: “Đây là nơi Phật gia tạo ra có tên gọi “huyết ô trì”. Những người vào ao này là những người lúc sinh thời đã rất độc tàn với tì thiếp, phàm là những tì thiếp già gặp máu không ngưng, thì đều vào từ này.”
Theo như Kỳ Vân giải thích trong Việt vi thảo đường bút ký, quyển chín: “Có người ra đi một cách bất thường, đến cõi âm hỏi âm sứ, nhân gian niệm tụng “huyết bồn kinh sám”[25], có tác dụng gì không? m sứ một mực phủ nhận, trong cõi âm không hề có ao máu bẩn, cách nói về dòng sông máu hoàn toàn là lừa bịp, mục đích là để lừa tiền của phụ nữ.”
[25] Nghĩa là: đọc kinh sám hối bồn máu.
Kẻ nói điều này chủ yếu là nói với những người phụ nữ cả tin, mà phụ nữ thì không tránh khỏi việc sinh con đẻ cái, lại tưởng rằng như vậy là có tội, mà có tội thì không thể không xám hối, và có bao nhiêu tiền tài đều ra sức làm công đức hết thảy.
Trong Ngọc lịch bảo sao lại có nhiều cách lập luận rất hoang đường, trái với đạo lý, duy nhất có việc này là có vẻ hợp tình hợp lý hơn cả, thậm chí cả đàn ông cũng nói vào ao máu, đương nhiên bên trong vẫn có không ít những lời nói ngu muội:
Lập ra cái ao bẩn này, bất luận là nam hay nữ, phàm khi ở trần thế không chăm thần trước phật sau, không kiêng nhật thần, như là ngày Mười bốn, Mười lăm tháng Năm, ngày mồng Ba, Mười ba tháng Tám, mồng Mười tháng Mười, vào những ngày này nam nữ phạm điều giao cấu, thần sẽ giáng bệnh nặng mà chết, sẽ phải chịu nỗi khổ dưới địa ngục, không ngóc đầu lên được. Và nam phụ mà giết, máu chảy thần bếp, phật miếu đường kinh điển là dùng giấy ấn dấu lên, tất cả để lên trên vật tế lễ, chịu qua những khổ cực dưới âm phủ, được giải vào ao máu, vẫn không dễ dàng được xuất đầu lộ diện.
Du Việt trong cuốn Hừu đài tiên quản bút kỷ, quyển năm lại nhắc đến một cách nói mới. Du Quân là người ra đi bất thường thuật lại: “Ao máu bẩn chuyên trị nam tử. Phàm là người đàn ông cưới một vợ, không phải vào ao này, lấy người thứ hai sẽ bị vào ao này một lần, cưới ba lần, vào ao này hai lần. Nếu như là người có thiếp, xem số thê thiếp mà biết số lần mình phải vào ao máu.” Để ao máu bẩn biến thành địa ngục của những kẻ lắm thê nhiều thiếp, vị Du Quân tiên sinh ra đi một cách bất thường này có quan niệm về nữ quyền, rất giống như trong những lời nói bóng gió của tác giả Du Lý Sơ trong Quý tị tồn cảo. Du Việt cho rằng, cách nói của vị bổn gia là “những người háo sắc có thể cai và sẽ không bị như vậy”. Quà nhiên không hổ thẹn là đệ tử của Tăng Quốc Phiên, đưa ý kiến của mình nói với âm phủ để sửa đổi, cải tiến cách dùng ao máu bẩn, chuyên dùng để trừng trị những kẻ ngoại tình, và những kẻ cùng nhau chạy trốn, những kiểu không có mai mối theo phong tục tập quán, bất kể là nam hay nữ, đều phải vào đó.
Có người nói dưới âm phủ không có ao máu bẩn, thực tế là có, chuyên để trừng trị những đôi nam nữ không tuân theo lễ nghĩa, có quan hệ bất chính ngoài vợ chồng, tất cả đều phải vào ao máu.
Ao máu bẩn lại trở thành một hình phạt dưới âm phủ, vì thế nó ở gần điện Diêm Vương. Nhưng cách nói xuất hiện sớm nhất lại không phải như vậy. Ở đoạn trước chúng ta có giới thiệu về sông Nại, có sách thì nói ao máu bẩn ở ngay dưới chân cầu sông Nại, chỉ cần trượt chân ở trên cầu là rơi vào ao này, và không phân biệt nam – nữ, thiện – ác. Nghe nói ao máu bẩn ở quỷ thành Phong Đô cũng như vậy, nhưng chỉ là nước nông hơn một chút, bẩn thì có thể, còn máu thì tuyệt đối không có.
Mạnh bà quán
Mạnh bà quán là quán trà nơi chuyên cung cấp canh mê hồn. Tên quán như vậy là do tên của chủ quán là Mạnh bà, còn tên trà cũng giống như “cẩu bất lý”[26] và lấy tên của người để đặt cho tên đồ uống, gọi là “canh Mạnh bà”. Đây là quán mà hàng trăm năm nay chưa có bất cứ ai dám giả mạo tên hay ăn cắp thương hiệu cả.
[26] Nghĩa là: chó không đế ý tới.
Từ rất nhiều năm trước đây, trong các câu chuyện thần thoại Hy Lạp đã có khái niệm “vong tuyền”, hoặc gọi là “vong xuyên”, nhưng canh Mạnh bà ở Trung Quốc thì cho đến mãi sau này mới xuất hiện, chính xác là phải đến thời đại nhà Minh, người ta mới bắt gặp có sách viết về vấn đề này và điều này thật sự làm cho người ta cảm thấy xấu hổ. Nhưng trước khi xuất hiện thứ canh mê hồn này thì đã có những cách nói khác nhau về trà dưới âm phủ và trên trần thế. Vì sao lại có sự không đồng nhất trong cách nói như vậy? Bởi vì có người mặc dù đã xuống âm phủ rồi nhưng vẫn chưa được hoàn dương, cho nên không thể uống trà dưới âm phủ được. Bởi một khi đã uống vào rồi thì không bao giờ có thể quay trở về trần gian được nữa. Trong tập Thái bình dị ký, cuốn ba trăm tám mươi lăm có tên gọi Huyền quái dị viết: Thôi Thiệu sau khi đến âm phủ, được vị Vương phán quan đến gặp mặt. Khi có người mang trà tới, vị phán quan nói: “Đừng uống, đây không phải là trà ở nhân gian đâu!” Cuốn thứ tư, Trương Văn Quy trong Di kiên ất chí cua Hồng Mại thời Nam Tống nói rõ ràng, cụ thể hơn về vấn đề này như sau: “Có những thứ nước đặc biệt mà người mới đến nhất định không được uống, uống vào rồi sẽ không thể trở về trần thế được.”
Dưới âm phủ, không những trà không được uống mà các loại thực phẩm khác cũng không thể ăn. Và lý do của nó có thể được giải thích một cách đơn giản như sau, thức ăn dưới âm phủ là từ trần gian mà có, mà những thứ đồ cúng khi chôn cất nhất định sẽ bị biến chất, bị thối nát, thậm chí nó có thể biến thành một đống bùn nhão. Những thực phẩm thối nát này cũng giống như áo quần bị rách vậy, nhìn theo một khía cạnh nào đó thì ở dưới âm phủ nó lại rất tươi ngon. Linh hồn còn sống dưới âm phủ ăn những đồ nhìn thì còn rất tươi này, nhưng sau khi trở về trần gian, những thứ thối nát mà ta mang theo trong bụng từ âm phủ trở về cũng sẽ “hoàn trần”, và thế là dù không chết thì ta cũng sẽ mắc trọng bệnh. Đối với việc uống trà mà nói, đáng ra không cần phải để ý đến những vấn đề này, nhưng cũng không thể để linh hồn còn sống uống được, sẽ bị cháo nóng làm bỏng môi, nhìn thấy đậu phụ thối thì cũng phải thổi qua đã chứ! Nhưng trên thực tế, những cái gọi là ngoại lệ cũng không phải là ít, trong đó có truyền thuyết kể về việc một hồn ma sống uống đồ uống. Cuốn Vương Quốc Lương trong tập Kế huyền quái lục của Lý Bá Ngôn, người đời Đường viết, dưới âm phủ có một loại nước, chuyên cung cấp cho những người chỉ tạm thời đến âm phủ, nhưng vẫn phải quay về trần gian. Bởi vì sau khi uống, họ sẽ không quên những gì mắt thấy tai nghe ở âm gian, để sau này khi trở về trần thế rồi, việc lớn việc bé ở âm gian đều không được lãng quên, đặc biệt là sự tuyên truyền về việc bị quả báo dưới âm phủ, để khuyên răn người ở trần gian. Thật là tuyệt vời, bởi dưới âm phủ có loại trà uống vào có thể chống lại việc mất trí nhớ, và tất nhiên cũng có loại trà làm phai mờ ký ức, khi nào cần sử dụng thì có thể tạo ra được ngay.
Ngoài ra cũng có những ghi chép liên quan đến canh mê hồn, như cuốn thứ nhất Ký tiền sinh[27] trong tập Hà thượng chử đàm có nói, có thể nói đây là những ghi chép sớm nhất mà chúng ta có được.
[27] Nghĩa là: ghi nhớ lúc còn sống.
Có một kẻ tôi tớ khoảng mười hai, mười ba tuổi tự nói rằng kiếp trước là con của Hoài m Dân, có tên là Tiểu Khuê Tử, chết năm lên chín tuổi, khi chết thì mọi người đều ra một chỗ, nam nữ tụ họp, tất cả đều uống canh, chỉ có một mình cô là trẻ con, nên không có đồ để uống. Sau đó, do cố với một cái đồ sành, cô bị ngã xuống dưới đất, phải đi ra ngoài và không được uống nữa. Chính vì vậy mà sau khi được đầu thai trở lại nhân gian, cô mới nhớ được mình là con của gia đình Hoài m Dân. Năm ba tuổi, phụ thân bế cô đi đến một cây cầu mua bánh thì cô gặp lại phụ thân từ kiếp trước của mình, liền chìa tay ra và nói: “Con là Khuê Tử”, nhưng phụ thân không thể nhận ra cô. Cô vẫn luôn cầu mong được quay về nhà để gặp mẫu thân, và sau khi kết nối các sự việc từ kiếp trước thì ra hai gia đình lại có chung một con.
Loại canh mà mọi người uống đó chính là canh mê hồn, chỉ là không nói tên của món canh đó mà thôi. Không có việc bắt buộc phải uống canh, nhưng hầu hết các hồn ma đều muốn uống, vì thế chỉ có những kẻ cố chen vào mới có thể uống được, mà canh mê hồn là khi chuẩn bị đầu thai chuyển thế mới uống, cũng rất hợp tình hợp lý, không giống như những truyền thuyết trong dân gian, họ cho rằng con người sau khi chết đi, xuống đến âm phủ thì phải uống canh mê hồn trước, thế nên sau khi uống canh này xong, ngay cả bản thân mình là ai cũng không biết chính xác, thì làm sao còn có thể đi đến thập Vương điện, qua từ đường được đây? Cái cách nghĩ khi xuống dưới âm phủ là phải uống canh đó chỉ có thể gặp ở tiểu thuyết, điển hình nhất là Tam sinh trong Liêu trai chí dị.
Lưu Hiếu Liêm có thể nhớ được những việc ở kiếp trước của mình. Ông ta nói rằng một đời làm quan, đã làm nhiều việc thất đức, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của mình, chết vào năm sáu mươi hai tuổi. Lần đầu tiên gặp Diêm Vương, ông ta được đối xử giống như lễ của Hương tiên sinh, cho phép được ngồi và được uống trà. Nhìn màu sắc trong cốc của Diêm Vương có sự thay đổi khác thường, ám chỉ đó là canh mê hồn không nên uống, Dư U Vương tương kế tựu kế cầm chén quay vào một góc nào đó rồi đổ đi.
Cuốn Hồi dương ký cùa Trần Thục Văn cũng có đoạn viết:
Khi trời bắt đầu tối, quỷ sẽ chui ra từ nóc, nhưng lại đi về phía âm phủ, cái này rõ ràng là quả báo. Bỗng nhiên thấy bốn thần thổ địa dẫn Dư đi và dặn rằng: “Lần này đi có ba con đường, nhà ngươi cần phải đi đường ở giữa, hai con đường còn lại không phải nơi thích hợp để ngươi đi, trên đường đi có canh không được uống, có cầu không được qua, nếu ngươi phạm phải ba lỗi trên, ngươi sẽ không được sống trở lại nữa.” Dư đáp: “Vâng.” Trên đường đi quả nhiên có một bà lão đang bố thí canh, mùi thơm của canh vô cùng hấp dẫn, có rất nhiều người dừng ở đó uống canh. Dư đi đến nơi quả nhiên cũng được mời uống canh, Dư liền hất xuống đất. Quỷ liền đến đánh, bà bà nói: “Đây là của tam thế ban tặng, không được đánh.” Và thế là Dư may mắn thoát nạn.
Bà lão bố thí canh ở đây họ Mạnh, mà uống canh trước khi vào Quỷ môn quan là điều không hợp tình hợp lý.
Hồi thứ năm trong Kế Kim Bình Mai, tên của món canh mê hồn này bắt đầu có và còn xuất hiện Mạnh bà: “Thì ra cơm rượu cùa Mạnh bà là canh mê hồn, ăn xong thì lập tức hôn mê, kể cả người thân của mình cũng không nhận ra được.” Tác giả Đinh Xán Khang là người cuối đời Minh, đầu đời Thanh, vì thế nếu không nhầm thì chúng tôi đều cho rằng cách nói về canh mê hồn này bắt đầu xuất hiện từ cuối thời Minh.
Trước đây có hai cách nói về Mạnh bà bà, đó là Mạnh bà bà chính là thần tại Phong thần và Thuyền thần, ơ đây, Mạnh bà bà không phải là kiêm cả Phong thần, Thuyền thần, mà là do “Minh”, “Mạnh” hai chữ có âm đọc gần giống nhau, Mạnh bà cũng chính là Minh bà. Người thời Thanh có biên tập cuốn Ngọc lệ bảo tiền và trong đó có xuất hiện lý lịch của Minh thần:
Thần Mạnh bà sống ở thời Tiền Hán, lúc còn nhỏ học sách Nho giáo, hiểu biết tinh thông về kinh Phật, phàm là những việc quá khứ thì không nhớ đến, những việc của tương lai thì không cần phải nghĩ, ở đời chỉ làm một việc duy nhất là khuyên con người ăn chay, đừng sát sinh. Năm tám mươi mốt tuổi, tóc trắng như lông hạc, mặt hồng hào như mặt trẻ con, suốt đời là trinh nữ, chỉ biết mình họ Mạnh, người đời gọi là Mạnh bà bà, rồi vào núi tu hành. Đến thời hậu Hán, thế nhân có người biết chuyện về kiếp trước, liền nhận là người nhà, tiết lộ âm cơ. Là do thượng thiên sắc lệnh cho Mạnh thị nữ xuống làm thần tại âm phủ, xây dựng một vọng đài, cho phép được sai khiến quỷ sứ, đem mười điện dự định phân phát đi các nơi để làm hồn ma của người, dùng giống như thuốc theo tục của trần thế, hợp thành loại canh giống rượu mà không phải là rượu, chia thành các vị đắng, cay, ngọt, bùi làm ngũ vị, các hồn ma chuyển thế, sẽ sắp xếp cho uống loại canh này, sẽ làm cho quên tất cả các việc ở kiếp trước. Dẫn đi về phía dương gian, hoặc nghĩ chảy nước miếng, hoặc cười ra mồ hôi, hoặc chảy nước mũi, hoặc tức giận, hoặc sợ nước miếng… phân thành một, hai, ba loại bệnh thường gặp. Người làm việc thiện sẽ làm ắt, tai, mũi, lưỡi, tứ chi dần nhớ về việc xưa kia, càng nghĩ càng thấy sáng suốt, tinh thông, ngày càng khỏe mạnh. Những người làm việc ác sẽ bị làm cho hao mòn trí tuệ, thần sắc, ngày càng mệt mỏi mà chết, có báo trước để cho con người hối hận mà hướng thiện.
Ở đài Cự thập điện Diêm Vương, ngoài điện có sáu cây cầu cao to, bốn phía hành lang có một trăm linh tám phòng, hướng phía đông có một đường đi, chỉ rộng một thước tư, phàm gặp hồn ma dù là nam hay nữ, đường đi trong hành lang thiết kế đều có đồ để mời uống loại canh này, bất luận là ăn nhiều uống ít. Nếu như có hồn ma không chịu nuốt loại canh này, dưới chân sẽ xuất hiện dao móc giữ lại, bên trên sẽ có ống đồng làm đau cổ họng, bị đau mà nuốt vào.
Nơi Mạnh bà bà quản lý có tên là “Vọng đài”, vì thế canh mê hồn cũng gọi là “vọng đài” hoặc “trà Mạnh bà”. Nhưng tác dụng của trà không chỉ làm cho người ta quên đi kiếp trước mà nó còn là một loại canh thần bí, nhìn thì giống như cùng một loại nhưng mỗi người uống canh này sẽ có kết quả không giống nhau. Nhưng quả báo ở kiếp sau chẳng phải đã được Diêm Vương định sẵn rồi sao, hà tất phải để Mạnh bà bà làm việc này? Thật sự là không hiểu được! Ngoài ra, Ngọc lịch bảo sao đã viết tất cà những nơi dưới âm phủ thành lao ngục, người từ bi như Mạnh bà bà mà bên cạnh mình lúc nào cũng đeo theo một bộ ống dao móc, hình phạt trở nên hiện đại hơn rất nhiều.
Ở một vài tiểu thuyết hoặc câu chuyện dân gian thì lại không phải như vậy, nơi Mạnh bà bà quản lý có tên gọi là thôn Mạnh bà hoặc quán trà Mạnh bà, cái tên cũng cho ta thấy nó có chút tình người hơn. Nhưng vẫn còn một cách nói vô cùng cực đoan, biến canh mê hồn trở thành một loại cực hình ép cung của thế hệ sau này. Đời Thanh có người tên là Phục Thư viết một cuốn tiểu thuyết tên là Thố hồ lô, hồi thứ mười sáu có trích dẫn:
Thì ra dưới âm phủ, nếu ai ai cũng phải dùng pháp hình để lấy cung, thì một ngày làm Diêm Vương cũng sẽ rất khó. Điều may mắn, kỳ diệu nhất ở đây chính là bát canh Mạnh bà. Theo cách nói trong dân gian “canh Mạnh bà giống như rượu lễ, giống như tương, người tốt ăn vào say ngất ngưởng, kẻ ác ăn vào sẽ phát điên”. Thảo nào Đỗ thị lúc đang khát uống bát canh này vào, cũng không cần phải dùng hình phạt kẹp ngón tay đã kể lại hết mọi chuyện. Mạnh bà bà sau khi ghi lại mọi chuyện, làm một tờ khai cung cáo trạng xong, đặt đến chỗ người khám nghiệm tử thi, rồi đem xuống dưới điện thứ mười.
Ở đây, nụ cười của Mạnh bà bà lại trông giống như ngưu đầu a bang, nhưng cái này chỉ gặp ở tiểu thuyết Nhất gia chi ngôn và chưa từng được người khác tin tưởng vào âm tào địa phủ.
Theo lý mà nói, không cần biết là có hay không có canh Mạnh bà bà, con người cũng sẽ không nhớ được kiếp trước của mình. Trước thời đại nhà Minh cả ngàn năm đều như thế cả, và dường như cũng không xảy ra đại loạn nào, vậy thì hà tất phải làm thêm việc này, đột nhiên thích uống bát canh này ư? Đương nhiên đó là một luận cứ, và cách nói về việc luân hồi chuyển kiếp thì rất hay. Nhưng dường như không phải chỉ cần có một lý do này thôi.
Trong các câu chuyện về ma, hồn ma ở dưới âm phủ có thể ghi nhớ những việc ở kiếp trước, bởi thế họ mới có thể có sự qua lại trong giấc mộng đối với người thân ở trần gian, có những cuộc hẹn lưu luyến bịn rịn như lúc sinh thời, giống hệt như cuộc sống ở dương thế đang được kéo dài vậy. Đến khi hồn ma đầu thai chuyển thế làm người thì lúc đó mới chính thức vĩnh biệt, và hồn ma chuẩn bị đầu thai làm người kia sẽ quên tất cả những gì thuộc về kiếp trước, ngay cả lúc đến nhân thế rồi, gặp mặt nhau mà như không hề quen biết, còn đi đâu tìm mối nhân duyên tái thế? Pháp uyên châu lâm, quyển bảy mươi năm dẫn một câu chuyện trong Chí quái truyền kể lại rằng: “Khi đã thành người ở trần thế, dung mạo sẽ không giống ở kiếp trước nữa”, cái “đạo lý” này làm cho người và ma đều cảm thấy bị tổn thương. Đây cũng chính là sự xung đột giữa thuyết luân hồi của đạo Phật với tình cảm con người của người Trung Quốc, nhưng canh Mạnh bà đã đem đến cho con người chút hy vọng, hồn ma chuyển sinh uống canh Mạnh bà sẽ quên hết tiền duyên kiếp trước, nhưng nếu không uống, khi tái thế sẽ có một cơ hội về mối nhân duyên từ kiếp trước. Đương nhiên, cơ hội này vô cùng mong manh, vì vậy có nhiều hơn cũng chỉ là gửi gắm tình cảm của hồn ma vào người đang sống mà thôi.
Nhưng không cần biết như thế nào, tang lễ trong dân gian đã đem việc trốn tránh uống canh Mạnh bà trở thành một nghi lễ không thể thiếu. Trung Hoa dân quốc phong tục chí nói về phong tục của Hồ Châu, Chiết Giang:
Tục truyền rằng sau khi chết, con người cần phải ăn canh Mạnh bà để tâm hồn bị mê hoặc. Lúc lâm chung, ngoài việc trong miệng ngậm thỏi bạc ra thì còn phải dùng lá cam lộ làm thành một lăng (củ ấu) mang theo, trong tay lại đặt một túi lá chè, cho rằng người chết có hai thứ này trong tay, thì không cần phải uống canh Mạnh bà.
Mà ở Thọ Xuân, An Huy còn đơn giản hơn rất nhiều, là “lúc khâm liệm cần một túi lá chè, kèm thêm một ít đất đặt vào lòng bàn tay của người đã mất”. Có vài nơi làm các thủ tục mới hơn như Bắc Kinh, Ai Tân Giác Mộng… Doanh Sinh tiên sinh khi nói chuyện đến phong tục “đập chậu” lúc phát tang: “m phủ có một vị “Vương ma ma”, ép người chết phải uống canh mê hồn, làm cho thần trí bị mê hoặc và không được đầu thai, vì thế nhà có tang phải chuẩn bị một chậu sứ có lỗ, lúc phát tang sẽ do “hiếu tử” đập mạnh xuống đất, nếu đập vỡ, cái chậu đó sẽ theo người chết xuống âm phủ, canh mê hồn của Vương ma ma sẽ bị rơi hết ra ngoài.
Tuy là như vậy, nhưng chủ trương của tôi là sẽ thật thà mà uống hết bát canh mê hồn đó. Linh hồn của người chết khi qua Diêm La Đại vương, “nhiệt đường” của những quỷ đầu trâu mặt ngựa, ma canh ngục, không cần phải nói đến cửu âm thập bát địa ngục, mà ngay cả khi tùy ý làm những tiểu tiết như cắt giải, dầu phanh, chậu bọ cạp đất, rắn dùi lỗ, cắt lưỡi, móc mắt để cho họ nhận biết được một hai loại, chỉ cần đứng xem bên cạnh cũng đủ làm cho thần kinh của con người tan vỡ, sụp đổ, nếu còn nhớ được những điều đó khi vào bụng mẹ, e rằng đến khi chào đời thì đã bị thần kinh phân liệt rồi.