Bạn đang đọc Tào Tháo Thiên Bá – Chương 3: THÀNH LẠC DƯƠNG SAY ĐẮM LÒNG NGƯỜI
Lạc Dương – mặt trời trên sông Lạc Thuỷ, sừng sững bên bờ đông sông Lạc Thuỷ.
Thành Lạc Dương là một trong những thành phố nổi tiếng trong lịch sử, còn gọi là Đông Đô, nhìn về phía thành Trường An của Quan Trung. Lạc Dương nằm trên thung lũng Y Lạc phía tây bắc tỉnh Hà Nam hiện nay, cách mặt nước biển chừng hơn mười ngàn mét, mặt trông về hướng nam, khống chế cửa Long môn Y Khuyết, vùng đất quan trọng về mặt quân sự thời cổ. Phía bắc dựa vào núi Mang, phía đông gần cửa Hổ Lao, mặt tây là cửa Hàm Cốc, con đường dẫn tới đồng bằng Quan Trung. Thung lũng Y Lạc xung quanh là núi, mưa thuận gió hoà, do bốn con sông Y, Lạc, Than, Gián bồi đắp nên.
Năm 1122 trước công nguyên, các bộ lạc ở phương Tây liên quân với nhau, tôn Chu Vũ Vương làm minh chủ, đánh vào kinh thành nhà Thương, huỷ diệt vương triều Ân, Thương kéo dài hơn sáu trăm năm, lập nên chính quyền Tây Chu, lấy gia tộc, thiên hạ làm chủ. Chính quyền mới vẫn ở Cảo Kinh, gần với thành Trường An bây giờ. Để tiện quản lý những bộ lạc còn sót lại của vương triều Ân, Thương nằm rải rác trên một vùng rộng lớn thuộc nửa phần phía đông, chính quyền giao cho Chu Công Đán và Triệu Công xây thành Lạc Dương ở bờ bắc sông Lạc Thuỷ, làm nơi kinh lược của vương triều nhà Chu với vùng đất phía đông. Về sau, khi Chu Công Đán lên ngôi, thường hay đến đây gặp các chư hầu, bàn việc triều chính. Lạc Dương trở thành một thị trấn quan trọng phát triển văn hoá, kinh tế ở Trung Quốc.
Đến thời vua Chu Bình, dời đô từ Cảo Kinh đến Lạc Dương để tránh loạn Khuyển, Nhung, Lạc Dương thành kinh đô, văn hoá và kinh tế rất thịnh vượng. Hơn một ngàn năm sau, Lưu Tá sinh ra ở Nam Dương, là mạt duệ vương thất nhà Tây Hán, khi tiến đánh Vương Mãng năm cuối Tân vương triều đã gây nên cảnh hỗn loạn, thành Trường An đổ nát. Triều đình quyết định dời đô về thành Lạc Dương, nơi có nền kinh tế và một số mặt khác, hơn hẳn Trung Nguyên. Thời Đông Chu, thành Lạc Dương cũng bị chiến tranh tàn phá. Trên cơ sở thành cũ, người ta xây dựng kinh thành cho Triều đình mới hơi lùi về phía nam, còn gọi là vương triều Đông Hán. Lưu Tú là vị Hoàng đế đầu tiên của Đông Hán – Quang Vũ đế.
Thành Lạc Dương mới nằm giữa núi Mang và sông Lạc Thuỷ. Thành xây phía bắc cao hơn phía nam. Từ nam đến bắc dài chín dặm. Từ đông sang tây rộng sáu dặm, trông như một hình chữ nhật, còn gọi là “thành chín và sáu”.
Nội thành có hai mươi tư đại lộ đi từ bắc xuống nam, và từ tây sang đông. Hai b đường trồng liễu và cây hoè. Giữa các đại lộ là khu vực dân cư. Những con đường lớn dẫn ra cổng thành rộng chừng trăm hai mươi thước và dài một ngàn năm trăm thước. Giữa thành phố có con đường nhà vua hay đi gọi là ngự đạo, có tường vây hai bên, cao khoảng năm thước. Vua Đông Hán Vũ đế xây lại “Nam cung” như sơ đồ thành cũ. Ăn ở và làm việc đều ở đây. Phủ Tư đồ, phủ Tư không, phủ Thái uý đều không có ở phía đông Nam cung. Đến đời Đông Hán Minh đế lại cho xây thêm “Bắc cung” ở phía tây bắc “Nam cung” đành cho Hoàng đế và hoàng tộc ở và sử dụng. Ở Bắc cung cũng có bốn cửa lớn, tên gọi giống như bên Nam cung: Chu Tước (nam), Thương Long (đông), Bạch Hổ (tây) và Huyền Vũ (bắc). Nối liền hai cung là một đường hầm hai tầng, để vua đi từ cung này đến cung khác cho an toàn. Vua đi đường ở tầng trên.
Đức Đương điện là cung điện chủ yếu ở Bắc cung. Vua thường đến đây làm lễ vào những ngày quan trọng. Vua cũng thường gặp các đại thần tại cửa cung Chu Tước. Cung Hàm Đức, Chương Đài, Thìn Lộc, Tuyên Minh… khoảng tám cung điện lớn vây quanh Đức Dương điện. Về phía đông bắc thành Lạc Dương còn có cung Vĩnh An, gần đó có kho quân lương, là trung tâm cất giữ lương thực và vũ khí. Trong thành có nhiều nhà cao cửa rộng là nơi các quan chức ở. Tại cửa Thượng đông môn, Trung đông môn gần tường thành phía đông còn có nhiều dinh thự to, đẹp, không ít các quyền thần ở đó.
Thành Lạc Dương gần hết là cung điện, vườn hoa, dinh thự và lâu đài. Nhân dân cư trú bên ngoài thành. Trong và ngoài thành còn có ba khu “chợ” chủ yếu. Kim thị ở phía tây bắc Nam cung, một khu dân cư duy nhất ở trong thành, gồm những nhà buôn, những người giầu có lớn. Còn có Mã thị gần phía đông, Nam thị gần phía nam, những người bình thường và những người buôn bán nhỏ ở đây.
Năm Kiến Vũ thứ mười bốn (năm 38 công nguyên), cửa Bình Thành được gọi là cửa chính thành Lạc Dương. Từ cửa lớn Nam cung có một con đường lớn nối với cửa Bình Thành. Ngoài cửa Bình Thành là Nam thị. Bên cạnh con đường chính ở cổng thành xây hai cung điện để cúng tế. Một là của lễ giáo, tượng trưng cho Nho học. Mặt tây là Linh đài, đài thiên văn. Đó là phát minh khoa học quan trọng nhất ở Trung Quốc vào thời Đông Hán. Những dụng cụ quan sát trời đất đều đặt ở đây.
Nhân khẩu ở thành Lạc Dương khi đó, kể cả ngoài thành, có khoảng hơn một trăm vạn người.
° ° °
Thượng tuần tháng tám, năm Thiếu đế Quang Huy thứ nhất nhà Đông hán (năm 189 công nguyên) khoảng giờ Thân một buổi chiều nóng bức, có ba bị tướng cưỡi ngựa từ cửa đông thành Lạc Dương đi vào thành. Trời rất nóng, sau lưng họ như đang bốc hơi, ướt đẫm cả những bộ quân phục. Ba người đi đến một ngã từ thì rẽ về hướng bắc. Rõ ràng là họ đi đến nhà một hoạn quan.
Người đi đầu là một vị tướng mặt tròn, mắt to, râu ngắn, dáng dấp hơi ngộ nghĩnh. Qua cách ăn mặc, biết ngay ông là tướng quân cao cấp. Chừng mới hơn ba mươi tuổi mà ông đã quá béo, làm cho tay chân mang vẻ thô và ngắn, nhưng người trông rất tư thế. Nhìn dáng hiên ngang trên mình ngựa, đôi mắt có thần, dám chắc ông là người đã rèn luyện võ thuật rất nghiêm túc. Và cũng có thể thấy ông
Hai người đi sau lại rất giống nhau: cao to, tuấn tú, dáng vẻ hiên ngang. Vị tướng đi bên trái mặc đồ trắng, bộ râu hơi dài, nhưng không làm mất đi vẻ thư sinh. Vị tướng đi bên phải còn ít tuổi, mặc chiến bào màu hồng, trông có vẻ căng thẳng, tay phải cầm đốc kiếm, luôn nhìn trước ngó sau, làm như mình là quan trọng nhất.
Khi đó, vị tướng béo lùn đi đầu, nhăn trán suy nghĩ, nét mặt nghiêm như đang có điều gì băn khoăn.
Vị tướng mặc áo trắng cũng trầm mặc như đang mải nghĩ điều gì! Bỗng ông ngẩng đầu nhìn vị tướng đi đầu, rồi cho ngựa đi nhanh lên mấy bước, khi đã đuổi kịp mới quay sang hỏi:
– Tào công, hội nghị ở phủ đại tương hôm nay có khi đến khuya mới kết thúc được.
Vị tướng béo lùn quay đầu lại, nét mặt như nhạo cười, trông có vẻ vui hơn, ông nói:
– Đúng đấy, vì thế ta mới đến chậm một chút, kẻo phải ngồi lâu quá hoá buồn. Mấy ông quan lớn lúc nào cũng chỉ nghĩ đánh bại quân thù như thế nào, làm thế nào để có thêm quyền lực, họ không hề nghĩ tới toàn bộ sự phát triển của thời cuộc. Suốt ngày họ nghĩ ra âm mưu, tạo ra những điều cơ mật, những sự nguy hiểm. Suốt ngày chỉ hội với họp, nhưng ngay cả những điều cơ mật cũng có giữ được đâu! Thảo luận mãi về một sự kiện, nhưng cuối cùng kết luận được gì. Việc nào họ cũng làm cho rối lên.
Dừng một lát, chắc là để nuốt nước bọt, trời nóng khô cả cổ họng, sau vị tướng nói tiế
– Kể từ lúc Tiên đế băng hà, thời cuộc càng rối ren. Hồi tháng tư, lực lượng của đại tướng hơn hẳn lực lượng của Kiển Thạc, nhưng đại tướng vẫn do dự. Hình như đại tướng vẫn e ngại lực lượng của bọn Trương Nhượng, vẫn muốn tìm thêm một sự hỗ trợ nào đó to lớn hơn. Xem ra đại tướng sợ mình rơi vào thảm cảnh như Trần Phồn và Đậu Vũ.
Vị tướng béo lùn ngừng lời, ông lấy tay che mắt, nhìn lên trước một lúc rồi mới nói:
– Đã là một vị tướng quân, chỉ huy quân đội trong cả nước, vậy còn muốn tìm một lực lượng nào khác? Hơn nữa, lực lượng trong hoạn quan hiện nay không còn mạnh như trước đây ba năm. Như Kiển Thạc, là Thượng quân hiệu uý danh nghĩa là thống soái năm đạo quân của kinh thành, ngay cả quân đội trực thuộc sẽ giúp gì cho lão khi sự việc xảy ra. Trước mắt, ngoài số lính trong cung, những đơn vị khác mà Trương Nhượng chỉ huy cũng có nhiều đâu! Điều đáng quan tâm hơn cả là Hoàng đế ở ngay bên cạnh chúng, liệu có dẫn tới bi kịch ngọc và đá cùng tan nát không? Và cũng có thể, bọn hoạn quan cho quân đội tấn công kinh thành, nội chiến xẩy ra, dân cư ở phía đông và phía nam có thể gặp tai hoạ.
– Vậy thưa Tào công, theo ý ngài thì nên làm như thế nào?
Nói đến suy nghĩ của mình, vị tướng trở nên vui vẻ.
– Mới nhìn vào thì thấy khó, nhưng không hẳn thế. Sau khi Tiên đế băng hà, Hoàng thượng hiện nay còn nhỏ tuổi, quyền thế bọn hoạn quan chuyên dựa vào quyền thế của nhà vua, chắc sẽ bị tiêu diệt dần dần. Lẽ ra đại tướng quân phải dùng uy quyền của pháp luật trị tội những hành vi phạm pháp mới đúng! Tìm được những tội chứng của bọn hoạn quan, đưa ra xét xử theo đúng pháp luật. Bọn hoạn quan không còn đặc quyền đặc lợi, hết đường tác yêu tác quái. Binh pháp nói “Không đánh mà thắng mới là người biết đánh”. Giải quyết vấn đề chính trị bằng phương pháp chính trị mới là giỏi. Đấu tranh công khai, trực diện là điều bắt buộc. Nay nghe Hà tướng quân kêu gọi binh lính các nơi về để uy hiếp Hà Thái hậu thần hoạn quan, chuẩn bị một cuộc tàn sát đẫm máu là không nên…
Tuy đã gần trung thu, nhưng Lạc Dương vẫn rất nóng. Kể từ ngày mười ba tháng tư, vua Lưu Hùng tạ thế khi mới ba mươi tư tuổi, tình hình Lạc Dương ngày càng tồi tệ. Ai cũng cho rằng sẽ xẩy ra đánh nhau, lòng người buồn bã, nét mặt căng thẳng, nên dù là trời oi bức nhưng vẫn cảm thấy lạnh giá ghê người.
Giữa Hà Tiến và bọn Trương Nhượng đang có cuộc đấu tranh vô cùng ác liệt. Bất kỳ lúc nào cũng có thể bùng lên thành một ngọn lửa lớn.Â� Ba viên tướng đang bàn việc đó.
Vị tướng đi đầu là Điển quân hiệu uý Tào Tháo, một trong mấy vị chỉ huy năm đạo quân trong kinh thành. Từ sau khi lên kinh đến nay, vô hình chung Tháo đã bị cuốn hút vào một cuộc đấu tranh chính trị hết sức nghiêm trọng. Tháo ở trong một bối cảnh rất khó xử. Bởi vì cha là Tào Tung, con nuôi đại hoạn quan Tào Đằng. Tào Tháo là cháu của hoạn quan, nhưng Tháo phản đối việc tiếm quyền của hoạn quan vào cuối triều Hán. Tháo mong muốn cứu nước theo cách của mình. Bước chân vào quan trường, Tháo trở thành nhân vật chính chống lại tập đoàn hoạn quan. Nhưng tầng lớp sĩ phu thời đó không tín nhiệm người “cùng đường cùng hướng” với mình là Tháo, cháu của một hoạn quan. Họ thường nhìn Tháo với con mắt khác, lạnh nhạt và nghi ngờ. Bởi vậy, trong cuộc đấu tranh hiện nay, Tháo thấy khó chịu và bất lực. Tháo phản đối bọn hoạn quan, nhưng Tháo cũng không muốn đưa cuộc đấu tranh đến chỗ tàn sát lẫn nhau. Tháo giải quyết vấn đề chính trị bằng thủ đoạn chính trị. Những sĩ phu nhìn Tháo bằng con mắt nghi kỵ, cho rằng Tháo đã ăn ở “hai lòng”. Tháo biết điều đó, nên sau khi nói hết ý kiến của mình, Tháo lắc đầu và thở dài…
Hai vị tướng đi sau Tào Tháo là hai người anh em cùng dòng họ. Do không cùng huyết thống nên bề ngoài họ khác nhau. Người mặc áo trắng là anh, tên là Tào Nhân, tự Tử Hiếu. Tào Nhân tinh thông đao kiếm, giỏi về cung tên, thấu hiểu binh pháp. Người mặc áo hồng là em, tên là Tào Hồng tự Tử Kiêm. Hồng gan dạ, sức khoẻ hơn người, chuyên dùng song đao. Ngày nhỏ, nhân bọn cướp đến nhà, gia đinh bỏ trốn, một mình Tào Hồng với hai ngọn thanh đao đã giết được mấy tên, khiến chúng bỏ chạy. Việc đó nổi tiếng khắp vùng.
Hai anh em nhà Tào rất quí trọng Tào Tháo, lúc này cũng cặp kè hai bên như hai vệ sĩ.
° ° °
Tình thế rối ren ở Lạc Dương mà ba người nói tới, bắt đầu vào ngày mùng tám tháng tư năm đó.
Khi vua Lưu Hùng đang giải quyết công việc tại điện Gia Đức Nam cung thì bỗng mồ hôi vã ra như tắm, hai mắt chỉ còn lòng trắng. Tình hình sức khoẻ của vua đột nhiên như vậy, nên Thái giám không chờ đưa vua về tẩm cung để khám chữa bệnh, mà giải quyết cấp tốc tại chỗ nhưng không có kết quả. Năm ngày sau, ngày mười ba tháng tư, vua qua đời tại điện Gia Đức, thọ ba mươi tư tuổi, trị vì được hai mươi hai năm.
Trong số các Hoàng đế hậu Hán thì Lưu Hùng là người quan hệ mật thiết nhất với tập đoàn hoạn quan. Lưu Hùng không phải là con Lưu Chí. Sau khi Lưu Chí giết hại tướng quân Lương Ký, thế lực bọn hoạn quan trở nên to lớn vô cùng. Vua Lưu Chí chết năm ba mươi bảy tuổi và không có con. Theo ý Đậu Thái Hậu, Đậu Vũ và Trần Phồn đưa Lưu Hùng lên ngôi năm mười hai tuổi.
Lúc bấy giờ, đại tướng quân Đậu Vũ và Thái phó Trần Phồn, theo kinh nghiệm cũ, định làm binh biến, kiềm chế thế lực bọn hoạn quan trong giai đoạn giao thời. Nhưng Hoàng đế nhỏ tuổi ngây thơ đã tiết lộ kế hoạch bí mật trên cho bọn hoạn quan, dẫn đến tai hoạ thảm khốc lần thứ hai. Đậu Vũ, Trần Phồn cùng mấy trăm danh sĩ phái Thanh Lưu đã bị giết hại. Từ ngày đó, công việc triều chính nằm gọn trong tay bọn hoạn quan và bẽ lũ quan viên hèn hạ. Đời sống nơi cung đình cực kỳ xa hoa và thối nát.
Lưu Hùng được bọn hoạn quan nuôi dưỡng từ bé. Văn thì có Trương Nhượng, Đoạn Khuê trong nom. Võ thì do Kiển Thạc – Thượng quân hiệu uý, tổng chỉ huy tám đạo quân vừa thành lập ở kinh thành, khống chế.
Có lúc Lưu Hùng cũng biết độc lập suy nghĩ. Việc gì có lý thì dù bọn hoạn quan cản trở, nhà vua vẫn quyết làm bằng được.
Năm Quang Hoà thứ năm. (năm 182 công nguyên), Lưu Hùng hai mươi sáu tuổi trị vì được mười bốn năm. Nạn hạn hán nghiêm trọng, dịch bệnh tràn lan, tình hình thật nguy khốn, nhà vua đã cúng tế trời đất, tìm hiểu nguyên do.
Lúc này Tào Tháo là Nghị lang liền thừa cơ dâng biểu tâu rằng: “Thiên tai đến từ con người. Nay Tam công đồ ham chuộng hư danh, không tròn trách nhiệm, che chở nghịch đảng, phóng túng, ngang ngược, coi thường phép nước, người có đức hạnh bị giam cầm trong ngục… xã hội hỗn loạn, còn đáng sợ hơn cả thiên tai…”
Lưu Hùng nắm được ý của Tào Tháo, liền cách chức người đứng đầu Tam công là Tư đồ Trần Đam, thăng cho Thái thường Viên Ngụy làm Tư đồ; khiển trách Thái úy Hứa Hữu, Tư không Trương Tế. Điều tất cả các đại thần bị cách chức vì việc trên về Lạc Dương, và cử người làm Nghị lang. Những cải cách đó làm cho Triều đình náo động một thời.
Tháng mười năm Trung Bình thứ năm (năm 188 công nguyên), nửa năm trước khi nhà vua qua đời, Lưu Hùng nghe kiến nghị của đại tướng quân Hà Tiến, đi dự cuộc duyệt binh của quân đội.
Sau buổi lễ, Lưu Hùng hỏi Cái Huân – một viên Hiệu uý:
– Có một đội quân hùng mạnh như vậy, tại sao vẫn còn có người muốn làm loạn?
Cái Huân thừa cơ trả lời:
– Bởi vì lòng dân đối với bệ hạ còn có ngăn cách.
Khi đó binh lực của đại hoạn quan, Thượng quân hiệu uý Kiển Thạc rất mạnh. Kiển Thạc là đại thần tâm phúc của Hoàng đế. Bất giác Lưu Hùng quay lại nhìn Kiển Thạc. Kiển Thạc lúng túng không dám nhìn thẳng.
Lưu Hùng hỏi thêm Cái Huân:
– Nếu như trẫm tìm cách đãi ngộ thêm cho quân đội, tăng cường công tác kiểm tra huấn luyện, thì nhà ngươi thấy thế nào?
Cái Hu
– Thần nghe nói ngày xưa các bậc quân vương sáng suốt không bao giờ tổ chức duyệt binh. Vì bọn phiến loạn thường ở Châu, Quận nơi xa, nay Hoàng thượng triệu tập binh lính về kinh thành thì không những mọi sinh hoạt của quân đội đảo lộn, mà tác dụng của quân đội cũng không còn.
Lưu Hùng nghe xong thở dài nói:
– Ngươi nói rất có lý. Tiếc rằng trẫm biết nhà ngươi hơi muộn. Tại sao từ trước đến nay chưa ai nói với trẫm điều ấy?
Sau việc đó Cái Huân nói với Viên Thiệu – phó chỉ huy Trung quân Hiệu uý:
– Xem ra Hoàng thượng là người thông minh, nhưng từ lâu đã bị bọn người xung quanh bưng bít.
Bởi vậy Cái Huân đề nghị Viên Thiệu hợp sức với các nhân sĩ có chí khí diệt trừ bọn hoạn quan lấy lại sự sáng suốt cho nhà vua.
Đúng vậy! Càng về sau, Lưu Hùng càng thấy rõ bọn hoạn quan vây quanh mình là điều hết sức bất lợi. Tuy nhiên sau sự biến Đảng Cố đẫm máu lần thứ hai, nhân sĩ nhân dân đều ác cảm với bọn hoạn quan, nên ảnh hưởng của chúng có phần giảm sút. Năm Trung Bình thứ nhất (184 công nguyên), đảng Khăn vàng nổi dậy. Nhân cơ hội đó Lưu Hùng đưa các danh sĩ “phái Thanh Lưu” nắm các chức vụ quan trọng trong triều, trong quân đội, chống đối bọn hoạn quan, như Hoàng Phủ Trung, Chu Tuấn, Lư Thực chỉ huy quân khu Tư Lệ; như Viên Thiệu, Tào Tháo, Hạ Mưu, Thuần Vu Quỳnh chỉ huy tám đạo quân vừa thành lập trong kinh thành mà đều là các nhân sĩ chống đối bọn hoạn quan.
Có thể bọn hoạn quan đ đánh hơi thấy điều đó. Và để tự bảo vệ, chúng đã hạ độc vua Lưu Hùng. Sau các sự kiện trên khoảng nửa năm, vua Lưu Hùng bỗng phát bệnh nặng và chết tại điện Gia Đức. Thật là một việc rất khó hiểu.
Bệnh tình của Lưu Hùng rất nguy kịch. Nhà vua triệu kiến đại tướng quân Hà Tiến bàn việc hậu sự, nhất là vấn đề quyền thừa kế. Hà Tiến nguyên là một người làm nghề đồ tể rất giàu có ở thành Lạc Dương. Em gái vào cung trở thành quý nhân và sinh được Vương tử Biện. Sau khi Trương Nhượng, Đoạn Khuê kiến nghị, bà được lập làm Hoàng hậu, người anh là Hà Tiến càng trở nên phú quí. Hà Tiến đã từng giữ chức Phủ doãn Lạc Dương, và đã phụng chỉ nhận chức đại tướng quân, thống lĩnh đại quyền quân chính đi dẹp bọn giặc Khăn vàng.
Ở tuổi trung niên, Lưu Hùng sủng ái người đẹp họ Vương, sinh được Hoàng tử Hiệp, được nghĩa mẫu Lưu Hùng, vợ của Hán Hoàn đế, Đổng Thái hậu nuôi dưỡng. Đổng Thái hậu đã từng yêu cầu Lưu Hùng cải lập Lưu Hiệp làm Thái tử. Nhưng Lưu Hùng chần chừ vì không muốn phá vỡ nguyên tắc lập người kế vị của vương thất nhà Hán. Và đây là điều Lưu Hùng quan tâm nhất hiện nay.
Đổng Thái hậu bàn với Thượng quân Hiệu úy, đại hoạn quan Kiển Thạc, phế Thái tử Biện, cải lập Hoàng tử Hiệp. Nhưng Trương Nhượng và Đoạn Khuê là những người thân cận với Hà Hoàng hậu, chưa tán thành.
Sau đó, Kiển Thạc bàn riêng với Đổng Thái hậu: “Nếu muốn lập hoàng tử Hiệp, cần phải giết Hà Tiến, tránh hậu hoạ về sau”, Thái hậu đồng ý. Kiển Thạc liền cho Cấm vệ quân mai phục ở Nam cung, chuẩn bị giết Hà Tiến khi ông ta vào cung cùng Lưu Hùng bàn chuyện kế vị.
Phan Ẩị vệ trưởng của Hoàng đế, hàng ngày thân thiết với Hà Tiến đã biết âm mưu của Kiển Thạc. Ẩn bèn giấu mình ở trước cửa Nam cung chờ Hà Tiến đến. Chẳng bao lâu, Hà Tiến cùng mấy người hộ vệ đi vào từ cửa Bình Thành. Gần đến cửa cung thì nhìn thấy Phan Ẩn đưa mắt ra hiệu, lại nhìn vào thanh kiếm. Hà Tiến hiểu ý và dừng lại, nói với mấy người hộ vệ:
– Có kẻ gian, đi nhanh.
Hà Tiến được mấy người hộ vệ, từ một lối nhỏ, nhanh chóng trở về nhà riêng, và dặn dò đội vệ binh chuẩn bị chu đáo. Sau đó ời Viên Thiệu, Tào Tháo và một số người chống đối tập đoàn hoạn quan đến để bàn bạc.
Viên Thiệu đề nghị đưa ngay quân đội vào cung giết hết hoạn quan. Tháo lại cho rằng trong cung có nhiều hoạn quan, nếu người người đua nhau chém giết, thì ngọc và đá đều tan nát hết, hơn nữa Kiển Thạc lại có cấm quân, hai bên đều sử dụng binh đao nơi cung cấm, luật pháp sẽ không dung thứ.
Hai bên bàn bạc chưa dứt, thì Phan Ẩn cho người đưa tin Lưu Hùng đã mất, vấn đề thừa kế đang chờ xử lý. Nhân dịp này, nếu Đổng Thái hậu và Kiển Thạc mà cướp quyền thì tính mệnh của Thái tử Biện và Hà Hoàng hậu khó bề an toàn.
Tào Tháo đứng ngay dậy nói:
– Tình hình nguy cấp. Hôm nay phải lập xong vua mới. Lấy danh nghĩa Hà Hoàng hậu triệu tập tam công và văn, võ đại thần phù trợ Thái tử lên ngôi. Để đề phòng Kiển Thạc dùng vũ lực cản trở, chúng ta triệu tập đoàn quân cấm vệ của kinh thành, hộ tống đại thần vào Nam cung hoàn thành đại lễ chúc mừng Hoàng đế. Đồng thời cho người đi tphục Trương Nhượng, Đoạn Khuê những người gần gũi với Hà Hoàng hậu nên đứng trung lập. Như vậy đã chia rẽ tập đoàn hoạn quan, trước hết cô lập được Kiển Thạc. Tiến đến bãi bỏ quyền hành trong tay bọn hoạn quan bằng chế độ và pháp luật của nhà nước.
Tất cả mọi người đều tán thành ý kiến của Tháo. Hà Tiến với danh nghĩa đại tướng quân, điều động năm ngàn binh sĩ của quân cấm vệ theo Viên Thiệu Trung quân Hiệu uý, Tào Tháo Điển quân Hiệu uý và Hữu Hiệu uý Thuần Vu Quỳnh từ cửa Bình Thành, cửa Thuỷ Uyển, cửa Tân Tiến vào bố trí xung quanh Nam cung, không cho binh lính khác đến gần hoàng cung.
Kiển Thạc nhận được tin này thì đã muộn. Lão hết sức kinh ngạc. Sự việc diễn ra quá đột ngột. Hơn nữa các đại hoạn quan Quách Thắng, Triệu Trung thấy thế đã trở cờ, hình thành thế đối lập; Trương Nhượng, Đoạn Khuê thì yên lặng, không muốn tham gia. Kiển Thạc tự thấy thế lực mỏng manh, bèn rút tạm về bên Bắc cung.
Trong quân đoàn của Đổng Trọng, Phiêu Kỵ tướng quân, em trai của Đổng Thái hậu, tuy có nhiều người ở khu Tư Lệ, nhưng do đã có lệnh cố thủ tại trận của nguyên soái Hoàng Phủ Tung, tình hình trong cung chưa rõ ràng, nên không dám có hành động gì. Như vậy, hành động đoạt quyền của đại tướng quân hết sức thuận lợi, và giành được kết quả bước đầu.
Năm Trung Bình thứ sáu (189 công nguyên), mặt trời đầu hạ đã lên, vào đúng trưa ngày mười ba tháng tư, đại tướng quân Hà Tiến cùng văn, võ bá quan đến điện Gia Đức, lấy danh nghĩa của Hoàng hậu, lập Thái tử Lưu Biện, mười bốn tuổi lên ngôi Hoàng đế và phong Hoàng hậu họ Hà làm Hoàng Thái hậu.
Lưu Biện mới mười bốn tuổi, còn quá trẻ, việc lên ngôi vua đột ngột, chưa được học những điều cần thiết, nên cũng như trước đây, khi các Hoàng đế còn bé, Thái hậu phải lâm triều, giải quyết giúp các công việc quốc gia đại sự.
Hà Thái hậu lâm chính, đại xá thiên hạ để được trăm họ ủng hộ. Đồng thời đổi hiệu thành Quang Hy.
Tiếp đó, phong hoàng đệ Lưu Hiệp làm Bộc Hải Vương, phong Hậu tướng quân Viên Ngụy làm Thái phó, đại tướng quân Hà Tiến làm Lục thượng thư. Về mặt quân sự để Viên Thiệu và người em khác mẹ là Viên Thuật thống lĩnh cấm quân, Hà Tiến nhận chức Bắc quân Trung hầu. Tuân Du làm Hoàng môn thị lang. Trịnh Thái làm Thượng thư. Có khoảng hai mươi người trong phái Thanh Lưu nắm giữ quyền cao chức trọng. Có thể nói: kể từ hoạ Đảng Cố lần thứ hai đã hơn hai mươi năm nay, lần đầu tiên phái Thanh Lưu giành được cơ hội tham gia triều chính.
Nhờ có Tào Tháo kịp thời hiến kế, Hà Tiến đã giành được thắng lợi bước đầu. Nhưng vấn đề chính vẫn chưa được giải quyết, còn nhiều nguy cơ to lớn. Đại hoạn quan Kiển Thạc vẫn soái lĩnh quân đoàn, Tám đội quân mới thành lập trong kinh thành, có số người đông nhất. Thêm nữa, Hạ quân Hiệu uý Bào Hồng lại ủng hộ Kiển Thạc. Tào Tháo đã đến nói chuyện với Bào Hồng, nhưng Bào Hồng tỏ ý quanh co, vẫn nghiêng về phía Kiển Thạc. Tào Tháo đề nghị Hà Tiến phải đề phòng cả với Bào Hồng. Như vậy, lực lượng hai bên Kiển Thạc và Hà Tiến đủ sức để chống chọi với nhau.
Bên Hà Tiến có Trung quân quân đoàn của Viên Thiệu, Điển quân quân đoàn của Tào Tháo và Trợ quân Tả Hữu quân đoàn của Triệu Dung và Thuần Vu Quỳnh đem soi với Thượng quân quân đoàn của Kiển Thạc, Hạ quân quân đoàn của Bào Hồng còn yếu hơn một chút. Hơn nữa, quân đoàn thường trú ở quân khu Tư Lệ phần lớn là quân lính của Phiêu Kỵ tướng quân Đổng Trọng, bởi vậy nếu kinh thành xảy ra binh biến thì quân lực của Kiển Thạc chiếm ưu thế hơn.
Tào Tháo biết rõ điểm đó. Suy nghĩ hồi lâu, Tháo cùng Thiệu đi gặp Hà Tiến. Tào Tháo nói với Hà Tiến:
– Tình hình này không nên để kéo dài. Từ thành công bước đầu ta nên hành động quyết đoán hơn.
Hà Tiến thấy Tào Tháo phân tích đúng, liền gật đầu nói:
– Tướng quân nói rất đúng, nhưng không hiểu có kể sách gì hay?
Tào Tháo nhìn Viên Thiệu và nói:
– Vừa rồi tôi đã bàn bạc với Viên tướng quân, tình hình ở trong cung hiện nay rất có lợi cho chúng ta. Các đại hoạn quan nắm quân đội như Quách Thắng, Triệu Trung, sau khi nói chuyện, đã đứng trung lập. Quân lính ở trong cung trung thành với Kiển Thạc có khoảng hơn trăm người. Hiện nay Kiển Thạc đang lảng tránh ở Bắc cung, nhân cơ hội này ta tìm cách giết đi.
Viên Thiệu cũng nói:
– Tôi đồng ý với Tào tướng quân, nếu ta không nhanh chóng giết Kiển Thạc, để sau này chúng liên kết lại với nhau, tình thế sẽ vô cùng phức tạp.
Hà Tiến nói:
– Xin nghe theo ý kiến hai vị, tôi sẽ làm ngay.
Ba người bàn bạc hồi lâu, quyết định sẽ hành động vào ngày đại lễ chúc mừng Hoàng đế lên ngôi. Họ sẽ xin thánh chỉ của Hoàng đế để giết Kiển Thạc. Đầu giờ thân hôm đó, đại lễ chúc mừng Lưu Biện lên ngôi bắt đầu. Sau lời chúc mừng của các quan, đại tướng quân Hà Tiến dâng sớ tâu trình: bọn Kiển Thạc không theo Hoàng đế, tụ tập ở Bắc cung, chuẩn bị nổi loạn, xin Hoàng thượng hạ chỉ đến hỏi tội.
Lưu Biện được Hà Thái hậu chỉ dẫn đã hạ chiếu cho Hà Tiến. Hà Tiến lĩnh chỉ, đường đường chính chính, đem theo hơn hai ngàn cấm quân đến Bắc cung.
Trước đó Tào Tháo đã cho quân vây quanh Bắc cung. Hà Tiến lĩnh chỉ đem quân kéo tới, phối hợp cùng với số quân sẵn có tiến công Kiển Thạc.
Binh lính của Kiển Thạc liều chết xông ra chống trả. Tuy đã hết sức, nhưng Kiển Thạc không sao địch nổi. Quân của Hà Tiến đột nhập vào cung. Sau một hồi hỗn chiến, quan quân của phía hoạn quan đã thương vong gần hết. Kiển Thạc, đầu tóc rũ rượi, hai mắt đỏ ngầu, cũng chém giết, và cũng bị hàng chục mũi đao đâm vào người. Cuối cùng Kiển Thạc phải chạy vào vườn ngự uyển, chạy ra phía cửa thành Bắc, về chỗ quân của Đổng Trọng. Một mình lão ẩn trong vườn hoa, tưởng rằng có thể chạy thoát vì không ai nhìn thấy. Nào ngờ Quách Thắng, tay cầm dao dẫn một số lính tới nơi. Kiển Thạc biết Quách Thắng thuộc nhóm trung lập, nên cầu xin:
– Xin Quách Thường Thị cho tôi một lối thoát…
Nào ngờ Quách Thắng là loại người thức thời, thấy thế lực của Kiển Thạc đã tàn, nếu bắt được hắn sẽ có cơ hội làm thân với Hà thái hậu, với Hà Tiến. Và Quách Thắng liền cho quân đến trợ chiến. Kiển Thạc hết lời van xin, Quách Thắng
– Kiển Thường Thị, tôi không còn cách nào khác. Không giết ông, người ta sẽ giết tôi. Việc đã đến nước này xin ông bằng lòng vậy.
Kiển Thạc ngửa mặt trông trời mà than rằng:
– Không ngờ ta lại rơi vào tình cảnh như thế này!
Kiển Thạc cầm gươm chỉ vào Quách Thắng mắng to:
– Đồ phản bội, trước sau gì rồi mày cũng chết nhục chết nhã!
Và Kiển Thạc vừa xông lên được vài bước đi bị binh lính của Quách Thắng vây quanh chém giết loạn xạ. Sau một tiếng thét lớn, Kiển Thạc đã ngã xuống. Quách Thắng chạy đến chặt lấy thủ cấp, đi báo công với Hà Thái hậu.
Kiển Thạc chết. Xung đột lần đầu giữa phái hoạn quan và phái Thanh Lưu cũng kết thúc.
Hà Thái hậu hạ lệnh phong Viên Thiệu làm tổng chỉ huy tám đạo quân trong kinh thành.
° ° °
Nhưng cuộc tranh giành không vì thế mà kết thúc.
Các quan chức trong triều thuộc phái Thanh Lưu luôn luôn căm ghét bọn hoạn quan. Kiển Thạc chết, nhưng lũ hoạn quan vẫn còn đó, bọn họ trước đây đã nhúng tay tàn sát các danh sĩ phái Thanh Lưu.
Các quan trong triều thuộc phái Thanh Lưu kéo nhau đến chỗ Viên Thiệu, người cùng chí hướng, yêu cầu Thiệu tìm cách giải quyết bọn chúng.
Viên Thiệu nói:
– Mối lo của các vị cũng là mối lo của tôi, chúng ta cùng đi gặp Hà đại tướng quân vậy!
Viên Thiệu dẫn đầu mọi người đi gặp Hà tướng quân. Họ cùng nói:
– Xin đại tướng quân không dung gì bọn gian tà, phải giết sạch lũ hoạn quan mới đúng!
Hà Tiến tính tình nóng nẩy thấy mọi người tức giận cũng tức giận lây, nên khẳng khái nói:
– Các vị yên tâm. Hà Tiến này quyết không cho lũ hoạn quan ngóc đầu dậy. Từ hôm nay, phải để mắt tới bọn chúng. Kẻ nào dám ho he, xin cứ giết sạch, không thương tiếc!
Viên Thiệu nói:
– Đại tướng quân vẫn chưa hiểu hết ý của mọi người. Chúng tôi mong đại tướng hãy giết sạch chúng đi!
Hà Tiến nói:
– Lúc nào tôi cũng nghĩ như các vị, chỉ muốn cho giết bằng hết không để sót một mạng nào. Nhưng vì Hà Thái hậu nói Hoàng thượng còn bé, trong cung vừa xảy ra chém giết, trước mắt cần phải ổn định. Nếu
Hà Tiến phẩy tay, hai hàm răng nghiến chặt lại:
– Chuyện đã như thế, ai nấy cũng đành vậy.
Nhưng mọi người vẫn nói với Hà Tiến:
– Một khi có dịp phải hành động ngay.
Sau khi mọi người đi rồi, Hà Tiến suy nghĩ mãi ý kiến của họ. Càng nghĩ càng cảm thấy để bọn hoạn quan ở lạiÂ� trong cung thật là một nỗi lo canh cánh bên lòng. Trong khi ấy bọn Trương Nhượng, Đoạn Khuê và một số hoạn quan cũng đang tích cực chuẩn bị. Sau khi Kiển Thạc bị giết, bọn họ nhờ có sự che chở của Hà Thái hậu mà thoátÂ� nạn. Song họ cũng hiểu rằng Hà Tiến và phái Thanh Lưu nhất định không buông tha họ.
Trương Nhượng và Đoạn Khuê sau khi cùng một số người khác bàn bạc, một mặt họ cầu xin sự che chở, mặt khác họ vẫn chờ thời cơ. Trương Nhượng và Đoạn Khuê đưa vàng bạc, châu báu đến gặp Hà Miêu – em của Hà Tiến, và Vũ Dương Quân – mẹ của Hà Tiến, nói lên lòng trung thànhÂ� của họ với Hà Thái hậu. Hai người nói Đổng Thái hậu muốn phế bỏ Thái tử Lưu Biện, lập Lưu Hiệp làm Thái tử nhưng vì họ ủng hộ Hà Thái hậu nên việc không thành. Giờ Kiển Thạc đã chết, mầm loạn không còn. Trong số hoạn quan không phải ai cũng như Kiển Thạc, Trương Nhượng, Đoạn Khuê đã phản đối Kiển Thạc, đứng về phía Hà Thái hậu.
Hai mẹ con, Hà Miêu và Vũ Dương Quân đều tỏ ra tin tưởng Trương Nhượng và Đoạn Khuê, mong hai người an tâm, họ sẽ nghĩ cách nói sao để Hà Tiến không làm khó dễ hai người và các hoạn quan
Sau khi đã làm việc với Hà Miêu và Vũ Dương Quân, vẫn bằng thủ đoạn đó, hai người lại đến thăm Đổng Thái hoàng Thái hậu – là bà của Hoàng đế. Lúc đầu, bà không thèm để ý đến hai người, vì ngay từ đầu bọn họ không tánÂ� thành lập Hoàng tử Hiệp. Nhưng hai người vẫn cứ hết lời cầu xin Đổng Thái hoàng Thái hậu. Họ nói khi đó họ bị Hà Tiến áp bức, cho đến nay vẫn thế, Hà Tiến vẫn căm ghét bọn họ. Ở giữa, họ thấy thật khó xử…
Hai người vừa cầu xin vừa giải thích như vậy. Đổng Thái hoàng Thái hậu thấy thương họ nên tha thứ cho họ. Cuối cùng, bà nói với hai người, chỗ Phiêu Kỵ tướng quân Đổng Trọng có binh hùng tướng mạnh đóng ở khu Tư Lệ, có thể sống mái với đoàn quân cấm vệ của Viên Thiệu, hai người đừng quá lo lắng. Hà Tiến không thể làm khó dễ hoặc sát hại họ.
Mục đích thứ nhất của Trương Nhượng và Đoạn Khuê đã đạt được. Tạm thời họ được bảo trợ. Họ cho rằng phải lợi dụng cơ hội ấy để tạo ra một cái gì đó ở hậu cung.
Trước hết, Trương Nhượng kích Đổng Thái hoàng Thái hậu về chuyện quyền lực. Trương Nhượng nói:
– Người là Thái hoàng Thái hậu nên phải là người có quyền lực cao nhất ở hậu cung. Nhưng Hà Thái hậu mượn cớ lâm triều nhiếp chính, một mình nắm hết triều cương, khiến Thái hoàng Thái hậu mất hết quyền lực, xem thường nhau quá…
Đổng Thái hoàng Thái hậu thở dài, nhân đó, Trương Nhượng nói tiếp:
– Đối với đ̔ của Đổng Thái hoàng Thái hậu ở hậu cung cũng nên so với Hà Thái hậu xem cao thấp ở chỗ nào. Chỉ cần Thái hoàng Thái hậu không nhường nhịn Hà Thái hậu bất cứ việc gì, thì chắc Hà Thái hậu sẽ phải chịu.
Đổng Thái hoàng Thái hậu nghe cũng có lý, và từ đó bà trở nên mâu thuẫn với Hà Thái hậu.
Sau khi kích động Đổng Thái hoàng Thái hậu, Trương Nhượng lại ngầm khuyên Đổng Trọng đưa một số quân đội đóng ở khu Tư Lệ chuyển về gần thành Lạc Dương, gây áp lực với Triều đình.
Được Trương Nhượng khích lệ, lại có sư dung túng của Đổng Thái hoàng Thái hậu, Đổng Trọng càng thêm mạnh dạn, đưa một số quân lính tinh nhuệ vào thành Lạc Dương, bản doanh đặt tại phủ đệ do chính mình chỉ huy.
Thế là đã có hai thứ quân ở trong thành Lạc Dương. như hai con hổ gầm gừ nhìn nhau. Bên nào cũng đao kiếm lăm lăm, có thể xảy ra xung đột bất cứ lúc nào.
Hà Thái hậu nhìn thấy cảnh đó, trong lòng như có lửa đốt. Vì sự nghiệp của ấu chúa, cần phải dàn hoà cả hai phía. Vào một ngày cuối tháng tư, Hà Thái hậu đặt yến mời Đổng Thái hoàng Thái hậu và Trương Nhượng là vật đệm, tới dự.
Khi rượu đã ngà ngà, Hà Thái hậu liền đứng dậy thưa với Đổng Thái hoàng Thái hậu:
– Kể từ ngày mai, công việc triều chính sẽ để Hoàng đế và các đại thần lo liệu. Là đàn bà chúng ta không nên màng tới chính sự, để không như Lữ hậu buổi đầu nhà Hán, tránh hoạ cho bản thân cũng như cho dòng t
Không ngờ Đổng Thái hoàng Thái hậu bỗng nhiên nổi nóng. Bà mắng Hà Thái hậu:
– Bây giờ ngươi mới nói là đàn bà không nên can dự vào việc triều chính, thật không biết xấu hổ. Hai anh em nhà ngươi đã làm việc đó từ lâu rồi, trong ngoài đều biết, ai ai cũng bàn tán. Ta cảnh cáo ngươi, biết điều như vậy là tốt, bằng không chỉ có mang hoạ vào thân…
Tuy không nói rõ ra nhưng rõ ràng ý của Đổng Thái hoàng Thái hậu là muốn xui Đổng Trọng làm binh biến, lật đổ chính quyền họ Hà. Hai bà cãi vã hồi lâu, cho tới khi Trương Nhượng khuyên can, họ mới ngừng trong không khí chẳng lấy gì làm vui vẻ.
Hà Thái hậu cảm thấy tình hình nghiêm trọng, nên đêm nào cũng triệu tập Hà Tiến vào cung để bàn bạc.
Hà Tiến vốn là một gã đồ tể, nên chẳng có kế sách gì, đành phải quay về phủ, triệu tập một số người như Viên Thiệu, Tào Tháo để bàn bạc.
Một người cứng rắn như Viên Thiệu cũng thấy băn khoăn, Thiệu nói:
– Trước mắt có lẽ không nên cứng, cần phải nghĩ ra một cái gì đó…
Tào Tháo vẫn đăm chiêu. Hà Tiến thấy Thiệu không có một biện pháp nào, nên rất sốt ruột, muốn nghe ý kiến của Tào Tháo.
Bấy giờ Tháo mới bình tĩnh nói:
– Tình thế hiện nay là nghiêm trọng, nên nhất cử nhất động phải cẩn thận, không để cho đối phương lấy cớ làm càn. Thái độ của chúng ta phải hết sức mềm mỏng, làm cho đối phương bớt căng thẳng, như để cho dây cung chùng xuống một ít. Trên cơ sở đó, chúng ta mời Hoàng Phủ Tung, người trước đây đã chỉ huy quân khu Tư Lệ đến can thiệp. Bằng tiếng tăm lừng lẫy của mình, Hoàng Phủ Tung áp chế đoàn quân của Đổng Trọng, không cho chúng nổi loạn, sau đó dần dần từng bước, chúng ta có kế hoạch khống chế đối phương.
Tào Tháo trình bày kế hoạch chi tiết của mình. Thiệu luôn miệng tán thưởng. Tất nhiên, Hà Tiến không bỏ sót một lời nào. Hà Tiến và Viên Thiệu đưa quân cấm vệ lui về phía sau một ít, cách xa hơn quân đoàn của Đổng Trọng. Theo ý Tào Tháo, lúc rút lui cũng là lúc chuẩn bị để tác chiến. Còn Đổng Trọng thì cho rằng cấm vệ quân yếu thế đã phải rút lui. Khi ấy, Hoàng Phủ Tung, nói:
– Nay cấm quân đã rút, tôi cũng sẽ không chống đối họ nữa…
Sau đó, Đổng Trọng đưa phần lớn số quân ra khỏi thành Lạc Dương, chỉ để lại số ít bảo vệ các nhà khách trong kinh thành.
Vào đầu tháng năm, theo kế hoạch của Tào Tháo, Hà Tiến tâu trình xin vua ời Tam Công thiết triều nghị sự. Triều thần phụ trách lễ tân tâu trình: Đổng Thái hoàng Thái hậu nguyên là Phiên phi, Hoàng hậu của Hoàng đế từ bên ngoài vào cung, không nên để ở trong cung lâu dài.
Hoàng đế chuẩn tấu. Hà Tiến đưa lệnh của Hoàng đế, buộc Đổng Thái hoàng Thái hậu phải lập tức rời khỏi kinh thành trở về quê cũ ở Hà Gian. Đổng Thái hoàng Thái hậu đành phải nhận chỉ, ra đi.
Thái hoàng Thái hậu bị cưỡng chế về quê cũ. Anh em Viên Thiệu, Viện Thuật bèn triệu tập binh mã bao vây Phiêu kỵ tướng quân Đổng Trọng đang ở nhà khách cùng với một ít quân. Đổng Trọng được tin Đổng Thái hoàng Thái hậu ra đi thì bực tức, tìm cách để đối phó, nhưng nhìn ra đã thấy quân cấm vệ bao vây nhà khách. Lúc này Đổng Trọng mới hiểu được tất cả chỉ là những mưu mô, nhưng đã muộn. Không còn khả năng chống đối, và nghĩ đến an toàn cho toàn bộ người thân, cho gia tộc, Đổng Trọng chủ động xin hàng, chỉ trong gia đình và dòng họ được ân xá.
Viên Thiệu tuyên bố ân xá cho gia tộc Đổng Trọng. Đồng Trọng tự sát trong hậu đường.
Chỉ trong vòng một ngày, tập đoàn Hà Tiến đã lật nhào được tập đoàn Đổng Trọng thù địch. Đó là toàn bộ âm mưu và kế sách của Tào Tháo, Hà Tiến hết sức tán dương Tào Tháo.
Trương Nhượng, Đoạn Khuê nhìn thấy lực lượng của Đổng Thái hoàng Thái hậu tan rã, nên chỉ còn cách là quay lại thân mật hơn nữa với Hà Thái hậu. Một mặt bọn chúng tăng cường hối lộ Hà Miêu, Vũ Dương Quân, hòng giảm nhẹ áp lực bên phía Hà Tiến. Mặt khác, chúng ngấm ngầm móc nối với số tàn quân của Kiển Thạc cùng với quân đoàn ở quân khu Tư Lệ của Đổng Trọng, chờ dịp báo thù.
° ° °
Hà Tiến xuất thân từ nghề đồ tể, nên ngoài sự giết choc, không hề có một cao kiến gì. Vào một ngày tháng sáu không nghe lời can gián của các đại thần, Hà Tiến đã đầu độc chết Đổng Thái hoàng Thái hậu ở Hà Gian. Như vậy thật quá đáng. Các đại thần vốn thân thiết hoặc đồng tình với Đổng Thái hoàng Thái hậu, những người cầm đầu các quân đoàn hết sức bất mã
Nhân cơ hội này bọn Trương Nhượng, Đoạn Khuê tung ra những điều thất thiệt, làm cho ngày càng có nhiều người bất mãn với Hà Tiến. Ngày qua, tháng lại liên minh chống đối Hà Tiến càng thêm đông.
Khoảng tháng bảy, Viên Thiệu nghe được những lời xì xầm trong binh lính, Trương Nhượng, Đoạn Khuê đang có âm mưu làm binh biến. Viên Thiệu cảnh giác, tuy đó chỉ là những lời xì xầm. Viên Thiệu liền đến Hà tướng phủ, kiến nghị với Hà Tiến.
Trương Nhượng, Đoạn Khuê đang phao tin, nhục mạ đại tướng giết Đổng Thái hoàng Thái hậu, hòng chiếm ngôi cao. Nay văn võ bá quan đang hoang mang, thái độ không ổn định. Bất kỳ lúc nào cũng có thể xẩy ra hoạ lớn ở trong triều. Ngay như Đậu Vũ, Trần Phồn chỉ muốn diệt trừ bọn hoạn quan, nhưng bị bọn hoạn quan phao tin Đậu Vũ muốn tạo phản, làm cho binh sĩ trong thành ngày đêm lo lắng, quay lại ủng hộ bọn chúng, cuối cùng Đậu Vũ, Trần Phồn đã bị hại. Bây giờ, tiếng tăm và lực lượng của chúng ta đã đủ để trấn áp bọn hoạn quan, chi bằng đem giết sạch chúng đi, hậu hoạ trừ tận gốc. Mọi việc đã rõ, không nên bỏ phí.
Hà Tiến thống nhất với Viên Thiệu, nên vào cung bàn với Hà Thái hậu, không để bọn hoạn quan cầm đầu cấm vệ quân nữa.
Nhưng Hà Thái hậu đã suy nghĩ, làm như vậy thì thế lực các đại thần bên ngoài quá mạnh, nội cung sẽ bị uy hiếp. Hoàng đế tuổi còn nhỏ, thiếu chủ động, dễ dàng nghiêng ngả. Hà Thái hậu có ý muốn cân bằng lực lượng hai bên:
– Hoạn quan thống lĩnh cấm vệ quân là truyền thống có từ thời Chương đế, là di lệnh của tổ tiên. không thể tuỳ tiện vứt b
Không còn cách nào khác, Hà Tiến đành ra khỏi hậu cung về báo lại tình hình với Viên Thiệu. Thiệu lắc đầu thở dài.
Bọn Trương Nhượng, Đoạn Khuê biết việc Hà Tiến xin Hà Thái hậu không cho bọn hoạn quan nắm quân Cấm vệ, liền quyết định chống trả mạnh mẽ hơn. Một mặt thông qua Hà Miêu, Vũ Dương quân nói lên tấm lòng trung thành với Hà Thái hậu. Mặt khác tìm cách chứng minh rằng: Cấm vệ quân trong nội cung là của hoàng đế và Hà thái hậu nhằm bảo vệ nội cung khỏi bị các quyền thần khinh nhờn. Hà Thái hậu vốn sợ các quyền thần bên ngoài áp chế cung cấm. Trương Nhượng, Đoạn Khuê đã làm cho Hà Thái hậu tin là thật.
Vì thế, Hà Thái hậu ngày càng mật thiết với bọn Trương Nhượng, Đoạn Khuê, khiến cho lực lượng của chúng trở nên mạnh hơn.
Lúc này, đại nguyên soái Hoàng Phủ Trung biểu thị thái độ tôn trọng và ủng hộ quyền lực nhà vua, khiến cho phần lớn các quân đoàn thường trú ở quân khu Tự Lệ ngả theo Triều đình, chống lại Hà Tiến. Lúc này lực lượng của tập đoàn hoạn quan được gia tăng, có thể chống trả được với quân đoàn cấm vệ của Viên Thiệu.
Đầu tháng tám, Viên Thiệu đánh giá lại lực lượng hai bên, tự thấy lực lượng bên mình có phần yếu hơn, nên đề nghị với Hà Tiến triệu tập tất cả các binh sĩ đóng tại các quận, huyện kéo vào kinh thành loại bỏ binh quyền của bọn hoạn quan để trừ hậu hoạ.
Hà Tiến cảm thấy tình hình thật nghiêm trọng, liền triệu tập bá quan văn, võ trong triều – những người chống lại tập đoàn hoạn quan, người nhà phái Thanh Lưu đến nhà khách, chỗ đại tướng quân làm việc
Trước đây có nói về ba người là Tào Tháo, Tào Nhân, Tào Hồng; chính họ đang trên đường đến họp một hội nghị bí mật do Hà Tiến triệu tập.
Tình hình ở đó thật căng thẳng và khác thường.
Ngoài anh em Viên Thiệu, Viên Thuật còn có Chủ bạ Trần Lâm, Thị ngự sử Trịnh Thái, Hoàng môn Thị lang Tuân Du, Trợ quân Tả uý Triệu Dung, Tả hiệu uý Hạ Quân, Tả hiệu uý Thuần Vu Quỳnh đều có mặt.
Không ai để ý tới con người lùn, mập của Tào Tháo khi Tháo xuất hiện ở phòng họp, vì lúc đó mọi người đang nghe đại tướng quân Hà Tiến trình bày diễn biến tình hình và kế hoạch đối phó.
Hà Tiến thân hình lùn, nhỏ nhưng rất béo. Bề ngoài trong thô lỗ, giọng nói, điệu bộ, chân tay hệt như những kẻ giang hồ. Hà Tiến vốn là một anh đồ tể ở thành Lạc Dương. Vì có em gái vào cung nên Hà Tiến mới có quyền có thế. Trong tập đoàn ngoại tộc ở Nam Dương, Hà Tiến được coi là “khác loài”. Nhưng Hà Tiến thẳng thắn với mọi người, khẳng khái, xem thường của cải, không quan cách nên được phái Thanh Lưu hết lòng giúp đỡ. Sau hai mươi năm kể từ ngày Đậu Vũ tuẫn nạn, đại tướng quân Hà Tiến trở thành lãnh tụ phái thực lực chống lại tập đoàn hoạn quan.
Hà Tiến giải thích với toàn thể hội nghị rằng:
– Số quân Cấm vệ do tướng quân Viên Thiệu thống lĩnh trong thành Lạc Dương có hơn một vạn người; Cấm quân thuộc hoạn quan trong nội đình có hơn một ngàn người. Vậy nếu muốn làm chủ thành Lạc Dương thì bên ta sẽ chiếm ưu thế. Nhưng còn hơn hai mươi vạn binh sĩ thuộc cá quân đoàn được Triều đình nắm giữ, đóng ở khu Tư Lệ giữa thành Lạc Dương và Trường An, lập trường các quân đoàn này khác nhau. Khó có thể dùng quyền lực nhà vua buộc họ phải trung lập. Để thực hiện kế hoạch tiêu diệt lũ hoạn quan, tôi và tướng quân Viên Thiệu định triệu tập lãnh tụ quân đoàn các quân khu kéo quân về giúp sức, hoàn thành sự nghiệp to lớn. Bởi vậy, mới mời các vị tới đây để được lắng nghe nhiều ý kiến quý báu.
Chủ bạ Trân Lâm can rằng:
– Việc ấy không nên. Tục ngữ có câu “Bịt mắt bắt chim”, ấy là mình tự dối mình. Việc nhỏ cũng không thể tự dối mà làm xong, huống chi là việc lớn nước nhà! Nay tướng quân được vua giao phó trọng trách quân cơ, các quan võ, trọng thần giúp sức, muốn làm thế nào mà chẳng được, nên giết bọn hoạn quan thật là dễ, khác gì quạt lò than đốt mấy sợi tóc. Làm việc nhanh như chớp, quyền biến vạn hoá tức là thuận đạo trời, hợp lòng người. Nay nếu triệu các quân đoàn từ xa về, mỗi người một bụng biết ai thế nào? Có khác gì đưa chuôi dao cho họ cầm mà mình cầm đằng lưỡi không? Như thế không những việc có cơ không thành mà lại sinh biến loạn nữa!
Hà Tiến nghe xong cho rằng:
– Đó chỉ là ý kiến của nho sinh, chưa hiểu hết các điều cơ yếu trong quân sự. Binh pháp có bảo: “Thấy chưa thể thắng, nếu biết đợi đích thì sẽ thắng”. Phải có thế áp đảo hoàn toàn thì mới tránh được điều lộn xộn không đáng có, việc trừ diệt bọn hoạn quan mới hết trở ngại…
Lúc ấy Tháo đang ngồi ở một góc, bỗng vỗ tay nhiệt liệt, rồi cười lớn và nói:
– Đúng, đúng! Tốt nhất là không nên đổ máu. Nhiệc này còn có một cách đơn gian hơn, khỏi phải ầm ĩ.
Động tác của Tháo làm ọi người phải chú ý. Tháo vốn là người đa mưu, túc trí. Hà Tiến rất coi trọng ý kiến của Tháo, nên vội hỏi:
– Mạnh Đức, liệu còn kế sách gì hay chăng?
Tháo nói:
– Kế hay thì nói không hết. Nhưng cứ theo lẽ thường mà nói, làm như thế này thì không bao giờ sai lầm.
Tiếp đó, Tháo trình bày những suy nghĩ của mình:
– Ý kiến các quân đoàn trong khu Tư Lệ tuy có khác nhau, thậm chí số tướng lĩnh thân tình với Đổng Trọng không ít, nhưng nguyên soái Hoàng Phủ Tung vẫn là một lãnh tụ của họ. Nguyên soái Hoàng Phủ Tung là người thận trọng, khiêm tốn, yêu cầu nguyên soái nói với họ thì việc gì chẳng xong, làm gì còn có nội chiến. Nguyên soái sẽ đồng ý. Bọn hoạn quan không có ngoại viện thì binh lính bên trong chẳng làm được gì.
Tháo lại nói tiếp:
– Thật tình thì: Việc bọn hoạn quan tiếm quyền từ ngàn xưa đã có. Phần lớn là do các Hoàng đế để chúng lộng quyền. Về cơ bản bọn chúng, làm gì có quyền thế. Chỉ vì chúng đông, lại ở ngay cạnh nhà vua, nếu lấy binh quyền mà ép, chúng sẽ mượn danh nghĩa nhà vua mà chống lại. Nên tốt nhất là tìm ra tội của chúng, chứng cứ rõ ràng, đánh mạnh vào từng nhóm, giết mấy đứa đầu đảng. Như vậy chỉ cần một kẻ coi ngục là đủ, hà tất phải triệu quân ngoài vào. Nếu muốn giết cả bọn chúng, phải giết nhiều người, kể cả những kẻ vô tội, cơ mưu tránh sao khỏi tiết lộ, tôi chắc công việc sẽỏng.
Hà Tiến nghe xong không vui nói:
– Mạnh Đức cũng hai lòng sao?
Lời chỉ trích đó làm ai liên quan đến bọn hoạn quan cũng phải đau lòng. Tháo yên lặng, còn biết nói gì nữa?
Thị ngự sử Trịnh Thái nhanh chóng dàn hoà:
– Ý kiến của Tào tướng quân rất có lý. Chỉ e lòng dạ binh lính ở khu Tự Lệ chưa ổn định. Ý nghĩ của nguyên soái Hoàng Phủ Tung cũng chưa rõ ràng. Kế hoạch hiện nay là phải ổn định thái độ của binh lính, tránh gây ra nội chiến. Xưa nay Lư Thực và nguyên soái Hoàng Phủ Tung rất thân tình, có nên cử Lư Thực đến đề nghị nguyên soái ổn định tình hình binh sĩ ở khu Tư Lệ không?
Lư Thực nghe xong trịnh trọng đứng lên. Người ông cao, to, giọng nói oang oang, đầy tính thuyết phục:
– Được thôi. Xin giao việc này cho lão phu đây. Nhưng tôi cũng muốn nói rõ ý kiến của mình. Tôi rất tán thành ý kiến của Tào tướng quân. Tôi không muốn có việc điều động binh lính từ ngoài về kinh. Mong mọi người và Viên tướng quân đánh giá lại cái được, cái mất trong tình hình hiện nay. Trước đó, tôi có kiến nghị: đứng về mặt pháp luật, chúng ta có thể nắm được thái độ của binh lính ở khu Tự Lệ. Tốt nhất là đề nghị đại tướng thuyết phục Hoàng đế và Thái hậu cử Viên tướng quân làm Hiệu uý ở Tư Lệ, công việc sẽ dễ dàng hơn.
Lư Thực tự là Tử Khai, ở Trác Quận, Ích Châu. Người cao tám thước, nét mặt khôi ngô, tính tình nghiêm túc, văn, võ đều tinh thông. Vào cuối đời Hán, khi còn nhỏ, Lư Thực1;n học một thầy đồ rất giỏi tên là Mã Dung. Mỗi lần giảng bài, thường có mấy cô gái đẹp tấu nhạc ở bên. Trong số học trò, chỉ có Lư Thực là không nhìn trộm, coi như không thấy gì. Mã Dung lấy làm lạ, người này về sau ắt có tài, là rường cột của đất nước.
Giữa năm Kiến Ninh, Lư Thực là bác sĩ, ít lâu sau thăng đến chức Thượng thư, được bàn bạc các công việc to lớn của đất nước. Lúc bọn Khăn vàng nổi dậy, ông được phong hàm Trung lang tướng, cùng với Hoàng Phủ Tung, Chu Tuấn chỉ huy quân lính dẹp lũ Khăn vàng, lập được nhiều công trạng. Ông là một trong ba vị nguyên lão đại thần tiếng tăm lừng lẫy.
Hà Tiến và Viên Thiệu không dám có ý kiến gì khác với Lư Thực. Ý kiến của Tào Tháo được ghi vào văn bản của hội nghị để nghiên cứu xem xét. Nhưng phái cứng rắn, đứng đầu là Hà Tiến và Viên Thiệu lại không muốn nghe theo. Họ bí mật sai các sứ giả cầm mật chiếu làm giả của Hoàng đế, điều động binh lính từ các quân khu.
Tháo đã lường trước được hành vi và thái độ thực của Hà Tiến, nên sau khi kết thúc hội nghị đã nói với Trịnh Thái, lãnh tụ phái Thanh Lưu:
– Người làm cho thiên hạ hỗn loạn, chính là vị đại tướng quân Hà Tiến của chúng ta…
° ° °
Đổng Trác là người có thái độ tích cực nhất với việc Hà Tiến sai mật sứ truyền mật chiếu đến các châu, quận. Đổng Trác là Thứ sử Lương Châu, thống lĩnh hai mươi vạn quân ở
Lương Châu ở về phía tây biên cương, là nơi có nhiệm vụ tác chiến với rợ Khương, hỗ trợ quân khu Tư Lệ là quân khu Hoàng đế đặc trách. Vì vậy binh lính Lương Châu đông và mạnh, có sức chiến đấu cao, chỉ thua kém quân khu Tư Lệ.
Nhưng tình hình quân đội ở Tư Lệ có nhiều phức tạp, vì địa bàn đóng quân rải rác ở Kinh Châu, Dự Châu, Duyện Châu, Ky Châu, nên quan hệ rời rạc, khó bề nhất trí. Hoàng Phủ Tung tiếng tăm lừng lẫy, cũng chỉ là một người lãnh đạo trên danh nghĩa. Trước đây, có hậu thuẫn là đạo quân Tây Lương, Đổng Trác đã nhiều lần chống lệnh vua, không tuân theo sự điều động.
Có không ít các quan chức trong triều đề nghị Hoàng Phủ Tung đem quân Tư Lệ đi hỏi tội Đổng Trác. Nhưng sau khi xem xét tình hình phức tạp ở Tư Lệ, khả năng thao túng của mình, Hoàng Phủ Tung cự tuyệt đối kháng bằng vũ lực mà chỉ giải quyết sự kiện Đổng Trác kháng chỉ bằng luật pháp của nhà nước.
Hiện nay, Hà Tiến đã nhận được thư của Đổng Trác vui lòng đưa quân đến trợ giúp. Hà Tiến rất vui mừng, liền triệu tập hội nghị phái Thanh Lưu gồm những người phản đối bè lũ hoạn quan, và rất tin tưởng vào kế hoạch của mình.
Thị ngự sử Trịnh Thái lo lắng, nói:
– Đổng Trác là loại lang thú, đưa quân vào thành tất sẽ sinh chuyện.
Hà Tiến cự lại:
– Chúng ta ủng hộ nhà vua, chúng ta có quân đội, liệu Đổng Trác dám làm gì? Những người có học thường hay đa nghi, sao mà làm việc lớn được?
Lư Thực cũng suy nghĩ như Trịnh Thái.
– Chúng ta biết rõ Đổng Trác là người thế nào. Bên ngoài thưa thớt nói cười… khi đã vào thành, tất sinh vạ lớn. Chi bằng phái sứ giả đi không cho Trác đến thì sẽ tránh được tai hoạ.
Trịnh Thái nói tiếp:
– Đổng Trác xưa nay xem thường Hoàng đế. Hiện trong tay hắn có nhiều binh lính đủ sức uy hiếp Triều đình. Nếu nay cho Đổng Trác can dự vào công việc triều chính, thì có khác gì thúc đẩy nhanh dã tâm của hắn? Nếu cứ như thế này thì Triều đình sẽ nguy khốn. Lần này đại tướng muốn diệt trừ bè lũ hoạn quan, cũng là vì quốc gia thanh trừ bọn gian thần bên cạnh Hoàng đế. Vậy cớ sao lại phải nhờ đến người không biết theo vương pháp? Hãy ngăn cản, không cho Đổng Trác đưa quân Tây Lương vào khu Tư Lệ. Bằng không, sau này sẽ hối không kịp…
Do có nhiều người phản đối. Hà Tiến cảm thấy khó nghĩ, nên trưng cầu ý kiến Viên Thiệu.
Viên Thiệu là người chủ trương đưa quân từ bên ngoài vào để tiêu diệt bọn hoạn quan. Viên Thiệu mong muốn kế hoạch của Hà Tiến có kết quả, nên nghe xong ý kiến mọi người, lại thấy Hà Tiến hỏi mình, Viên Thiệu nói:
– Mọi người đã nhìn vấn đề với quá tầm nghiêm trọng của nó. Đổng Trác là người có dã tâm, nhưng cũng là người biết nghe. Hiện nay tình hình rất nghiêm trọng, nếu như đạo quân Tây Lương có thể khống chế được binh lính – những người thân thiết với Đổng Trọng, ở khu Tư Lệ, thì toàn bộ kế hoạch của chúng ta mới được thực hiệnThử hỏi, có cái gì không tốt đâu? Còn nếu như mọi người sợ Đổng Trác vào thành Lạc Dương sẽ sinh loạn, thì có thể không yêu cầu như vậy. Trước hết nên cử đặc sứ ra đón Đổng Trác ở Ấp Trì, yêu cầu đóng quân tại đó, để mắt tới các quân khu Tư Lệ là đủ.
Ý kiến của Viên Thiệu rất có tác dụng. Hà Tiến quyết tâm thực hiện đúng như vậy.
Một lần nữa Trịnh Thái lại ngăn cản, đưa ra những kháng nghị mạnh mẽ, nhưng Hà Tiến không nghe.
Không còn cách nào khác, Trịnh Thái cáo lui. Trước đó ông còn nói với Hoàng môn Thị lang Tuân Du:
– Hà Công không nghe lời người khác, e rằng sẽ mắc vạ lớn.
Ngày hôm sau, Trịnh Thái đã treo ấn, từ quan, ra đi. Trịnh Thái đi khỏi, Thượng thư Lư Thực băn khoăn, lo lắng. Lư Thực và Đổng Trác có mối tư thù. Ngày nay Hà Tiến không nghe ý kiến mọi người, lại tin dùng Đổng Trác, Đổng Trác tất phải tìm cách trả thù. Lư Thực kể hết mọi chuyện với Hoàng Phủ Tung, và yêu cầu ông giúp mình rời khỏi Triều đình. Hoàng Phủ Tung hiểu và rất đồng tình nhưng không biết phải làm gì hơn. Lư Thực xin Triều đình được từ quan, chuẩn bị về quê để tránh tai hoạ.
Đã có hai vị trọng thần lần lượt từ quan, song Hà Tiến coi như không, vẫn làm theo kế hoạch. Hà Tiến đồng ý để quân Tây Lương vào khu Tư Lệ, nhưng lại sợ chưa có đủ thực lực, bèn phái cả Vương Khuông, bí thù trong phủ Đại tướng quân, lẫn Kỵ binh đô uý Bào Tiến đi vơ vét cả quân lính ở Thanh Châu.
Sau khi Lư Thực đi khỏi, Hoàng Phủ Tung cảm thấy lo lắng. SợĐổng Trác sẽ thừa cơ cướp quyền, bèn hạ lệnh cho Đông Quận thái thú Kiều Mạo đem binh giữ thành, điều binh đoàn mạnh nhất, tinh nhuệ nhất trong quân khu Tư Lệ về gần thành Lạc Dương để tuỳ cơ ứng biến.
° ° °
Bọn Trương Nhượng, Đoạn Khuê ở trong cung cấm đã nắm được toàn bộ hành động của Hà Tiến. Nhượng, Khuê vô cùng lo sợ. Hà Tiến không nghĩ đến hậu quả, đem quân từ bên ngoài vào khu Tư Lệ, để gây nên một cuộc chém giết thảm khốc ở hậu cung. Nhượng, Khuê quyết định ra tay trước. Trong tình thế cấp bách, họ không thể không làm như vậy.
Hôm đó, Trương Nhượng mời Triệu Trung, Phong Tư, Tào Tiết, Quách Thắng đến bàn gấp.
Đoạn Khuê nói lớn:
– Đành là sẽ chết, nhưng cũng phải đánh nhau một trận đã!
Các vị khác đều tỏ vẻ tán thành, người nào cũng tức giận.
Cuối cùng, họ quyết định khởi sự vào ngày hai mươi nhăm tháng tám. Phải giết Hà Tiến để phá vỡ kế hoạch đột kích của Hà Tiến và bọn Viên Thiệu. Việc không thể chậm trễ, bọn hoạn quan vắt óc nghĩ được một phương án hành động tỉ mỉ:
Một là: Lấy danh nghĩa Hà Thái hậu triệu kiến Đại tướng quân Hà Tiến, Hà Thái hậu muốn đứng ra dàn xếp mâu thuẫn nghiêm trọng giữa Hà tướng quân và bè lũ hoạn quan.
Hai là: Trương Nhượng dẫn năm mươi tên đao phủ mai phục ở phía trong cửa điện Gia Đức Nam cung, khi Hà Tiến lên điện sẽ giết ngay.
Ba là: Triệu Trung dẫn hơn năm trăm quân tinh nhuệ bố trí ở trước của Nam cung, nhằm ngăn cản binh lính của Viên Thiệu kéo vào.
Bốn là: Tào Tiết và Phong Tư dẫn ba trăm cấm vệ quân, bố trí giữ chặt Bắc cung, để Triệu Trung khi không chống cự được quân của Viên Thiệu, thì hạ lệnh rút hết về Bắc cung. Tào Tiết phải chóng trả cầm chân quân Viên Thiệu, giành đủ thời gian cho cuộc rút lui.
Năm là: Quách Thắng thống lĩnh số quân cấm vệ dũng mãnh, tổ chức một đội đột kích gồm hai trăm người. Khi Trương Nhượng đã giết được Hà Tiến. Viên Thiệu sẽ kéo quân vào Nam cung, thì lập tức đội đột kích của Quách Thắng sẽ đánh vào khu dân cư giầu có làm nghề buôn bán ở Tây thành rồi phóng hoả làm hiệu cho đoàn quân thân Đổng Trọng trong khu Tư Lệ đánh vào thành Lạc Dương, làm áp lực với binh lính của Viên Thiệu.
Sáu là: Nếu hành động thất bại, binh lính của Quách Thắng có thể mở một đường máu chạy ra cửa Ung môn, đánh vào khu dân cư Tây Giao và Nam Giao phóng lửa đốt nhà, tranh thủ tình hình hỗn loạn, chạy ra khỏi Lạc Dương nhập vào quân đoàn thân Đổng Trọng trong khu Tư Lệ.
Bẩy là: Khi hành động thất bại, quân của Tào Tiết và Phong Tư, từ Bắc cung đánh thẳng vào khu vực các quan ở Đại bản doanh Hà Tiến đóng ở đấy. Khi cấm vệ binh đánh ra, có thể phóng hoả làm nghi binh. Và như vậy yểm trợ được cho Trương Nhượng, Đoạn Khuê đưa Hoàng đế và Hà Thái hậu từ cung Vĩnh An rút ra khỏi cửa Đông. Ra khỏi thành Lạc Dương, từng bộ phận có thể sát nhập vào các đội quân bạn, sẽ có liên hệ sau để cùng binh lính thân Đổng Trọng tiến công thành Lạc Dương.
Tám là: Tào Tiết là tổng chỉ huy các hành động quân sự Trương Nhượng, Đoạn Khuê chịu trách nhiệm hộ giá Hoàng thượng và Hà Thái hậu. Khi cần sẽ phải đóng giả như những người chạy loạn.
Đó là một kế hoạch chi tiết và rõ ràng. Không uổng công bọn hoạn quan đã phải vắt óc suy nghĩ suốt ngày đêm. Hiển nhiên, Hà Tiến và Viên Thiệu đã đánh giá họ quá thấp. Hà Tiến và Viên Thiệu chỉ nghĩ đến kế hoạch đại thể, đã bỏ qua những mưu toan nhỏ nhặt.
Trong tháng tám, diễn ra các việc: Hà Tiến cử Viên Thiệu nhận chức Hiệu uý khu Tư Lệ; Tòng sự Trung lang Vương Doãn làm Hán Nam Doãn, giám sát các hành động của bọn hoạn quan; Đổng Trác dâng sớ tình nguyện cần vương với Hoàng thượng và đã điều binh đến vùng Bình Lạc. Hà Thái hậu đã cảm thấy tính chất nghiêm trọng của vấn đề.
Để tình hình đỡ căng thẳng, ngoài một số ít tiểu hoạn quan được giữ lại để hầu hạ, Hà Thái hậu iễn chức, đuổi về quê tất cả Trung Thường Thị Tiểu hoàng môn khác.
Lũ Tiểu hoàng môn quen lối sống nơi cung đình, nhất thời cảm thấy lo lắng, buồn rầu như nhà có tang, và không thể không kéo tới chỗ làm việc của Hà Tiến, với lý do “về quê không biết sinh sống bằng gì”, cầu xin Hà Tiến tha mạng sống cho họ. Hà Tiến chỉ vào mặt và mắng bọn chúng:
– Thiên hạ rối loạn là do bọn mày. Nay mai đội quân của Đổng Trác kéo vào thành sẽ giết hết lũ chúng mày. Tốt nhất là nhanh chóng rời khỏi kinh thành thì còn giữ được mạng
Lũ tiểu hoàng môn quì dưới đất, kêu khóc ầm ĩ. Hà Tiến không hề thương xót, kêu vệ sĩ đuổi hết ra ngoài.
Qua thái độ của lũ Tiêu hoàng môn, Viên Thiệu biết rằng mật kế đã bị bại lộ, không thể chờ đợi được nữa, cần phải tiến công ngay vào bè lũ hoạn quan. Nhưng Hà Tiến nói:
– Thái hậu phản đối giết bọn hoạn quan. Nếu chúng ta trực tiếp ra tay, thì không thể được. Chờ đến khi Đổng Trác làm áp lực với kinh thành chúng ta mới bắt đầu sẽ dễ dàng hơn.
Viên Thiệu đành chờ đợi.
Trong thời gian đó, bọn hoạn quan khẩn trương chuẩn bị kế hoạch của mình. Trước đó rất lâu, Trương Nhượng cố ý cho người con nuôi của mình lấy em gái Hà Thái hậu làm vợ. Lúc này, Trương Nhượng kể khổ với con dâu:
– Cha có tội với đại tướng quân, lẽ ra phải từ chức về quê, nhưng mỗi khi nghĩ đến ân đức của Tiên hoàng và Thái hậu lại không nỡ bỏ mà đi. Hiện nay tình hình đã rất nghiêm trọng, cha đứng, ngồi không yên. Con giúp cha xin với Hà Thái hậu, mong có ngày lại được hầu hạ, dù có chết cũng không oán hận…
Được con dâu đồng tình, Trương Nhượng cảm động đến ứa nước mắt.
Hôm sau cô ta về bên mẹ là Vũ Dương Quân kể chuyện cha chồng đã trung thành với Triều đình như thế nào, nay bị anh trai là Hà Tiến bức bách, thật tội nghiệp. Vũ Dương Quân bấy nay đã nhận nhiều quà cáp của Trương Nhượng, nên đồng tình ngay với con gái. ười mời Hà Thái hậu đến bàn cách làm dịu tình hình giữa Hà Tiến và lũ hoạn quan.
Bà còn sắp đặt cho Trương Nhượng đến gặp Hà Thái hậu. Được tin, Trương Nhượng cùng Hà Miêu lập tức lên điện.
Được gặp Hà Thái hậu, Trương Nhượng liền tâu:
– Hiện nay đại tướng quân làm giả triệu lệnh của Hoàng đế, điều quân lính bên ngoài về khu Tư Lệ để giết hại chúng thần. Mong sao Hà Thái hậu nghĩ đến tình hầu hạ bấy nay xin cho chúng thần.
– Giữa đại tướng quân và các người cũng còn chút ít tình cảm, đã đến nước này, ta nghĩ các ngươi nên đến phủ đại tướng tạ tội, nói rõ ý nguyện của mình.
Hà Thái hậu thở dài ngao ngán.
Trương Nhượng thoạt nghe đã lạnh cả người:
– Thái hậu chưa biết. Viên Thiệu đang muốn giết chúng thần. Làm như vậy có khác gì tự chui đầu vào thòng lọng? Mong Thái hậu giúp chúng thần mời đại tướng vào cung. Trước mặt Thái hậu, chúng thần sẽ cầu xin đại tướng. Nếu quả đại tướng không chịu, chúng thần sẽ xin được chết trước mặt Thái hậu, để tránh khỏi phải động binh, gây bất an trong nội cung.
Những lời nói chân thành đó làm cho Thái hậu cảm động. Hà Miêu đứng cạnh phụ hoạ thêm vào, khiến Thái hậu đồng ý với yêu cầu của Trương Nhượng.
Bởi vậy, Thái hậu giáng chỉ triệu Hến lên điện, để bàn về sự tranh chấp ngày càng nghiêm trọng giữa đại tướng quân và bè lũ hoạn quan.
Ngày hai mươi nhăm tháng tám, Hà Tiến nhận được chiếu chỉ. Hôm đó trong đại tướng phủ đang có cuộc họp của phái Thanh Lưu. Sau khi nhận được thánh chỉ, Hà Tiến tức tốc chuẩn bị vào cung.
Chủ bạ Trần Lâm nói:
– Tình hình nội cung chưa rõ. Ý chỉ của Thái hậu đáng nghi. Không nên di.
Hà Tiến cười nói:
– Thái hậu triệu ta lên điện. Có việc gì mà nguy?
Viên Thiệu cũng cảm thấy lo lắng.
– Hiện nay, mưu kế đưa quân đội từ bên ngoài vào kinh đã bị lộ. Bọn hoạn quan tất phải đối phó. Đại tướng muốn vào cung phải hết sức cẩn thận.
Tào Tháo hiến kế.
– Việc đã cấp bách, hãy gọi Trương Nhượng ra rồi đại tướng hãy vào cung.
Hà Tiến cả cười, nói với vẻ đắc thắng:
– Chúng ta đã có ưu thế tuyệt đối, bọn hoạn quan dù muốn xoay xở cũng không kịp, chúng còn dám làm gì ta?
Hà Tiến lên điện ngay, Viên Thiệu
– Nếu đại tướng dứt khoát lên điện, cho chúng tôi bố trí một ít cấm vệ quân ở chung quanh cung điện, tôi và một số giáp sĩ hộ tống, đề phòng bất trắc.
Hà Tiến nói:
– Cứ làm thử như vậy đi.
Chọn ra một ngàn tinh binh từ binh sĩ của Viên Thiệu, Viên Thuật bố trí họ vây quanh Nam cung. Viên Thuật lấy Thanh Điền làm trung tâm chỉ huy, chuẩn bị ứng biến. Ngoài ra còn lập một đoàn hộ vệ, lấy từ lính thuộc đại tướng quân, do Tào Tháo và Viên Thiệu cầm đầu, hộ vệ Hà Tiến vào cung.
Tào Tháo nhìn xa hơn, sợ có biến lớn, đã ngầm chỉ huy Tào Nhân, Tào Hồng đưa lính bố trí ở khoảng giữa cung đình và nơi cư dân sinh sống, chặt đứt khả năng tiến thoái của hoạn quan, không cho diễn biến mở rộng làm náo động toàn thành Lạc Dương.
Khoảng giờ mùi, số người của Hà Tiến đã đến cửa lớn của Nam cung, yêu cầu cho lên điện.
Trên Hoàng môn truyền xuống ý chỉ của Thái hậu:
– Thái hậu gặp đại tướng quân. Những người khác không được vào.
Viên Thiệu và Tào Tháo đều nói:
– Nếu như vậy thì đại tướng không nên và
Hà Tiến nói:
– Đã đến đây, sao lại không vào. Những người khác không vào là do quy định ở trong cung. Mọi người cứ ở ngoài, sẽ không có chuyện gì xảy ra đâu.
Thế rồi Hà Tiến đi vào cửa Nam cung cùng năm, sáu người hộ vệ. Tào Tháo, Viên Thiệu và những người khác đều phải đứng bên ngoài, Hà Tiến ngẩng đầu, ưỡn ngực, ngạo nghễ đi lên trước. Đến nhà nghị sự giữa điện Gia Đức và Tam công phủ chờ Thái hậu.
Nhưng chờ một lúc vẫn không thấy Thái hậu đến. Đang lúc nghi nghi hoặc hoặc thì bỗng thấy Trương Nhượng, Đoạn Khuê dẫn đầu một đoàn giáp sĩ đổ xô tới. Hà Tiến chưa kịp hỏi đã thấy các giáp sĩ vũ trang đến vây kín chung quanh.
Trương Nhượng lớn tiếng chỉ trích Hà Tiến:
– Ngày nay thiên hạ đại loạn là do các tệ nạn từ lâu. Mày định đổ hết trách nhiệm lên đầu bọn tao hay sao? Cứ không có bọn tao là Triều đình được thanh bình chắc? Mày biết đấy, khi Tiên đế và Hà Thái hậu có chuyện không vui, nếu bọn tao không quì xuống khóc lóc van xin, khiến tiên đế phải thay tâm, đổi ý, thì liệu họ Hà chúng mày có được yên vui, phú quí như ngày nay không? Giờ đây, chúng mày lại lấy oán trả ân, giết hại bọn tao, thật là quá đáng! Mày nói bọn tao là dòng nước đục, thế bọn mày là dòng nước trong chắc?
Hà Tiến biết mình trúng kế, định cùng mấy tên hộ vệ phá vây. Nhưng ở cửa sau điện Gia Đức xông ra hàng năm mươi giáp sĩ vây kín lại, đến một con ruồi cũng không lọt ra ngoài
Bọn Hà Tiến ra sức chống trả. Song không dịch lại được với số đông, mấy tên hộ vệ lần lượt chết. Cuối cùng, còn lại một mình Hà Tiến. Với sức lực của một tên đồ tể, Hà Tiến đã đánh ngã được nhiều tên lính. Vừa đánh vừa rút. Rút đến trước cửa điện Gia Đức thì sức đã kiệt mà bọn giáp sĩ vũ trang vẫn còn nhiều vô kể. Cùng một lúc hàng mấy nhát dao chặt xuống người Hà Tiến, Hà Tiến đã gục xuống một vũng máu, không kịp kêu một tiếng nào.
Trương Nhượng vẫn đứng ở bên hò hét, trợ chiến, lúc này mới xách đao lên trước, bổ thêm hàng chục nhát nữa lên người Hà Tiến, khiến gan, ruột bung cả ra ngoài, trông thật thê thảm!
Thủ cấp Hà Tiến còn nguyên vẹn, hai mắt mở to như lang căm hờn nhìn Trương Nhượng.
Sau khi giết được Hà Tiến, Trương Nhượng và Đoạn Khuê bàn bạc làm tiếp, họ truyền thánh chỉ giả sắp xếp lại những người đứng đầu quân, ngay trong thành Lạc Dương. Thái uý Phàn Lăng thay Viên Truy nhận chức Hiệu uý Tư Lệ, Thiếu phủ Hứa Tương nhận chức Hà Nam Doãn. Truyền lệnh Tư đồ phủ Thượng thư bố trí nhân sự.
Chiếu thư truyền đến phủ Tư đồ, Thượng thư trực ban không hiểu, liền đến chỗ nhà họp, gọi to sang điện Gia Đức:
– Mời đại tướng xuất cung, bàn việc.
Trương Nhượng cho người cắt thủ cấp của Hà Tiến ném ra bên ngoài, rồi hắn lớn tiếng trả lời:
– Hà Tiến mphản đã bị giết. Những người có liên quan đều được tha!
Nhìn thấy đầu Hà Tiến bê bết máu, những người ở ngoài thất kinh, kêu ầm lên.
Viên Thiệu và Tào Tháo biết tin, vội quay về phủ Tư đồ.
Lúc đó khoảng giữa giờ Thân. Thiệu nói với Tháo:
– Chỉ tiếc là đại tướng quân không nghe những lời can ngăn. Việc đã thế này, chúng ta chỉ còn cách tập trung binh lực mạnh đánh vào cung, cứu Hoàng đế và Thái hậu.
Nghe xong, Tháo cảm thấy băn khoăn. Tháo nói:
– Tình hình còn có thể nghiêm trọng hơn. Bọn Trương Nhượng chắc đã có kế hoạch. Hiện nay Thái hậu và Hoàng thượng còn ở trong tay bọn chúng. Một mặt chúng sẽ cố thủ trong nội cung. Mặt khác chúng sẽ tìm cách đánh vào khu cư dân trong cũng như ngoài thành, phóng lửa đốt thành, gây cảnh hỗn loạn, binh lính của Cao Kỳ đóng gần đó có cớ tấn công thành Lạc Dương. Lúc đó, nguyên soái Hoàng Phủ Tung chưa chắc đã khống chế được bọn chúng. Đất nước sẽ chìm vào cuộc nội chiến nghiêm trọng.
Nghe Tào Tháo nói tới đây, Viên Thiệu, Hiệu uý quân khu Tư Lệ, người giữ gìn an ninh cho kinh thành cảm thấy hoang mang, nên vội hỏi:
– Tào tướng quân nói xem nên làm như thế nào?
Tào Tháo bình tĩnh phân tích:
– Con đường mà bọn Trương Nhượng dễ dàng đột phá nhất là đường đi vào các chợ từ phía tây nam Bắc cung, từ phía tây bắc Nam cung, từ cửa Ung môn, Quảng Dương môn tiến vào các khu dân cư ở Nam Giao và Tây Giao. Những chỗ này tôi đã cho Tào Nhân và Tào Hồng bố phòng cẩn mật, chúng ta yên tâm. Nhưng ở Bộ Quảng Lí, cửa Vĩnh Hoà phía đông cung điện, và khu dân cư ngoài cửa Đông bố phòng còn yếu, cần phải tăng cường. Đồng thời báo gấp với nguyên soái Hoàng Phủ Tung, kịp thời giữ vững phía tây, phía nam thành Lạc Dương, ngăn cản các đoàn quân ở Tư Lệ hoặc từ các nơi khác đánh vào thành, khiến chúng ta có đủ thời giờ giải quyết sự nổi loạn cục bộ trong thành Lạc Dương.
Viên Thiệu luôn miệng ca ngợi:
– Tào tướng quân suy nghĩ thật chu đáo. Tướng quân đã cho binh lính phòng thủ phía tây hoàng cung, không cho chúng đánh ra. Ngoài ra, Viên Thuật và quân bản bộ của đại tướng quân tiến công từ phía nam Nam cung. Tôi sẽ đem quân chặn đường rút của chúng từ mặt đông đến gần phía bắc núi Mang. Nhốt bọn chúng thật chặt và giết hết, giết không còn một mống.
Tào Tháo nói luôn:
– Binh pháp có nói: “Bao vây là thiếu sót”. Bao vây quá chặt, làm cho chúng phai liều mạng. Có thể chúng sẽ sát thương Hoàng thượng và Thái hậu. Cửa Bắc cung gần với phía bắc núi Mang, trước mặt lại có sông đào ngăn cách, đường núi khó đi. Từ đấy chạy sang bất kỳ một đoàn quân nào của khu Tư Lệ đều rất dễ dàng. Chi bằng ta nới lỏng phòng thủ ở đây, để cho họ một con đường rút lui, giảm bớt ý chí chiến đấu của bọn chúng, giảm bớt thương vong ở nội cung.
Lúc này, số lính thị vệ trong quân bản bộ của Hà Tiến đứng chốt bên ngoài cửa Nam cung đã biết tin. Hà Tiến bị sát hại, toàn bộ tướng sĩ xô ra rào rào như oỡ tổ, kéo tới trước cửa cung Trường Lạc gào thét đòi trong cung phải giao nộp bọn Trương Nhượng.
Viên Thiệu và Tào Tháo được tin cho biết tình thế như vậy, họ phải nhanh chóng tổ chức hành động.
Viên Thiệu quay về chỗ Viên Thuật ở ngoài Thanh Điền môn, để chỉ huy, sắp xếp công việc phòng vệ ở thành đông và thành bắc.
Tào Tháo trở về trận địa chỗ Tào Nhân bố trí khoảng giữa Nam cung và khu vực các chợ, tìm cách báo cáo các biến cố trong cung cho nguyên soái Hoàng Phủ Tung đang bố phòng ở ngoài thành.
Ngô Khuông và Trương Nhượng soái lĩnh quân bản bộ của Hà Tiến đánh thẳng vào cửa chính Nam cung, không chờ ý kiến của Viên Thiệu.
Quân bản hộ của Hà Tiến khí thế sôi sục, trăm người như một, không kể gì đến tính mạng, tất cả xông lên.
Cấm vệ quân của hoạn quan cố thủ trong thành, quân bản bộ tuy đông nhưng vẫn chưa làm gì được.
Quân hai bên đánh nhau bên ngoài cửa Nam cung cho tới hoàng hôn, vẫn chưa ngã ngũ.
Trời bắt đầu tối, Viên Thiệu rất sốt ruột, giục Viên Thuật tăng cường tấn công. Viên Thuật bèn ra lệnh đốt cửa Thanh Điền. Lửa cháy rát to, cháy cả cửa lớn. Binh lính của hoạn quan đành phải rút lui vào trong. Viên Thuật cho lính khiêng gỗ phá tan cửa lớn, dẫn đầu quân đánh vào Nam cung.
Cửa Nam cung bị phá, Trương Nhượng, Đoạn Khuê lo sợ, liền đem chuyện tâu trình với Thái hậu, nói rằng: quân bản bộ của Hà Tiến làm phản, đã đánh vào Nam cung. Đến đâu chúng cũng đốt phá, chẳng mấy chốc sẽ kéo tới, xin Thái hậu và Hoàng đế trốn mau.
Thái hậu không biết tình hình hư thực thế nào, chỉ nghe thấy tiếng kêu huyên náo, lửa bốc ngút trời. Trong tình hình nguy kịch, không còn cách nào khác, Hà Thái hậu mặt biến sắc, đành cùng với Hoàng đế và em là Trần Lưu Vương, có sự hộ tống của Nhượng và Khuê qua đường hầm vào Bắc cung, cùng với binh lính của Triệu Trung trấn giữ ở đây, qua cửa Bắc rút ra ngoài.
Nhìn thấy lửa cháy ở Thanh Điền môn, hoạn quan Quách Thắng, cầm đầu số binh lính đột kích, đã biết được diễn biến của tình hình. Theo đúng kế hoạch, Quách Thắng tay cầm bó đuốc, kêu gọi tiến công, hòng phóng lửa đốt thành.
Tào Tháo đã ra lệnh cho Tào Nhân bố trí những tay bắn cung, và năm trăm lính tinh nhuệ, quyết giữ con đường giữa khu chợ và cung điện, còn ra lệnh “cần thì cứ giết”. Đội quân đột kích của Quách Thắng vừa đến liền bị tên bắn như mưa, người ngựa nhất thời chững lại.
Quách Thắng đang định rút lui, thì những tay đao lão luyện của Tào Hồng như từ trên trời xuống, vây quanh bọn Quách Thắng, và bắt đầu một trận chém giết. Chỉ trong chốc lát, Quách Thắng và toàn bộ đội đột kích bị băm nát ra như cám.
Lúc này, Tào Tháo cũng từ dẫn một số binh lính đánh thẳng vào Nam cung dọc theo góc phía tây bắc.
Đoạn Khuê dìu Thái hậu đến đầu bắc ường hầm thì lạc mất Trương Nhượng. Vì sợ chết, nên không kịp tìm ra nhau, Đoạn Khuê quyết định đi thẳng từ cung Vĩnh An ra cửa Đông.
Đúng lúc đó Lư Thực ở Thanh Châu đang thu xếp hành Lý ở nhà khách Vĩnh Hoa Lý để về quê. Thấy trong cung phát hoả, ông liền dẫn số người thân tín, tay cầm giáo mác đứng trên các ngả đường đến của đông Bắc cung. Từ xa ông đã nhìn thấy Đoạn Khuê dìu Thái hậu đi về hướng cung Vĩnh An.
Lư Thực lấy hết sức thét lớn:
– Đoạn Khuê nghịch tặc, ngươi dám cướp Thái hậu?
Đoạn Khuê không hề nghĩ rằng ở đây cũng có lính gác, nên sợ đến hồn xiêu phách lạc, vội vàng quay trở lại Bắc cung.
Hà Thái hậu bị Đoạn Khuê níu kéo, đã ngã xuống nơi cửa thông gió trên đường các đạo 1.
Lư Thực vội chạy đến đỡ dậy, Hà Thái hậu nước mắt đầm đìa, vội nói:
– Thượng thư cứu ta rồi! Thượng thư đã cứu ta.
Lư Thực dìu Hà Thái hậu, tạm lánh vào một nơi an toàn.
Phía bên kia, Viên Thiệu đánh vào cung Gia Đức. Một mặt chỉ huy Viên Thuật, Ngô Khuông thanh trừ Nam cung, và cùng với binh lính của Tào Tháo đánh vào Bắc cung; mặt khác cùng với chú là Viên Ngụy truyền thánh chỉ giả, thành lập trung tâm chỉ huy ở điện Gia Đức gồm các triều thần Hứa Tương, Phan Lăng – thuộc phái bắt hoạn quan.
Khoảng nửa đêm, binh lính Viên Thuật đánh vào Bắc cung. Các hoạn quan Triệu Trung, Phong Tư… liều mạng chống cự cho đến chết.
Hoạn quan Tào Tiết dẫn mấy chục thân nhân đánh vào cung Vĩnh An, chuẩn bị đánh sang cung Vĩnh Hoà thì chạm trán với Hà Miêu, em của Hà Tiến, trên đường tấn công Bắc cung. Một trận kịch chiến xảy ra trong bóng đêm, Tào Tiết đã chết trong đám loạn quân, mấy chục người thân tín đều bị giết sạch. Vì anh là Hà Tiến bị giết, nên Hà Miêu cũng căm giận bọn hoạn quan đến tận xương tuỷ, gặp đâu giết đấy, không thương tiếc. Sau khi Hà Miêu vừa giết xong Tào Tiết thì gặp các tướng lĩnh Trương Chương, Ngô Khuông – những người đang lùng giết bọn hoạn quan. Chương, Khuông vừa nhìn thấy Hà Miêu trước đây đã tin lời Trương Nhượng, không hết lòng với Hà Tiến, nên mới xẩy ra tấm bi kịch này. Ngô Khuông chỉ vào Hà Miêu lớn tiếng nói với binh sĩ:
– Kẻ giết Hà Tiến là Khinh kỵ tướng quân Hà Miêu! Chúng ta phải trả thù!
Hà Miêu thất kinh, dẫn binh lính vội vàng tháo chạy. Nhưng Ngô Khuông, Trương Chương và mọi người đã xông lên giết Hà Miêu và tất cả bọn bộ hạ.
Hà Miêu đã chết dưới hàng trăm mũi đao như thế. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Hà Miêu đã ân hận vô cùng, trách mình không nhạy cảm, đã tin vào cái vỏ ngoài, những lời nói nhún nhường của Trương Nhượng, khiến hai anh em phải chết thật thảm thương…
Viên Thiệu hạ lệnh cho binh lính đóng chặt các cửa cung, không để bất kỳ một hoạn quan nào lọt ra ngoài. Viên Thiệu định giết hết lũ hoạn quan
Tào Tháo nghe tin, vội đến nói với Viên Thiệu:
– Viên tướng quân không nên làm như vậy. Dù là hoạn quan, cũng có người tốt người xấu, phải có cách đối xử khác nhau, nếu giết cả những người vô tội thì thật là đau lòng…
Cái chính là Viên Thiệu không muốn nghe lời người khác, nên điềm nhiên nói:
– Bọn hoạn quan tiếm quyền từ lâu. Hậu cung đã nuôi dưỡng thói hư tật xấu ấy. Bất kỳ một đứa nào cũng tiêm nhiễm tâm lý đó. Có giết hết bọn chúng thì mầm hậu hoạ mới không còn.
Thế rồi Viên Thiệu truyền lệnh giám sát trong cung, lục soát hậu cung. Hễ thấy hoạn quan, không kể lớn bé, giết cho bằng hết, binh lính được phép chém giết mà không cần phải xét xem người đó là ai, nên không những họ đã giết cả các hoạn quan vô tội, mà ngay cả các triều thần trẻ tuổi chưa để râu bị nhầm tưởng là hoạn quan cũng bị giết sạch.
Nhìn cảnh địa ngục trên trần gian, lòng Tháo cảm thấy uất hận, nhưng không còn cách nào khác. Tào Tháo phái người đi dập lửa trong cung, và mời Hà Thái hậu cấm quyền nhiếp chính; mặt khác cho người đi tìm kiếm Trương Nhượng, để cứu Hoàng đế và Trần Lưu vương.
Hoàng Phủ Tung thành lập đại bản doanh tạm thời ở gần thôn Tích Ung thuộc thành Nam vào trước lúc hoàng hôn. Một mặt ông dẫn quân dũng mãnh của Đô uý Đinh Nguyên bố phòng trên những con đường chính từ Lạc Dương đến khu Tư Lệ không cho binh lính từ bên ngoài vào. Mặt khác ông cử đặc sứ phóng đến các đơn vị trong khu Tư Lệ nói rõ tình hình ở Lạc Dương, ầu các nơi chờ lệnh, ngăn ngừa binh lính thân Đổng Trọng thừa cơ manh động.
Khi từ xa đã nhìn thấy khói lửa bốc cao nơi cung cấm, các đơn vị đóng tại khu Tư Lệ đều thấy không yên tâm. Chỉ huy các đoàn quân tới tấp cử sứ giả đến gặp Hoàng Phủ Tung, biểu hiện sự quan tâm sâu sắc, và chuẩn bị để bất kể lúc nào cũng có thể kéo quân vào thành ứng cứu. Hoàng Phủ Tung đành phải tuyên bố Hoàng thượng và Thái hậu đã hoàn toàn nắm quyền ở Lạc Dương. Để ngăn ngừa binh biến, dẫn đến nội chiến, vậy trước lúc Hoàng đế triệu kiến chỉ huy các lộ quân vào sáng mai, nghiêm cấm các đơn vị náo động, chỉ huy các bộ phận phải luôn có mặt ở doanh trại, ngăn cấm binh sĩ náo động. Trong toàn quân phải thi hành mệnh lệnh.
Từ hoàng hôn đến rạng sáng, Hoàng Phủ Tung mải bận sắp xếp các lộ quân, không quan tâm đến những rối loạn trong thành Lạc Dương. May nhờ có Tào Tháo luôn đưa tin đến nên vị nguyên soái cao nhất thành Lạc Dương về mặt danh nghĩa, có thể yên tâm ngồi làm việc tại đại bản doanh.
Nhưng vẫn chưa tìm thấy Hoàng đế. Hoàng Phủ Tung sốt ruột vô cùng. Bên ngoài tỏ ra bình thường, song thực tình Hoàng Phủ Tung đã nhiều lần cho người thân tín đến thúc Viên Thiệu và Tào Tháo phải nhanh chóng tìm cho ra Hoàng đế, bằng không, khi trời sáng, không thấy Hoàng đế xuất hiện, thì không ai dám đảm bảo ở khu Tư Lệ sẽ không xảy ra những chuyện khác thường.
Tào Tháo biết rõ, điều mà Hoàng Phủ Tung quan tâm mới là điều cơ bản nhất. Hiện nay trong cung đã có Hà Thái hậu tạm thời nhiếp chính, yên ổn được một phần. Nhưng điều cấp bách là phải tìm cho được Hoàng thượng, nếu không thì sự yên ổn kia chắc chẳng kéo dài được bao lâu. Cho nên mọi sự suy nghĩ của Tào Tháo là phải có cách tìm cho ra Hoàng thượng. Tháo chia quân thành nhiều nhóm tìm khắp trong, ngoài cung đình, không được bỏ qua bất một ngóc ngách nào. Vì muốn sống, nên Trương Nhượng phải lẩn trốn vào những nơi không mấy ai để ý tới. Tháo còn căn dặn binh sĩ, nếu thấy Hoàng đế bị cầm giữ ở chỗ nào, thì không bao giờ được manh động, phải bao vây ở vòng ngoài, đưa tin về để tìm cách thích hợp nhất, không phương hại đến Hoàng đế. Trong khi Tào Tháo đi tìm Hà Thái hậu, Thái hậu đang ở điện Gia Đức bổ nhiệm một số nhân sự. Vương Khiếm nhận chức Tư đồ. Dương Bưu làm Thái uý. Lưu Hùng làm Tư không, tạm thời thu lượm tình hình biến động ở trong cung. Lư Thực đã định từ quan, về quê, nhưng do trong cung có biến nên tạm thời quên việc đó. Đêm về khuya, Lư Thực bỗng thấy mình phấn chấn, liền cùng với quan trung bộ Duyện lại ở Hà Nam là Mẫn Cống dẫn hơn mười tay kỵ mã đi tìm dấu vết của Hoàng thượng và bọn Trương Nhượng ở phía bắc núi Mang.
Thực ra lúc bấy giờ Trương Nhượng vẫn ở trong Bắc cung. Vì trong cung vẫn còn đánh nhau, nên Trương Nhượng giúp vua và Trần Lưu Vương ẩn náu ở bên cạnh một cái kho lớn.
Lúc canh hai, quân của Viên Thuật là Ngô Khuông đánh vào Bắc cung, thả sức giết lũ hoạn quan, tiếng kêu thảm thiết vọng khắp nơi. Bọn Trương Nhượng sợ run cầm cập. Trong không khí đã lẫn mùi máu tanh. Ngọn đuốc kia cũng hồng hơn vì có những giọt máu đỏ tươi bắn vào. Bầu trời đêm khuya cũng có những ánh hồng, giống như ở chỗ đống lửa đang tàn dần.
Trương Nhượng nói với Hoàng đế:
– Hoàng thượng, người thấy đấy, họ muốn giết cho bằng hết chúng thần.
Giọng nói ai oán và phẫn nộ, Trương Nhượng lấy tay che miệng như muốn kìm nén những tiếng bi thương ấy xuống tận đáy
Hoàng thượng tuy ít tuổi cũng cảm thấy thương xót. Nhưng lúc này, người cũng chẳng có cách gì cứu được Trương Nhượng và các đại hoạn quan. Những binh lính đang say máu đâu còn muốn nghe Hoàng thượng nói gì nữa. Đồng thời Hoàng thượng cũng đang ngầm lo cho sự an nguy của chính mình. Hoàng thượng sợ bọn hoạn quan không biết mà giết nhầm. Người còn lo, khi đến bước đường cùng, bọn Trương Nhượng sẽ giết mình cùng với Trần Lưu Vương. Bởi vậy Hoàng thượng thường lo lắng về cả hai mặt. Hoàng thượng luôn đồng tình với Trương Nhượng. Trong khi nói chuyện, Hoàng thượng luôn luôn đắn đo, suy tính kỹ càng.
Với sự tiến công của Viên Thuật và Ngô Khuông, chỗ gần kho lớn không phải là nơi ẩn náu an toàn. Trương Nhượng dẫn hơn mười tên thị vệ ở ngay cạnh, dìu Hoàng đế và Trần Lưu Vương đi chỗ khác. Đang đi thì gặp Đoạn Khuê từ cung Vĩnh An quay lại.
Đoạn Khuê báo với Trương Nhượng:
– Phía trước cũng không đi được nữa. Phải đi về phía bắc núi Mang.
Đoạn Khuê đầu tóc rũ rượi, dẫn bọn Trương Nhượng đột phá vòng vây.
Trên đường đi không gặp trở ngại nào, Trương Nhượng và Đoạn Khuê đều hí hửng. Nhưng khi đến bến Tiểu Bình Tân Độ, binh lính của Mẫn Cống đã nhìn thấy họ. Mẫn Cống cho quân chặn đường, rồi cầm gươm, nghiêm giọng trách cứ Trương Nhượng:
– Bọn mày lũng đoạn triều chính, làm rối loạn triều cương, đáng tội chết. Mày lại cầm giữ Hoàng thượng, định trốn chạy đi đâu…
Trương Nhượng quát bọn thị vệ ở ngay bên cạnh:
– Đã đến đường cùng, quyết phải sống mái một trận.
Vừa mới giao đấu, một số thị vệ đã chết ngay, số còn lại quì xuống xin hàng.
Thấy tình hình như vậy, Trương Nhượng quay lại cúi đầu vái lạy Hoàng đế, từ tạ nói:
– Chúng thần sẽ chết, xin bệ hạ tự lo liệu!
Nói rồi, Trương Nhượng liền đâm đầu xuống tự tử.
Đoạn Khuê sợ quá bỏ chạy, vừa được mấy bước, Mẫn Cống từ phía sau đã phóng dao đâm chết. Máu tươi phọt ra, bắn cả vào vạt áo bên trái của Hoàng thượng. Người kêu lên một tiếng và suýt nữa ngất xỉu. May sao có Trần Lưu Vương ở ngay bên cạnh vội vàng chạy lại đỡ.
Mẫn Cống thấy Hoàng thượng thất kinh, cũng vội chạy đến trợ giúp. Lúc bấy giờ Hoàng thượng mới bình tâm trở lại.
Mẫn Cống dìu Hoàng thượng và Trần Lưu Vương về cung. Không còn nến để soi, nên đường rất khó đi. Bỗng thấy ánh sáng lập loè trong các lùm cây, Mẫn Cống sai lính bắt những con đom đóm, bỏ vào túi lụa mỏng, thành những ánh sáng mờ mờ soi đường dẫn Hoàng đế đi tiếp.
Vất vả hồi lâu, mọi người mới phát hiện thấy nhà dân ở phía trước mặt. Mẫn Cống bước tới gõ cửa, và cảm thấy rất vui. Từ nãy, những người dân ở đây đã được nghe thấy tiếng hô chém, giết ở phía cửa sông Bình Tân, nên họ vội vàng mở cửa và quì xin tha mạng. Mẫn Cống nói:
– Chúng tôi tìm diệt hoạn quan, còn dân chúng thì không sao. Nay Hoàng thượng đi lại khó khăn, chỉ xin mượn tạm một chiếc xe đẩy!
Chủ nhân vội vàng thưa:
– Có, có. Người cứ lấy mà dung!
Hoàng thượng và Trần Lưu Vương ngồi trên xe đẩy. Mẫn Cống đi trước phòng vệ, binh sĩ đẩy xe theo sau. Phải rất lâu mới đến được Lạc Xá, và mượn được hai con ngựa. Hoàng thượng cưỡi một con, Mẫn Cống và Trần Lưu Vương cùng cưỡi một con. Lại đi tiếp về phía nam khoảng ba dặm, thì họ nhìn thấy ánh đuốc sáng rực một vùng. Biết chắc là người ngựa bên mình, Mẫn Cống ngồi trên ngựa gọi lớn:
– Hoàng đế ở đây.
Gọi đến lần thứ hai, bên kia mới nghe thấy Viên Thiệu, Bào Tín, Thuần Vu Quỳnh cũng đang đi tìm Hoàng đế. Nghe thấy tiếng gọi “Hoàng đế ở đây”, họ vừa lo vừa mừng, vội vàng đến ngay. Nhìn thấy Hoàng đế, ai nấy xuống ngựa quỳ lạy.
Hiển nhiên là Hoàng đế đã hiểu biết nhiều hơn. Người cho tất cả đứng dậy. Lúc này, việc hồi cung là quan trọng, nước không thể một ngày không có vua!
Thế rồi mọi người nhanh chóng lên ngựa hộ tống Hoàng đế
Trời sáng. Mọi người đã đến gần vườn Hiển Dương. Bỗng từ phía trước cờ kéo rợp trời, bụi bay mở đất, một đoàn binh mã ầm ầm kéo đến. Hoàng đế ngồi trên mình ngựa cảm thấy kinh hoàng, không biết đoàn quân hùng hùng, hổ hổ đó là của bên nào. Trần Lưu Vương tinh mắt hơn, từ xa đã nhìn thấy chữ “Đổng” ở trên lá cờ. Viên Thiệu nói luôn:
– Nhất định là binh lính của Đổng Trác.
Đúng là đoàn quân Tây Lương của Đổng Trác.
Đổng Trác tích cực hưởng ứng lệnh của Hà Tiến. Nghĩ rằng sẽ tiến thẳng từ Tây Lương đến thành Lạc Dương, nào ngờ ý kiến của Hà Tiến và một số người không thống nhất, nên quân lính phải đóng lại ở Ấp Tri. Đổng Trác không vui lắm, nhưng cũng không có cớ gì để vào gần thành Lạc Dương. Sau khi biết tin Lạc Dương có biến, cho rằng thời cơ đã đến, Đổng Trác phấn khởi, cho quân nhổ trại kéo về hướng tây. Đi được nửa đường, nhìn thấy cung điện. bốc cháy, ngọn lửa đỏ rực cả một góc trời, lòng thamÂ� muốn cũng tăng thêm gấp bội. Đổng Trác lệnh cho binh lính không được dừng chân, phải hành quân gấp trong đêm, và nói với lũ bộ hạ:
– Kinh thành đang binh biến, quân ta không thể chỉ ngồi nhìn! Phải nhanh chóng tiến quân ứng biến.
Lúc Viên Thiệu đi hộ vệ Hoàng thượng và Trần Lưu Vương gặp Đổng Trác là lúc binh lính của Đổng Trác đã hành quân cấp tốc suốt một đêm. Đổng Trác đang ngất ngưởng trên mình ngựa thì có lính đến báo:
– Hoàng thượng đang ở trước mặt.
Đổng Trác biết Hoàng đế, vì binh biến mà phải rời xa kinh thành, rõ ràng là suốt đêm cũng chưa chợp mắt. Trác thở dài: “Thực là một biến cố lớn”.
Đổng Trác cho quân dừng lại, nghênh đón Hoàng đế trên con đường nhỏ ở phía bắc núi Mang.
Hoàng thượng được đoàn Viên Thiệu hộ tống, đứng ngay trước mặt. Đổng Trác thi lễ, giữ đạo quân, thần.
Hoàng đế nhìn thấy Đổng Trác uy phong lẫm liệt, quân lính đông đúc, cảm thấy hơi lo, ứa cả nước mắt, và không biết làm như thế nào. Hai bên đều đứng yên lặng, nghe cả tiếng gió thổi, lá cờ lớn bay phần phật.
Lư Thực thấy vậy, một mình phóng ngựa đến trước mặt Đổng Trác và hạ lệnh:
– Có chiếu lui binh!
Đổng Trác nhìn thấyt Lư Thực, liền nghĩ ngay đến những điều bất hoà từ trước, nên châm chọc:
– Là đại thần của quốc gia, không biết chỉnh đốn vương thất, khiến cho đất nước nghiêng ngả, làm gì có chuyện lui binh?
Nói xong, Đổng Trác phóng ngựa vượt qua Lư Thực, đến trước mặt Hoàng đế thỉnh an.
Vốn đã có phần khiếp sợ, nay lại thấy thái độ ngạo mạn của Đổng Trác, Hoàng đế càng không biết làm như thế nào, toàn thân run r
Mọi người đều lo lắng, vì lúc này là lúc Hoàng đế phải nói chuyện. Nếu để đại thần nói thay, e rằng Đổng Trác sẽ không chịu! Đúng lúc đó, Trần Lưu Vương còn ít tuổi hơn cả Hoàng đế, đã đánh ngựa lên trước, lấy hết dũng khí, hỏi ngay:
– Người này là ai?
Đổng Trác không nghĩ tình hình lại như thế. Song đối với câu hỏi như vậy không thể không trả lời:
– Thứ sử Tây Lương, thần là Đổng Trác.
Trần Lưu Vương hỏi:
– Ngươi đến cứu giá, hay đến cướp giá?
Đổng Trác trả lời luôn:
– Thần đến hộ giá.
Trần Lưu Vương hỏi lại:
– Đến cứu giá, thế nhìn thấy Thiên tử sao không xuống ngựa?
Đổng Trác thất kinh, vội vàng xuống ngựa, quỳ lạy ở bên cạnh đường.
Lúc này Trần Lưu Vương mới ôn tồn, lấy lời phủ dụ:
– Tướng quân không hổ là một tôi hiền của Thiên tử, đã không quản đường sá xa xôi, kịp về cứu gi đáng biểu dương. Nay kinh thành hỗn loạn, bởi tại bọn hoạn quan hiếuÂ� chiến. May nhờ có các quan văn, võ trong triều có dũng khí, có lòng trung, trí tuệ và dũng mãnh, đã giết hết bọn gian thần, tai hoạ được trừ tận gốc. Triều đình giờ đã ổn định bình thường, không cần vất vả nữa, mọi việc cứ như cũ mà làm.
Trần Lưu Vương nói ngắn, nhưng đủ ý và rõ ràng, có đầu, có đuôi và không lỡ một lời nào. Đổng Trác thấy lạ, không thể không ngẩng đầu nhìn ông Hoàng còn rất trẻ. Trác nghĩ: “Đây mới thật là một Hoàng đế chân chính. Giá như Lưu Biện được như thế này!” Trác nghĩ tiếp: Đổng Thái hậu đã nuôi dạy Trần Lưu Vương từ khi còn bé. Bà với mình lại cùng một họ. Trác càng nghĩ càng thấy thân Trần Lưu Vương hơn, và bỗng nẩy ý định phế, lập.
Sáng hôm đó đoàn người về đến Lạc Dương. Đoàn quân Tây Lương của Trác đi cùng Hoàng đế, với danh nghĩa là cứu giá. Quân lính của Hoàng Phủ Tung không tiện ngăn cản, đành để cho quân Tây Lương vào thành Lạc Dương. Hà Thái hậu nghe tin Hoàng đế đã trở về, nên vội đến điện Gia Đức nghênh đón. Hoàng đế nhỏ tuổi bước lên điện. Vừa nhìn thấy Thái hậu, Hoàng đế đã không nén được nỗi bi thương, Thái hậu thì vui, buồn lẫn lộn. Hai mẹ con ôm nhau, và khóc. Quần thần có mặt ai cũng cảm thấy xót xa vô cùng.
Hôm sau, nhà vua thiết triều. Không khí Triều đình như trong một ngày mới. Và theo kiến nghị của quần thần đổi hiệu nhà vua Quang thành Chiêu Ninh. Cũng như ngày mới lên ngôi, một lần nữa nhà vua lại đại xá thiên hạ. Hạ chiếu an ủi quân lính cảnh vệ thành Lạc Dương và các đoàn quân trong khu Tư Lệ, để yên lòng binh sĩ. Mọi người vui mừng chưa được bao, đã xẩy ra việc mà ai cũng thấy khó hiểu. Sau hôm đổi quốc hiệu, mất một vật vô cùng quan trọng trong khi lau chùi các bảo vật của hoàng cu
Người ta mật tâu lên Thái hậu: mất viên ngọc tỷ truyền quốc.
Thái hậu cho người tìm lại nhưng vẫn không thấy, bà cho Hoàng đế biết tin và dặn:
– Không được để lộ tin ra ngoài, và phải bí mật cho tra xét. Nói gì thì nói, rõ ràng có người nào đó đã lấy mất ngọc tỷ, và chuyện gì sẽ xảy ra sau này thì chưa biết.
Bề ngoài thì Triều đình đang rất vui, nhưng bầu không khí trong cung cấm lại có vẻ nặng nề hơn trước.
Tuy Thái hậu nói không được để lộ tin ra ngoài. Song tin tức cứ lộ ra. Trong các quan, người người bàn tán với nhau, nhưng cũng chỉ thì thào to nhỏ với nhau thôi.
Sau khi vào thành Lạc Dương, Đổng Trác đem quân đồn trú ngay bên ngoài thành, để ở lại. Đó thật là một mối uy hiếp lớn cho kinh thành.
Binh lính của Đổng Trác đồn trú tại Lạc Dương làm cho Hoàng Phủ Tung rất khó chịu. Lấy lợi ích của Triều đình làm trọng, Hoàng Phủ Tung quyết định từ quan để về quê. Ông cho rằng làm như vậy mới tránh khỏi đụng độ với Đổng Trác, tránh được hiểm hoạ cho Triều đình vừa mới ổn định.
Còn Đổng Trác, tự ình có công trong việc cứu giá, hàng ngày vào thành với số quân mặc giáp sắt, nghênh ngang, ra oai trên đường phố. Thấy vậy người người đều sợ sệt.
Vương Tư đồ thấy cảnh đó, bèn dâng sớ tiến cử Đinh Nguyên giữ chức Chấp kim ngô. Binh lực của p kim ngô rất mạnh, nhưng tiếng tăm còn thua xa Hoàng Phủ Tung, nên lúc đầu Đổng Trác không cần để mắt tới. Vẫn cứ ngày ngày cùng giáp binh nghênh ngang trên đường phố.
Các quan trong triều đều hết sức bực bội, người ta nhớ tại những ý kiến phản đối việc điều Đổng Trác vào thành của Trịnh Thái. Mối lo của Trịnh Thái là hoàn toàn chính xác. Giờ đây, Đổng Trác đã bộc lộ đầy đủ dã tâm của mình. Nhưng việc đã vậy, liệu còn ai có biện pháp gì không hay chỉ có nhũng tiếng thở ngắn, than dài?
Kỵ Đô uý Bào Tín nói riêng với Viên Thiệu:
– Đổng Trác sử dụng sức mạnh của binh lính, chắc là có ý gì khác. Nếu không dập ngay, sau này ắt sinh chuyện. Chi bằng nhân lúc quân Tây Lương vừa vào thành, mọi việc chưa ổn định, ta dùng sức mạnh đánh cho quân lính tan tác, tìm cớ bắt luôn Đổng Trác, để trừ hậu hoạ…
Viên Thiệu thấy Bào Tín nói có lý. Nhưng vốn là người thiếu quyết đoán, Viên Thiệu suy đi tính lại, chỉ sợ việc không thành, làm cho Đổng Trác tức giận, coi đó là cớ để làm loạn, nên thoái thác:
– Vừa mới giết lũ hoạn quan, ai ai cũng muốn nghỉ ngơi, lẽ nào chúng ta lại huy động binh lính?
Bào Tín lại đến gặp Vương Khiếm, mong sao ý kiến của mình được tiếp nhận, trừ được Đổng Trác càng sớm càng tốt. Vương Khiếm nói:
– Đổng Trác có nhiều quân lính, dễ gì đã bắt được hắn. Chi bằng ta cứ kiềm chế, khi có thời cơ thuận lợi hãy tính sau.
Bào Tín đành lắc đầu, thở dà cùng với binh lính của mình trở về núi Thái Sơn.