Đọc truyện Tân Nương Là Nữ Quỷ – Chương 22: Giá y rách
“Ninh Vị Ương.”
Phản ứng đầu tiên của tôi là kêu tên nó, phản ứng thứ hai là nhào vào ôm lấy nó. Không biết vì sao, trong đầu tôi lúc này ngập tràn lo sợ, tôi sợ mất đi Vị Ương như mất Tần Mạn. Tôi thà bị cô ta hành hạ thế nào đi nữa cũng không thể cô ta thương tổn những người tôi yêu.
Vị Ương rất ngoan ngoãn, sau khi bị tôi ôm, nó đã xuôi tay và không phản ứng chị.
“Vị Ương ngoan, chị sẽ bảo vệ em!”
Có mỉa mai hay không khi mối quan hệ của chúng tôi tệ hại hơn hai mươi năm cuối cùng nhờ một con quỷ mà đầm ấm? Hay là, khi đi đến bờ vực sinh tử, oán niệm trong lòng mỗi người đều sẽ vơi đi, thay vào đó là những tiếc nuối khi còn sống. Vì thế mà con người sẽ đối xử với nhau tốt hơn.
Thế nhưng bất thình lình tôi nghe vai mình đau rát, không giống như nỗi đau mà đoá hoa bỉ ngạn gây ra. Tôi nhìn xuống vai, Vị Ương vừa ngẩng mặt lên, hai mắt nó buồn bã cùng hàm răng và cái miệng xinh đẹp nhuốm máu. Nó cắn tôi, trong vô thức. Như sợ hãi tôi sẽ la mắng, cơ mặt nó đột nhiên nhăn lại, sau đó hai hàng nước mắt chảy dài.
Trước mặt tôi lúc này, tôi chắc chắn nhìn thấy rất nhiều hình ảnh ma quái. Nhưng tôi không hề sợ hãi, bởi vì sau đêm nay thôi, tôi nhận ra rằng mất đi người thân yêu mới là nỗi sợ hãi sâu thẳm trong trái tim và linh hồn tôi. Sợ hãi hơn cả nỗi sợ ma quỷ mà từ bé tôi vẫn tưởng mình đã sợ nhất rồi. Đưa tay lau nước mắt cho Vị Nương, nó vẫn sụt sùi, sau đó chằm chằm nhìn về phía sau lưng tôi, sợ sệt nói: “ Chị à, sau lưng chị có cái gì đó…em sợ lắm.”
“ Đừng sợ, có chị ở đây. Nào, Vị Ương ngoan nhắm mắt lại, chị đưa em đi khỏi đây.”
Tôi không quay đầu, ở trước mắt cái thứ mà Vị Ương nói, ôm Vị Ương chậm rãi vào nhà. Gần 4 giờ sáng rồi, tôi mở hết đèn trong nhà, kê chân cho Vị Ương ngủ đến sáng hẳn.
Hai chúng tôi rời khỏi Trùng Khánh về Thượng Hải sau khi Vị Ương thức dậy. Tôi mang theo nội tâm cô độc mà đi, không hề gọi cho Cảnh Dã cuộc nào. Chúng tôi thuê một phòng khách sạn hạng sang đã là hơn 3 giờ chiều. Sau đó đến căn hộ của Cảnh Dã lấy chiếc áo cưới, anh ấy không có ở nhà, có lẽ đang ở viện pháp y rồi.
“ Chị, lấy nó về làm gì? Bố mẹ hỏi chị khi nào kết hôn đấy.”
Ngồi ghế sau xe của tài xế của Vị ƯƠng lái, nó cầm chiếc hộp tần ngần hỏi. Tôi mệt mỏi nhắm nghiền hai mắt trả lời lấy lệ: “ Chị có vài thứ cần xác nhận.”
Vấn đề bọn họ hỏi, tôi không trả lời. Vị Ương thấy thế cũng không làm phiền tôi. Rốt cuộc tôi nghĩ cái gì trong đầu chỉ có trời mới biết, vì vậy mà tôi đã quyết định xem chiếc áo cưới kia có còn lành lặn hay không. Vị Ương giúp tôi mặc vào, lúc thấy vết cắn trên vai tôi, nó hoảng hốt: “ Chị, đây là gì vậy?”
Xem ra nó hoàn toàn không nhớ gì cả, vậy nên tôi không thể nói rằng nó vào lúc 3 giờ sáng bị mộng du rồi cắn tôi được. Thế giới này đủ tàn nhẫn rồi, nên hãy để tôi chịu đựng một mình thôi. Bọn họ thì có tội tình chi?
“ Không gì cả, đừng bận tâm.”
Tôi kéo tà áo vào gương soi, cố gĩu những nơi mà trong áo của cô ta mặc bị Cảnh Dã xé rách một mảng. Không ngoài dự đoán của tôi, chỗ đó thật sự bị rách rồi, hai chiếc áo của tôi và cô ta là một. Gai óc tôi nổi lên đầy người, nghĩ đến chiếc áo được quấn ở bộ xương trong quan tài chôn ở nhà cổ.
Vì để xác nhận mọi chuyện, tôi đã đi đến tiệm áo cưới để hỏi cho ra lẽ. Tiệm áo cưới vẫn như cũ, nhưng cửa đã đóng, trước cửa nhà dán bảng bán nhà. Tôi gọi vào số ghi kèm trên bản bán nhà, chẳng mấy chốc trong nhà có người mở cửa đi ra. Người nọ là một cô gái trẻ, tự xưng là cháu gái của chủ tiệm áo cưới.
“Vậy, chủ tiệm áo cưới hiện tại ở đâu rồi. Tôi có chuyện muốn hỏi cô ấy.”
Cô gái nọ không mời tôi vào nhà nên tôi đã hỏi. Nào ngờ cô ấy trả lời một câu khiến tôi chết đứng.
“ Cô ấy mất rồi. Mất vào ngày mùng 1.”
Mùng 1, hôm nay là 25 tháng 7. Cô ấy mất vào mùng 1 tháng 7. Đó là ngày mất của Bắc Cung Phồn Di. Hộp áo cưới trong tay tôi lung lay, tôi cố hỏi: “Xin hỏi, cô ấy vì sao lại mất? Bệnh tật, tai nạn sao?”
Cô gái nọ vẻ mặt âm u nói: “ Đều không phải, cô ấy là tự tử. Thắt một sợi dây thừng lên quạt trần ở trong phòng thử đồ. Lúc tìm thấy xác, cô ấy quay mặt vào gương. Sau đó chúng tôi tìm pháp y, bác sĩ pháp y nói cô ấy trước lúc mất đã vô cùng hoảng sợ. Chúng tôi mãi vẫn không hiểu, cô ấy hoảng sợ điều gì.”
“Camera thì sao?”
“ Cô biết đấy, đó là phòng thay đồ mà. Đâu thể lắp camera được.”
Có lẽ tôi biết cô ấy hoảng sợ điều gì rồi, bày tỏ một chút sự thương tiếc đến cô chủ tiệm, sau đó tôi đề nghị: “ Có thể để tôi vào xem một lát không? Vì áo cưới của tôi vô tình bị rách rồi, vốn dĩ muốn đưa đến cho cô ấy sửa lại.”1
Cô gái nọ mở cửa mời tôi vào nhà, trong khi cô ấy đi xuống bếp lấy nước thì tôi đã vào phòng thay đồ. Để hộp áo cưới xuống, tôi ngước nhìn trần nhà. Quạt trần cao như vậy, làm sao cô ấy treo dây thừng lên đó được. Vậy ra cô ấy đã bị cô ta giết rồi. Liệu rằng, tôi có thể nhìn thấy được điều gì không?
Tôi chằm chằm nhìn vào trong gương, không có gì xảy ra. Tôi cắn ngón tay, dùng máu tên đầu ngón tay viết ra bốn chữ Bắc Cung Phồn Di. Quả nhiên chỉ hơn mười giây sau lập tức có kết quả. Bốn chữ ấy đột nhiên trên mặt gương chạy loạn xạ, cuối cùng dồn thành một chữ “ Tử (chết)”.
Bỗng nhiên có một lực đẩy cực mạnh đẩy tôi văng về phía góc tường, sau đó trong gương u ám rồi hiện ra cảnh tượng ngày hôm đó. Cô chủ tiệm tìm đến một sợi dây thừng đột nhiên bay lơ lửng lên trần nhà, mắc sợi dây vào quạt trần. Sau đó cô ấy từ từ vòng cái cổ của mình vào, suốt quá trình giống như bị thôi miên vậy.
Một lúc sau, có lẽ vì quá ngạt thở mà cô ấy đã tỉnh lại. Cô ấy vùng vẫy theo bản năng của một con người, mặt mày đỏ lựng vì khó thở. Nhưng sau đó, không hiểu sao cô ấy đột nhiên trợn to hai mắt nhìn chằm chằm vào gương. Từ trạng thái ngạc nhiên đến hoảng sợ rồi từ từ nhắm mắt.
Có cách nào để nhìn thấy rốt cuộc trong gương có gì không? Tôi tự hỏi bản thân khi tôi thật sự muốn biết. Tôi không phải tò mò, mà vì nó liên quan đến chiếc áo cưới, vì vậy mà tôi cần phải làm rõ. Tôi sấn lại chiếc gương, nó bây giờ đang thay đổi giống như không gian ba chiều. Tôi dán sát người vào gương, tập trung xem chiều ánh sáng mà nó phát ra.
Phía đối diện lúc nãy mà tôi đứng, bây giờ đang ẩn ẩn hiện hiện một cảnh vật rồi từ từ hiện rõ. Tôi đoán đó là cảnh tượng mà cô chủ tiệm nhìn thấy lúc đó. Trong cảnh, cô ta đang dùng một cái cưa gỗ cưa xác cô thợ may. Sau đó dùng dao róc da cô ấy ra để may thành một bộ quần áo.
Máu tươi tuôn ra từ các đoạn cắt thân thể cô thợ may từ từ tuôn ra, nhuốm sang đỏ rực từng mảnh da, giống, như màu của chiếc áo cưới. Cô ta hai tay nhuốm đầy máu đang quẹt lên miệng nhấm nháp, vẻ mặt cô ta vô cùng đắc ý nhìn tôi, nở một nụ cười.
Dây thần kinh vị giác của tôi hoạt động cực mạnh, chỉ vài giây sau đó tôi đã ôm bụng muốn nôn mửa.