Tân Đường Di Ngọc

Chương Q.1 - Chương 5: Thích Ứng Gia Đình Mới


Bạn đang đọc Tân Đường Di Ngọc: Chương Q.1 – Chương 5: Thích Ứng Gia Đình Mới


Di Ngọc xuyên qua Đường triều đã được hai mươi mấy ngày, ngày ngày bị Lô thị trông giữ, bị Lô Tuấn trông giữ, bị Lô Trí trông giữ, cứ vậy vượt qua.
Bởi vì tân hoàng vừa mới lên ngôi, nông thôn trong lúc này gần nhất cũng thường xuyên thầm nói một ít chuyện của triều đình, cho nên trải qua đoạn thời gian này chắp vá lung tung nàng đã hoàn toàn xác định niên đại này mặc dù là đời Đường, nhưng tuyệt đối không phải đời Đường mà nàng biết, mặc dù lịch sử cực kỳ tương tự, nhưng như cũ có điều không nhất quán.
Thời đại này những hướng đi lớn cũng không có gì thay đổi, nhưng những bộ phận nhỏ lại kém rất nhiều, nói thí dụ như đương kim thánh thượng Lý Thế Dân vậy mà biến thành con cả của cao tổ Lí Uyên, sự biến Huyền Vũ môn thế nhưng biến thành con trai thứ hai của cao tổ – Lý Kiến Thành khởi binh đoạt vị sau bị thái tử Lý Thế Dân trấn áp; Tùy triều vẫn có Tùy Dương đế một kẻ hôn quân, nhưng Tùy Dương đế nơi này lại không phải mạnh mẻ tàn bạo, mà chính xác là một cái A Đấu (1), hắn tùy ý ngoại thần hỗn loạn triều chính, mới đưa đến việc Lí Uyên khởi binh giành quyền (2).
Rõ ràng những điểm này sau, nàng ngược lại yên lòng, quỹ đạo thời đại cùng lịch sử mà nàng biết là giống nhau. Đây là một niên đại tương đối yên ổn, theo niên đại này từ phồn hoa đến lúc suy yếu còn tương đối dài một đoạn thời gian, không cần lo lắng loạn lạc khiến cho dân chúng lầm than, dù sao nàng hiện tại thân ở nông gia, làm tầng dưới chót của xã hội tự nhiên dễ dàng tại chiến loạn thành bộ phận hy sinh.
Đã nhiều ngày bắt đầu thu hoạch, Lô thị mang theo con thứ hai đi ngoài đồng trông coi, để tránh những ngày này trộm gian ngoài thôn dùng mánh lới trộm cắp lương thực, mỗi đêm đều đem trâu kéo xe lương thực trở về, chuẩn bị đợi cho người ở quan phủ đến thu lương tiếp tục cùng nhau bán.
Sau đó các loại lương thực của nông dân hàng năm đều có chuyên gia của quan phủ đến thu, nếu nông hộ muốn giảm bớt điểm công phu, thông thường đều là trực tiếp bán cho quan phủ đổi tiền bạc, nhưng cũng có những người tình nguyện đem lương đến địa phương khác bán kiếm nhiều thêm mấy văn tiền. Nhà nàng trước kia sản lượng đều trực tiếp bán cho quan phủ, năm nay Lô thị cũng chỉ để dư ra một ít tính toán đi nghiền thành bột mì dùng để cho Di Ngọc dùng làm món chính.
Trong nhà phân công thập phần rõ ràng, hai người ca ca tuy rằng đã đến tuổi đi học, nhưng Lô thị học vấn không tệ, đọc sách viết chữ đều là nàng tự mình dạy, hiện tại nhiều hơn một cái Di Ngọc. Bởi vì Lô Tuấn bản thân không thích văn vẻ, từ năm trước bắt đầu hai ngày một lần đều ở một gian võ quán ở trấn trên làm việc vặt thuận tiện học quyền cước, mà Lô Trí thông minh nhạy cảm hiếu học một chút liền thông, bởi vậy mỗi ngày sáng sớm đi quanh núi chăn trâu ăn cỏ nhân tiện đọc sách tự học. Nhà của nàng có một con trâu, con trâu này vẫn còn rất mạnh khỏe, thường xuyên có một số phụ nhân trong thôn đến mượn trâu làm xe đi chợ, Lô thị cũng không keo kiệt, tuy rằng thường xuyên đem trâu không công cho người mượn, nhưng vẫn nhờ những người đó hỗ trợ mua củi đồ vật này nọ linh tinh.

Ngày thường Lô thị không thường ra ngoài, trước khi bắt đầu thu lương đều chỉ ở nhà làm nữ công trợ cấp gia đình. Thời tiết dần dần nóng lên, Lô thị cũng cho Di Ngọc cởi áo đổi mặc áo ngắn, mặc dù là vải thô nhưng thông khí thoải mái, Lô thị nữ công vô cùng thần kỳ, đối với một nhân loại thời đại mới đã quen mặc quần áo làm từ máy móc như nàng mà nói, này quần áo tự chế tuy rằng nguyên liệu vải không tốt nhưng hình thức lại đơn giản hào phóng, lại lưu ý giữ nét ăn mặc thôn dân, càng cảm thấy được Lô thị không đơn giản, tay nghề may vá của nàng theo kịp những tú nương (3) được bồi dưỡng chuyên nghiệp. Có lẽ nhà chồng của nàng trước kia cũng là có vài phần năng lực, bằng không sao có thể cưới được một phụ nhân vừa biết tìm cách sinh sống lại tinh thông mọi kỹ năng như Lô thị.
Mặc dù tò mò lai lịch hôn nhân của Lô thị, nhưng Di Ngọc càng trông mà thèm một ít phương pháp thêu của nàng, nên biết rằng đây chính là chính tông Thục thêu, nàng nương là Quan Trung chính tông Thục thêu nhất phái truyền nhân, từ bốn tuổi bắt đầu học thêu, đến bây giờ đã có ba mươi năm kinh nghiệm, đưa tới hiện đại chính là so sánh với gấu trúc về số lượng tồn tại rồi.
Chuyện kể rằng lúc trước Di Ngọc liền quấn lấy Lô thị dạy nàng thêu thùa, lúc mới bắt đầu Lô thị sợ nàng đâm hư ngón tay không chịu dạy, nhưng rốt cuộc không trải qua được nàng mềm nhũn làm nũng, để ứng phó liền cho nàng khung thêu cùng châm tuyến dạy nàng chút đơn giản gì đó, chỉ chờ nàng hết mới mẻ nhiệt tình liền buông tha cho.
Di Ngọc vừa mới bắt đầu thêu mấy ngày nay cũng ăn không ít khổ, tuy rằng học không uổng đầu óc, nhưng lúc bắt đầu khó tránh đem đầu ngón tay non nớt làm cho vừa hồng lại vừa sưng, nếu như thay đổi một bé con bốn tuổi nào khác tuyệt đối sẽ quăng thêu vá mặc kệ một bên, bất quá đây đối với một chân chính linh hồn đã lớn như nàng mà nói không coi vào đâu, bởi vì nàng biết rõ tại niên đại này nhiều hơn một môn tay nghề liền có hơn một phân bảo đảm cuộc sống.
Chỉ làm một đứa cô nhi, từ nhỏ chịu người khác mặt lạnh đến lớn nàng luôn luôn khát vọng có một ngày có thể thông qua cố gắng của mình thay đổi hết thảy, nhưng có một số việc quả thật không phải cố gắng là có hồi báo. Kiếp trước nàng chính là vì tư chất bình thường, người khác học tập chỉ cần hai lần nàng phải bỏ gấp ba lần thời gian mới có thể biết rõ ràng, cho nên dù nàng dùng toàn lực cũng chỉ đậu vào một cái trường đại học loại ba mà thôi. Khó được nàng lại có thể lặp lại một lần, lại có ước mơ từ trước gì đó, làm sao tránh không lãng phí thời giờ cùng tài năng.
Cho đến khi Lô thị khiếp sợ phát hiện đầu ngón tay của nàng sưng lên vết chai, Di Ngọc chỉ dùng ngữ khí trẻ con khờ dại nói với nàng: “Ngọc Nhi muốn học, nhất định học giỏi.”
Vì thế từ ngày đó trở đi, Lô thị cũng nhận thức còn thật sự dạy nàng chính tông Thục thêu (4), việc này mẫu thân ý tưởng rất đơn giản: Nếu con gái muốn học lại có nghị lực học, nàng là muốn dụng tâm dạy, một lần dạy không được sẽ dạy hai lần, mãi cho đến lúc tiếp thu được mới thôi.

Bút mực rất quý, trong nhà chỉ đủ cho Lô Trí thỉnh thoảng luyện chữ, Lô thị liền ở trên mặt đất chỗ bằng phẳng rải lên cát, cầm nhánh cây giảng cho nàng kết cấu. Theo hoa văn nổi lên, Di Ngọc thấy nàng tuy rằng dùng cây viết lên đất cát nhưng kỹ xảo hội họa sạch sẽ, hết sức ngạc nhiên. Thông thường thêu đều phải dựng kiểu dáng ở lớp lót, nhưng hiện tại Lô thị chỉ thêu một ít vật đơn giản đi bán, đối với người đắm chìm vào Thục thêu hơn ba mươi năm như nàng mà nói, một ít cái đơn giản thêu công chỉ là hạ bút thành văn mà thôi, nương nàng truyền thêu nghệ loại này vốn là không cần dùng lớp lót vẽ sẵn để thêu đè lên. Tuy vậy Di Ngọc mỗi khi thấy nàng không cần lớp lót vẫn xe chỉ luồn kim liền kính nể không thôi, không biết khi nào thì mình mới có thể đạt tới loại cảnh giới này.
Tiếp theo là phối màu, bởi vì sợi chỉ rẻ nên màu sắc ít, Lô thị liền kêu con trai lớn đến ven núi hái đủ kiểu hoa cỏ trở về để dạy nàng phân biệt màu sắc.
Cuối cùng cũng là quan trọng nhất chính là châm pháp, chính tông Thục thêu chú ý nhất là đường may trơn nhẵn cùng giấu kín, châm pháp lại càng là loại phong phú nhất trong bốn loại phương pháp thêu lớn nhất (5), tinh tế tỉ mỉ đến hơn một trăm ba loại, thành phẩm lấy sinh động lưu loát làm chuẩn, tỷ như nàng từng thấy Lô thị thêu chuồn chuồn, nhìn qua tựa như vật sống thông thường.
Bởi vì xuyên qua có được trí nhớ cực tốt, Di Ngọc thực là nhẹ nhàng thuận lợi theo Lô thị học biết chữ học thêu, mặc dù cố ý chậm lại tiến độ nhưng vẫn làm cho người một nhà tấm tắc, thẳng khen nàng thông minh. Nhất là Lô thị, mỗi ngày lúc nàng học tập rất nhiều lần đều dùng ánh mắt vui mừng sung sướng đánh giá nàng, tựa hồ không nhận thức được nữ nhi nuôi ba năm này không giống nhau, mỗi khi ban đêm dỗ nàng ngủ cũng đều kêu nàng là cục cưng thương yêu nhất, khổ tận cam lai linh tinh, mặc dù làm Di Ngọc cười thầm không thôi, nhưng có thể làm cho Lô thị vui vẻ, nàng vẫn là rất thích ý.
Mới đầu Di Ngọc còn đối với đồ ăn không có nửa điểm chất béo không bao nhiêu thích ứng, nhưng qua bốn năm ngày cũng ăn quen rồi. Lô thị tay nghề chế biến thức ăn thật là tốt, nước nấu đồ ăn cũng thập phần có ý vị, hơn nửa tháng trước còn mua bột mì trở về, mỗi ngày thiên vị làm ột mình nàng ăn bánh nướng áp chảo. Hai cái huynh đệ nhìn thấy nàng ăn trông rất là thèm, nhưng cũng không có cùng nàng tranh đoạt, mỗi khi nàng thử nhún nhường hai người đều cự tuyệt không nhận, chuyện này cũng thật làm nàng cảm khái một phen, càng làm nàng đối với mẫu tử ba người thân thiết.
Về phần người cha nghe nói bệnh chết kia, Di Ngọc mặc dù vô cùng hiếu kỳ nhưng cũng sẽ không đi chủ động đề cập vấn đề mà có vẻ như bị mẫu tử ba người cố ý quên đi, nàng dù sao xuyên qua chưa đến một tháng, có sẵn một nhà ba người còn đang chậm rãi thích ứng, người chết liền càng đừng nói nữa.

Đây đúng là một gian chuồng trâu một gian nhà, một con trâu ba mươi mẫu ruộng, một vị lão nương biết dạy học, lão đại yêu văn lão nhị yêu võ. Cuộc sống như vậy làm nàng trôi qua thập phần nhàn nhã, không có áp lực công ăn việc làm, một lần nữa biến thành bé con, không có bắt đầu không thích ứng, ở người nhà yêu thương, Di Ngọc thực là ưa thích cuộc sống điền viên hiện tại.
Chú:
(1): [āDǒu] A Đấu; kẻ bất tài; đồ vô dụng; đồ hèn nhát (con Lưu Bị, thời Tam Quốc bên Trung Quốc, ví với kẻ bất tài)
(2): Trong lịch sử TQ tiền triều trước khi Đường triều thành lập là nước Tùy, vị vua dẫn đến sự suy bại là Tùy Dương đế (còn gọi là Tùy Dạng đế), do Tùy Dương đế tàn bạo hoang dâm, trích: “giết cha tự lập làm Hoàng đế, quyền hành nằm trong tay, không kiêng kỵ việc gì, thích gì làm nấy. Lên ngôi xong liền cho xây dựng Đông Đô, đào Đại Vận hà, sửa sang vườn Ngự uyển trong Hoàng cung, xây dựng Trường thành, lại ba lần chinh phạt Cao Ly, năm này qua năm khác tuần du không ngừng nghỉ. Quân dịch, lao dịch đại quy mô đã vượt quá sức chịu đựng của xã hội, đã khiến cho triều Tùy giàu có nhanh chóng đi đến lụn bại.”
Sau, Lí Uyên cùng con trai thứ Lý Thế Dân thấy nhà Tùy sắp diệt cũng nổi dậy tự lập riêng. Đánh bại nhà Tùy lập nên nhà Đường, lập con trai trưởng Lý Kiến Thành làm thái tử, tuy Lí Uyên là Đường Cao Tổ vị vua sáng lập nhà Đường song con thứ của ông là Lý Thế Dân mới đáng được gọi là anh hùng, từ chuyện khuyên cha lập binh khởi nghĩa, chiếm đô thành nhà Tùy, diệt các thế lực cát cứ cũng toàn một tay ông. Lý Thế Dân bình định hầu hết các thế lực, đánh đâu thắng đó là tay cầm quân kiệt xuất. Tần vương Lý Thế Dân và Thái tử Lý Kiến Thành bắt đầu có xung đột dẫn đến sự biến Huyền Vũ môn.
Sự biến cửa Huyền Vũ (玄武門之變, Huyền Vũ môn chi biến) là sự kiện tranh giành quyền lực diễn ra vào ngày 2 tháng 7 năm 626 khi Tần vương Lý Thế Dân, cạnh tranh với hoàng huynh của mình là Thái tử Lý Kiến Thành và lo sợ sẽ bị Kiến Thành sát hại, đã cho lập một cuộc phục kích trước cửa Huyền Vũ, trên con đường tới cung của vua Cao Tổ, và đã giết chết Lý Kiến Thành và Tề vương Lý Nguyên Cát con trai thứ tư của Lí Uyên. Sau khi biết được vụ việc, Đường Cao Tổ đã truyền ngôi cho Lý Thế Dân, tức Đường Thái Tông, còn mình làm Thái thượng hoàng cho đến hết đời.
(Tổng hợp từ wiki, muốn biết thêm chi tiết đoạn lịch sử này vào wiki nhé.)
(3): thợ thêu được đào tạo chuyên nghiệp, thời xưa thường được bồi dưỡng để làm xiêm y này nọ cho hoàng gia, nhà giàu. Về sau làm cho tú phường cửa hàng may mặc…

(4): Thục thêu hay còn gọi là thêu Tứ Xuyên. Thục ở đây chỉ nhà Thục, nay là tỉnh Tứ Xuyên – TQ.
(5): Tứ đại thêu pháp (danh thêu) bao gồm 4 phương pháp thêu của 4 vùng đông tây nam bắc của TQ hợp lại bao gồm:
“Tương thêu” thuộc trung bộ tỉnh Hồ Nam.
“Thục thêu” thuộc tây bộ tỉnh Tứ Xuyên.
“Việt thêu” thuộc nam bộ tỉnh Quảng Đông.
“Tô thêu” thuộc đông bộ tỉnh Giang Tô.
Danh xưng này được hình thành vào giữa thế kỉ 19, nó sinh ra trừ bỏ đặc điểm nghệ thuật bên ngoài, nguyên nhân trọng yếu chính là kết quả buôn bán hàng thêu tăng cao, bởi vì nhu cầu thị trường cùng nơi sản xuất hàng thêu không cùng chỗ, hàng thêu mỹ nghệ là loại hàng hóa hình thành từ đặc sắc địa phương, bốn địa phương kể trên có số lượng sản phẩm và nguồn tiêu thụ lớn, ảnh hưởng rộng khắp nên hợp thành “tứ đại danh thêu”.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.