Tam Hạ Nam Đường

Chương 8: Vâng lệnh hứa hôn gái sắc Vì nước tạm biệt má hồng


Bạn đang đọc Tam Hạ Nam Đường – Chương 8: Vâng lệnh hứa hôn gái sắc Vì nước tạm biệt má hồng

Chẳng bao lâu, có ông Tơ đến, tay ôm sổ bộ đến ra mắt Thánh mẫu. Thánh mẫu truyền mở sổ ra tra xét, thấy tên họ, căn duyên rõ ràng bằng những hàng chữ: “Cao Quân Bảo, Lưu Kim Đính là duyên nợ với nhau. ” Cao Quân Bảo xem thấy lấy làm lạ, thưa:

– Tôi cũng muốn vâng lời Thánh mẫu cho xong việc nhơn duyên, ngặt vì tôi ở một nơi, tiểu thơ ở một ngả, làm sao hứa hôn, vậy nhờ ơn Thánh mẫu chỉ giáo cho tôi đi phò vua giúp nước kẻo trễ. Thánh mẫu nói:

– Thật công tử trọn thảo vẹn ngay. Cao Quân Bảo thúc giục trở về dương thế để lo việc cầu hôn, nên Thánh mẫu ngước mặt lên nói:

– Lưu Kim Đính! Hãy xuống đây cho thầy dạy bảo.

Vừa kêu ba tiếng bỗng thấy Kim Đính đằng vân bay xuống. Cao Quân Bảo thấy tiểu thơ nét mặt khác hơn trước, nết na chỉnh tề diện mạo nghiêm trang, vừa bước tới thấy Cao Quân Bảo đã hổ thẹn chẳng dám nhìn mặt. Lưu Kim Đính lạy Thánh mẫu và nói:

– Nay công tử đi gấp lo việc cứu giá Thọ Châu, sao lại ghé non tiên làm cho trễ nải công việc? Cao Quân Bảo lau nước mắt thuật lại mọi điều, Lưu Kim Đính mỉm cười, nói:

– Tuy là chuyện tình cờ, nhưng cũng tại lời thề của công tử. Từ nay về sau chớ nên thề như vậy. Cao Quân Bảo nới:

– Lời tiểu thơ đáng ngàn vàng, tôi ghi lòng tạc dạ. Thánh mẫu liền kêu hai người, nói:

– Hai vợ chồng ngươi có nợ ba đời, căn duyên tiền định. Nay tới kỳ hội hiệp, còn nhắc chuyện cũ làm chi. Công tử đã bằng lòng rồi, ngày mai phải cần gấp đưa về dương thế. Còn đêm nay nhằm kỳ hòa hiệp, để trễ không nên. Tuy cha mẹ hai đàng chưa biết, song có ta làm chứng, Nguyệt lão làm mai, phải lo việc hoa chúc cho rồi. Nếu chờ có lệnh cha mẹ gả cưới, thì lấy ai đi giải vây, chắc không người cứu giá. Hãy nghe lời thầy dạy, vợ chồng tác hợp đến già, vang danh cả họ. Còn Dư Hồng là loài chim chóc, có công tu hành, nhưng tính nết hung hăng, công đức ba ngàn chưa đủ, nay vâng lệnh Xích Mi lão tổ vây phủ Thọ Châu, nếu không phạm sát sinh thì vài trăm năm nữa cũng thành tiên, bằng phạm sát sinh thì bỏ thây ngoài trận. Thôi, việc chưa đến thầy không nói nhiều. . .

Dứt lời, Thánh mẫu rũ tay áo một cái, vầng mây năm sắc sa xuống trước mặt, Thánh mẫu bước lên ngồi, đằng vân bay đi. Cao Quân Bảo thấy việc lạ lùng, nên nhìn sững. Lưu Kim Đính rút gươm làm phép, lâu đài biến mất, nhìn lại thì là khu rừng cũ, không có hầm hang chi hết, con ngựa còn buộc tại gốc cây. Lưu Kim Đính bước lại vỗ vai công tử, nói:

– Phép tiên biến hóa vô cùng, đừng cho là lạ lùng mà ngơ ngác như vậy.

Sau đó, Lưu Kim Đính đòi bốn con tỳ nữ tới, mời công tử lên yên trở lại nhà. Hai vợ chồng hai ngựa song song ra khỏi cụm rừng trông thấy ánh trăng vằng vặc. Kim Đính nói:

– Xin công tử trở lại nhà nghỉ ngơi rồi mai sáng sẽ đăng trình không trễ đâu mà sợ. Cao Quân Bảo nói:


– Đêm hôm tối tăm khó đi lắm. Còn trở lại nhà, bác bắt lỗi biết nói làm sao? Kim Đính đáp:

– Công tử nói rất phải, song mọi việc tôi tính cũng xong. Liền kêu bốn con tỳ nữ dẫn rằng:

– Các ngươi về trước bẩm với ông có chàng săn bắn trở về, đã đi gần tới. Kim Đính vẽ một là bùa trao cho Quân Bảo nên ai nhìn cũng không thấy.

Đêm ấy, Kim Đính dắt tay về phòng ái ân mà không một ai biết, chỉ có bốn con tỳ nữ biết mà thôi. Sáng hôm sau, tiểu thơ nói với công tử:

– Đêm nay đã kết nghĩa trăm năm, nếu ngày sau cha mẹ có bắt bẻ thế nào thiếp cũng liều mình cho trọn tiết. Quân Bảo nói:

– Tiểu thơ có tình sâu nghĩa nặng, tôi tạc dạ ghi lòng. Đã đáng bậc anh hùng phải trọn niềm chung thủy. Xin nàng chớ ngại. Kim Đính nghe nói mừng rỡ, đáp:

– Như vậy mới là vàng đá. Hai người tình mặn nghĩa nồng, lòng yêu dạ mến.

Sáng hôm sau, Cao Quân Bảo giã từ tiểu thơ lên yên đi cứu giá. Kim Đính sợ cha trông thấy nên chẳng dám cầm, buồn bã nói với Quân Bảo:

– Đã tường nghĩa vợ chồng, xin nhớ lời căn dặn. Đây đến Đồng Quan ngàn dặm, phải giữ gìn bản thân, trước là cha mẹ khỏi lo, sau là vợ chồng sum hiệp. Cao Quân Bảo thấy tiểu thơ ân cần săn sóc, động lòng nói với Kim Đính:

– Tiểu thơ chớ lo xa. Tôi biết giữ gìn lời vàng ngọc. Thánh mẫu đã có nói, vài ba tháng nữa nàng cũng đến Thọ Châu, thì sớm muộn vợ chồng cũng họp mặt. Xin đừng bịn rịn kẻo bị tiếng chê cười. Kim Đính lau nước mắt nói:

– Chàng đã khuyên dạy, thiếp phải vâng lời. Xin nhớ lời thề chớ quên điều tình nghĩa. Quân Bảo vừa lên ngựa, tiểu thơ kéo lại nói:

– Tôi vì buồn rầu mà quên việc lớn, chút nữa để chàng phải khốn. Quân Bảo giật mình hỏi:

– Chuyện gì mà quan trọng như vậy? Kim Đính nói:


– Công tử đến Thọ Châu giải vây, nếu gặp Dư Hồng thì chẳng nên cự địch, vì tài không lại phép, người phải thua yêu.

Kim Đính liền vẽ một lá bùa, giắt lên đầu Quần Bảo và dặn nhỏ rằng:

– Bùa này linh lắm! Phép tà chẳng hại đặng mình, mà chớ khá đánh lâu, e nó phép cao nhiều món!

Quân Bảo thấy tiểu thơ bận bịu, Liền vịn vai tuôn lụy hai hàng, mà không dám dĩ hơi, sợ người ta hay biết. Tiểu thơ đưa công tử bảy tám dặm đường, bốn con thiếu nữ thúc tiểu thơ và nói:

– Dẫu đưa ngàn dặm cũng giã có một lời. Vậy xin cô trở về, kẻo ông hay khó dễ.

Tiểu thơ nghe nói than thở, khóc lóc. Quân Bảo thấy nàng rơi lụy thì gan ruột như bào. Tiểu thơ nói:

– Chàng đi tới ải đặng cứu giá. Thiếp dựa nương phòng thẳm chờ tin. Cao Quân Bảo nói:

– Nếu ta vào tới bệ rồng, sẽ tâu cho rõ trước sau, và rước nàng ra.

Nói rồi họ từ giã, kẻ tới người lui. Lưu Kim Đính trở về nhà, ngày đêm vò võ buồn rầu, ngại nỗi Dư Hồng phép tắc. Lo vì công tử can cường, nếu chàng chẳng nhịn thua, ắt là mang họa, nên đêm nào Kim Đính cũng thắp hương van vái cầu trời cho công tử bình yên.

Còn Cao công tử lộ trình hiểm trở, tối ngủ sáng đi, đói ăn khát uống. Đi gần tới ải Đồng Quan, ấy là chỗ Tam Vương Triệu Quang Mỹ trấn thủ, có binh nhiều tướng mạnh. Cao Quân Bảo tới trước cửa hỏi quân vào thưa rằng:

– Có Cao Quỳnh đến thăm cậu.

Tam vương đòi vào ra mắt. Cậu cháu vui mừng. Cao Quân Bảo thăm mợ xong rồi, Tam Vương bày tiệc thiết đãi. Cao Quân Bảo thưa:


– Tôi nóng giải vây nên đi trước, vậy nhờ cậu giúp binh. Đào Nguyên Soái và mẹ tôi kẻo binh đi sau, ít ngày nữa cũng tới.

Tam vương nghe nói liền ừ. Hôm sau Triệu Quang Mỹ, cấp cho Quân Bảo một muôn rưỡi binh ròng, khí giới hẳn hơi, lương thảo đầy đủ. Cao Quần Bảo biết mình vi lệnh nên không dám ở đâu, liền tạ từ kéo binh đi gấp.

Vài ngay sau đó, kế quân của Triệu Hoàng Cô đến ải Đông Quan ghé nghỉ binh và hỏi thăm việc Cao Quân Bảo trốn mẹ đi trước. Tam vương nghe tức mình hết sức, sợ Hoàng Cô phiền trách mình nên lập tức cho quân theo kêu, song theo không kịp. Cao Quân Bảo được binh rồi kẻo rầm rộ, giục ngựa bôn ba, chẳng bao lâu gần tới thành Thọ Châu.

Đến nơi Cao Quân Bảo thấy binh vây trùng trùng điệp điệp. Lúc chưa đến nơi cũng ngỡ là tầm thường, bây giờ xem thấy binh gia đông quá Cao Quân Bảo mới ghê mình, ví như thấy biển mênh mông, sánh với sông nhỏ xíu. Quân Bảo nghĩ vậy liền truyền dồn quân lại, cho ăn uống no nê. Quân lính lấy làm lạ không biết vì cớ gì. Cao Quân Bảo nói:

– Lương đã cạn hết rồi, nếu ở lâu sẽ chết đói. Hễ giải vây được vào thành thì không thiếu gì cơm, nếu không ráng sức xông vào thì ở đó cũng chết.

Nói rồi xông vào trước, quân binh ráng sức theo sau, liều mạng đánh đùa, một người cự cả hàng trăm người. Cao Quân Bảo cầm giáo đâm chém binh Đường ngả nghiêng ngã ngửa. Binh Đường vào phi báo.

Dư Hồng lập tức ra trận thấy binh tướng bỏ chạy tơi bời. Quân Tống đang xông vào hăm hở, bên trong có một tiểu tướng, mặt sáng như gương, đi tới đâu binh Đường chết tới đó, chẳng khác Trịnh Ân ngày xưa. Dư Hồng xông tới nạt lớn:

– Có tổ sư ở đây, nhà ngươi đừng hung hăng nữa. Cao Quân Bảo nhìn thấy diện mạo, biết ngày là yêu đạo Dư Hồng, liền nói:

– Nay ta vào thành cứu chúa, nếu ngươi biết điều thì đừng cản ngăn, còn ỷ tài phép thì sẽ bêu đầu nơi ngọn giáo, uổng công tu luyện ngàn năm. Bởi ngươi dùng phép tà, bắt cha ta phản chúa, làm hư danh tiết thật đáng tội hành hình. Dư Hồng nghe mấy lời, biết là con trai Cao Hoài Đức, khen thầm:

– Cha hùm đẻ con cọp, quả là Thái Tổ thành thời, nên có nhiều tướng tài phò tá. Chắc là đấu tài không thắng, phải dùng phép mới xong.

Nghĩ rồi, Dư Hồng lấy chiêng lạc hồn đánh lên một tiếng, không ngờ trong mão của Quân Bão có bùa định hồn nên chiêng phép không linh. Cao Quân Bảo cười lớn nói:

– Yêu đạo! Người làm cái gì mà đánh chiêng inh ỏi như vậy? Còn phép gì nữa cứ đem ra thử coi cho biết. Ấy là lời khách sáo của Quân Bảo mà làm cho Dư Hồng giật mình nghĩ thầm:

– Thằng nhỏ này không sợ chiêng phép, hay nó cũng học phép tiên. Nếu ta dùng món khác mà không làm gì được nó thì ắt mang xấu. Thôi thì cho nó vào thành tuyệt hết lương thực thì cũng bó tay. Nghĩ như vậy, Dư Hồng nói lớn:

– Thằng con nít kia Ta cho ngươi vào thành, không ngăn cản làm chi.

Quân Bảo mừng rỡ kéo binh vào thành như đi vào chỗ không người. Bấy giờ Tống Thái Tổ từ khi sai Trịnh Ấn về viện binh đã được Trịnh Ấn lại báo tin: Binh viện đã gần đến, nay mai ắt được giải vây. Tống Thái Tổ ngây đêm mong đợi, bỗng có Cao Quân Bảo đứng ngoại thành kêu lớn:

– Có Cao Quân Bảo đến cứu giá, xin mở cửa thành mà tiếp binh.


Tống Thái Tế và Miêu quân sư vội lên mặt thành xem thử, quả thấy có cờ Đại Tống. Chúa tôi mừng ra mở cửa thành đón tiếp. Cao Quân Bảo vào đến nơi quỳ lạy chúc mừng. Vua Thái Tổ phán:

– Sao năm vị phu nhân chưa thấy đến? Cao Quần Bảo tâu:

– Bởi mẹ cháu cản trở, nên cháu trốn đi trước một mình vì nghe cha cháu bị bắt, lại đầu Đường phản chúa chưa rõ thiệt hư, nên cháu ghé ải Đồng Quan mượn một muôn binh đến trước. Còn mẹ cháu và bốn vị phu nhân ít ngày nữa cũng đến. Vua Thái Tổ nghe nói mừng ra phán:

– Cháu tuy nhỏ tuổi mà chí khí rất cao. Nếu nghe lời mẹ thì quên chúa bỏ cha. Còn Cao Nguyên soái lòng trung liệt thuở nay có lẽ đâu đầu Đường đánh Tống. Chẳng lẽ là phép yêu đạo nó làm cho tôi chúa giận nhau. Nếu Hoàng Cô có đến đây quở trách thì trẫm sẽ xin tội cho.

Cao Quân Bảo mừng lạy tạ ơn. Vua truyền dọn yến thết đãi. Trong khi ăn uống, vua Thái Tổ hỏi Quân Bảo:

– Chẳng hay quân giặc thì đông, binh cháu thì ít. Còn Dư Hồng có nhiều phép thuật, cháu làm sao phá nổi trùng vây. Cao Quân Bảo tâu:

– Cháu nhờ trên đầu có giắt lá bùa linh, nên yêu đạo không làm chi nổi. Vua Thái Tổ khen:

– Cháu thuở nay ăn học, chưa từng việc chiến chinh mà tài trí lại đáng khen. Nay phép yêu không hại được, chắc là trừ giặc Nam Đường không khó. Cao Quân Bảo cúi đầu lạy tạ. Vua Thái Tổ hỏi:

– Bùa linh ở đâu mà cháu có?

Cao Quân Bảo chưa kịp tâu, bỗng té nhào xuống đắt. Vua Thái Tổ và bá quan thất kinh, vội đỡ Cao Quân Bảo dậy, thì Cao Quân Bảo nhắm hai con mắt, cắn chặt hàm răng, nằm bất tỉnh, nhưng còn hơi ấm.

– Cháu đang khỏe mạnh sao bệnh phải bất thường như vậy. Nghĩ thương hại cho vợ chồng Hoàng Cô, nửa đời mới được chút trai, lại nên hào kiệt. Nếu chẳng may thì đau xót biết chừng nào? Miêu quân sư tâu:

– Xin Bệ hạ chớ lo, bệnh ấy không chết đâu mà sợ. Bởi công tử chưa từng lao khổ, nay trải gió dầm sương, phá trùng vây vào đây, đang mệt mà uống rượu nên bị hôn mê. Xin cứ giao cho ngự y điều trị sẽ bình phục.

Vua Thái Tổ theo lời tâu đòi thái y đến. Quan thái y khám bệnh xong liền cạy răng đổ thuốc vào. Quân Bảo tỉnh dần, nhưng nói chưa được, phải hằng ngày chăm sóc mới thuyên giảm.

Lời bàn: Lòng nhiệt tình sinh ra sức mạnh và can đảm. Cao Quân Bảo đem lòng nhiệt thành đến giải vây Thọ Châu, mặc dầu binh ít, tài trí thô sơ, nhưng nhớ có lòng nhiệt thành đã khiến cho Quân Bảo có thêm sức mạnh và lòng dũng cảm. Mặt khác, vì Quân Báo nặng lòng hiếu đạo, nên may gặp được Lưu Kim Đính yêu thương và giúp đỡ. Ấy vậy những kẻ có đạo nghĩa bao giờ cũng gặp may, nếu không gặp Lưu Kim Đính thì tài năng của Cao Quân Bảo không thể nào vào được Thọ Châu thành. Lẽ đời, những kẻ làm điều lành, biết phụng sự đạo nghĩa thì tránh được những phản ứng. Đừng tưởng mỗi hành động, mỗi ý nghĩ của mình không phải là nguyên nhân để gây nên một hậu quả không thể lường trước.-oOo-

– Hết hồi 9:2 (38):


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.