Đọc truyện Tá Áo Học Sinh – Chương 3
Ngày hôm đó được nghỉ học, tất cả học sinh nữ lớp 1, lớp 2 đều bị gọi đến sân vận động của trường để xếp hàng. Thầy hiệu trưởng dẫn mấy người đứng trên bục chỉ chỉ trỏ trỏ. Tôi chưa từng nhìn thấy những người này trong trường học bao giờ cả, họ ăn mặc rất lạ, quần áo có rất nhiều túi, còn có người đeo trên vai một thứ giống như cái máy ảnh cỡ bự (sau này tôi mới biết đó là máy quay phim) cứ đi qua đá lại. Thái độ của thầy hiệu trưởng rất nghiêm trang, còn cô giáo Tần xem ra rất thoải mái. Cô vỗ vai mấy bạn gái đứng phía trước tôi, nói: “Có chú đạo diễn nổi tiếng đến chọn diễn viên, chọn diễn viên nhí đóng phim. Các em nhớ thể hiện thật tốt nhé, được chọn thì cũng làm cho thầy hiệu trưởng của chúng ta mở mày mở mặt!”
Những bạn gái đó vô cùng phấn khích, cứ ríu ra ríu rít mãi không thôi. Tôi nhìn ngón tay mình mãi cũng chán, rồi lại nhìn trời, nhìn trời chán rồi thì nhìn góc trường, ánh mặt trời chiếu chói lọi khiến tôi hoa cả măt, tôi chỉ mong sao việc này sớm kết thúc. Đúng lúc đó, bỗng có một người đẩy tôi lên phía trước, khi tôi còn chưa kịp có phản ứng gì thì một người đàn ông râu rậm đứng trước mặt tôi đã gật gật đầu và nói: “Chính là cô bé này!”
“Là em đó hả?” Thầy hiệu trưởng nói.
“Đúng đấy.” Chú râu rậm nói một cách chắc chắn
Nói xong, chú râu rậm ngồi xổm xuống trước mặt tôi, hỏi tôi: “Có muốn đóng phim không?”
Tôi chẳng nghĩ ngợi gì cả, nói luôn: “Không muốn.”
Chú râu rậm vỗ đùi nói: “Chính là thái độ này, chính là cảm giác này, tuyệt quá!”
Chú ấy làm cho tôi chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì cả.
Cô giáo Tần chen từ phía sau lên, cô hào hứng nắm tay tôi, nói: “Tốt quá, Tiểu Tam Nhi, đạo diễn đã chọn em rồi, còn không mau cảm ơn chú đạo diễn à? Mau cảm ơn chú đạo diễn đi!”
“Cảm ơn chú đạo diễn.” Tôi ngơ ngác cố nói một câu.
Đạo diễn dặn dò mấy người trợ lý: “Nhờ cô giáo giúp liên hệ với phụ huynh cô bé này, để còn nhanh chóng ký hợp đồng, ngày mai bắt đầu quay. A Lý, tối nay cô phụ trách nói cho cô bé này biết nội dung kịch bản! Tối nay để cô bé ở khách sạn, không về nhà nữa.”
Tôi quay đầu hỏi cô giáo Tần: “Họ định làm gì vậy cô?”
“Cô bé ngốc của cô.” Cô giáo nói nhỏ với tôi. “Đây là vị đạo diễn nổi tiếng nhất nước ta đấy, đến Thanh Mộc Hà chúng ta quay phim, trong phim có một diễn viên nhí, đã chọn em rồi đấy, thật là việc đáng mừng!”
“Em không biết đóng phim.” Tôi nói.
“Đạo diễn nói được thì chắc chắn là em làm được!” Cô giáo nói một cách chắc chắn, “Đây là vị đạo diễn nổi tiếng nhất nước ta đấy.”
Kết quả là, ngày hôm đó tôi không được về nhà, một chị dẫn tôi đến khách sạn lớn nhất Mộc Thanh Hà, là khách sạn ba sao, đồ ăn rất ngon, giường êm đến lạ kỳ khiến tôi mới chạm vào đã muốn ngủ. Khi tôi chuẩn bị ngủ thì có một người đàn bà trung niên xách một túi to đến, nói với tôi cô ấy họ Lý, là trợ lý đạo diễn, đến đây phụ trách kể cho tôi nội dung kịch bản, ở cùng tôi trong một phòng. Tôi lúc đó không hiểu “kể nội dung kịch bản” là gì. Mặc dù rất mệ rồi, nhưng đã ăn cơm của họ, ngủ giường của họ thì đành phải chống mắt lên mà nghe cô ấy nói hết. Cô ấy rút từ trong túi ra một cuốn sổ dày khự, vừa đung đưa cuốn sổ đó, vừa kể câu chuyện cho tôi: “Có một nhà soạn nhạc nổi tiếng khắp toàn quốc, do bất hạnh trong hôn nhân nên đã rời bỏ sân khấu mà ông vô cùng yêu quý. Ông đưa cô con gái bị mắc bệnh trầm cảm về quê sinh sống.”
Nói đến đây, cô ấy dừng lại, nhìn tôi và nói: “Cháu cần phải diễn vai con gái của nhà soạn nhạc đó.”
“Trầm cảm là gì vậy?” Tôi hỏi.
Cô ấy nghĩ một lúc rồi nói: “Là không nói gì cả, chỉ sống trong thế giới của riêng mình.”
“Ồ.” Tôi nói.
“Cô kể tiếp, cháu nghe kỹ nhé.” Cô đung đưa cuốn sổ và tiếp tục kể, “Về sau, có một cô giáo thôn quê xinh đẹp đã xuất hiện trong cuộc sống của họ. Cô đem đến cho hai cha con họ những tiếng cười, cô con gái cuối cùng cũng khỏi bệnh, nhà soạn nhạc cũng lấy lại được dũng khí, trở về sân khấu thủ đô mà ông hằng yêu quý. Buổi biểu diễn của ông thành công rực rỡ, nhưng chính lúc này lại nhận được tin cô giáo thôn quê bị mắc bệnh vô phương cứu chữa… Trong cả bộ phim này, măc dù cháu không nói gì cả, nhưng lại là một nhân vật vô cùng quan trọng, chính là cầu nối tình cảm giữa nhà soạn nhạc và cô giáo thôn quê, đặc biệt là…”
Khi cô ấy kể đến đây thì đột nhiên dừng hẳn, bởi vì bên ngoài khách sạn đang vang lên những âm thành ồn ào huyên náo. Chúng tôi cùng đứng dậy, đi đến bên cửa sổ nhìn, vô cùng sửng sốt, bên ngoài khách sạn kín đặc người. Các nhân viên bảo vệ đều đang chặn lại, cả xe cảnh sát cũng đến tiếp ứng.
“Chuyện gì vậy ạ?” Tôi hoảng sợ hỏi.
“Lại chẳng phải là Diệp My sao!” Cô Lý thở dài nói, “Cô ta đi đến đâu mà chẳng thế này.”
“Diệp My là ai vậy ạ?” Tôi hỏi.
“Chả lẽ cháu không xem phim sao?” Cô Lý ngạc nhiên nhìn tôi, “Hoặc là xem tivi?”
Tôi lắc đầu.
“Cô ta hiện nay đang là ngôi sao nổi tiếng nhất đấy.” Cô Lý nói, “Trong bộ phim này, cô ta đóng vai cô giáo thôn quê, đến đoạn cuối phim, cháu phải gọi cô ta là mẹ đấy. Cháu thật là may mắn đấy.”
“Ồ.” Tôi nói.
Chúng tôi quay trở lại ngồi bên giường, cô Lý tiếp tục kể nọi dung kịch bản cho tôi nghe, nhưng mí mắt tôi đã trĩu xuống rồi, cuối cùng thì đã không có ý chí gì cả, ngủ thiếp đi mất. Nửa đêm khi tôi đang say giấc, tôi bỗng nghe thấy tiếng kêu thét vô cùng đáng sợ, tôi thấy cô Lý đứng bật dậy, bước ra mở cửa phòng. Tôi cũng vội vã chạy theo.
Đấy là lần đầu tiên tôi nhìn thấy Diệp My, chị mặc bộ đồ ngủ tuyệt đẹp, xõa mái tóc dài, chân trần, hoảng loạn đứng giữa lối đi. Chị ta chỉ tay vào phòng mình, kinh hãi nói: “Có, có chuột.”
“Cô Diệp My, không thể nào.” Người phục vụ cuống quýt nói, “Chỗ chúng tôi mới sửa sang xong, không thể nào có chuột được.”
“Để tôi ngủ cùng cô!” Cô Lý đi lên trước, giữ chị ấy lại, nói: “Mau đi ngủ thôi, sáng sớm mai đã quay phim rồi, vất vả lắm đấy, để tôi trông cho cô, đảm bảo là không có việc gì đâu.”
Đi được vài bước, cô Lý bỗng quay đầu lại nhìn tôi và nói, “Cô bé, cháu có sợ không, hay là cùng sang ngủ với chúng tôi luôn?”
“Cháu không sợ.” Tôi nói xong liền quay về phòng, đóng cửa lại.
Tối hôm đó, tôi chưa nhìn kỹ khôn mặt của Diệp My.
Sáng sớm hôm sau, khi tôi đang ăn sáng trong nhà ăn thì cô giáo Tần đến. Cô bảo tôi cứ yeent âm đóng phim, hàng ngày mỗi buổi tối cô sẽ đến giảng bài cho tôi, cô còn nói, bố mẹ tôi rất vui mừng.
Tôi lén hỏi cô: “Phải quay mất bao lâu ạ?”
“Chắc khoảng một tháng.” Cô giáo Tần nói.
“Lâu như vậy cơ ạ? Em không cần lên lớp, cũng không được về nhà ạ?”
“Nhà gần mà, em có thể về thăm nhà khi nào em muốn.” Cô giáo nói, “Còn về việc học, cô vừa nói rồi, em không phải lo gì cả, trường sẽ cử giáo viên đến dạy em. Em được đóng bộ phim này, không chỉ là niềm tự hào của trường ta mà còn là niềm tự hào của cả thị trấn Thanh Mộc Hà chúng ta nữa đấy.”
“Ồ.” Tôi nói.
“Phải rồi, em đã gặp Diệp My chưa? Nghe nói trong phim cô ấy đóng vai cô giáo của em?” Cô giáo thấp giọng hỏi tôi, “Có phải là ngoài đời cô ấy đẹp như trong phim không?”
“Em không biết.” Tôi nói.
Tôi chưa từng xem phim điện ảnh, cũng chưa gặp Diệp My. Tôi tất nhiên là chẳng biết gì cả.
“Em nhớ xin giúp cô chữ ký nhé.” Trước khi rời khỏi, cô giáo cười và dặn dò tôi.
Ăn xong bữa sáng, tôi được cô Lý dẫn đến phòng hóa trang vừa mới được dựng lên. Diệp My đã hóa trang xong rồi, ngồi trên chiếc ghế cao, chị mặc bộ quần áo bình thường của cô giáo thân quê, nhưng khuôn mặt chị chỉ có thể dùng ba chữ để hình dung: đẹp mê hồn.
Tôi chưa bao giờ trông thấy người đẹp đến nhừng này nên đã ngẩn mặt ra ngắm nhìn chị.
“Hi!” Chị ngồi trên chiếc ghế cao chào tôi: “Em là Lam Lam à, hôm qua chúng ta đã gặp nhau rồi.”
“Em không phải là Lam Lam.” Tôi nói.
“Trong bộ phim này, em tên là Lam Lam, cho nên từ hôm nay trở đi, sẽ gọi em là Lam Lam.” Diệp My nhảy từ trên ghế xuống, vỗ nhẹ lên đầu tôi, nói: “Nào, gọi chị là cô giáo Đào, từ ngày hôm nay, chị là cô giáo Đào.”
Khi chị ấy cười, trông thật là mê hồn.
Tôi mụ mẫm đầu óc, gọi: “Cô giáo Đào.”
“Cháu còn phải gọi chú là bố nữa. “ Một giọng nam trẫm bỗng vang lên bên cạnh tôi, tôi quay đầu, nhìn thấy một nam trung niên điển trai, ăn mặc tinh tươm, đang nhìn tôi mỉm cười. Sau đó tôi mới biết ông ấy họ Trình, tên gọi Trình Phàm và cũng là người nổi tiếng khắp toàn quốc giống như Diệp My vậy.
“Gọi đi!” Cô Lý đứng bên cạnh giục tôi.
Tôi không thốt nên lời.
“Đến lượt cháu hóa trang rồi.” Chính lúc đó, có người kéo tôi đi, “Mau, thay quần áo nào.”
Người giải vây cho tôi là nhân viên hóa trang, chú dẫn tôi đến trước một đống quần áo đẹp, nhấc quần áo lên giơ trước mặt tôi làm cho tôi hoa hết cả mắt. Nhân viên hóa trang mất một hồi lâu mới trang điểm xong cho tôi. Tôi bị chú ấy đẩy đến trước mặt mọi người. Diệp My là người đầu tiên kêu lên: “Giống y như tôi hồi nhỏ!”
“Đúng đấy, xinh lắm, xinh lắm!” Mọi người đều phụ họa theo.
Tôi chính thức bắt đầu “cuộc đời diễn xuất” của mình như vậy đấy.
Ba ngày sau khi bấm máy thì tôi đã thấy yêu thích cuộc sống này. Bọn Diệp My cứ luôn miệng kêu mệt, nhưng tôi chẳng mệt chút nào cả. Bởi vì trong phim tôi không cần phải nói gì, tôi được “bố” dắt xuống tàu hỏa, tìm nhà, tìm trường học, ngồi bên cửa sổ nghe “bố” kéo đàng viôlông, chẳng cần nói một câu nào cả. Đạo diễn nói với tôi, chỉ cần dùng đôi mắt và trái tim để diễn là được rồi, đứa trẻ mắc bệnh trầm cảm thì không nói chuyện.
Tôi thấy mình có hai điều may mắn. Điều thứ nhất là, không cần nói, bởi vì tiếng phổ thông của tôi thực sự quá tệ. Điều thứ hai là: trầm cảm là bệnh, nhưng không phải là bệnh thần kinh. Tôi không thể để mọi người chế nhạo tôi lần đầu tiên đóng phim đã đóng vai thân kinh được.
Mọi người trong toàn thị trấn đều rất ủng hộ đoàn làm phim. Chủ tịch thị trấn chúng tôi còn đặc biệt cho chúng tôi mượn nhà ông để đóng phim trong một thời gian dài. Phu nhân chủ tịch huyện còn nịnh tôi, gọi tôi là “Ngôi sao nhí”, tôi vừa đến là lấy nước ngọt cho tôi. Chú Trình Phàm kéo đàn viôlông hay tuyệt. Khi hoàng hôn xuống, ông mặt trời xuống núi, chú đứng trong sân nhà ông chủ tịch thị trấn kéo đàn viôlông, tôi cảm thấy có chút cảm giác tan nát. Trước đây, tôi chẳng biết gì về âm nhạc cả. Tiếng đàn khiến mắt tôi bỗng trở nên ẩm ướt, khiến tôi có cảm giác muốn chạy thật nhanh, nhưng đạo diễn cứ luôn bắt tôi chơi đồ chơi mãi, nét mặt không được thể hiện chút tình cảm nào cả, phải giống như “không nghe thấy gì”.
Lúc đó, tôi thấy đạo diễn là người tàn nhẫn nhất.
Sau này khi diễn sau vào bộ phim, tôi mới bắt đầu cảm thấy rằng trầm cảm là bệnh tồi tệ nhất, thà là bị mắc bệnh thần kinh còn hơn mắc bệnh trầm cảm.
Trong thị trấn chúng tôi có một người đàn bà bị mắc bệnh thần kinh, khi bà ta cười còn rất ngọt ngào, tôi và Đồng Tiểu Lạc thỉnh thoảng vào vườn nhà bà ăn trộm nho, và ấy chẳng những chẳng mắng mỏ chúng tôi, còn cười với chúng tôi mãi.
Nhưng “trầm cảm” thì còn không thể có bất cứ cảm giác nào cả.
Có một đoạn trog phim quay cảnh tôi chạy trốn, tôi cứ chạy mãi, chạy mãi dọc bờ soonh Thanh Mộc Hà, sau đó trốn vào bụi cỏ. “Bố” và “cô giáo Đào”, còn có cả “người dân quê” cùng đi tìm tôi, ra sức gọi tên tôi. Trong đoạn phim đó, tôi nhìn thấy bố thật của tôi và mẹ kế “cổ họng to”, họ là diễn viên quần chúng, cùng gọi theo: “Lam Lam, Lam Lam,…”, gọi mãi, cuối cùng lại gọi thành: “Tiểu Tam Nhi, Tiểu Tam Nhi,…”
Tôi nghe thấy đạo diễn mắng họ: “Phải gọi là Lam Lam, không phải là Tiểu Tam Nhi!”
Họ lỗ rõ nụ cười nhún nhường mà tôi chưa từng nhìn thấy bao giờ.
Tôi ngồi xổm trong bụi cỏ, chân tôi đã bắt đầu tê tê, tôi nhìn dòng sông Thanh Mộc Hà vô cùng thân thuộc của mình, bỗng nhiên trở nên mơ hồ, không biết mình là ai, là Lam Lam, con gái nhà soạn nhạc nổi tiếng từ Bắc Kinh đến hay vẫn luôn là Tiểu Tam Nhi sinh ra và lớn lên tại vùng đất nghèo nàn chật chội này?
Cảm giác hoang tưởng đan xen lẫn lộn này khiến tôi nghẹn thở, tôi cứ nghĩ mãi, nghĩ mãi rồi ngất lịm.
Đạo diễn vốn muốn tôi ngất đi, nhưng tôi thực sự đã ngất thật.
Cảnh quay đó, đạo diễn nói tôi “diễn” y như thật.
May mà sức khỏe tôi tốt nên hồi phục nhanh. Ngay tối hôm đó đã nhảy nhót thoải mái được rồi, nhưng Diệp My thì lại sốt thật, mà còn sốt rất nặng nữa, thế nên việc quay phim phải dừng lại. Phu nhân chủ tịch thị trấn mua thuốc và nấu cháo loãng cho chị. Tôi đút cho chị từng thìa một, Diệp My gượng cười, nói: “Lam Lam giỏi quá!”
Chị ấy không biết, đấy chính là công việc tôi siêu nhất. Từ khi lên 5 tuổi tôi đã bắt đầu đút cơm cho người khác như thế này rồi, cho đến khi người đó qua đời.
Người đó chính là mẹ đẻ của tôi. Sau khi đóng bộ phim này, tôi mới nhận ra rằng, tình cảm giữa tôi và mẹ nhạt đến độ tuyệt vọng.
Khi tôi muốn được chăm sóc mẹ thật chu đáo thì mẹ đã vĩnh viễn không còn nữa.
Tôi vĩnh viễn không còn cơ họi để yêu thương mẹ đẻ của mình nữa, thật quá tuyệt vọng.
Phim bị ngừng quay, rất nhiều khoản tiền vẫn phải nộp, đạo diễn sốt ruột đến phát cáu, cứ vài ba phút lại vào phòng Diệp My hỏi lúc nào có thể quay tiếp. Cuối cùng, tôi không chịu được, bèn vặc lại, nói: “Đợi cô giáo Đào nghỉ một chút không được sao?”
Đạo diễn nhìn tôi rồi hất cửa bước ra ngoài.
Diệp My giơ một tay ra, lòng bàn tay đặt lên cổ tôi, lòng bàn tay chị nóng ran. Tôi đắp khăn ướt lên trán chị, bảo chị ngủ đi, chị liền nhắm mắt ngủ.
Chiều ngày hôm sau, Diệp My đã đỡ rất nhiều, chị ngồi dậy, bảo tôi chải tóc cho chị. Đúng lúc đó, cô Lý đẩy cửa vào, gọi tôi: “Lam Lam, có bạn tìm cháu.”
“Bảo cậu ấy vào đây.” Diệp My nói.
Một lúc lâu sau, Đồng Tiểu Lạc mới lò dò bước vào, cậu nhìn tôi một lúc rồi mới nói: “Cậu mặc đồ đẹp quá, làm mình không nhận ra được.”
Đã lâu tôi không gặp Đồng Tiểu Lạc, hình như cậu ta đã cao lên một chút, dây cặp sách kéo dài ra, đeo chéo, trông khá bảnh.
“Bạn học cùng lớp à?” Diệp My hỏi tôi.
“Không phải, chúng em là hàng xóm, em học hơn bạn ấy một lớp.” Đồng Tiểu Lạc tranh trả lời trước.
“Thế thì là thanh mai trúc mã rồi.”
Mặt Đồng Tiểu Lạc bỗng đỏ bừng như một quả cà chua. Sau đó, cậu kéo tôi, nói: “Ra ngoài, tớ có chuyện muốn nói với cậu.”
Chúng tôi dừng lại trước cửa sổ của hàng lang trong khách sạn. Tiểu Lạc hỏi tôi: “Tiểu Tam Nhi, chắc đã lâu cậu không về nhà rồi nhỉ?”
“Ừ”. Tôi nói.
“Cậu nên về nhà xem thế nào.”
“Phải được đạo diễn cho phép đã.”
“Vậy câu đóng xong bộ phim này thì về nhà hả?”
“Tất nhiên rồi, chẳng lẽ tớ có thể đi đâu được?”
Đồng Tiểu Lạc cọ mãi, cọ mãi giày vào thảm của khách sạn, cọ mãi mới trả lời tôi, nói: “Tiểu Tam Nhi, cậu cho rằng ở Thanh Mộc Hà chúng ta, thứ gì đẹp nhất?”
“Những căn nhà cổ của chúng ta.”
“Không phải.”
“Thế thì là núi Phượng Hoàng ở vùng ngoại ô phía đông.”
“Cũng không phải.”
“Thế thì là cái gì? Mình không đoán ra được.”
“Là cậu đấy!”
Đồng Tiểu Lạc nói xong những lời linh tinh ấy liền vội vàng rời khỏi đó. Tôi quay về phòng, đôi bím tóc đuôi sam của Diệp My đã được chải gọn gàng, chị ấy có vẻ rất hân hoan, trông lại càng xinh hơn.
“Cô giáo Đào,” tôi hỏi chị ấy, “Bên ngoài như thế nào ạ?”
“Cái gì bên ngoài?”
“Chính là bên ngoài Thanh Mộc Hà ấy.”
Câu trả lời của Diệp My làm tôi thất vọng quá đi mất, chị ấy nói: “Chị thấy nơi đâu cũng thế cả thôi.”
Nhưng chị ấy lại nói thêm: “Đợi khi quay xong bộ phim này, chị sẽ đưa em đi ngắm mọi thứ bên ngoài.”
Chị ấy đeo kính râm và mũ cỏ lên, bảo tôi đi cùng chị đến cửa hàng mua ít đồ. Tôi muốn hỏi chị xem có phải là làm người nổi tiếng mệt lắm không, nhưng tôi không hỏi, bởi tôi biết đây là một câu hỏi thật ngu ngốc, không mệt mới lạ đấy.
Không ngờ bố tôi đang đứng đợi bên ngoài khách sạn. Ông nói với Diệp My rằng đã lâu tôi chưa về nhà, muốn đưa tôi về nhà ăn bữa cơm. Diệp My vỗ vỗ vai tôi, nói đi sớm về sớm, buổi tối cô Lý còn phải kể cho em nội dụng kịch bản nữa đấy.
“Phải rồi, đi sớm về sớm,” bố tôi nói, “Ăn cơm xong là đưa về ngay.”
Tôi đi theo bố về nhà, “cổ họng to” làm mấy món liền, bố tôi cầm ghế đến trước mặt tôi, nói: “Ngồi đi.”
Tôi cứ ngỡ là mình nghe nhầm, bố tôi lại nói: “Ngồi đi.”
Tôi ngồi xuống, hai người họ thi nhau gắp thức ăn cho tôi. “Cổ họng to” hỏi tôi, thức ăn trong khách sạn rất ngon phải không. Tôi ngoảnh đầu, đột nhiên phát hiện hàng hóa trên giá hàng đều không còn nữa. Tội vội quay đầu lại, họ đều cúi đầu ăn cơm, không nhìn tôi.
“Có chuyện gì vậy ạ?” Tôi hỏi, “Không bán hàng nữa ạ?”
“À!” Người đàn bà nói, “Nghỉ ngơi đã, mệt quá, nghỉ xong sẽ mở sau.”
Tôi không rõ họ thì có chuyện gì mà mệt quá.
“Con đóng phim chắc cũng không mệt lắm nhỉ?” Bố tôi hỏi.
“Cũng không đến nỗi.” Tôi nói.
“Tiểu Tam Nhi,” bố tôi nói, “Con hỏi đạo diễn xem có còn phim khác nào có stheer đóng được nữa hay không, bố có thể lại ký hợp đồng với họ.”
“Gì cơ ạ?” Tôi không hiểu.
“Tức là quay xong bộ phim này còn cần quay gì nữa không.” Bố hỏi.
“Quay xong bộ phim này, họ sẽ rời khỏi Thanh Mộc Hà, không quay gì nữa đâu.”
“Con chưa hỏi sao mà biết!” Bố sốt ruột đến độ bắt đầu đập bàn, đạp xong có lẽ nhận ra mình có vẻ hung dữ, nên lại dịu giọng: “Con cứ đi hỏi kỹ lại xem.”
Tôi đặt đũa xuống liền chạy ra ngoài, tôi chạy thẳng một mạch đến trước cửa nhà Đồng Tiểu Lạc, gõ cửa dồn dập. Cả nhà họ cũng đang ăn cơm, mẹ Đồng Tiểu Lạc nhiệt tình hỏi tôi, “Ôi, Tiểu Tam Nhi, cháu ăn cơm chưa? Lại đây nào!”
Tôi nói giọng hơi thô lỗ với Đồng Tiểu Lạc: “Cậu ra đây một chút!”
Cậu ta xoa xoa gáy đi ra. Tôi kéo cậu ra bên ngoài cánh cửa, hỏi cậu: “Chuyện gì vậy? Chắc chắn cậu biết là có chuyện gì, đúng vậy không?”
“Mình cũng chỉ nghe nói thôi.” Đồng Tiểu Lạc tiếp tục xoa xoa gáy.
“Nói đi!” Tôi sốt sắng giục cậu.
Đồng Tiểu Lạc nói, “Đều do bà dì của cụ gây nên cả, nghe nói mẹ kế của cậu vốn lấy một ông giá, nhưng bà ấy không thích, sau đó lừa lấy đồ lễ của người ta chạy trốn, rồi cưới bố cậu. Kết quả là người ta đã tìm đến Thanh Mộc Hà, ngoài việc lấy hết hàng hóa nhà cậu, họ còn bắt đền một vạn đồng, nếu không sẽ lấy nhà cậu.”
Mẹ Đồng Tiểu Lạc cũng bước ra ngoài, cô vuốt ve vai tôi, nói: “Chuyện của người lớn, trẻ con đừng có tham gia vào, Tiểu Tam Nhi, cháu đừng lo lắng, bố cháu sẽ có cách thôi.”
Tôi không về nhà, tôi lững thững quay lại khách sạn, Đồng Tiểu Lạc vẫn luôn đi theo tôi, nhìn thấy tôi vào cửa khách sạn mới dừng bước.
Diệp My đã mua xong đồ, trên bàn đầy ắp đồ ăn vặt, chị nhiệt tình mời tôi ăn, tôi nói tôi ăn không nổi, chị hỏi tôi: “Lam Lam, em sao thế, trông sắc mặt em xấu lắm!”
“Em không sao.” Tôi đáp.
“Lam Lam, em mệt rồi phải không, vậy hãy đi ngủ đi.”
“Hợp đồng là gì vậy ạ?” Tôi hỏi chị, “Có phải là đóng phim thì phải ký hợp đồng không?”
“Sao bỗng dưng em lại hỏi việc này?” Diệp My nói, “Khi em đóng phim, xem khi nào đóng, trả em bao nhiêu tiền, tất nhiên là phải ký hợp đồng rồi.”
“Vậy tại sao em chưa được ký?”
“Em vẫn chưa đủ tuổi thành niên, nên phải ký với người nhà em.” Diệp My nói.
“Thế đóng bộ phim này có thể nhận được bao nhiêu tiền ạ?”
“Việc này thì chị không rõ,” Diệp My nói, “Để hôm nào chị hỏi hộ em.”
“Không cần đâu chị ạ, cảm ơn chị.” Tôi nói.