Sự Trỗi Dậy Của Đế Chế Đại Việt

Chương 85: Đồn Tứ Quy Thất Thủ


Bạn đang đọc Sự Trỗi Dậy Của Đế Chế Đại Việt – Chương 85: Đồn Tứ Quy Thất Thủ


Thêm nửa giờ giao chiến, quân Việt đã lâm vào tình thế vô cùng nguy hiểm, hai khối quân bị tách rời thành hai cụm chiến đấu riêng rẽ, bị áp đảo hoàn toàn cả về quân số và hỏa lực.
Việc này đồ Trường cũng đã rõ ràng, bởi khi nghe tiếng súng nổ và âm thanh giao chiến ở phía sau truyền tới liền biết Quản Tu đã hành động, trinh sát báo cáo Quản Tu bị một cánh quân khác của Pháp đánh bọc hậu chặn lại.
Tình hình thuộc hàng bết bát, thế nhưng may mắn nhất lúc này đó chính là việc đồ Trường đồng ý chia quân theo kế hoạch của Quản Tu, bởi nếu như không chia quân thì lúc này đội quân phòng thủ đồn Tứ Quy đã bị bao vây, bị tấn công từ tứ phía, kết cục chính là hoàn toàn bị tiêu diệt.

Giờ đây ít nhất còn một con đường lui ở phía sau.
Học thuyết quân sự có nói đến việc bất cứ hệ thống phòng thủ nào thì cũng đều có mặt chính diện và mặt hậu phương tuyến sau, việc bị bao vây đồng nghĩa với việc quân giặc có thể chủ động lựa chọn hướng tấn công, nhằm vào nơi quân phòng thủ yếu kém nhất đột phá, thường là mặt hậu phương tuyến sau sẽ yếu kém hơn rấtb nhiều so với mặt chính diện, bị cắt mất đường lui thường sẽ gây tâm trạng hoang mang tột độ.

Quân phòng thủ bắt buộc phải dàn mỏng khắp nơi để chống cự.
Thương vong của lực lượng phòng thủ Tứ Quy do đồ Trường chỉ huy hiện tại đã vượt quá sức chịu đựng của một đội quân có thể chịu đựng.
Thông thường các đội quân tinh nhuệ của thời đại này, thậm chí là về sau này khi bị tổn thất quân số từ 20%-30 % sẽ bắt đầu có xu hướng kiệt sức, vượt quá 50% thì tan rã là điều tất yếu.


Đó là yếu tố tâm lí của con người và thuộc hàng sức chịu đựng tinh thần cho nên không có gì đáng chê cười cả.

Những đội quân có thể tử chiến không lùi, bỏ qua vấn đề thương vong nói chung vẫn là số ít, trừ khi sức mạnh ý chí tinh thần của họ đã được tăng cường đến tột độ.
Hồng Vệ Binh chính thuộc trong số đó, thương vong của Hồng Vệ Binh hiện tại đã vượt quá 60% tổng quân số với ước chừng hơn 300 người chết bị thương.

Điều này được coi là hiếm lạ đương thời rồi, nên biết quân triều đình do Tôn Thất Hiệp chỉ huy trận phản công Chợ Lớn có đến mấy trăm người, gặp một toán kỵ binh nhỏ của Pháp mười mấy người, sau khi bị Pháp giết hơn chục liền bỏ chạy tứ tán.

Điều này nói lên khí thế, sức mạnh và ý chí của binh sĩ chiếm một phần khá lớn trong cán cân thắng bại trên chiến trường.
Quay trở lại chiến trường, mặc dù bị áp đảo về mọi mặt thế nhưng Hồng Vệ Binh vẫn ngoan cường chống cự , gây ra thiệt hại cực lớn cho quân Pháp, khiến chúng bị chùn bước tiến, buộc phải khựng lại đối bắn và liên tục gọi hỏa pháo chi viện bắn mạnh vào vị trí phòng thủ quân Việt, đặc biệt là đấu pháp đổi mạng của quân Việt khiến giặc Pháp ngán ngẩm.

Đánh nhau mới ít lâu thôi nhưng giặc Pháp đã mất đến hơn trăm người, phải biết rằng hơn trăm lính Pháp bị giết này có phần lớn là lính Pháp tinh nhuệ chính hiệu, được đào tạo bài bản, trải qua vô số trận chiến, lại được trang bị và có ưu thế hỏa lực vượt trội, thế nhưng chẳng những không thể dễ dàng giải quyết đội quân phòng thủ mà còn rất vất vả, mỗi bước tiến cơ hồ đều đổ máu.
Một tên giặc Pháp cao to lực lưỡng nhưng vô cùng tinh ranh, nhận thấy một khoảng trống trong đội hình chiến đấu của ta ở phía cánh phải, liền âm thầm nhặt lấy một thanh trảm mã đao rơi dưới đất, lách qua đoạn tường đổ sụp , bất ngờ xuất hiện ở bên cánh hông của Hồng Vệ Binh.


Quá bất ngờ, mọi người không kịp phản ứng, hắn ta nhào lên húc đổ một người dân binh đang kéo đồng đội bị thương về phía sau, đồng thời khi người hắn đang lăn lộn dưới đất liền thuận thế vung mạnh trảm mã đao về phía hai người dân binh khác, lập tức hai thân hình đổ sụp xuống, bốn cái chân vẫn còn cố đứng lại một chút mới đổ, 2 người dân binh đau đớn gào thét thảm thiết, họ đã bị chặt cụt cả hai chân, mức độ máu tanh ghê rợ đến rợn người.

Thừa khoảng trống đó, tên giặc Pháp châm lửa một quả lựu đạn ném về chiến lũy quân Việt, một tiếng nổ lớn vang lên, quân Việt bị bất ngờ, có đến mấy người bị lực phản chấn của lựu đạn hất văng, cùng với đó là khói đặc từ lựu đạn tạo thành một khoảng trống chiến thuật trong đội hình phòng thủ.
Chớp thời cơ quân ta bị chấn kinh trong thoáng chốc, chỉ huy quân Pháp liền ra lệnh cho toàn bộ một trung đội hơn 40 người bất chấp tất cả ào lên, đục thủng một lỗ trên hàng phòng ngự của Hồng Vệ Binh, lính súng sau khi bắn đến viên đạn cuối cùng liền lắp lưỡi lê xông lên giáp lá cà với quân giặc, hòng lấp lại lỗ hổng ấy.

Nhìn tình thế hai người dân binh bị chém cụt chân tuy vô cùng đau đớn thế nhưng ánh mắt của họ lại hiện lên sự căm thù quân giặc đến điên cuồng, một người bất chấp sự đau đớn vồ lên túm lấy chân của tên giặc Pháp to con ấy, khiến hắn ngã nhào, người còn lại chồm lên tên giặc, há cái miệng nhuộm răng đen sì sì cắm mạnh vào cổ tên giặc Pháp.
Sự việc diễn ra quá nhanh, tên giặc Pháp kể từ khi cảm thấy bị vấp ngã đến khi cảm giác nóng rát sau đó là buốt lạnh ở cổ bất quá chỉ hai đến ba giây là cùng, bản năng của một tên lính tinh nhuệ khiến hắn có đối ứng gần như bản năng, đạp mạnh vào đầu người dân binh đang ôm chân kiến người này bị gãy cổ hẹo sang một bên, đồng thời dùng tay quật mạnh người lính đang ghì lấy cổ mình xuống, làm cho tên dân binh bị trật khớp cổ, tuy nhiên một khối thịt lớn ở cổ của hắn đã bị cắn đứt lìa, hắn vùng dậy dấy tay che cổ họng, nhưng từng dòng máu tràn qua kẽ tay mang theo dòng sinh mệnh của hắn thoát ra ngoài, tên lính rùng mình run sợ, trong lòng hắn bất giác nảy lên sự khiếp sợ vô bờ bến và hối hận, hối hận vì đã đi đến đây chém giết để tranh giành những thứ hư vô mờ mịt.
Sự sợ hãi và hối hận cùng với màn đêm đen che kín hắn.
Đại thế đã mất, không có quân dự bị lấp lỗ hổng, quân giặc bắt đầu đột phá và đánh xuyên đội hình, nhìn Hồng Vệ Binh từng người, từng người kiệt sức bị giết chết , trong lòng đồ Trường nhỏ máu, có lẽ hôm nay chính là ngày cuối cùng hắn cùng các anh em chiến đấu, và chết vì tổ quốc,
Đồ Tài, Đồ Hiển người toàn máu me dẫn một nhóm nhỏ quân từ hai cánh đổ về nhằm bổ cứu, nhìn tình cảnh mọi người liền không nói gì, biết rằng không có cách nào nữa, đồn Tứ Quy mất rồi, trong lòng mỗi người đều tuyệt vọng, thế nhưng khí thế tinh thần quyết tử lại dâng cao, chuẩn bị chiến đấu đến người cuối cùng, để thực hiện lời thề danh dự với non sông,

Đồ Trường sau khi bị một tên giặc đâm mạnh vào vai, lưỡi lê xuyên qua bả vai, dòng máu tứa ra ướt đẫm chiến bào, thì bất chợt đồ Tài xuất hiện, một đao chém bay đầu tên giặc, Đồ Trường suy kiệt ngã xuống chiến trường, nhìn toàn cảnh, đồ Tài thở dài nói với đồ Trường:
-Lớp Trưởng à, rút lui thôi! trước khi quân của Quản Tu bị đánh lui quân ta vẫn chưa bị bao vây hoàn toàn, mau dẫn các anh em rút lui đi, các anh em đã kiệt sức quá rồi, đến liều mạng cũng không còn sức mà liều mạng nữa rồi.
Thế nhưng không ai chịu lui bước, tất cả đều ngạc nhiên vì những lời này của đồ Tài, mọi người đều đã chuẩn bị sẵn tinh thần quyết tử chiến.

Mệnh lệnh của Hồng Đĩnh là không được lùi dù chỉ một bước nếu như không có mệnh lệnh của cấp trên, thế nhưng Hồng Vệ Binh chiến đấu quá đỗi riêng rẽ độc lập, đồ Trường lúc này chính là chỉ huy cao nhất ở đây, cho nên lời này không ai dám nghe theo, bởi nếu như không có đồ Trường gật đầu đồng ý, thì cho dù họ có rút khỏi chiến trường thì chờ đối mặt với họ cũng chính là quân pháp hầu hạ.
Không nên khinh thường quân pháp Hồng Vệ Binh, đội quân này mới chỉ thành lập ít lâu tuy nhiên quân pháp lại vô cùng nghiêm khắc, mệnh lệnh rút lui khi không được sự đồng ý của cấp trên rất có thể sẽ dẫn đến tất cả bị đưa ra tòa án binh và tử hình tập thể, người nhà có thể sẽ bị đối sử đặc biệt vì sự hèn nhát của họ, bởi vì bọn họ đã thề, thề rằng sẽ chiến đấu và chết.
Thấy mọi người đều không phản ứng, đồ Trường bất chấp máu từ vết thương đang trào ra, cố gắng đứng dậy.
Thấy vậy đồ Tài liền cố gắng phân trần.
-Lớp trưởng! Rút lui đi, mọi người đã kiệt sức quá rồi, đến cả sức lực để liều mạng cũng không nổi nữa, rút lui sau này chúng ta sẽ còn quay lại, cùng nhau tiêu diệt hết lũ giặc ngoại xâm mọi rợ này.
Không ai nói gì, quân nhân thiên chức là phục tùng mệnh lênh, bọn họ đã được dạy như vậy cho nên mọi người đều nhất quyết đổ dồn ánh mắt về phía đồ Trường, lắng nghe mệnh lệnh.
Nhận được cái gật đầu ấy, mọi người đều không nói gì cả, ánh mắt hiện lên vẻ không cam tâm, trận đầu giao chiến quy mô lớn đầu tiên của Hồng Vệ Binh với giặc Pháp sẽ kết thúc như vậy hay sao, đó chính là sự sỉ nhục, rút lui chính là sự sỉ nhục.
Trong thâm tâm đồ Trường cũng liên tục đấu tranh tàn khốc, rõ ràng rút lui khi đã ra lệnh tử chiến là một sự sỉ nhục cực lớn của sự nghiệp cầm quân của đồ Trường, vết nhơ không thể xóa nhòa.


Thế nhưng tình thế này đã không còn cách nào khác, nhóm Hồng Vệ Binh này đã gần như bị xóa sổ rồi, hắn cảm thấy có lỗi với phụ mẫu Miền Nam, hắn muốn giữ lại một chút hương hỏa cho đội quân này cho nên bất chấp tất cả cưỡng ép mọi người phá vây rút lui.
Đến khi rút lui mọi người biết đồ Trường nhất quyết không chịu đi mà ở lại tử chiến chặn hậu, thì mọi người không một ai nghe theo, bọn họ thừa hiểu điều đó có nghĩa là gì, Đồ Trường muốn ở lại chặn hậu để tranh thủ một con đường sinh lộ cho mọi người.

Và dùng máu của mình để rửa nhục.
Nhìn mọi người nhùng nhằng không quyết được, và cũng không có thì giờ bàn cãi, đồ Tài liền bất chấp tất cả dứt khoát đánh ngất người lớp trưởng tôn kính của họ, xốc lên vai nhằm thẳng phía đông bắc mà chạy, nơi quân giặc vẫn còn chưa bao vây hoàn toàn.
Một số người trong đó có đồ Thiêm quyết định ở lại tử chiến, nhằm giữ chân quân địch, tranh thủ thời gian cho số tàn quân còn lại rút lui.
Sau cùng chỉ có hơn trăm người còn sống sót rút ra được đồn lui vào trong rừng.
Những người ở lại nhìn nhau , ánh mắt kiên định, đồ Thiêm gạt máu ở khóe mắt, nắm chặt cán đao nhìn mọi người dõng dạc hô to:
-Các anh em, đã đến lúc chúng ta thực hiện lời thề với Kỉ Vương rồi, đã đến lúc chúng ta trả nợ non sông.
-Các anh em, theo tôi, giết, giết, giết……..
Một loạt tiếng súng vang lên, sau đó là va chạm chém giết, chiến trường chỉ còn lại đầy rẫy xác người la liệt, khung cảnh thảm khốc vô cùng.
Đồn Tứ Quy thất thủ.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.