Sự Trỗi Dậy Của Đế Chế Đại Việt

Chương 83: Trận Định Tường 1


Bạn đang đọc Sự Trỗi Dậy Của Đế Chế Đại Việt – Chương 83: Trận Định Tường 1


Quay lại tình hình chiến sự phía Nam lúc này.
Bên cạnh cuộc tấn công của cụm quân trung tâm do Charner chỉ huy là cuộc tấn công của Cụm quân phía Nam do Đại tá Hải quân Le Couriault du Quilio, là sĩ quan tùy tùng của đề đốc Charner.
Có nhiệm vụ dẫn theo 3000 binh sĩ tinh nhuệ 15 pháo hạm, cùng 20 tiểu hạm, vô số thuyền bè, tấn công đánh chiến Định Tường, Trọng điểm của cuộc tấn công là Mĩ Tho.
Bởi vì Định Tường nằm ở phía Nam của Gia Định, hệ thống sông ngòi chằng chịt, quân Pháp cần phải tìm hiểu dò đường và bố trí lực lượng, cho nên mặc dù xuất quân là đồng thời thế nhưng phải 2 ngày sau cuộc chiến mới thực sự bắt đầu.
Như ta đã biết lí do mà Charner đưa ra khi chiếm nơi đây:
Đây là tỉnh giàu có, là vựa lúa, và là thị trường lúa gạo quan trọng của Việt Nam.

Hiện tại nơi đây đang là kho lương tập trung khổng lồ của quân ta, nơi đây hầu như nuôi sống toàn bộ quân đội đang chiến đấu trong đại đồn Chí Hòa, thậm chí là Biên Hòa.

Chiếm nơi đây gần như cắt đứt mạch máu của quân Việt

Định Tường có vị trí then chốt trong hệ thống giao thông đường thủy ở đồng bằng sông Cửu Long,
Định Tường là một trung tâm kháng Pháp, cần phải nhanh chóng tiêu diệt.
Chưa hết, Định Tường và đặc biệt là Mĩ Tho, là nơi cầu nối quan trọng giữa nghĩa quân của 3 tỉnh miền Tây và miền Đông đang kháng chiến, Mà Mĩ Tho chính là nơi chính yếu quan trọng nhất của Định Tường, Chiếm được Mĩ Tho đồng nghĩa với cắt rời lực lường kháng chiến miền Tây của các quyên giáo quan ra khỏi thế liên hoàn kháng chiến của ta kéo dài từ Biên Hòa tới phía Nam..
Và nếu như nhiệm vụ đó hoàn thành thì cụm quân Pháp ở phía Nam có thể vòng lên đánh đại đồn từ Phía Nam, hình thành thế tấn công bao vây Chí Hòa, nghiền nát đại đồn.
Vì tầm quan trọng của cuộc chiến Đinh Tường, phía Pháp đã điều một lực lượng hải quân lớn nhất làm yểm hộ, sức mạnh hải quân ở Cụm phía Nam đạt mức cao nhất, đương nhiên còn một lí do nữa cụm phía Nam chiến đấu ở vùng sông nước chiến hạm sẽ dễ dàng tiếp cận và hỗ trợ hơn.
….
Đại tá Hải quân Le Couriault du Quilio chỉ huy cụm quân phía Nam tiến đánh Đình Tường với chỉ thị đặc biệt của Đề Đốc Charner là: Không Được phép quên mục tiêu tối hậu của ta là chiếm Mỹ Tho.
Quân Pháp lần này tấn công Định Tường với lực lượng mạnh gấp hơn ba lần trong lịch sử đánh chiếm Định Tường, với khoảng hơn 3000 quân tinh nhuệ, trong đó có khoảng gần ngàn lính Pháp- Tây Ban Nha, số còn lại đều là lính người Hoa thạo việc sông nước.
Nếu như so với lịch sử thì quân lực lượng quân Pháp đánh Định Tường chỉ là đông gấp 3 lần, thế nhưng sức mạnh và độ khó chơi thì mạnh tương đương gấp 5 lần.
Bởi vì có lượng lớn Việt Gian và Hán gian trong hàng ngũ quân Pháp, cho nên như khó khăn tưởng chừng làm cho người Pháp run sợ trong trận chiến này như bẫy rập, thời tiết hay là bệnh tật được giảm đến mức tối thiểu, Người Pháp vốn dĩ trong lịch sử đi đánh Định Tường bị bệnh kiết lỵ hành cho mất một phần ba quân số thì giờ đây con số này bỏ trong đội ngũ 3000 người chỉ là không đáng nhắc đến.
Có đôi khi, Việt Gian còn đáng sợ hơn chính quân xâm lược rất nhiều,

Được sự giúp đỡ đắc lực của Việt gian và Hán gian, quân Pháp tiến quân thuận lợi hơn trong lịch sử rất nhiều.
10 tháng 4 năm 1861 quân Pháp nổ súng đánh chiếm được hai đồn quân Việt ở bờ kênh Trạm,
Trận đánh thật sự không có nhiều điều đáng nói ở đây, bởi vì cuộc chiến quả thật quá nhàm chán, đương nhiên đây là đối với quân Pháp, đánh chiếm hai tiền đồn án ngữ đường tiến quân một cách quá dễ dàng khiến cho quân Pháp bất chợt phải ngừng lại suy xét, tìm hiểu xem đây có phải là mưu kế của quân Việt hay không ?
Nhưng thật ra người Pháp quá đa nghi rồi, chẳng có âm mưu gì ở đây hết, hai tiền đồn phòng thủ từ xa với hơn trăm binh lính này trong mắt các quan lại lớn lúc bấy giờ không khác gì cỏ rác, một công cụ giống phong hỏa đài cảnh báo mà thôi.
Cả 2 tiền đồn mà chỉ có không tới 10 khẩu súng hỏa mai, đã thế sử dụng được cũng chỉ có 6 khẩu, đạn dược thì không quá 10 viên mỗi khẩu, như thế càng đừng nói chi đến súng đại bác.
Quân Pháp với khí thế tiến công hùng hổ mở đầu trận đánh, mấy chục khẩu pháo hạm đồng loạt khạc ra lửa, chẳng mấy chốc đã san bằng hai tiền đồn này thành bình địa, quân Việt ở bên trong gần như là không có mấy sức chống trả, cũng không có cách và phương thức chống trả hữu hiệu, đơn giản là bởi vì phương thức chiến tranh đặc biệt hiện đại này, những sĩ quan vẫn đang ngày ngày đọc Binh Thư Yếu Lược chưa thể tìm ra được chiến thuật ứng đối hợp lí, quân Việt hoàn toàn là phơi mình chịu pháo cày phá, trong đồn rối loạn tưng bừng, đến thời điểm cao trào, một binh lính trẻ hét lớn
…..Oa Oa Oa mẹ ơi
Thì toàn đội ngũ này liền giải tán, bỏ chạy như ruồi không đầu.
Kì thực cũng không thể trách bọn họ được, trong quân này cũng có lão binh, thân trải qua nhiều trận đánh, thế nhưng đánh nhau kiểu hiện đại, khắp nơi toàn là đạn pháo nổ tung thế này bọn họ thật sự chưa gặp bao giờ, chứ càng đừng nói đến tân binh và dân dũng.
Tân binh, dân dũng đánh tiến công, khi mà khí thế như cầu vồng, phối hợp đánh chó rớt xuống nước thì được, thế nhưng khi sĩ khí hạ thấp thì lại tan vỡ một cách khó tin, điều đó thể hiện ở các cuộc khởi nghĩa nông dân bất kể là ở Đại Việt hay bên Tàu cũng đều có rất ít thành công, họ chỉ giành được chiến thắng khi mà bắt đầu đánh được một cơ sở tương đối vững chắc, cơ sở đó là gì chính là yếu tố tư tưởng và tinh thần chiến đấu.

Có thể kể đến ví dụ như Lê Lợi đánh quân Minh, lúc đầu cũng liên tục thua trận, bởi vì sao? Bởi vì quân khởi nghĩa chưa có cơ sở vững vàng, chưa thể rèn ra một đội quân có nòng cốt đủ mạnh về tinh thần ý chí và cả sức mạnh làm nòng cốt, hoặc có nhưng cũng rất mỏng, bỏ vào trong đội quân mấy ngàn, mấy vạn nông dân quân thì chẳng đáng là bao.
Nói ví dụ dễ hiểu một chút, trong một lớp học của mọi người có mấy thành phần máu đánh nhau, nhưng cũng có không ít thành phần nhu nhược còn lại là bộ phận gió chiều nào theo chiều ấy, khi hỗn chiến hồi học cấp 3 những thành phần này đánh nhau hăng say và đánh thắng thì gào hét đuổi theo hung ác lắm, thế nhưng đánh nhau bất lợi chút, vài thành phần nhu nhược bỏ chạy, liền dẫn theo hiệu ứng số đông bỏ chạy theo, số còn lại dù có hung hãn đến mấy thì cũng có làm được gì.
Bên Tàu có Lí Tự Thành với cuộc khởi nghĩa nông dân lật đổ nhà Minh cũng không khác, chẳng ít lần Lí Tự Thành mấy vạn quân nhưng lại đánh thua quân Minh với vài ngàn người, đến mức chỉ dẫn mấy chục kị binh chạy trốn,
Đương nhiên những điều này áp dụng lên quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy thì lại càng rõ rệt hơn hết.
Nguyễn Huệ quá giỏi trong việc xây dựng tư tưởng cho binh sĩ và phá hỏng ý chí quân địch cũng như làm cho dân chúng sĩ phu của đối phương không có nhiều phản kháng, với các chiêu bài Phù Lê Diệt Trịnh, hay cướp của người giàu chia cho người nghèo.
Đến thời Nguyễn Mạt yếu tố tư tưởng và tinh thần của binh lính càng suy kiệt đến mức kém đến không còn mấy.
Chẳng phải binh lính không có tinh thần yêu nước, thế nhưng tầng lớp chỉ huy quá tồi tàn rồi, kết hợp lương ăn không đủ lo, quần áo không đủ mặc, vũ khí thì càng là lạc hậu, quan lại tham ô quan liêu khiến cho binh lính không khác gì ăn mày, thế nhưng tinh thần chiến đầu vì tổ quốc của binh lính vẫn rất cao, ngược lại là sĩ quan thì lại bạc nhược đến mức đáng khinh bỉ, thậm chí người ta làm ra so sánh, quân triều đình có sức chiến đấu còn yếu hơn cả dân dũng, bởi dân dũng do hào kiệt đứng đầu chỉ huy hệ thống quan liêu không có ác liệt như quân triều đình.
Tất cả những điều này gộp chung lại khiến cho sức chiến đấu của quân triều đình quả thật không đáng nhắc đến.

Còn một điều nữa đó là chiến thuật quá mức lạc hậu của sĩ quan dẫn đến không có một phương thức chiến đấu nào hữu hiệu đối với quân giặc quá mức hiện đại.
Các nhà sử gia đã làm một phép so sánh tính toán, nếu như chống Pháp là đội quân của Nguyễn Huệ thời đánh quân Thanh, hoặc là bét nhất thời đánh quân Xiêm, cùng số lượng tương đương, vũ khí cách cả trăm năm , thì cũng chả cần đến mấy năm hay mấy tháng, vài tuần là dẹp xong rồi.

Thậm chí chả cần đao to búa lớn như Nguyễn Huệ, chỉ cần một đội quân nhỏ Tây Sơn do một tướng Tây Sơn chỉ huy cũng đủ sức dẹp tan quân Pháp, không thì quân Lê Lợi, quân nhà Mạc, nhà Trần, Lí.


Hay bất cứ đội quân nào trong lịch sử với quân số tương đương, vũ khí lạc hậu hơn hàng trăm năm cũng đủ sức đánh bại quân Pháp.
Cái yếu kém này chỉ xuất hiện ở thời Nguyễn mạt, thời đại mà đất nước các nhân tài xuất hiện lớp lớp, không được trọng dụng, binh sĩ và nhân dân tinh thần chiến đầu chống giặc ngoại xâm như rồng như hổ, nhưng quan lại và sĩ quan trung tầng, cùng với bộ sậu tối cao lại suy thoái đến mức biến thành rác rưởi.
Thiếu tư tưởng và tinh thần chiến đấu là nguyên nhân quan trọng bậc nhất, dẫn đến thất bại.
Vũ khí chỉ là phụ và là cái cớ để quan lại trong triều đùn đẩy trách nhiệm.
Năm 45 trở về sau, ta đánh Pháp, đánh Nhật đuổi Mỹ, với sức mạnh quân sự yếu hơn giặc hàng chục lần vẫn kiên cường và chiến thắng, hoàn toàn không phải dựa hết vào vũ khí, mà là bởi thứ vũ khí tối quan trọng nhất đó chính là “ niềm tin chiến thắng trong tim” dù có chiến tranh bao nhiêu năm đi chăng nữa, dù có phải đổ máu bao nhiêu năm đi chăng nữa, người của thời đại Hồ Chí Minh luôn tâm niệm một điều rằng chiến thắng nhất định thuộc về chúng ta, đất nước được thống nhất, giặc ngoại xâm bị quét sạch ra khỏi bờ cõi nước nhà.
Đó chính là thời đại Hồ Chí Minh, thời mà cả dân tộc cùng một ý chí, một niềm tin dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Bác và của Đảng , không bao giờ thấy một hạt sỏi trong tư tưởng, thời đại của những anh hùng.
Quay trở lại chiến sự lúc này, Quân Pháp sau khi chiếm được hai đồn tiền tiêu liền đẩy mạnh tiến công nhanh chóng.

Phá dỡ các đập chắn ở kênh, mở đường cho đại quân tiến lên.
Chẳng mấy chốc đồn thứ 3 cũng thất thủ trước sức mạnh áp đảo về hỏa lực của quân Pháp, cùng với đó là các đập ngăn số 5 và số 6 bị khơi thông.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.