Sử Thượng Đệ Nhất Hỗn Loạn

Chương 72: Ai làm Tư Mã Quang đây?


Đọc truyện Sử Thượng Đệ Nhất Hỗn Loạn – Chương 72: Ai làm Tư Mã Quang đây?

Tôn Tư Hân đi xuống đài vẫn không hết xúc động, hỏi tôi:

– Anh Cường, sau này mình đựng rượu vào cái gì?

Đây là cả một vấn đề, tôi hỏi lại:

– Thùng đựng bia hơi của mình có đủ không?

– Thế… không hay lắm, vả lại bia thì đổ vào đâu?

Trương Thanh phì cười:

– Rượu thì đựng vào vò với vại chứ còn đổ vào đâu?

Đầu óc tôi sáng bừng lên, nói với Tư Hân:

– Mai sang NHị Lý Diêu đặt mua một cơ số vò với chum cho anh, mua cả bát tô nữa, sau này rượu quán ta tính bằng bát.

Tư Hân gãi đầu:

– Mua về rồi bày ở đâu?

– Thì cứ bầy lên quầy bar.

Tôi cũng hiểu sự lo ngại của Tôn Tư Hân, một cái quán thường tổ chức nhảy hiphop lại bầy đầy vò với chum thì thật không ra sao cả, thật ra tôi cũng lo vụ này, trong hợp đồng Trần Khả Kiều ghi rõ không được thay đổi kết cấu quán. Nhưng nghĩ lại thì tôi có thay đổi kết cấu quái gì đâu, chỉ vác thêm đồ đến thôi.

Tối hôm nay, Dương Chí thu được 3000 tệ, hắn cũng không biết phải dùng vào việc gì. Lý Tĩnh Thủy và Ngụy Thiết Trụ ngồi trong góc, y chang như đang ngồi trong động yêu quái, không ngừng có mấy cô nàng ăn mặc hở hang đến bắt chuyện, hai chú bé không nói nổi một câu, run lẩy bẩy nắm chặt tay nhau. Đám phụ nữ kia không ai không buông một câu:” đồ gay chết tiệt” rồi bỏ đi.Lý Tĩnh Thủy tìm thấy tôi, chân tay lạnh ngắt, nói như mếu:

– Anh Cường ơi, cho em về doanh trại đi.

Tôi đành đồng ý ngày mai sẽ cho hai đứa về.

Lúc về đến nhà, thấy Hạng Vũ đang say sưa, âu yếm rửa xe, đầu xe quay ra đường, chứng tỏ có người đậu xe giùm gã, mà kỹ thuật hết chỗ chê, hai bánh xe vừa chớm vạch quy định. Hang Vũ rửa xe với khuôn mặt đầy yêu thương như thể sau một trận đánh chăm sóc cho con ngựa yêu của mình, tôi tò mò hỏi:

– Anh Vũ, Bánh Bao đậu xe cho anh đấy à?

– Không – Hạng Vũ rõ ràng là không hơi sức đâu chú ý đến tôi

– Thế ai vậy?

– Bác Vương, tức là ông bảo vệ trường.

– Không ngờ ông già cũng biết lái xe cơ đấy.


Hạng Vũ lườm tôi một phát:

– Người ta lái giỏi hơn chú nhiều, bác ý nói với anh là ngày xưa chạy xe container, mà xe container là xe gì vậy?

KHó trách được, lái xe ngày xưa kỹ thuật đều chuẩn, lại lái xe chở container quen rồi thì lái quả xe nhỏ này dễ như chơi, không ngờ lão già cũng là nhân vật cỡ xa thần. Hạng Vũ vừa lau xe vừa nói:

– Sau này không cần chú dậy nữa, bác Vương nói sau này mỗi sau giờ tan học sẽ dậy anh.

– Không ngờ bác Vương tốt thế.

– Còn nữa, anh cho bác Vương cái hòm bìa rồi.

Tôi không để ý, chỉ ầm ừ một tiếng rồi đi lên nhà, chợt giật mình quay lại hỏi:

– Hòm nào?

– THì cái thùng bìa chủ để trên xe.

– Đồ trong đấy cũng cho luôn?

– Tất nhiên.

– Anh Vũ ơi là anh Vũ, nửa thùng ba số giá đến mấy nghìn cơ ạ.

Lòng dạ tôi xót như dao cắt,ngần ấy tiền dư đủ để đi học ở trường lái xe rồi, trong sách nói Hạng Vũ tuy có thể cùng binh lính chia ngọt sẻ bùi nhưng lại bạc bẽo vô tình, lại có tính nhỏ mọn, sao mấy cái ưu điểm đó tôi chẳng thấy đâu cả? Hạng Vũ cúi người vắt khăn nói thản nhiên:

– Anh nghe đài nói hút thuốc có hại cho sức khỏe, sau này chú hút ít thôi.

– …..

Thôi, đành vậy, cho rồi thì bỏ đi vậy, một tay muốn sang trái mà cứ chăm chăm “ giật cương sang phải” thì tôi cũng hết muốn dậy, càng đỡ.

Đi lên nhà, tôi thấy Sư Sư và Lưu Bang đang chụn đầu vào máy tính, hai người này dính vào nhau hồi nào vậy? Tôi tò mò ngó vào, thấy toàn số với má, Sư Sư không ngừng dùng máy tính xách tay tính toán, Lưu Bang vừa ghi lại kết quả vừa không ngừng suy nghĩ, tôi hỏi hai người đang làm gì thì Lưu Bang dùng thái độ nghiêm túc hiếm có đáp:

– Đừng phá, đang tính tỉ lệ.

– Hả – tôi nổi hứng xà vào lưng ghế của Sư Sư – tỉ lệ gì?

– Tạc kim hoa ( kiểu chơi 3 cây của Tàu), tính xem tỉ lệ ra Báo tử ( ba con giống nhau),thuận tử( ba con liên tiếp) đồng hoa thuận ( ba con liên tiếp cùng một màu) là bao nhiêu, hôm nay chơi với người ta thua mất 500, hôm qua chơi xì phé còn thắng được 1200.

Tôi toát mồ hôi, 8 tuổi tôi đã biết chơi tạc kim hoa mà chưa bao giờ nghĩ đến tỉ lệ khỉ gì, bèn nói:


– Chơi cái đó là đánh tâm lý chủ yếu, mấy cái số liệu này giúp được gì chứ.

– Tất nhiên là anh biết, nhưng nếu mọi người đều cáo già, đánh bài gì, ra cây gì đều nhớ được, dựa vào tỉ lệ, chú có thể tính trước người ta một nước, dễ thắng hơn.

Tôi lại toát mồ hôi, hóa ra thiên hạ của Lưu Bang là tính toán ra, tôi nghi ngay khi vừa bái Hàn Tín làm tướng thì Lưu Bang đã tính xem giết gã ra sao rồi. Tôi nhạo Sư Sư:

– Em cứ giúp giặc làm ác đi…

Sáng hôm sau, mãi 10h tôi mới dậy, mấy ngày nay hôm nay mới thoải mái thế, phóng xe máy đến quán, từ xa đã thấy một đám đang hì hục vần một cái chum vĩ đại, cao phải đến 1m9, lên xe tải.Tôi đi qua, thấy Tôn Tư Hân đang đứng chỉ huy bèn hỏi:

– Làm gì thế?

Hắn thấy tôi thì có vẻ bẽn lẽn:

– Xin lỗi anh Cường, em làm hỏng việc, sáng nay gọi điện cho lò gốm, đặt mua chum lớn thì họ lại chở cái của này đến, cửa còn không qua được.

Tôi thấy một đám công nhân vừa vần vừa khiêng, hì hà hì hục bèn nói:

– Thôi, mang đến rồi thì cứ để lại.

– ….để vào đâu ạ?

– Cứ bày trước cửa! Mà mấy người chế tạo cái của nợ này làm gì, đừng nói là trẻ con, người lớn lộn cổ vào cũng khó mà ra được.

Đám công nhân nghe nói không phải chuyển nữa, ai nấy vui vẻ sung sướng, một tay lớn tuổi vừa thở hổn hển vừa đáp:

– Nếu không phải đi tự tử thì ngã vào thế nào được.

Nghe đoạn tôi cũng cười phì ra, cái chum cao gần bằng Hạng Vũ, muốn lộn cổ rơi vào thì phải cao như Hươu cao cổ. Tay công nhân già nói:
– Chúc mừng ông chủ, ông kiếm được của quý rồi đấy, cái chum này có ở xưởng từ khi tôi mới vào làm, đến xưởng trưởng cũng không biết làm năm nào, nghe nói ngày xưa có nhà giàu đặt làm để chứa nước cứu hỏa. Cái này mà chứa nước thì gặp năm hạn hán đủ ăn quanh năm rồi.

Tôi đi một vòng quanh, cái chum đen sì sì, nhìn đã thấy lạnh gáy rồi, tôi nghĩ bụng:” không biết có phải chậu bách bảo không, đừng chơi trò vứt một người vào thì cả đám chui ra.” Cho công nhân về, tôi thấy một tay nông dân đang dùng xe ba gác điện chở nước về bán gần đó bèn gọi lại:

– Xe có nước không đấy?

– Đầy một thùng, sao, quán bar giờ cũng pha nước vào rượu à?

– Nói bậy bạ, một xe nước giá bao nhiêu?

– 200, định làm gì đây?


– Đổ hết nước đi, đi chở rượu cho tôi, một chuyến 300.

– Giá cả thì được rồi, nhưng nước thì đổ đi đâu? – Bác nông dân khó xử hỏi.

– Tưới hoa, rải đường, thích làm gì thì làm.

– Đây là nước suối, tôi vất vả hứng trên núi xuống đấy.

Tôn Tư Hân lại tỏ ra nhậy bén:

– THì đổ hết vào cái chum này.Chở rượu xong ông lại đổ vào xe bán tiếp.

Bác nông dân vui vẻ kéo vòi đổ nước vào chum, tôi vào gọi bọn Lý Tĩnh Thủy, thấy trên vũ đài bầy đầy vò với vại, tôi nghĩ bụng nếu Trần Khả Kiều mà biết thì sẽ phản ứng ra sao đây, cái bà này coi trọng quan bar của mình lắm, nếu biết chắc sẽ liều mạng với tôi.

Lại nhìn đám Lý Tĩnh THủy, ở quán bar ăn không được, ngủ không xong, trông hốc hác cả ra, tôi thấy có lỗi và thương quá, đề nghị cho hai đứa thuê một phòng khách sạn, nằm xem “ Band of Brother” ( nguyên văn là Sĩ binh đột kích, một phim truyền hình chống Việt Nam, sau này có cái gì dính đến VN tôi sẽ đổi thành thứ khác), hai đứa lắc quầy quậy, tôi cũng bó tay.

Khi bọn tôi ra thì bác nông dân đã xong việc, một xe nước đổ hết 4 phần 5 chum, ánh nắng chiếu vào mặt nước hắt lên biển quán lung linh, rất thơ mộng. Quán bar có điểm tốt là cái gì cũng dung hợp được, khách hàng đến đây chơi, họ quan tâm quái gì đến quán có tính văn hóa hay trang trí có thống nhất không, một mặt tường đầy phù hiệu ma trận, tường kia treo đầu nai với súng săn cũng OK. Nói thế này nhé, một quán bar thành công là nơi bạn có thể xếp cả đống phân bò vào mà khách vẫn thấy thích hợp. Giờ quán bar có thêm quả chum này trông cool hơn nhiều.

Có điều tôi cứ băn khoăn không biết nên để sẵn vài cục đá không, nhỡ có ai lộn cổ rơi vào thì ai đóng vai Tư Mã Quang đây.( Tư Mã Quang là người thời Tống, khi còn bé có bạn ngã vào chum nước, dùng đá đập vỡ chum cứu bạn). Mãi sau Tôn Tư Hân bảo tôi có một số loại rượu tây, vỏ chai hoàn toàn đảm đương được vai trò này mới thôi.

Đến thôn Hào, Lý Tĩnh THủy và Ngụy THiết TRụ vắt chân lên cổ chạy về doanh trạ, xem ra thành phố phồn hoa không làm hai đứa quyến luyến chút nào.

Tống Thanh đưa tôi đến chỗ Đỗ Hưng nấu rượu, ngồi trên công nông đi chưa đầy 5’ là đến, càng đến gần mùi rượu chua chua càng nồng.Đến nơi thì thấy một căn nhà bốn gian rộng rãi, bốc khói nghi ngút,trước cửa có một người đang đứng hít thở không khí, đeo khẩu trang, dùng hai cái cốc nhựa buộc dây đeo lên mắt, tôi vẫy:

– Ultraman!

Tháo cốc mở khẩu trang trông càng giống Ultraman, chính là Đỗ Hưng, cười với tôi:

– Đến có gì thế?

– Chở rượu, anh có còn dư không?

– May quá, men này 3 ngày không dùng là hỏng nên ngày nào cũng phải nấu, anh em uống không hết, anh đang không biết để vào đâu đây.

Tôi ngó vào, mùi rượu nồng nặc, mấy tay công nhân đang đeo khẩu trang, cởi trần trùng trục ngồi sàng bã rượu, một căn phòng nhỏ sàn gỗ, xép đầy những miếng vuông vuông như đậu phụ, tiến thêm vài bước mới biết tai sao Đỗ Hưng ăn mặc như thế, cái rượu này ngửi thì thơm, nhiều quá lại sặc sụa, nhất là gian phòng xếp “ đậu phụ”, lại gần mà không trang bị thế thì mắt cũng không mở ra nổi.

Đỗ Hưng lại trang bị đầy đủ, vào chỉ huy đám công nhân chuyển rượu, đoạn chỉ vào một góc có mấy vại lớn nói:

– Chỗ này anh để lại, phải 3 tháng nữa uống mới chuẩn.

– Hay, thế thì đấy là rượu 6 sao, ta đóng bình đem bán.

Rượu đổ xong, nghe tiếng chỉ đầy hơn một nửa xe nước, tôi dặn Đỗ Hưng lần sau nấu nhiều hơn. Bác chủ xe nghe bọn tôi nói chuyện thì ghé vào hỏi xem sau này có chuyên chở rượu cho tôi được không? Tôi hỏi lại:

– Không bán nước nữa à?

– Cậu lo làm gì, chỉ cần không lỡ việc của cậu là được chứ gì.


– Lo là lo cho bác thôi, chẳng may có người dị ứng rượu, uống phải nước pha rượu của bác, có vấn đề thì ai đền.

– Thế cũng phải.- Bác nông dân rầu rĩ gật đầu.

– Thôi được rồi, sau này bác chở rượu cho tôi, mỗi chuyến 200.

Bác nông dân sung sướng nhận lời. Khi bọn tôi quay lại, Kim Đại Kiện đưa tôi cái hộp đựng Thính Phong bình, không kịp nói chuyện, gã chỉ bảo là đã sửa xong. Cả 2 triệu lận, lần này tôi không dám để bừa bãi nữa, tôi đang rầu ruột không biết để đâu thì thấy Lý Tĩnh Thủy và Ngụy Thiết TRụ đang đứng nghiêm cạnh xe máy dưới nắng chang chang. Tôi đi qua hỏi, Lý Tĩnh Thủy mếu máo nói:

– Từ hiệu úy bảo bọn em làm mất mặt Bối Ngôi quân, khai trừ bọn em rồi.

Ngụy THiết Trụ không nói gì, chỉ nước mắt lưng tròng. Tôi thật chẳng hiểu mất mặt cái nỗi gì, vì không bảo vệ được tôi hay bị thương làm xấu mặt Nhạc gia quân. Từ Đắc Long nhìn thì thật thà chất phác, nhưng tôi có cảm giác không đơn giản chút nào, một đội quân trải qua 1000 năm, đến hoàn cảnh mới không ai bỏ đội, không mảy may có hiện tượng chống đối nào, ngoại trừ lòng trung thành cao độ với Nhạc Phi thì tài chỉ huy của Từ Đắc Long cũng không phải vớ vẩn. Từ Đắc Long phạt hai đứa vì lý do gì thì đám dân thường chắc không hiểu nổi, nhưng đúng là hai đứa lúc ban đầu có khinh địch, sau lại tí nữa không kìm được gây phiền phức lớn.Nghĩ thế tôi cũng thấy chấp nhận được, bèn nói với hai đứa:

– Đi, theo anh về.

Cái hộp do Ngụy Thiết TRụ ôm, vô tình giải quyết cho tôi một vấn đề nhức đầu. Đem một xe rượu về bar, tôi gọi Chu Quý và TRương Thanh ra giúp, vò vại đổ đầy vẫn còn dư không ít, tôi đành phẩy tay nói:

– Đổ hết vào chum lớn vậy.

Bác nông dân bán nước vừa đổ rượu vừa cười nói:

– Người ta pha nước vào rượu, cậu lại pha rượu vào nước….

– Có phải để bán đâu.Bác lèm bèm gì?

– Đồ tốt thế này để thế chua mất.

Tôi cáu rồi đấy, một ông nông dân mà mồm mép ghê quá. Nước suối pha rượu đầy một chum, dùng làm nước uống thì cay mà dùng làm rượu bán thì bị kiện, để lâu sinh giỏi bọ đầy thì phí. Tôi phẩy tay gọi Tôn Tư Hân:

– Nước trong chum miễn phí,ai thích uống thì uống. Kéo cái thang ra đây.

Tư Hân lôi ra một cái thang xếp, lại thêm cái biển:” Uống miễn phí”, một chồng cốc giấy nữa. Tôi khoanh tay đứng nhìn, cái vụ này bố khỉ, sao going nghệ thuật sắp xếp thế nhỉ. Ai ngờ dùng sai sửa sai lại thành một phần đặc sắc của quán Nghịch thời không. Tôi bỏ Lý Tĩnh Thủy và Ngụy Thiết TRụ lại, ôm hộp, vẫy taxi đến nhà cụ Cổ, cái bình này phải bán thôi, đang thiếu tiền.

Đến Lầu Thính Phong chỉ có lèo tèo vài mống, tôi dở khóc dở cười thấy cụ Cổ đang ngồi đeo kính giả mù, mê say kéo đàn nhị, thi thoảng lại có người để tiền lẻ trước mặt lão. Thấy tôi, lão giơ tay chỉ phòng bao, đoạn tiếp tục kéo nhị, lúc sau hết khúc mới lau tay vào chỗ tôi.

Lão già cười hà hà hỏi:

– Có đồ gì tốt?

– Thì hôm qua nói với cụ đấy, Thính Phong bình, cực hợp với chỗ này của cụ.

Cụ Cổ hai mắt sáng rực, đặt bình ngay ngắn, cẩn thận mở ra, nhìn vào, há mồm nói:

– Cái này….

Rồi im re, tôi ngạc nhiên đứng dậy đi ra sau lưng lão, nhìn vào và … sợ té đái. Trong hộp đúng là Thính Phong Bình, có điều vỏ ngoài trơn tru nhẵn nhụi của nó giờ chi chit vết nứt,nhìn là biết ngay được sửa lại. Cái thứ đồ cổ này quý là chổ mỏng manh cao nhã, vỡ rồi thì đúng là tục dã man, bát đĩa vỡ rồi gắn lại được, cái này mà gắn thì… Giờ trong cái hộp lộng lẫy này là cái của nợ,đúng là tát vào mặt cụ Cổ mà, Kim Đại Kiện hại khổ tôi rồi,lão già này lại là loại tôi không dám gậy tội.

Tôi hít một hơi sâu, định đóng nắp hộp, không biết có bò ra khỏi đây được không nữa. Cụ Cổ chợt tóm chặt lấy hộp, trừng mắt nhìn tôi, tôi lắp bắp:”… cháu…”. Lão cứ nhìn tôi trùng trừng hồi lâu mới dùng một giọng không cho phép cãi lai nói:

– 3 triệu, có bán không?


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.