Sự Nhầm Lẫn Tai Hại

Chương 29: Tên thái giám đem con bỏ chợ


Đọc truyện Sự Nhầm Lẫn Tai Hại – Chương 29: Tên thái giám đem con bỏ chợ

Cứ cách mấy phút Tống Thư
Ngu lại hỏi cô có muốn nghỉ không, hỏi đến mức cô ong hết cả đầu. Ai chẳng
thích nghỉ chứ? Nhưng cô sợ nếu dừng lại thì sẽ không thể nhấc nổi đôi chân đã
phồng rộp này.

Đường núi càng lúc càng dốc, mấy lần không cẩn thận giẫm phải đá, trượt chân,
cô còn tưởng thôi xong lần này xong hẳn rồi, ngã nhào về phía trước, xương xẩu
chẳng thấy đâu, mắt nhắm chặt toan nói lời tạm biệt với bố mẹ, kết quả anh với
tay tóm được cô lại.

“Có cần dừng lại không?”

“Tống cá trê, anh ngậm miệng ngay”, tay ôm đầu gối cô trợn mắt nhìn anh, “Còn
bao lâu nữa?”.

“Sắp rồi.”

Cô nhắm mắt, không biết tên khốn này đã nói bao nhiêu lần sắp rồi? Chẳng thể
nhớ nổi nữa, nhưng cô tính nhẩm có lẽ cũng đi được hơn bốn tiếng. “Anh nói cậu
bé đó, ngày nào cũng mất sáu tiếng đi về, có thật anh đi ba tiếng đã tới nơi
không?”.

“Cậu ấy như con hoẵng, em không biết đâu.”

Tâm My túa mồ hôi: Khi trở về nhà phải lên kế hoạch bắt đầu luyện tập!

Cắn răng đi thêm mấy bước về phía trước, Tống Thư Ngu quay lại nắm lấy tay cô.
Cô toan hất ra nhưng anh nhất quyết không buông.

“Tay em toàn mồ hôi.”

“Thì làm sao?”

“Sắp mười hai giờ rồi, có đói không?”, anh hỏi.

“Bình thường, anh đói rồi à?”

“Ừ”, anh không bảo đói, chắc tên hiếu thắng này chẳng bao giờ chịu dừng lại.

“Tìm chỗ nào râm mát ngồi nghỉ chút đã.”

“Tống cá trê, em thấy buồn ngủ”, cô gối đầu lên chân anh, mắt nhắm mơ màng.

Anh giúp cô gạt chỗ lòng đỏ trứng trên mép, trên tay cầm chiếc mũ liên tục quạt
cho cô: “Buồn ngủ thì ngủ một lúc, lát nữa anh gọi dậy”.

“Nhưng lề mề sẽ muộn mất, nếu không vì em chắc anh đã tới nơi từ lâu rồi, em sợ
tối nay chúng ta không về kịp. Em không muốn dò dẫm trong khu rừng âm u tối đen
này, lúc nãy có con ma suýt chút nữa móc dây vào cổ em.”


Tống Thư Ngu mỉm cười, đột nhiên phát hiện qua đêm trên núi cũng là ý tưởng
hay. “Đủ thời gian, em yên tâm ngủ đi”, tay anh tiếp tục quạt, đoạn nói, “Nửa
tiếng nữa, anh gọi em dậy nhé”.

“Tống cá trê, em biết thừa anh luôn làm loạn mọi thứ lên, rồi bảo anh gọi em
dậy, biết đâu anh siêu đẳng, còn ngủ hơn cả em.” Mặt trời nấp sau tán lá lúc ẩn
lúc hiện, gió thổi hiu hiu, cô ngủ một lèo rồi tỉnh dậy, phát hiện trời đã gần
về chiều, còn tên leo lẻo kêu đủ thời gian vẫn đang nằm bất động.

“Công phu mà anh nói là đây hả, đi khẩn trương”, cô đạp đạp chân, giơ ngón giữa
ngay sau lưng đôi phương.

“Đưa tay cho anh.”

Cô không thèm.

“Mắt nhìn xuống chân, đừng giẫm lên lũ rắn trên đường.”

Cô kêu oai oái, lao tới tóm lấy tay anh: “Ở đâu, anh thấy à?”.

Anh chỉ cười.

Trong gió thoảng ngửi thấy mùi bùn đất.

Hà Tâm My cúi đầu tức tưởi, đã mệt đến mức chẳng buồn hỏi giờ, thế mà lại bị
Tống Thư Ngu kéo đi xềnh xệch khiến cô cũng chỉ còn sức mà thở thôi.

“Heo ơi, sắp đến rồi.”

Cô chẳng thèm phản ứng với mấy từ đó, mắt mơ màng ngẩng đầu, chỉ thấy bầu trời
xanh ngắt. Lại bị Tống Thư Ngu kéo đi thêm hơn chục phút nữa, trước mắt bỗng nhiên
bừng sáng. “Đến rồi?” Đột nhiên Tâm My vỡ òa, hoan hô một tiếng rồi lao tới,
tiếng la đột nhiên dừng lại, cô hít một hơi thật sâu: “Đẹp quá”.

Trên con đèo là hơn chục cái nhà sàn màu đen thẫm chen chúc nhau, xa hơn chút
len lỏi giữa những lớp sỏi đá điểm sắc đỏ là những khoảnh ruộng bậc thang xanh
mướt một màu, phóng tầm mắt ra xa là mây trắng tầng tầng lớp lớp như đang lững
lờ trôi.

Tống Thư Ngu vỗ vai cô: “Xuống núi”.

Ngôi làng không lớn, Tống Thư Ngu nói sau này sẽ di chuyển dân làng xuống núi. Trong
làng trống không, hầu hết người lớn đều đã đi làm, chỉ thấy mấy người già, lũ
trẻ và bầy chó.

Gia đình họ tới cũng vậy, đến cổng vườn cũng không khóa. Lão Tống vào trong
nhà, còn Tâm My đứng ngay giữa nhìn quanh, trên hiên có treo ngô và ớt phơi khô,

ở giữa còn có chiếc cối đá lớn, bên cạnh bức tường đất phía sau cối đá có xếp
một chồng củi lớn. Thỉnh thoảng còn ngửi thấy mùi hôi từ chuồng lợn.

Đang mải nhìn, đột nhiên giọng một người phụ nữ vang lên phía sau, trên lưng
người đó cõng một bé gái hai ba tuổi, nhìn thấy cô đứng như trời trồng thì tiến
đến bắt đầu bô lô ba la nói chuyện.

Tâm My đang thấp thỏm lo lắng liệu có phải mình sắp bị người ta đuổi đi không,
thì Tống Thư Ngu xuất hiện, trên gương mặt đen đúa người phụ nữ bỗng nhoẻn
miệng cười, giọng nói cũng nhanh hơn.

Tống Thư Ngu giải thích, mẹ Tiểu Sơn là người Miêu, em bé trên lưng là em gái
của Tiểu Sơn, lát nữa Tiểu Sơn sẽ về. Kế đó người phụ nữ xì xồ mây câu rồi đi
vào trong.

“Bảo chúng ta ngồi, chị ấy đi nấu cơm.”

Tâm My lộ rõ vẻ mặt ngưỡng mộ: “Lão Tống, anh còn hiểu được tiếng Miêu hả?”.

“Không hiểu hết, anh đoán thôi.”

Bố Tiểu Sơn hai năm trước, lúc làm thuê cho công trường khai thác đá ở làng bên
bị một tảng đá rơi gãy chân, vì tiền bồi thường đã dùng hết mà mẹ Tiểu Sơn lại
đang bụng mang dạ chửa, nên chỉ có thể tìm chiếc xe kéo đưa ông về nhà từ bệnh
viện. Đến khi bố Tiểu Sơn về nhà rồi thì mẹ Tiểu Sơn cũng sắp sinh, lại thêm
hoàn cảnh gia đình thiếu thốn nên cô gái nhỏ được sinh ra thì cơ thể gầy yếu,
nhưng đôi mắt to tròn đen láy được thừa kế của người mẹ lại càng rõ hơn, thật
thông minh lanh lợi.

Cô bé nhút nhát, mút ngón tay cái trốn ở phía sau cối đá, chiếc quần rõ ràng
lớn hơn mấy cỡ, thùng thình, bụng thắt lại, Ống quần kéo lê.

Tâm My cố dỗ cho em chạy lại nhưng cô bé quay người lùi ra sau nấp.

Lúc đang nói chuyện thì Tiểu Sơn dắt trâu về, trên lưng vác chiếc giỏ mấy lớn
gấp đôi người. Vừa trông thấy họ cậu bé lặng đi, cùng lúc đó phân khích chạy
lại toan nhảy lên người Tống Thư Ngu, nhưng nghĩ quần áo mình bẩn, em dừng lại,
la lớn: “Chú Tống”.

Cậu bé này nhìn đâu giống một đứa nhỏ mười một mười hai tuổi, thân hình yếu ớt
như một cậu nhóc tám chín tuổi ở thành phố nhưng trên mặt lại hằn lên những nếp
nhăn cùng ánh mắt trầm buồn như một người trung niên. Mãi đến khi gọi Tâm My
tiếng “chị”, mới thấy trên khuôn mặt lấm lem bùn đất của cậu bé lộ vẻ xấu hổ,
thứ duy nhất phù hợp với tuổi của cậu.

Bữa tối ăn cháo ngô cùng dưa muối, một đĩa nhỏ thịt muối chủ nhà chẳng dám động

đũa. Em gái Tiểu Sơn trên tay cầm chiếc bát mẻ và cháo vào miệng, mắt tròn xoe
nhìn Tâm My. Cô thấy sống mũi mình cay, miếng thịt muối trong bát gắp hết lại
cho cô bé.

Ăn cơm xong, bố Tiểu Sơn trong nhà ho khù khụ, còn mẹ cậu bận tới bận lui. Phía
cổng vườn đã tập trung rất đông trẻ con, bi bi bô bô tiếng địa phương, đứng
chật cứng cả cổng nhưng bẽn lẽn chẳng ai dám bước vào. Tống Thư Ngu vẫy tay,
một bó bút sáp đầy màu sắc được phát gần hết, lũ trẻ cười hi hi dần tản ra như
bầy khỉ con.

Tiểu Sơn hào hứng bày một đống đồ ra cho Tống Thư Ngu xem, một xấp giấy dày tất
cả đều được vẽ bằng bút chì, chú trâu cày ruộng, màn sương xen lẫn tia sáng
trên những thửa ruộng bậc thang, cô em tập đếm đầu ngón chân, chú chó già què
chân trong làng… Những bức vẽ mới đáng quý biết bao, còn có cả chữ ký phía
dưới góc tranh.

“Cháu trốn dưới gầm giường mấy tháng đấy, bị mẹ trông thấy lại ăn đòn cho xem”,
cậu bé ngoái đầu nhìn, thì thầm nói.

Tống Thư Ngu lật giở từng trang ngắm nhìn thật kỹ, vừa xem vừa gật đầu mỉm
cười. Rồi anh lấy hết đồ trong túi ra, đứa nhỏ thốt lên kinh ngạc, rờ tay lên
hộp màu nước, rồi cẩn thận nhìn khắp một lượt, khi ngẩng đầu ánh mắt rạng rỡ:
“Chú Tống, đều là của cháu ạ?”.

Tống Thư Ngu gật đầu, “Truyện tranh là để cháu ngắm chơi thôi”, anh đưa ra hai
bộ ảnh tuyệt đẹp, “Cái này sẽ dạy cách vẽ người làm sao cho đẹp”.

Cậu bé gật đầu lia lịa, nét cười hiện lên sâu thẳm trong ánh mắt ngây thơ hồn
nhiên đó.

“Tống Thư Ngu, đã ngủ chưa?”

“Chưa.”

Chưa đến tám giờ tối nhưng tất cả đã đi nằm, Tiểu Sơn vào ngủ cùng bố mẹ, để
lại một chiếc giường trống. Tâm My đành phải chen chúc cùng Tống Thư Ngu trên
chiếc giường rộng chưa tới chín mươi phân.

“Còn nói mệt lắm, sao không ngủ?”, Tống Thư Ngu hỏi.

Cô không ngủ được vì sợ có muỗi, sợ mùi dầu trên chăn, sợ mùi chuồng lợn ngoài
kia. Hơn tất cả những lý do kia là cô sợ đứa nhỏ chỉ với chiếc bút chì mà có
thể vẽ được tất cả cảnh sắc nơi đây bằng tình yêu và thổi vào đó linh hồn sống
động tưởng chừng sẽ mãi bị chôn vùi.

“Chân còn đau?”, anh ngồi dậy, nhấc một bên chân cô.

“Làm gì vậy?”, Tâm My hoảng hốt rụt lại.

Anh lấy sức ấn xuống, “Móng heo lắm thịt thật”.

Cô bĩu môi đang định nói không cần, bàn tay anh đã nắm chặt cổ chân bắt đầu xoa
bóp.

Mặt Tâm My bỗng nóng ran, thì thào nói: “Thôi đừng” nhưng nghe ra lại như tiếng
đang rên rỉ.


“Đau, đau, anh nhẹ tay chút.”

Anh dùng lực giảm dần.

Dưới ánh trăng, từng đường nét góc cạnh trên gương mặt anh thật hiền hòa. Trong
đêm khuya tĩnh lặng có tiếng ho khe khẽ phía trong nhà vọng lại, có tiếng côn
trùng mùa hạ trong cỏ rả rích kêu đêm, xa xăm có tiếng chim vỗ cánh frên không.

Cô toan mở miệng nói: Lão Tống, em nhận ra mình đã yêu anh.

Tống Thư Ngu nhanh hơn cô một bước: “Hồi còn nhỏ, anh vẽ cũng rất giỏi”.

“Hả? Còn lâu mới tin!” Tâm My cứ ngỡ người như lão Tống thì làm gì có tuổi thơ,
thế mà còn biết vẽ tranh sao? Tống Thư Ngu mỉm cười rồi tiếp tục: “Có lẽ em vẫn
chưa biết bố anh là ai”.

Anh nói một cái tên, khiến Tâm My càng kinh ngạc: “Tống… đó là bức tranh
bán.. anh cũng biết giấu chuyện thật”.

“Nên anh mới nói mình biết vẽ, em tin chưa? Hồi hai tuổi, anh đã leo lên giá vẽ
nghịch bút lông”, anh mỉm cười tự đắc.

Tâm My không nói, nín thở đợi nghe anh kể tiếp, trong tiềm thức cô nhận ra rằng
lần này là cơ hội hiếm có mà tên đại ma đầu Tống Thư Ngu dốc bầu tâm sự.

“Không phải vì chuyện sau này, có lẽ giờ anh cũng sống cả đời bằng những bức
họa đó.”

“Sau này làm sao?”

“Sau này bố anh do học vấn không cao danh tiếng không lớn, chẳng may làm cho cô
học trò bụng bự. Kết quả anh trai anh theo bố, còn anh theo mẹ tìm về ông
ngoại.”

“… Hết rồi à? Sau này sao nữa?”

“Sau này? Sau này là thế thôi”, Tống Thư Ngu đặt chân cô xuống, đổi sang chân
kia, “Nói toạc móng heo thế em vẫn chưa hài lòng?”

Thời gian dài sống ở Tân Giang, Tâm My lu xìu cảm giác như hàng vạn năm qua
mình bị lừa dối, tức giận nói: “Tống cá trê, anh đem con bỏ chợ thật xấu tính,
kể được hai câu thế là xong, có phải thích trêu ngươi không?”.

“Vậy em muốn biết điều gì?”

“Khi ấy anh bao tuổi? Còn nữa mẹ anh ly hôn rồi tới nhà ông ngoại nên anh mới
biết Tần chuột cống? Còn nữa, bây giờ anh trai với bố anh sao rồi? Anh trai anh
đẹp trai không?”

“Hệt như bà tổ trưởng tổ dân phố”, anh quẳng chân cô xuống, “Đi ngủ”.

“Tên thái giám đem con bỏ chợ!”, cô tức tối.

Tống Thư Ngu nhìn cô nhe nhởn: “Nói cái gì? Thái giám? Nha đầu này, hôm nay
ngứa ngáy rồi phải không?”.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.