Bạn đang đọc Sứ giả của Thần Chết: Chương 04 – Phần 01
– Tôi không đồng ý, thưa ngài giáo sư Ashley! – Barry, Dylan, sinh viên trẻ nhất và xuất sắc nhất của nhóm chuyên đề chính trị của Mary Ashley, nhìn quanh với vẻ thách thức – Alexandros Ionescu còn tệ hơn.
– Anh có thể cho chúng tôi vài yếu tố để làm yểm trợ cho câu nói ấy không? – Mary Ashley hỏi.
Có 12 sinh viên tốt nghiệp tại cuộc họp chuyên đề được tổ chức tại Giảng đường Dykstra thuộc Trường đại học Tiểu bang Kansas. Các sinh viên đang ngồi thành một vòng bán nguyệt đối diện với Mary.
Các danh sách chờ để vào các lớp học của cô dài hơn của bất kỳ giáo sư nào tại Trường đại học.
Cô là một giáo sư lỗi lạc có óc khôi hài dễ dãi và một sự ấm cúng bọc quanh người cô một cách thú vị. Mặt cô hình trái xoan biến chuyển từ ưa nhìn đến đẹp, tuỳ theo tâm trạng của cô. Đôi gò má cô cao, hình quả hạnh điển hình và đôi mắt màu nâu lục nhạt. Mái tóc cô đen và dày. Vóc người cô làm cho các nữ sinh viên của cô ganh tị và các nam sinh viên phải tưởng tượng, tuy nhiên cô không biết mình đẹp như thế nào.
Barry tự hỏi liệu cô có hạnh phúc với chồng không. Anh miễn cưỡng tập trung vào vấn đề đang tranh luận.
– Vâng, khi Ionescu lên cầm quyền ở Rumani, ông ta thẳng tay đàn áp tất cả những thành phần thân Groza và tái lập lại một địa vị thân Xô viết theo đường lối cứng rắn.
Một sinh viên khác lên tiếng.
– Vậy thì tại sao Tổng thống Ellison lại quan tâm thiết lập liên hệ ngoại giao với ông ta?
– Bởi vì chúng ta muốn nài nỉ ông ta vào quỹ đạo Tây Âu.
– Ta nói thế nào về sự liên hệ hiện nay của Rumani với các quốc gia khác trong Hiệp ước Warsawa và đặc biệt là Nga? – Mary hỏi.
– Tôi nói rằng bây giờ nó mạnh hơn.
Một giọng nói khác.
– Tôi không đồng ý. Rumani đã chỉ trích cuộc xâm lăng của Nga vào Afganixtan và họ đã chỉ trích thoả hiệp của người Nga với EEC. Cũng vậy, thưa giáo sư Ashley…
Chuông rung. Hết giờ.
Mary lên tiếng:
– Thứ hai, chúng ta sẽ bàn về những yếu tố cơ bản đã ảnh hưởng đến thái độ của Liên Xô đối với Đông Âu và chúng ta sẽ thảo luận đến những có thể xảy ra của kế hoạch xâm nhập vào khối Đông của Tổng thống Ellison. Chúc ngày cuối tuần tốt đẹp.
Mary nhìn các sinh viên đứng lên và đi ra cửa.
– Cô cũng thế, thưa giáo sư.
Mary Ashley yêu thích các cuộc trao đổi tại các cuộc hội nghị chuyên đề. Môn Sử Địa trở nên sinh động trong các cuộc thảo luận sôi nổi giữa các sinh viên tốt nghiệp trẻ và xuất sắc. Các tên người và tên đất ngoại quốc trở thành thực tế và các biến cố lịch sử trở thành sinh động. Đây là năm thứ năm của cô tại một phân khoa thuộc Trường đại học Tiểu bang Kansas, và việc giảng dạy vẫn còn kích thích cô. Cô dạy năm lớp khoa chính trị học mỗi năm, cộng thêm các cuộc hội nghị chuyên đề và mỗi cuộc hội nghị đều đề cập đến Liên Xô và các quốc gia anh em của họ. Đôi khi cô cảm thấy như một sự gian lận. – Mình chưa hề đến bất cứ quốc gia nào mình dậy cả, – cô nghĩ thế. – Mình chưa bao giờ ra ngoài Hoa Kỳ cả!
Mary Ashley sinh ra tại thị xã Junction, như cha mẹ cô. Phần tử duy nhất đã biết châu Âu là ông của cô, xuất thân từ một ngôi làng nhỏ Voronet thuộc Rumani. Mary đã định xuất ngoại một chuyến khi cô nhận bằng cử nhân, nhưng cô đã gặp Edward Ashley mùa hè năm ấy và chuyến đi châu Âu đã biến thành tuần trăng mật ba ngày tại Waterville, cách thị xã Junction 55 dặm, nơi mà Edward đang chăm sóc một bệnh nhân đau tim nguy kịch.
– Năm sau, chúng ta phải đi thật, – Mary nói với Edward ngay sau khi họ kết hôn với nhau. – Em muốn thăm Rome, Paris và Rumani, muốn chết đi được.
– Anh cũng vậy. Đây là một cuộc hẹn. Mùa hè sang năm.
Nhưng mùa hè sau, Beth sinh ra và Edward bận bịu công việc tại bệnh viện Cộng đồng Geary.
Hai năm sau, Tim được sinh ra. Mary đã lãnh bằng Tiến sĩ Triết học và trở về dạy tại Trường đại học Tiểu bang Kansas, và năm tháng trôi qua bằng một cách nào đấy. Ngoại trừ các chuyến đi Chicago. Atlanta và Denver ngắn ngủi, Mary chưa bao giờ rời khỏi Tiểu bang Kansas cả.
– Một ngày, – cô tự hứa với mình. – Một ngày…
***
Mary thu lại sổ sách của mình và liếc ra cửa sổ.
Sương giá đã phủ lên cửa sổ một màu xám mùa đông và tuyết lại bắt đầu rơi. Mary mặc chiếc áo khoác da và quàng chiếc khăn len đỏ rồi đi về lối phố Vather, nơi cô đậu xe.
Sân bãi rộng, 325 héc ta, rải rác với các toà nhà gồm các phòng thí nghiệm, hý viện, nhà nguyện giữa những hàng cây thôn dã. Từ xa, những toà nhà đá vôi nâu của Trường đại học giống như những lâu đài cổ có những tháp nhỏ trên đỉnh, sẵn sàng đánh đuổi quân thù.
Khi Mary đi ngang qua Giảng đường Denison, một gã lạ hoắc mang một chiếc máy ảnh Nikon đang đi về phía nàng. Hắn đưa máy ảnh lên định ngắm toà nhà và bấm. Mary ở vào cận cảnh của bức ảnh “Đáng lẽ mình nên tránh lối cho ông ta, – cô nghĩ thế. Mình đã làm hỏng bức ảnh của ông ta”.
Một giờ sau, âm bản của bức ảnh đang trên đường đi Washington, D.C.
Mỗi thành phố đều có nhịp điệu riêng biệt của mình, một sức sống toát ra từ người dân và đất đai. Thị trấn Junction, tại lãnh địa Geary, là một cộng đồng nông trại, cách thành phố Kansas 130 dặm về phía Tây, tự hào là trung tâm địa dư của Hoa Kỳ đại lục. Nó có một tờ báo “Daily Union” – một đài phát thanh và một đài truyền hình. Khu vực kinh doanh ở phố gồm một loạt các cửa hiệu và các trạm xăng mọc rải rác dọc đường số 6 và tại Washington. Có một Penney, Ngân hàng quốc gia đầu tiên, một Domino Pizza, tiệm nữ trang và một cửa hàng len. Có những cửa hàng bán “món ăn nhanh”, một trạm xe bus, một tiệm bán quần áo đàn ông và một tiệm rượu – loại cơ bản trong hàng trăm thành phố nhỏ khắp Hoa Kỳ. Nhưng người dân thị trấn Junction yêu nó vì vẻ thanh bình và yên tĩnh đồng quê của nó. Ít ra là trong những ngày làm việc trong tuần. Vào các dịp nghỉ cuối tuần, thị trấn Junction trở thành trung tâm nghỉ ngơi và giải trí cho các quân nhân ở Fork Riley gần đấy.
Mary Ashley dừng lại để mua thức ăn chiều tại chợ Dillon trên đường về nhà và rồi đi về hướng Bắc đến đường Old Milford, một khu vực nhà ở đáng yêu trông ra một cái hồ. Những cây sồi và cây du thẳng hàng dọc theo lề trái của con đường trong lúc bên phải là những ngôi nhà đẹp làm bằng đá, gạch hoặc gỗ.
Nhà Eshley là một ngôi nhà lầu hai tầng bằng đá toạ lạc giữa những ngọn đồi thoai thoải. Ngôi nhà đã được bác sĩ Edward Ashley và cô dâu của chàng mua 13 năm trước đây. Nó gồm một phòng khách rộng, một phòng ăn, thư viện, phòng ăn sáng và nhà bếp ở tầng dưới và một dãy phòng của chủ nhà và thêm hai phòng ngủ trên lầu.
– Nó rộng kinh khủng đối với chúng ta, chỉ có hai người, – Mary Ashley đã phản đối.
Edward đã ghì chặt nàng vào lòng:
– Ai bảo rằng nó chỉ cho hai người thôi?
Khi Mary từ Trường đại học trở về nhà, Tim và Beth đang đợi để đón nàng.
– Mẹ hãy đoán gì nào? – Tim lên tiếng. – Chúng ta sẽ được đăng ảnh lên báo?
– Hãy giúp mẹ cất những thứ linh tinh này, – Mary nói. – Báo nào thế?
– Người đó không nói, nhưng ông ấy chụp ảnh chúng con và bảo chúng ta sẽ được tin của ông ấy!
Mary dừng lại và quay sang nhìn con trai.
– Người đó có nói tại sao không?
– Không, – Tim nói, – nhưng điều chắc chắn là ông ấy có một cái máy Nikon rất sộp.
***
Ngày chủ nhật, Mary kỷ niệm – mặc dầu đấy không phải là từ đã nẩy ra trong đầu – ngày sinh nhật thứ 35 của nàng. Edward đã thu xếp một bữa tiệc bất ngờ tại câu lạc bộ của vùng quê. Những người láng giềng của họ, Florence và Douglas Schiffer và bốn đôi khách đang đợi nàng. Edward hài lòng như một đứa bé với vẻ ngạc nhiên trên mặt Mary khi nàng bước vào câu lạc bộ trông thấy bàn tiệc và hàng biểu ngữ mừng ngày sinh nhật hạnh phúc. Nàng chẳng có lòng dạ nào để bảo với chàng rằng nàng đã biết về bữa tiệc từ hai tuần trước. Nàng tôn thờ Edward. “Và tại sao không nhỉ? Ai không chịu nhỉ?”. Chàng hấp dẫn, thông minh và chu đáo. Ông nội và bố chàng đã làm bác sĩ và Edward không bao giờ thoáng nghĩ rằng chàng sẽ làm khác đi. Chàng là một phẫu thuật gia giỏi nhất tại thị trấn Junction, một người cha tốt và một ông chồng tuyệt vời.
Trong lúc Mary thổi tắt những cây nến trên chiếc bánh sinh nhật của nàng, nàng nhìn qua Edward và nghĩ: Một cô gái có thể may mắn như thế nào nhỉ?
Sáng thứ hai, Mary thức giấc với một tâm trạng buồn nản. Đêm trước có nhiều ly Champagne chúc mừng và nàng uống rượu không quen. Nàng phải cố gắng để ra khỏi giường.
– Champegne đã làm mình kiệt sức. Mình sẽ không bao giờ uống nữa!
Nàng bước nhẹ xuống cầu thang và rón rén khởi sự chuẩn bị bữa ăn sáng cho con, cố gắng lờ đi tiếng đập trong đầu.
– Champagne, – Mary rên rỉ, – Là cuộc trả thù của Pháp đối với chúng ta.
Beth đi vào phòng mang theo một chồng sách dầy.
– Mẹ đang nói chuyện với ai thế?
– Với mẹ đấy.
– Lạ thật!
– Khi nào con đúng là con đúng. – Mary đặt lên bàn một hộp ngũ cốc. – Mẹ mua cho con một hộp ngũ cốc mới. Con sẽ thích nó!
Beth ngồi xuống bàn nhà bếp và chăm chú nhìn vào cái nhãn trên hộp ngũ cốc:
– Con không thể ăn cái này. Mẹ đang định giết con đấy.
– Đừng đặt ý kiến nào vào đầu mẹ, – mẹ nó gắt. – Làm ơn ăn sáng đi.
Tim, đứa con trai mười tuổi của nàng, chạy vào nhà bếp. Nó nhủi vào một chiếc ghế cạnh bàn và nói:
– Con sẽ ăn thịt mỡ và trứng.
– Chuyện gì đã xảy ra cho cái chào buổi sáng rồi? – Mary hỏi.
– Chào mẹ. Con sẽ ăn thịt mỡ và trứng.
– Nào xin mời.
– Nào nhanh lên, mẹ. Con trễ học mất.
– Mẹ hài lòng vì con đã nói điều ấy. Cô Reynolds đã gọi điện ẹ. Con kém toán. Con nói điều gì về điều ấy?
– Tưởng tượng thôi.
– Tim, việc ấy con cho là đùa à?
– Cá nhân con không nghĩ rằng nó buồn cười, – Beth khịt mũi.
Nó cau có với chị.
– Nếu chị muốn buồn cười, hãy soi gương đi!
– Đủ rồi – Mary nói. – Hãy cư xử cho phải phép!
Cơn nhức đầu của nàng trở nên tệ hơn.
Tim hỏi.
– Con có thể đi trượt băng sau khi con học xong được không mẹ?
– Con đã trượt trên lớp băng mỏng rồi đấy. Con phải về nhà ngay và học. Con nghĩ một giáo sư đại học trông như thế nào khi có một đứa con trai yếu môn toán!
– Họ nói về hai tên kinh khủng! – Mary suy nghĩ một cách buồn bã. – Và còn chuyện gì nữa nếu có đến chín, mười, mười một, mười hai tên khủng bố?
Beth nói:
– Tim có nói với mẹ rằng nó được một điểm “D” trong bài phát âm không?
Hắn trợn mắt nhìn chị hắn.
– Mẹ có bao giờ nghe về Mark Twain không?
– Mark Twain có liên quan gì với việc này? – Mary hỏi.
– Mark Twain nói rằng ông ta không phục một người đàn ông nào chỉ biết phát âm đơn điệu một từ.
– Mình thắng không được, – Mary nghĩ, – Chúng nó ranh hơn mình.
Nàng đã gói thức ăn trưa ỗi đứa, nhưng nàng lo cho Beth vì nó đang dùng chế độ ăn mới ngốc nghếch.
– Beth, làm ơn ăn hết ẹ bữa trưa của con ngày hôm nay nhé.
– Nếu nó không có thuộc phòng bệnh nhân tạo. Con sẽ không để cho tính tham lam của kỹ nghệ chế biến thức ăn làm hại sức khoẻ của con.
– Việc gì đã xảy ra cho những ngày xưa tốt đẹp với thức ăn ướp muối? – Mary tự hỏi.
Tim giật một mảnh giấy long ra từ một trong những quyển vở của Beth.
– Nhìn này, – hắn hét lên.
– Beth thân yêu, hãy cùng nhau ngồi chung trong suốt kỳ học. Anh đã nghĩ đến em suốt cả ngày hôm qua và…
– Trả lại tao! – Beth hét lên. – Của tao mà! – Nó chụp lấy Tim nhưng hắn đã nhảy khỏi tầm với của nó.
Hắn đọc chữ ký ở cuối bức thư.
– Này. Ký tên là Virgil. Em nghĩ rằng chị yêu Arnold chứ.
Beth giật lại bức thư trong tay hắn.
– Mày biết gì về tình yêu mà nói. – Đứa con gái 12 tuổi của Mary lên tiếng chất vấn. – Mày là thằng con nít.
Tiếng đập trong đầu Mary trở nên không chịu đựng nổi.
– Các con ơi, ẹ nghỉ một tí.
Nàng nghe tiếng còi xe bus của nhà trường bên ngoài. Tim và Beth đi ra cửa.
– Đợi đã! Các con chưa ăn sáng! – Mary nói.
Nàng theo chúng ra ngoài hành lang.
– Không có thì giờ, mẹ. Phải đi thôi.
– Tạm biệt. Mẹ!
– Trời rét bên ngoài đấy. Hãy mặc áo khoác và quàng khăn vào.
Và thế là chúng nó đi. Mary cảm thấy kiệt sửc.
– Tình mẹ đang ở trong mắt bão.
Nàng đưa mắt nhìn lên lúc Edward xuống cầu thang và nàng cảm thấy dễ chịu.
– Ngay cả sau tất cả những năm này, – Mary nghĩ, – Chàng vẫn còn là người đàn ông hấp dẫn nhất mà mình đã từng biết.