Đọc truyện Sống Như Tiểu Cường – Chương 12
Có một cậu bé cuộc đời rất đáng thương, từ nhỏ đã bị bố mẹ bỏ rơi, ngày
ngày xin ăn ngoài phố, có khi chẳng xin được gì, cậu đành bới trong
thùng rác những thứ người ta ăn thừa để ăn cho qua bữa….
Một hôm, cậu tìm được một khúc xương con chó ăn thừa để lại, cậu cứ nghĩ
con chó đã vứt đi rồi nên mới nhặt lấy, cậu đâu ngờ đó là miếng sườn xào còn có thể ăn được, kết quả là bị con chó cắn xé thương tích đầy mình.
Cậu bé đó chính là tôi.
Đêm đến tôi nằm co quắp ở góc phố, sờ lên
bả vai bị chó cắn, chỗ ấy hãy còn rất đau, khi trở mình, chẳng may động
vào chỗ bị thương, đau đến chảy nước mắt. Tôi ngước nhìn ánh điện đường, những con côn trùng đang múa lượn, tuyết rơi, những đêm thế này thường
có tuyết, bởi vì tôi sẽ giống cô bé bán diêm, sẽ chết đi trong đêm tuyết lạnh, vào lúc tôi cảm nhận được mình đang dần ra đi thì tôi nhìn thấy
một khuôn mặt phúc hậu, một bàn tay ấm áp đỡ lấy mình.
Tôi được dì đưa về nhà, bà làm nghề nhặt rác kiếm sống, chúng tôi tuy rất nghèo
nhưng thật hạnh phúc. Tôi ngày càng khôn lớn trưởng thành, những ngày
khổ cực của dì cháu tôi sắp kết thúc, tôi sắp đền đáp được công ơn dì.
Tiếc thay dì tôi…
Tôi liếc mắt nhìn trộm xung quanh, mọi người đều đang rất hồi hộp, không ai dám cất lời.
Tôi dừng lại một chút, cố làm nước mắt tuôn ra và lại tiếp tục câu chuyện:
“Tiếc thay dì tôi lâm bệnh nặng, phải dùng đến rất nhiều tiền, tôi chẳng còn cách nào khác đành đi bán đĩa, chỗ đĩa này tôi lấy mà chưa trả
tiền, nếu chị giữ lại thì dì em…”.
Tôi gào khóc đến thê thảm,
câu chuyện này năm nay tôi đã kể mười sáu lần, mỗi lần đều có tiến bộ
hơn, sức hấp dẫn ngày càng tăng, nước mắt là vũ khí có hiệu quả lớn
nhất.
Cũng tầm này năm ngoái, dì tôi mua về hai quả lê. Quả nhỏ
cho tôi còn quả to cho thằng Tiểu Hổ con dì, nếu dì mà biết tôi đã thêu
dệt nên câu chuyện và khóc dì như thế này chắc dì sẽ ân hận lắm vì đã bỏ công quan tâm đến tôi như vậy.
Tôi nhận ra mình đang lạc giữa một biển nước mắt, ôi, quen rồi, lần nào chả thế.
“Đáng thương quá, thật đáng thương!”. Một bà nói và chìa cho tôi mười tệ.
“Chị ơi chị tha cho em đi!” Tôi khẩn cầu chị cảnh sát.
“Đúng đấy, đúng đấy!” Khán giả đang ủng hộ tôi.
Nữ cảnh sát bắt đầu do dự, chắc chắn là bị ảnh hưởng bởi câu chuyện của tôi.
Tôi ngoác mồm, nhếch nhếch cái mép, và rên rỉ: “Dì ơi! Dì ơi!…”
Xem ra chị ta đang do dự lắm, không biết phải làm sao, tôi đành chuyển sang một cao trào mới.
Đang định bắt đầu thì chị ta ngăn tôi lại, rồi nói: “Đủ rồi, đừng khóc nữa, cầm cái hộp đĩa rồi đi đi!”.
Tôi chưa kịp phát huy hết tài năng nên hơi thất vọng, khán giả lũ lượt bỏ
đi, tôi thì vẫn ở lại, vì tôi vẫn muốn nói thêm vài lời.
Thấy tôi vẫn chưa đi, chị ta ngạc nhiên hỏi: “Sao vẫn đứng đây?”.
Tôi nói: “Chị thật là xinh đẹp, giống như chị họ em, làm cho các anh trong
thị trấn mỗi lần nhìn thấy chị ấy là không bước nổi”.
Được tôi khen chị ta ngại ngùng đỏ bừng cả mặt.
Mẹ vẫn nói với tôi, lúc cần nói dối thì hãy nói dối nhưng không cần thiết thì hãy nói thật, vì thế lần này là tôi nói thật.
Chị họ tôi được làm mối hơn 80 lần, trong đó 40 lần đối phương khiếp đảm mà chạy mất, hơn 40 lần khác đúng là họ không bước nổi, nhưng là do sợ
quá.
Cuối cùng, chị tôi cũng có nơi có chốn, chị lấy một nhà khảo cổ học, anh ấy rất thích cái cảm giác Q.
Anh rể đối xử với tôi rất tốt, hàng đêm anh ấy đi làm công tác khai quật
mộ, kiếm được đồ gì bán được anh ấy lại mua cho tôi rất nhiều
thứ.
Tôi nói với chị cảnh sát: “Chị ơi em đi đây!” Tôi cúi gập người chào chị.
Làm người phải biết phép lịch sự, tôi đi rồi chị ấy vẫn đứng trân trân nhìn theo, tôi nghĩ chắc chị đang thầm cầu chúc cho thằng bé bất hạnh mà có ý chí kiên cường này.
Tôi rẽ qua góc phố, bây giờ có thể
yên tâm mà cười hỉ hả rồi, bỗng có người chặn tôi lại, tôi vội vàng cất
ngay nụ cười đang trực rạng rỡ của mình, bộ mặt sầu bi lại bao phủ lấy
tôi.
Tôi quan sát kỹ người này, đó là một người đàn ông thô kệch, khi nãy tôi kể chuyện anh ta cũng đứng trong số khán giả.
Anh ta nhìn tôi đầy vẻ cảm thông, vỗ vỗ vai tôi nói: “Người anh em đừng quá đau buồn, dì của cậu sẽ nhanh khỏi thôi, chúng tôi sẽ ủng hộ cậu.”
Tôi cúi đầu lí nhí: “Cảm ơn anh, cảm ơn anh nhiều!”.
Anh ta rút trong túi ra mấy tờ tiền, tôi nhẩm đếm dễ đến hơn ba trăm tệ.
Trời đất, lẽ nào anh ta không chỉ định ủng hộ tôi về mặt tinh thần? lại còn cho tôi tiền, mà là hơn ba trăm tệ ư?
Trước kia ở thị trấn tôi cũng đã lừa khá nhiều khách qua đường, lần nhiều
nhất cũng chỉ được mười lăm tệ, đúng là thành phố lớn có khác, biết thế
này tôi đã vào thành phố từ lâu rồi.
Anh ta dúi tiền vào tay tôi, tôi xúc động nhìn quý nhân.
Anh ta nói: “Anh quyết định mua thật nhiều đĩa cho em để em có thêm cơ hội kiếm tiền.