Đọc truyện Siêu Thị Của Tôi Thông Kim Cổ – Chương 34: Huyện lệnh và cửa hàng
Người Dịch: Lan Thảo Hương.
“Gạo trắng!.
“Đây là gạo trắng”.
Nhìn các tộc nhân ồn ào, Ngô lão cha bước lên bậc thang trước từ đường, hướng mọi người giơ cao tay: “Mọi người đừng ầm ĩ nữa, để cho ta nói hai câu!”.
Lập tức xuất ra nhiều lương thực như vậy, Ngô lão cha ở trong mắt tộc nhân đã trở nên khác biệt. Cho nên hắn vừa lên tiếng, tất cả mọi người yên tĩnh trở lại.
Nhìn thấy đám người đã an tĩnh lại, Ngô lão cha hài lòng nhẹ gật đầu; “Các ngươi không có nhìn lầm, ta bán chính là gạo trắng”.
Ngô lão cha đem lí do thoái thác quý nhân nhờ ông bán lương thực hộ nói lại một lần nữa cho mọi người nghe. Nghe xong Ngô lão cha nói, người Ngô gia thôn đều mở miệng tán thưởng.
“Vị quý nhân này thật đúng là có lòng thiện tâm”.
“Đúng thế, thật sự là người tốt”.
Liên quan tới chuyện này, trong lòng tộc trưởng Ngô gia thôn đã có ý nghĩ, hắn chống quải trượng đi lên phía trước.
“Trong đợt hạn hán này, chúng ta đã chịu đại ân của quý nhân. Cho nên ta nghĩ chúng ta nên dựng một cái bia trường sinh cho quý nhân”.
Khi tộc trưởng Ngô gia thôn nói ra lời này, Ngô lão cha trước hết là sửng sốt.
Lập bia trường sinh cũng không phải là một điều tùy tiện. Đề nghị này được đề xuất bởi tộc trưởng Ngô gia thôn, vậy có nghĩa sau này bia được dựng lên, ý nghĩa của nó thậm chí còn khác hơn. Sự tồn tại của bia trường sinh mang ý nghĩa tộc nhân và thế hệ hậu nhân đời đời của Ngô gia bộ tộc sẽ khắc ghi, nhớ đến lòng tốt của Vân Sơ, và hy vọng nàng sẽ sống lâu trăm tuổi.
[ LTH: Tưởng tượng nếu mình là Vân Sơ và được người ta lập bia trường sinh cho… Ồ! Cảm giác thật vi diệu ]
Các tộc nhân trong Ngô gia tộc đối với chuyện này đều vô cùng đồng ý, nhao nhao biểu thị khi lập bia sẽ tới hỗ trợ một tay. Cứ như vậy, Vân Sơ dưới tình huống không biết cái gì, ngay cả bia trường sinh cũng đã có.
Sau khi chuyện dựng bia trường sinh đã được định, chính là tới vấn đề lương thực mà mọi người quan tâm nhất. Ngô lão cha đưa tay vào trong sọt và nắm một nắm gạo trắng ra, trải nó ra trong tay và đưa cho mọi người xem.
“Quý nhân để cho ta bán những lương thực này bản ý là muốn trợ giúp các nạn dân, cho nên giá cả đã được định ở mức cực thấp. Chỉ cần mười sáu văn tiền là có thể mua được một cân gạo trắng”.
Ngay khi một mức giá thấp như vậy xuất hiện, tất cả mọi người không thể đứng yên, đều cầm lấy cái túi trong tay chen tới trước mặt Ngô lão cha.
“Ta muốn một thạch”.
“Ta cũng muốn một thạch”.
[LTH: 石 (Thạch) – theo các tài liệu sử thì 1 thạch gạo tương đương với số gạo một người tiêu thụ trong 1 năm (còn 1 đấu là lượng gạo 1 người tiêu thụ trong 1 ngày). Tính ra thì 1 thạch gạo nặng 150 kilôgram (23,6 stone hay 330 pound). Kể từ năm 1891 trở đi, 1 thạch được quy định chính xác là 240100⁄1331 lít, tương đương 180,39 lít (5 bushel hay 48 gallon), một con số nhỏ hơn con số cũ. ]
Khi nghe tất cả mọi người ai nấy đều muốn mua một thạch một thạch, Ngô lão cha vội vàng phóng lớn âm lượng nói với mọi người: “Đừng chen, đừng chen. Ta còn chưa nói xong”.
“Gạo trắng rẻ như vậy, vì thế mọi người không thể mua nó theo ý muốn. Mỗi người chỉ có thể mua năm thăng*”.
– —-
Hệ Đo Lường Cổ Trung Hoa:
1 thạch (市石, dan) = 10 đấu = 100 lít (cân)
1 đấu (市斗, dou) = 10 thăng = 10 lít (cân)
1 thăng (市升, sheng) = 10 hộc = 1 lít (cân)
1 hộc (合, ge) = 10 chước = 0,1 lít (cân)
1 chước (勺, shao) = 10 cuo = 0,01 lít (cân)
1 toát (撮, cuo) = 1 ml = 1 cm³
– –> 1 toát bằng 256 hạt thóc. 1 thạch tương ứng với 59,2 kg.