Bạn đang đọc Sherlock Holmes Mất Tích – Chương 26: Lời Kết
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 người trong câu chuyện của Hurree, tạ thế vào ngày thứ 13 tháng thứ mười năm Quý Dậu (17 tháng Mười hai năm 1933). Một năm trước khi mất, ông đã công bố di chúc chính trị và những lời cảnh tỉnh cuối cùng.”Một điều có thể xảy ra,” ông tiên đoán “ở tại đây, tại Tây Tạng này là tôn giáo cũng như chính phủ sẽ lâm vào cảnh thù trong giặc ngoài. Trừ phi chúng ta có thể bảo vệ đất nước, nếu không Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma, Cha và Con, cùng tất cả những người nắm giữ Niềm tin đáng kính khác sẽ biến mất mà không ai biết đến. Giới tăng lữ và các tu viện của họ sẽ bị huỷ diệt. Luật pháp sẽ bị suy yếu. Đất đai và tài sản của các văn phòng chính phủ sẽ bị chiếm giữ. Chính họ cùng sẽ buộc phải phục vụ cho ngoại bang hoặc phiêu bạt như những kẻ vô gia cư, vô sản nghiệp. Tất cả sẽ bị đắm chìm trong vô vàn khó khăn và nỗi sợ hãi triền miên, ngày và đêm sẽ kéo dài vĩnh viễn trong nỗi đau khổ”.Nhưng những lời cảnh báo của Đức Đạt Lai vĩ đại thứ 13 đã bị bỏ qua bới giới tăng lữ mù quáng bạc nhược và tầng lớp quý tộc yếu đuối, họ đã khiến cho các tác phẩm bất hủ của ông bị xếp xó, phong trào cải cách của ông lụi tàn và trở nên vô dụng, tình hình đất nước tệ hại đến mức khi Hồng quân Trung quốc tràn vào Tây Tạng tháng Mười năm 1950, họ chỉ gặp phải sự kháng cự tự phát vô tổ chức của một bộ phận dân chúng. Sau đó, những đêm trường vô tận bắt đầu. Sau khi đập tan mọi ý thức phản kháng, chính quyền Trung quốc bắt đầu thực hiện các chiến dịch có tính hệ thống để nô dịch và đồng hoá người Tây Tạng và cách sống của họ. Các phong trào đàn áp đạt đến đỉnh điểm trong suốt thời kỳ Cách mạng Văn hoá và vãn tiếp tục cho đến ngày nay với những mức độ bạo lực và tàn ác khác nhau.Hiện nay, thực hiện chủ trương nhổ trừ tận gốc không gì thuộc về nét văn hoá và đặc tính dân tộc của người Tây Tạng – những gì vẫn còn sót lại sau những chiến dịch diệt chủng trước đó – Bắc Kinh có động thái “mở cửa Tây Tạng” cho làn sóng nhập cư người Trung quốc; lớp người này đông đến mức người Tạng mau chóng trở thành một tộc người thiểu số tại chính quê hương mình. Tại Lhassa người Tạng là một dúm người dị tộc không đáng kể trong biển người Trung quốc. Thậm chí, lực lượng cảnh sát và binh sĩ Trung quốc trong và ngoài thành phố còn đông hơn cả dân Tây Tạng chính gốc. Họ có mặt ở đó để ngăn chặn và đàn áp.Những cuộc điều tra mới nhất cho biết hơn sáu nghìn tu viện, đền đài và các đi tích lịch sử đã bị phá huỷ, cùng với cơ man những tác phẩm nghệ thuật, tôn giáo quý giá – và vô số sách quý ban thảo về nền học thuật cổ xưa, có một không hai của Tây Tạng. Hơn một triệu người Tạng đã bị chết do án tử hình, tra tấn và bị bỏ đói, trong khi hàng trăm nghìn người khác bị cưỡng bách làm nô lệ trong một trại tập trung ở nhưng nơi xa xôi và hoang vu nhất vùng Đông Bắc Tây Tạng, nơi rõ ràng là một trại tập trung thuộc loại lớn nhất thế giới.Những người tị nạn may mắn thoát khỏi cơn ác mộng này đã cố làm sống lại một phần cách sống truyền thống của tổ tiên ở nơi đất khách quê người. Các chùa chiền, thiền viện, trường học và viện âm nhạc, nhà hát, cơ sở y tế, tác phẩm hội hoạ, các vật phẩm kim khí, nhiều ngành nghệ thuật và thu công khác bắt đầu phát triển trong và ngoài Dharamsala – thủ phủ của dân Tây Tạng lưu vong – và nhiều nơi khác ở Ấn Độ, cùng các quốc gia khác trên khắp thế giới, nơi người dân Tây Tạng tha phương tìm được một mái nhà mới cho mình.Trong thời gian ở Dharamsala, nơi tôi có một chân trong Bộ giáo dục của chính phủ lưu vong, một hôm tôi nghe nói có một số tu sĩ từ tu viện Bạch Phượng Hoàng (trong Thung lũng Trăng Rám) vừa trốn thoát đến Ấn Độ. Thậm chí họ còn cố gắng gây dựng một cộng đồng nhỏ trong một ngôi nhà gỗ một tầng kiểu Anh đổ nát, nằm ngay bên ngoài thành phố Dharamsala. Sau một giờ đồng hồ lặn lội trên con đường mòn vùng núi, tôi cũng đến được căn nhà gỗ ọp ẹp này. Một vài nhà sư già đang đọc kinh, họ ngồi trong tư thế kiết già trên một thảm cỏ bị giẫm nát trước nhà. Tôi hỏi một trong số họ xem tôi có thể gặp người đứng đầu nơi này không.Vài phút sau, một nhà sư có tấm thân hộ pháp, tính tình vui vẻ, có nét gì đó giông giống diễn viên hài người Pháp Fernandel, bước ra khỏi căn nhà gỗ lịch sự hỏi xem tôi đến có việc gì. Tôi đưa cho ông một túi trái cây, rau quả mà tôi mang theo để cúng dưỡng chư tăng và thấy vui vẻ trong lòng khi họ vui mừng nhận lấy. Tôi được mời ngồi lên một chiếc ghế lung lay như răng ông lão trong phòng cầu nguyện vắng vẻ vì vào lúc này, phần lớn các chú tiểu đã đi nhặt củi ở khu rừng gần đó. Một ngọn đèn nhỏ bằng bơ bò yak đang cháy sáng trên một cái bàn thờ tạm thời, đặt trên bệ lò sưởi cũ kiểu Anh. Một tấm lịch có chân dung Đạt Lai Lạt Ma lồng trong khung mạ vàng rẻ tiền được đặt chính giữa bàn thờ. Bên cạnh đó là hai chiếc lọ rẻ tiền cắm nhưng bông hoa đỗ quyên thắm đỏ, thường nở đầu trên các sườn núi vào mùa này trong năm.Tôi bắt đầu bằng cách trao đổi những câu thăm hỏi thông thường với nhà sư dáng vạm vỡ ngồi đối diện với tôi trên một chiếc thùng gỗ dùng để đựng hàng. Nước uống mời khách được bưng ra, và tôi đoán rằng đó là thứ được pha bằng loại sữa bột hiệu CARE nghe rất rõ mùi của những hoá chất bảo quản không tên nào đó. Sau khi hớp một vài ngụm cho phải phép, tôi đi vào việc chính.Tôi hỏi sư trụ trì xem không biết có nhà tu hành nào ở đây còn nhớ đến một người da trắng, một quý ông người Anh, thực chất là hoá thân của một Lạt Ma từng ở trong thiền viện của họ không. Thật lòng, tôi hỏi cầu âu vậy thôi chứ không nuôi hy vọng gặp được ai đó còn nhớ được ít nhiều chuyện này, nhất là đã hơn mười chín năm trôi qua kẻ từ thời điểm Sherlock Holmes có mặt trong tu viện, vả chăng cũng có rất ít những bậc trưởng lão còn sống sót sau khi tu viện bốc cháy rồi chạy đến tá túc ở khu nhà gỗ phía Bắc Ấn Độ này Vì thế thật là một ngạc nhiên kỳ thú khi nhà sư phương phi gật đầu xác nhận chuyện đó.Phải, ông nhớ đã được nghe kể nhiều về quý ông người Anh từng là tu viện trưởng của họ. Một hay hai vị sư già hơn cũng nhớ chuyện này, trong khi những người trẻ hơn, những chú tiểu thì không biết rõ lắm. Tôi đặt ra nhiều câu hỏi, quan tâm đặc biệt đến thời điểm Sherlock Holmes đến tu viện và khoảng thời gian ông ở lại lần đầu tiên và nhận được từ nhà sư những câu trả lời rất chính xác.”Thưa ông….” ông nói giọng từ tốn ân cần, “nếu quả ông có lòng quan tâm đến trulku của chúng tôi, tôi có thể mời ông xem một vật có thể khiến ông chú ý”. Ông quay sang nói với một nhà sư khác và cử vị này đi lấy một vật gì đó. Người này sớm quay lại từ một căn phòng bên trong với một chiếc hộp hình chữ nhật gói trong một vuông vải lụa cũ kỹ, rồi trao cho nhà sư đang tiếp chuyện tôi.Vị chủ nhà cung kính tháo lớp vải bọc ngoài để lọ ra một cái hộp đựng công văn bằng thiếc còn cũ kỹ hơn nữa khiến trái tim trong lồng ngực tôi giật thót lên một cái. Ông mở chiếc hộp. Bên trong, năm giữa một vài vật dụng của những người tu hành là một chiếc kính lúp sứt mẻ và một tẩu thuốc bằng gỗ anh đào xưa cũ mòn vẹt.Thoạt đầu tôi nghẹn ngào không thể nói nên lời, và sau khi trấn tĩnh lại, tôi thật xấu hổ phải thú nhận rằng trong cơn kích động trước nhưng phát hiện vô giá này, tôi đã bộp chộp nêu ra một yêu cầu thô lỗ và thiếu cân nhắc.”Thầy có thể nhượng lại cho tôi hai vật này không tôi chỉ vào chiếc kính lúp và tẩu thuốc”.”Tôi e điều này thì không thể được,” nhà sư mỉm cười đôn hậu, không lấy làm điều về đề nghị bất nhã của tôi. “Ông cũng biết đấy, những vật này hết sức quan trọng đối với tu viện chúng tôi. Mặt khác, chúng còn có những giá trị về phương diện tình cảm đối với tôi”.”Thầy nói vậy là có ý gì, thưa thầy” tôi bối rối hỏi lại.”À, đây là những món tôi đã chọn khi còn là một đứa trẻ vào lúc chúng tìm đến tôi”.”Gì cơ?” tôi kêu lên “Ý thầy là…””Phải,” ông trả lời với một cái nháy mắt tinh nghịch. “Ngài không nên quá kinh ngạc như thế”.”Nhưng đó là điều không thể!”.”Không thể ư, thưa ông! Hãy cân nhắc sự thật một cách cẩn trọng” ông nói với dáng vẻ của một ông thầy đang lên lớp cho học trò, “rồi hãy áp dụng câu châm ngôn cũ này của tôi, một khi bạn đã loại trừ điều không thể bất cứ thứ gì còn lại, dù không thể xảy ra, ắt hắn là sự thật”.Trong lúc tôi ngồi nhìn ông trong căn phòng tối chỉ được thắp sáng bằng một ngọn đèn duy nhất thắp bằng bơ yak, ông bắt đầu cười khe khẽ theo một kiểu lặng lẽ rất riêng. J.N.Nalanda CottageDharamsala5 tháng Sáu năm 1989.