Đọc truyện Say Mộng Giang Sơn – Chương 156: Ai có thể hóa rồng?
Chư Hưng đứng im trên bậc đá trước cửa. Trán y hơi nhíu lại rất lâu
không thấy mất. Nếu như không có những cơn gió xuân nhẹ nhàng làm lay
động chòm râu và tay áo bào thì y quả thực chẳng khác gì một pho tượng
điêu khắc.
Rất lâu, y mới nhẹ nhàng lắc đầu rồi nói nhỏ:
– Mỗ cân nhắc thì thấy chuyện Thiên Hậu truyền ngôi cho con cháu Lý thị
là nhỏ nhất. Cho dù là con thân sinh của Thiên Hậu. Nếu truyền ngôi cho
họ thì nhất định họ sẽ khôi phục lại quốc hiệu Đại Đường. Mà như vậy thì xưng đế còn có ý nghĩa gì nữa?
Khâu Thần Tích gật đầu rồi nói:
– Đúng vậy! Ta cũng có ý đó. Cho nên chúng ta mới chọn Thái Bình. Nếu
Thái Bình đồng ý tranh đoạt thì ta thấy nàng là người có cơ hội trở
thành Hoàng Thái Tử nhiều nhất.
Chu Hưng lại nói:
– Ừm!
Trên đời này có người mà Thiên Hậu thực sự yêu thương cũng chỉ có Thái
Bình. Mặc dù nàng cũng mang họ Lý nhưng nếu muốn kế thừa thiên hạ thì
chỉ có lập nên một triều đại mới. Còn nếu khôi phục lại quốc hiệu Lý
Đường thì chắc chắn không có thể một nữ hoàng đế như nàng. Vì vậy mà
trong đám tôn thất Lý Đường cũng chỉ có Thái Bình là người tốt nhất.
Khâu Thần Tích hơi chớp mắt rồi đột nhiên cảm thấy hứng thú:
– Thiên Hậu đối với con mình muốn giết là giết. Chỉ có Thái Bình là được
thiên vị. Người ta đồn rằng do tranh giành ngôi vị hoàng hậu mà bà ta
bóp chết con gái thân sinh từ trong tã lót, giá họa cho Vương hoàng hậu. Cho dù thế nào thì Thiên Hậu cũng là đàn bà. Ngày đó bà ấy tự tay giết
chết con gái của mình nên sủng ái Thái Bình cũng là vì áy này với vị
tiểu công chúa kia nên muốn bù đắp cho Thái Bình.
Chu Hưng nở nụ cười ảm đạm:
– Đó chỉ là tin đồn . Một vị tiểu công chúa mới được mấy tháng chết non
cũng không cần lễ long trọng. Nhau sau khi Thiên Hậu nắm quyền lại gia
phong cho vị tiểu công chúa đã chết nhiều năm rồi đó đồng thời chôn cất
long trọng. Quy cách đám tang hoàn toàn vượt qua tất cả các công chúa
Đại Đường. Nhìn vào chuyện này thì có lẽ lời đồn có thể là sự thật. Có
điều việc xác định thật hay giả cũng không quan trọng. Quan trọng là…
Thiên Hậu thực sự thiên vị Thái Bình. Nếu không cũng không có những lời
đồn đó…
Khâu Thần Tích nói:
– Thái Bình không có ý với ngôi vị Hoàng đế như vậy cái vị trí Thái tử kia chắc là lấy con cháu trong gia tộc họ Vũ.
Chu Hưng từ từ lắc đầu, nói:
– Sở dĩ ta không nói tới chuyện đó cũng là có nguyên nhân. Quan hệ của
Thiên Hậu đối với họ Võ thật ra không tốt. Nói một cách chính xác là vô
cùng ác liệt. Sau khi cầm quyền, lần đầu tiên xuống tay đó là sửa trị
đối với họ Võ. Ngươi nghĩ lại xem, hai huynh trưởng cùng cha khác mẹ với Thiên Hậu là Võ Nguyên Sảng và Võ Nguyên Khánh lại còn có ba vị đường
huynh là Võ Hoài Lượng, Võ Duy Lương và Võ Hoài Vận đều có kết quả như
thế nào?
Khâu Thần Tích nghĩ một lúc rồi nói:
– Võ Nguyên
Sảng, Võ Nguyên Khánh chết ở nơi lưu đầy. Nghe nói là do quá lo sợ, buồn bã mà chết. Ba vị đường huynh của Thiên Hậu thì có Võ Hoài Lượng chết
sớm, Võ Duy Lương và Võ Hoài Vận đều bị Thiên Hậu xử tử. Tất cả con cháu nối dõi đều bị lưu đầy.
Chu Hưng bật cười rồi nói:
– Đúng vậy! Ngay cả họ cũng bị đổi lại thành họ Phúc. Mà cả vị đường huynh là
Võ Hoài Lượng chết sớm cũng không buông tha. Thiên Hậu áp giải vợ con
Thiện thị vào kinh, mỗi ngày tự mình dùng roi gai để quất khiến cho lòi
cả xương rồi đau quá mà chết. Mối bất hòa với cả họ như vậy thì còn nói
chuyện gì nữa?
Khâu Thần Tích chớp mắt rồi nói:
– Thiên
Hậu tuyên bố tội danh của họ là bất kính đối với mẫu thân Dương thị của
bà. Ha ha! Cái lý do này ta không tin lắm. Dương thị được gả cho phụ
thân của Thiên Hậu khi đã bốn mươi tuổi. Lúc ấy phụ thân của Thiên Hậu
được phong làm Quốc công, là một trong mười sáu người có công lớn trong
việc khai quốc của Đại Đường, cũng là một trong tám vị tể tướng, chưởng
quản cấm quân có quyền cao chức trọng như vậy thì ai mà không lấy được?
Dương thị qua tuổi bốn mươi còn được gả cho Quốc công để làm chính thê chỉ
đơn giản do bà ta là Dương thị ở Hoằng Nông có nhà cao cửa rộng. Thử hỏi với xuất thân như vậy, lại đường đường là vợ cả của Quốc công thì hai
đứa con riêng làm sao dám bất kính với bà ta? Chưa nói ba người Võ Hoài
Lượng chỉ là một chi của họ Võ càng không thể vô lễ với Quốc công phu
nhân.
Chu Hưng nói:
– Đúng vậy! Vì bị “vô lễ” cho nên mới
khiến cho Thiên Hậu canh cánh trong lòng. Mười bốn tuổi vào cung, bốn
mươi năm sau nắm quyền lập tức giết chết mấy vị huynh trưởng, đồng thời
lưu đày toàn bộ gia tộc họ Vũ? Mối thù này chỉ sợ không đơn giản như
vậy. Chưa chắc đã phải là do Dương thị.
Khâu Thần Tích lại nói:
– Lúc mười bốn tuổi, Thiên Hậu vào cùng nghe nói còn là một thiếu nữ nhỏ tuổi xinh xắn nổi tiếng ở địa phương?
Cả hai người liếc mắt nhìn nhau rồi dường như nghĩ ra một điều gì đó nhưng không ai nói ra. Ánh mắt cả hai chạm vào nhau một cái, Chu Hưng lập tức nói lảng:
– Thiên Hậu trọng dụng người họ Võ bắt đầu từ khi có ý xưng đế. Tới lúc này, mới cho đổi từ họ Phúc thành họ Võ, triệu về
kinh, xếp cho chức vụ quan trọng. Cho nên ta mới không dám khẳng định
sau khi Thiên Hậu xưng đế có cần họ không.
Khâu Thần Tích suy nghĩ một lúc rồi nói:
– Theo ta thấy thì Thiên Hậu không có sự lựa chọn nào khác. Nếu chọn con
cháu họ Lý thì Thiên Hậu cần gì phải xưng đế. Một khi Thiên Hậu xưng đế
thì phải suy tính tới việc làm sao để cho kế thừa. Nếu Thiên Hậu xưng đế mà chấp nhận bỏ qua hận thù, bắt đầu sử dụng người họ Võ như vậy…là
để kế thừa giang sơn của Thiên Hậu. Mà như vậy thì chỉ có thể chọn lấy
trong đám con cháu của họ Võ một người làm Thái tử.
Chu Hưng chắp tay thong thả bước qua bước lại trên bậc thềm rồi ngẩng đầu hỏi:
– Vậy theo ý ngươi thì Thiên Hậu sẽ tuyển chọn người nào trong số con cháu để thừa kế ngôi hoàng đế?
Khâu Thần Tích lên tiếng:
– Võ Thừa Tự.
Chư Hưng liền hỏi:
– Lý do.
Khâu Thần Tích nói:
– Trong số con cháu họ Vũ Thì người có tương lai nhất là Võ Thừa tự và Võ Tam Tư. Nhưng theo tông pháp mà nói thì Võ Thừa Tự là dòng dõi của Chu
quốc công, thừa kế phụ thân của Võ Hậu. Cho nên hắn là dòng chính của Võ Tam Tư thuộc chi mà thôi. Xét về huyết thống thì Võ Thừa Tự là người
dòng dõi Võ Nguyên Sảng. Võ Tam Tư thuộc dòng dõi Võ Nguyên Khánh.
Nguyên Sảng là huynh, tức là đích tôn. Nguyên Khánh đứng thứ hai. Căn cứ theo thứ tự này thì Võ Thừa Tự có hy vọng trở thành người kế vị nhất.
Chu huynh nghĩ thế nào?
Chu hưng bước đi thong thả một lúc rồi dừng lại, quay đầu nói với Khâu Thần Tích:
– Thiên Hậu ngự ở chùa Hương Sơn. Đám hoàng thân quốc thích, bá quan văn
võ thì ở các ngôi chùa, biệt uyển xung quanh. Còn Võ Thừa Tự thì ở chùa
Phụng Tiên.
Khâu Thần Tích mỉm cười nói:
– Được! Chờ y tới rồi, ta sẽ tới bái phỏng. Hy vọng lần này sẽ không bị tro dính đầy mặt.
Chu Hưng cười ha hả rồi nói:
– Không đâu! Võ Thừa Tự không phải là Thái Bình.
……….
Xa giá của Võ Tắc Thiên tới Long Môn, đám văn võ bá quan tới trước chuẩn
bị lập tức cùng nhau nghênh đón, đưa Thiên Hậu lên núi rồi mới tản ra.
Khâu Thần Tích kiểm tra lại một lửa rồi sau đó tới chùa Hương Sơn bẩm
báo với Vũ hậu. Khi ấy Thiên Hậu có phần mệt mỏi, y vội vàng cáo từ.
Khâu Thần Tích ra khỏi chùa Hương Sơn liền tới thẳng Phụng Tiên tự. Người
của phủ Võ Thừa Tự thấy Đại tướng quân Kim Ngô Vệ tới chơi liền vội vàng mời y vào trong thiện phòng sau đó dâng lên một ly sữa dê.
Khâu Thần Tích ngồi ở chỗ của mình, nhấp một hớp sữa rồi hỏi:
– Khâu mỗ mạo muội tới chơi. Trước đây chưa từng hẹn trước nên không biết Võ tướng có ở đây không?
Lúc này, Võ Thừa Tự làm thượng thư bộ Lễ, cùng với Trung thư phủ là một
trong số các tể tướng vì vậy mà Khâu Thần Tích mới gọi thế. Người của Võ phủ trả lời:
– Thật không may. Thiên Hậu tuần du Long Môn, người họ Võ chúng ta rất đông nên a lang nhà ta cùng với Thượng Thư Tam Tư
đại nhân đang đi gặp người họ Võ.
Khâu Thần Tích à một tiếng, hơi có chút thất vọng. Nhưng nghĩ lại, y liền hỏi:
– Không biết Võ tướng đã đi được bao lâu?
Người nhà Võ phủ nói:
– Ước chừng hơn nửa canh giờ.
Khâu Thần Tích suy nghĩ một chút rồi nói:
– Nếu vậy thì chắc Võ tướng cũng sắp quay về. Vậy mỗ xin ngồi đây chờ tướng gia một lát.
Người nhà Võ phủ lên tiếng:
– Vâng! Mời đại tướng quân ngồi. A lang nhà tiểu nhân về, tiểu nhân sẽ lập tức bẩm báo.
Lúc này, trong thung lũng phía sau Phụng Tiên tự mọc đầy những cây tùng cây bách. Tại cửa hàng trong cánh rừng có đặt mấy cái bàn. Trên bàn bày
biện sữa đặc, rượu gạo, hoa quả và các thức ăn điểm tâm. Tất cả người họ Võ có mặt ở kinh đều tập trung tại đây.
Nhiều người như vậy tập
trung tại đây nhìn như đang đi du xuân nhưng không khí lại hoàn toàn
tĩnh lặng, không hề có tiếng ồn ào. Ngồi ở chỗ trong cùng đương nhiên là Võ Thừa Tự và Võ Tam Tư. Nghiễm nhiên cả hai chính là những nhân vật
quan trọng nhất của họ Võ.
Võ Thừa Tự nói:
– Chư vị! Vừa
rồi ta nghĩ đã nói hết sức rõ ràng. Vinh hoa phú quý của gia tộc họ Võ
chúng ta đều nhờ vào Thiên Hậu. Hiện giờ, chuyện Thiên Hậu lấy giang sơn Đại Đường đã là chuyện rất gần. Tiếp theo, người trong gia tộc chúng ta phải đồng lòng, dốc sức giúp cho Thiên Hậu đăng cơ.
Võ Tam Tư lớn tiếng nói:
– Một khi Thiên Hậu đăng cơ thì họ Võ chúng ta sẽ trở thành hoàng tộc vô
cùng tôn quý. Vì vậy, bất cứ người nào họ Võ cũng phải dốc sức. Nếu ai
do dự thì sẽ trở thành kẻ địch chung của cả dòng họ chúng ta. Thiên Hậu
mãi không chịu đăng cơ đó là do còn có người trung thành với tôn thất Lý Đường. Những người đó hoặc có binh hoặc có quyền khiến cho Thiên Hậu
phải e ngại. Hiện giờ, điều chúng ta cần phải làm đó là giết sạch tôn
thất Lý đường, giết sạch đám đại thần trung thành với nhà Đường. Thay
Thiên Hậu dọn hết những trở ngại.
Võ Thừa Tự vuốt cằm nói:
– Nghĩ tới thì hiện tại chỉ có Trạch vương Lý Thượng Kim, Tuân vương Lý
Tố Tiết, Nam an vương Lý Dĩnh cùng với đám tôn thất nhà Đường. Chúng ta
nhanh chóng tiêu diệt những kẻ đó và đám đại thần không chịu theo họ Võ
chúng ta.
Võ Tam Tư thấy y lớn tiếng, luôn ở trước mặt người
trong họ và mình thể hiện như người đứng đầu thì trong lòng không vui,
hừ lạnh:
– Ngươi đừng có quên. Còn có hai đứa con trai của Lý Hiền. Bọn chúng không được phép sống.