Rừng Nauy

Chương 15- Part 03


Bạn đang đọc Rừng Nauy – Chương 15- Part 03

Tôi nghĩ đến Naoko. Tôi tưởng đến lúc nàng trần trụi, chỉ có dải buộc tóc trên đầu. Tôi nhớ đến đường cong chỗ thắt lưng nàng và bóng tối chỗ lông mu nàng. Tại sao nàng lại phô bày cho tôi xem như thế? Nàng mộng du chăng? Hay đó chỉ là ảo mộng của tôi? Thời gian cứ trôi đi và cái thế giới nhỏ bé ấy lại lùi xa dần ra, và tôi càng không chắc chuyện đêm ấy có thực diễn ra hay không. Nếu tôi tự nhủ nó là thực thì tôi tin là nó có thực. Nếu tôi tự nhủ đó chỉ ảo mộng, nó lại có vẻ là ảo mộng thật. Nó quá rõ và quá chi tiết để có thể ảo mộng, mà lại quá hoàn chỉnh và đẹp đẽ để có thể là thực: Tấm thân của Naoko và ánh trăng ấy.
Bố Midori bỗng nhiên thức dậy và bắt đầu ho, khiến giấc mộng ngày của tôi chấm dứt. Tôi giúp ông khạc đờm vào một miếng giấy lau mặt, và lấy khăn lau trán cho ông.
“Ông có muốn uống nước không ạ?” Tôi hỏi, và được đáp lại bằng một cái gật đầu chừng bốn mi-li-mét.
Tôi giữ cái chai nước thuỷ tinh nhỏ để ông có thể nhấp từng tí một, cặp môi khô run run, cổ họng lẩy bẩy. Ông uống hết sạch chỗ nước âm ấm trong chai.
“Ông uống thêm tí nữa không ạ?” Tôi hỏi. Ông có vẻ muốn nói, nên tôi ghé tai lại gần hơn.
“Đủ rồi,” giọng ông nhỏ và khô, còn nhỏ và khô hơn trước.”
“Ông ăn chút gì nhé? Chắc ông đói rồi.” Ông đáp bằng một thoáng gật đầu. Như Midori đã làm, tôi xoay cái cần dựng đầu giường lên rồi bón cho ông từng thìa rau nghiền và cá luộc thay đổi nhau. Rất lâu mới cho ông ăn hết được độ nửa phần thức ăn, và đến đó thì ông hơi lắc đầu ra hiệu thôi không ăn nữa. Động tác của ông gần như không nhìn thấy được, rõ ràng cử động mạnh vẫn còn làm ông đau.
“Còn hoa quả thì sao ạ?” Tôi hỏi ông.
“Thôi”, ông nói. Tôi lau hai bên mép cho ông bằng khăn và hạ đầu giường xuống như cũ rồi dọn chỗ bát đĩa ra ngoài hành lang.
“Có ngon không ông?” tôi hỏi.
“Kinh lắm”, ông đáp.
“Vâng,” tôi mỉm cười với ông. “Trông cũng chán thật.” Bố Midori có vẻ không biết nên mở mắt ra thêm hay nhắm lại khi ông nằm đó và nhìn tôi chằm chằm. Không biết ông có biết tôi là ai không. Ông có vẻ thoải mái với tôi một mình thế này hơn lúc có Midori. Có thể ông tưởng tôi là ai đó. Hoặc giả đấy là tôi thích nghĩ vậy.
“Ngoài kia trời đẹp lắm ạ,” tôi nói, ngồi bắt chéo chân trên chiếc ghế đẩu. “Mùa thu rồi, Chủ nhật, thời tiết tuyệt vời, đi đâu cũng thấy đông người ông ạ. Những hôm như hôm nay thì cứ nghỉ ngơi ở trong nhà thế này là tốt nhất. Ra đám đông mệt người lắm. Mà không khí cũng không tốt. Chủ nhật cháu chủ yếu chỉ giặt giũ thôi sáng thì đi giặt, mang lên nóc nhà học xá phơi, chiều thì lại cất hết xuống trước khi trời tối, rồi là chúng thật kĩ. Cháu chẳng ngại là quần áo tí nào. Là ọi thứ nhàu nhĩ phẳng ra cho ta một cảm giác thoả mãn đặc biệt. Và cháu làm việc đó khá giỏi. Tất nhiên lúc đầu thì lung tung lắm. Cháu còn làm quần áo bị nhầu thêm nữa. Nhưng sau một tháng thì cháu biết phải làm gì. Cho nên Chủ nhật là ngày cháu giặt giũ và là quần áo. Hôm nay thì cháu không làm được, tất nhiên rồi. Chán thật: mất một ngày giặt là lí tưởng. “Nhưng không sao ông ạ. Mai cháu sẽ dậy sớm và làm bù những việc ấy. Ông đừng lo. Cháu cũng chẳng có việc gì khác vào Chủ nhật.
“Sáng mai, sau khi đã giặt và phơi quần áo, cháu sẽ đến lớp lúc mười giờ. Đấy là lớp cháu cùng học với Midori: Lịch sử sân khấu. Cháu đang học về Euripides. Ông có biết Euripides không ạ? Đó là một người Hy Lạp cổ đại, một trong “Tam Hùng” của bi kịch Hy Lạp, cùng với Aeschylus và Sophocles. Hình như ông ta chết vì bị một con chó cắn ở Macedonia, nhưng không phải ai cũng tin chuyện đó. Đại khái đó là Euripides. Cháu thích Sophoaes hơn, nhưng chắc đó chỉ là vấn đề thị hiếu thôi. Thực sự là cháu không biết ông nào hay hơn ông nào.
“Điều làm cho kịch của ông ta được mọi người chú ý là cái cách ông ấy làm rối tinh sự việc lên và khiến cho các nhân vật bị mắc kẹt trong hoàn canh. Ông có nghe thủng không ạ?” Rất nhiều nhân vật khác nhau xuất hiện, và tất cả đều có hoàn cảnh riêng, lí do riêng và lí lẽ riêng, và người nào cũng đang theo đuổi lí tưởng công bằng hoặc hạnh phúc của mình. Kết quả là chẳng ai làm được gì hết. Rõ ràng rồi. Cháu muốn nói là về cơ bản thì không thể nào có chuyện công lí của ai cũng thắng thế hoặc hạnh phúc của ai cũng thắng thế, và thế là xảy ra hỗn loạn. Rồi thì ông có biết chuyện gì xảy ra sau đó không?” Rất đơn giản – một vị thần xuất hiện vào cuối vở kịch và bắt đầu điều khiển xe cộ trên đường. “Anh này đi ra kia, còn chị này đi ra đây, và cậu thì về với cô ấy, còn cô này thì hãy ngồi yên ở đấy đã”. Như vậy đấy. Kiểu như một người đến để giải quyết mọi chuyện, và cuối cùng thì hoàn hảo đâu vào đấy cả. Họ gọi thế là thủ pháp “deus ex machina”[4]. Trong kịch của Euripides hầu như lúc nào cũng dùng thủ pháp, và chính vì thế mà giới phê bình có những ý kiến khác hẳn nhau về ông ta.
“Nhưng thử nghĩ mà xem, giá có được một cái “deus ex machina” ở ngoài đời thực thì ra sao?” Mọi chuyện sẽ dễ dàng biết mấy! Nếu ta thấy bế tắc và mắc kẹt, một vị thần nào đó sẽ từ trên kia lượn xuống và giải quyết mọi vấn đề cho ta. Còn gì dễ hơn thế nữa. Đấy, đại khái Lịch sử sân khấu là như vậy ông ạ. Những cái bọn cháu học ở đại học đại loại cũng như vậy cả.”
Bố Midori không nói gì, nhưng ông hướng cặp mắt trống rỗng về phía tôi trong suốt lúc tôi nói. Tất nhiên tôi không thể đoán từ đó xem ông có hiểu tí gì những điều tôi nói.
“Vì Hoà bình,” tôi nói.
Sau câu chuyện dông dài ấy, tôi thấy đói cồn cào.
Tôi đã hầu như không ăn sáng và đã chỉ ăn nửa suất cơm trưa. Bây giờ thì tôi hối hận đã không ăn nhiều hơn, nhưng hối cũng chẳng được gì. Tôi ngó vào tủ xem có gì ăn được không, nhưng chỉ thấy một hộp rong biển, vài viên thuốc ho Vicks và xì-dầu. Cái túi giấy vẫn ở đó với mấy củ dưa chuột và quả bưởi.
“Cháu ăn một ít dưa chuột có được không ạ?” tôi nói với bố Midori. Ông cụ không đáp. Tôi rửa ba củ dưa chuột trong bồn nước và rót một ít xì-dầu ra một cái đĩa. Rồi tôi cuốn ít rong biển quanh một củ dưa chuột, chấm nó vào xì-dầu và nhồm nhoàm ăn.
“Ừ ừ, ngon tuyệt!” tôi nói với bố Midori. “Tươi, đơn giản, sực nức mùi đời. Dưa ngon thật ông ạ. Có lí hơn quả kiwi nhiều.”
Tôi ăn nhẵn một củ và đánh tiếp củ nữa. Tiếng tôi nhai rau ráu vang khắp cả gian phòng. Ăn xong củ thứ hai tôi mới chịu nghỉ nhai. Tôi ra đun ít nước sôi chỗ cái bếp gas ngoài hành lang để pha trà.
“Ông có muốn uống gì không ạ? Nước nhé? Hay là nước quả?” Tôi hỏi bố Midori.

“Dưa chuột”, ông nói.
“Tuyệt!” Tôi mỉm cười. “Với rong biển chứ ạ?”
Ông hơi gật đầu. Tôi lại quay đầu giường lên. Rồi tôi cắt một miếng dưa chuột vừa miệng, cuốn một rẻo rong biển lên nó, cắm một cái tăm, chấm vào xì-dầu, rồi đưa lên miệng bệnh nhân đang chờ. Vẻ mặt hoàn toàn không đổi, bố Midori nhai miếng dưa từng nhát một và cuối cùng nuốt được nó.
“Sao ạ?” Ngon chứ ạ?”
“Ngon”, ông nói.
“Ăn thấy ngon là tốt lắm đấy,” tôi nói. “Chứng tỏ là mình vẫn còn sống đấy.”
Cuối cùng ông cụ ăn hết cả một củ dưa chuột. Ăn xong, ông muốn uống nước, và tôi lại cho ông uống từ cái chai ấy. Mấy phút sau, ông nói ông cần đi đái, thế là tôi lấy cái bô nước giải ở dưới gầm giường ra và hứng cho ông đi. Sau đó tôi đổ bô vào chuồng xí và rửa nó sạch sẽ. Rồi tôi trở lại phòng bệnh và uống nốt chỗ trà.
“Ông thấy trong người thế nào?” tôi hỏi.
“Đầu tôi,” ông nói.
“Đau hả ông?”
“Một chút” ông nói và nhăn mặt một tí.
“Không sao đâu ông ạ, ông vừa mổ xong mà. Tất nhiên là cháu không biết được, cháu chưa bị mổ bao giờ.”
“Vé” ông nói.
“Vé hả ông?” Vé gì ạ?”
“Midori”, ông nói. “Vé.”
Không thể hiểu ông định nói gì, tôi chỉ biết im lặng.
Ông cũng nằm yên một lúc. Rồi ông có vẻ như đang muốn nói “Làm ơn”. Ông mở to mắt và nhìn tôi rất chăm chú. Tôi đoán ông đang cố nói với tôi điều gì đó mà chịu không thể tưởng tượng ra được. “Ueno” ông nói. “Midori”
“Ga Ueno ấy ạ?”
Ông hơi gật đầu.
Tôi cố tóm lại những cái ông đang cố nói ra: “Vé, Midori, làm ơn, ga Ueno,” nhưng vẫn không hiểu ý nghĩa của chúng là gì. Tôi đồ chừng đầu óc ông còn lẫn lộn, nhưng so với trước thì mắt ông bây giờ trông tinh khủng khiếp ông giơ cánh tay không bị tiêm truyền lên và với về phía tôi. Chắc ông phải cố sức lắm, bàn tay ông run lẩy bẩy trong không trung. Tôi đứng lên và nắm lấy bàn tay nhăn nheo yếu ớt ấy. Ông đáp lại bằng một cái nắm tay mà chắc ông đã phải dồn hết sức bình sinh và lại nói “Làm ơn.”
“Ông đừng lo,” tôi nói. “Cháu sẽ thu xếp cái vé, và cả Midori nữa.”
Ông để bàn tay rơi phịch xuống giường rồi nhắm mắt. Sau đó, ông trút một hơi thở nghe như một tiếng kêu to rồi bặt đi vào giấc ngủ. Tôi vội kiểm tra để biết chắc là ông vẫn sống, rồi ra ngoài đun thêm nước pha trà. Trong khi nhấp nháp trà nóng, tôi bỗng thấy lòng mình vừa nảy sinh một tình cảm gần như yêu mến với ông già bé nhỏ đang cận kề cái chết này.
Ít phút sau thì bà vợ ông bệnh nhân kia trở về và hỏi mọi việc có ổn cả không. Tôi nói ổn cả. Chồng bà cũng đang ngủ say với những nhịp thở sâu.

Sau ba giờ thì Midori về.
“Tớ ở ngoài công viên, nằm thượt suốt,” cô nói. “Tớ theo lời cậu, không nói chuyện với ai, chỉ để đầu óc trống rỗng đi thôi.”
“Cậu thấy thế nào?”
“Cám ơn, tớ thấy khá hơn nhiều. Vẫn còn cảm giác mệt mỏi trì trệ, nhưng tớ thấy người nhẹ nhõm hơn trước nhiều. Có lẽ tớ mệt lắm mà không biết.”
Ông cụ còn đang ngủ say, chúng tôi cũng chẳng có việc gì, nên hai đứa mua cà-phê ở một máy bán tự động và đem vào phòng TV ngồi uống. Tôi báo cáo tình hình lúc Midori đi vắng, rằng bố cô đã ngủ tốt, rồi thức dậy và ăn một ít đồ còn lại của bữa trưa, sau đó thấy tôi ăn dưa chuột và đòi ăn một củ, rồi ăn hết một củ và đi đái.
“Watanabe, cậu thật tuyệt vời,” Midori nói. “Bọn tớ đến phát điên lên mà không thể cho ông ấy ăn được gì, thế mà cậu cho cụ ăn hết cả một quả dưa chuột! Không thể tin được!”
“Tớ không biết, có lẽ vì cụ thấy tớ ăn ngon lành quá”
“Hoặc có lẽ cậu có tài làm người khác thấy thoai mái.”
“Không có đâu,” tôi cười. “Sẽ có nhiều người nói với cậu ngược lại về tớ đấy.”
“Cậu thấy bố tớ thế nào?”
“Tớ thích ông ấy. Chẳng phải vì người cháu nói gì nhiều với nhau. Nhưng, tớ không biết nữa, ông cụ có vẻ hay lắm.”
“Cụ cứ im thin thít phải không?”
“Cậu phải thấy ông ấy tuần trước cơ. Khủng khiếp”. Midori lắc đầu. “Như hoàn toàn mất trí và phát cuồng lên. Ném cả một cái cốc vào tớ và gào lên nhưng câu ghê gớm như “Sao mày không chết đi hả con ngu xuẩn kia!” Cái bệnh này nó làm người ta ra như vậy. Họ không biết tại sao, nhưng đùng một cái nó có thể làm người ta thành xấu xa đểu cáng. Mẹ tớ cũng thế! Cậu có biết bà ấy nói gì với tớ không? “Mày không phải con tao! Tao căm thù cái bụng dạ mày!” Cả thế giới đen ngòm mất một giây khi bà ấy nói thế với tớ. Nhưng những chuyện như thế là một đặc điểm của căn bệnh đặc biệt này. Một chỗ nào đó trên não bộ bị chèn ép và khiến người ta mở mồm nói đủ mọi thứ xấu xa. Biết là bệnh thật, nhưng vẫn thấy đau. Biết làm sao được! Như tớ đây này, hầu hạ họ đến lòi cả xương ra mà vẫn phải nghe họ mắng chửi thậm tệ đủ thứ.”
“Tớ hiểu,” tôi nói. Rồi chợt nhớ những từ kì lạ mà bố Midori đã lẩm nhẩm với tôi.
“Vé” Ga Ueno” “Midori nói. “Là cái gì thế nhỉ?”
“Và cụ còn nói Làm ơn, và “Midori.”
“Làm ơn chăm sóc Midori ư?”
“Hoặc cụ muốn cậu đến ga Ueno mua vé chăng?”
“Thứ tự bốn từ ấy loạn xì ngậu cả, ai mà biết cụ muốn nói gì? Ga Ueno có ý nghĩa gì đặc biệt với cậu không?”
“Hừmm, Ga Ueno.” Midori nghĩ ngợi một lúc. “Tớ chỉ có thể nghĩ đến hai lần tớ bỏ nhà đi, lần lên tám và lần lên mười. Lần nào tớ cũng đi tàu từ Ueno đi Fukushima. Mua vé bằng tiền tớ lấy ở quầy thu ngân. Có người ở nhà làm tớ rất tức, và tớ bỏ đi để trả thù. Tớ có bà bác ở Fukushima, tớ cũng thích bà ấy, và thế là tớ tìm đến nhà bà. Bố tớ là người đã đi tìm và đưa tớ về. Đi đến tận Fukushima để tìm tớ – hàng trăm dặm chứ ít đâu! Hai bố con ăn cơm hộp trên chuyến tàu về Ueno. Bố tớ kể đủ thứ chuyện trong lúc đi đường, từng mẩu ngắn một và rất rời rạc. Ví dụ chuyện động đất lớn hồi 1923, chuyện hồi chiến tranh, hoặc hồi tớ mới đẻ, những chuyện mà rất ít khi ông ấy nói đến. Nghĩ cũng lạ, đó là những lần bố và tớ nói chuyện tử tế được với nhau, chỉ có hai bố con. Này, cậu có tin được không? – bố tớ ở ngay giữa Tokyo khi xảy ra một trong những trận động đất lớn nhất trong lịch sử mà ông ấy không biết gì cả!”
“Làm gì có chuyện ấy?”
“Thật mà! Ông ấy đang đạp xe qua khu Koishikawa, đèo một cái xe đẩy ở đằng sau, và ông ấy không cảm thấy gì hết. Khi về đến nhà, tất cả ngói trên mái nhà trong khu phố đều đã rơi đầy đường và mọi người trong nhà đang ôm cột run lẩy bẩy hết cả. Thế mà ông ấy vẫn không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Theo lời bố tớ thì ông ấy còn hỏi “ở đây có chuyện quái gì thế này” Đó là “hồi ức âu yếm của bố tớ về trận động đất Kanto vĩ đại!” Midori cười. “Tất cả những câu chuyện ngày xưa của ông ấy đều như thế cả. Không có một tí kịch tính nào. Tất cả chúng đều có vẻ lệch trọng tâm. Tớ không biết, khi ông ấy kể những chuyện ấy, người nghe có cảm giác như nước Nhật trong năm mươi hoặc sáu mươi năm vừa qua đã chẳng có chuyện quái gì quan trọng. Vụ nổi dậy của các sĩ quan trẻ năm 1936, cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương, tất cả đều chỉ là kiểu “ồ phải rồi, đúng thế đấy, có lẽ có chuyện đại loại thế đã xảy ra thật”. Buồn cười thế đấy!”

“Bây giờ quay lại chuyện hai bố con trên tàu hoả nhé, ông ấy cứ kể từng mẩu rời rạc những chuyện như thế trong lúc đi từ Fukushima về Ueno. Cuối cùng thì bao giờ ông ấy cũng bảo, “Con đã thấy chưa, Midori, con đi đâu thì cũng thế thôi à”. Còn bé tí thế mà tớ cũng đã có ấn tượng về những chuyện như vậy rồi.”
“Nhưng thử nghĩ mà xem, giá có được một cái “deus ex machina” ở ngoài đời thực thì ra sao?” Mọi chuyện sẽ dễ dàng biết mấy! Nếu ta thấy bế tắc và mắc kẹt, một vị thần nào đó sẽ từ trên kia lượn xuống và giải quyết mọi vấn đề cho ta. Còn gì dễ hơn thế nữa. Đấy, đại khái Lịch sử sân khấu là như vậy ông ạ. Những cái bọn cháu học ở đại học đại loại cũng như vậy cả.”
Bố Midori không nói gì, nhưng ông hướng cặp mắt trống rỗng về phía tôi trong suốt lúc tôi nói. Tất nhiên tôi không thể đoán từ đó xem ông có hiểu tí gì những điều tôi nói.
“Vì Hoà bình,” tôi nói.
Sau câu chuyện dông dài ấy, tôi thấy đói cồn cào.
Tôi đã hầu như không ăn sáng và đã chỉ ăn nửa suất cơm trưa. Bây giờ thì tôi hối hận đã không ăn nhiều hơn, nhưng hối cũng chẳng được gì. Tôi ngó vào tủ xem có gì ăn được không, nhưng chỉ thấy một hộp rong biển, vài viên thuốc ho Vicks và xì-dầu. Cái túi giấy vẫn ở đó với mấy củ dưa chuột và quả bưởi.
“Cháu ăn một ít dưa chuột có được không ạ?” tôi nói với bố Midori. Ông cụ không đáp. Tôi rửa ba củ dưa chuột trong bồn nước và rót một ít xì-dầu ra một cái đĩa. Rồi tôi cuốn ít rong biển quanh một củ dưa chuột, chấm nó vào xì-dầu và nhồm nhoàm ăn.
“Ừ ừ, ngon tuyệt!” tôi nói với bố Midori. “Tươi, đơn giản, sực nức mùi đời. Dưa ngon thật ông ạ. Có lí hơn quả kiwi nhiều.”
Tôi ăn nhẵn một củ và đánh tiếp củ nữa. Tiếng tôi nhai rau ráu vang khắp cả gian phòng. Ăn xong củ thứ hai tôi mới chịu nghỉ nhai. Tôi ra đun ít nước sôi chỗ cái bếp gas ngoài hành lang để pha trà.
“Ông có muốn uống gì không ạ? Nước nhé? Hay là nước quả?” Tôi hỏi bố Midori.
“Dưa chuột”, ông nói.
“Tuyệt!” Tôi mỉm cười. “Với rong biển chứ ạ?”
Ông hơi gật đầu. Tôi lại quay đầu giường lên. Rồi tôi cắt một miếng dưa chuột vừa miệng, cuốn một rẻo rong biển lên nó, cắm một cái tăm, chấm vào xì-dầu, rồi đưa lên miệng bệnh nhân đang chờ. Vẻ mặt hoàn toàn không đổi, bố Midori nhai miếng dưa từng nhát một và cuối cùng nuốt được nó.
“Sao ạ?” Ngon chứ ạ?”
“Ngon”, ông nói.
“Ăn thấy ngon là tốt lắm đấy,” tôi nói. “Chứng tỏ là mình vẫn còn sống đấy.”
Cuối cùng ông cụ ăn hết cả một củ dưa chuột. Ăn xong, ông muốn uống nước, và tôi lại cho ông uống từ cái chai ấy. Mấy phút sau, ông nói ông cần đi đái, thế là tôi lấy cái bô nước giải ở dưới gầm giường ra và hứng cho ông đi. Sau đó tôi đổ bô vào chuồng xí và rửa nó sạch sẽ. Rồi tôi trở lại phòng bệnh và uống nốt chỗ trà.
“Ông thấy trong người thế nào?” tôi hỏi.
“Đầu tôi,” ông nói.
“Đau hả ông?”
“Một chút” ông nói và nhăn mặt một tí.
“Không sao đâu ông ạ, ông vừa mổ xong mà. Tất nhiên là cháu không biết được, cháu chưa bị mổ bao giờ.”
“Vé” ông nói.
“Vé hả ông?” Vé gì ạ?”
“Midori”, ông nói. “Vé.”
Không thể hiểu ông định nói gì, tôi chỉ biết im lặng.
Ông cũng nằm yên một lúc. Rồi ông có vẻ như đang muốn nói “Làm ơn”. Ông mở to mắt và nhìn tôi rất chăm chú. Tôi đoán ông đang cố nói với tôi điều gì đó mà chịu không thể tưởng tượng ra được. “Ueno” ông nói. “Midori”

“Ga Ueno ấy ạ?”
Ông hơi gật đầu.
Tôi cố tóm lại những cái ông đang cố nói ra: “Vé, Midori, làm ơn, ga Ueno,” nhưng vẫn không hiểu ý nghĩa của chúng là gì. Tôi đồ chừng đầu óc ông còn lẫn lộn, nhưng so với trước thì mắt ông bây giờ trông tinh khủng khiếp ông giơ cánh tay không bị tiêm truyền lên và với về phía tôi. Chắc ông phải cố sức lắm, bàn tay ông run lẩy bẩy trong không trung. Tôi đứng lên và nắm lấy bàn tay nhăn nheo yếu ớt ấy. Ông đáp lại bằng một cái nắm tay mà chắc ông đã phải dồn hết sức bình sinh và lại nói “Làm ơn.”
“Ông đừng lo,” tôi nói. “Cháu sẽ thu xếp cái vé, và cả Midori nữa.”
Ông để bàn tay rơi phịch xuống giường rồi nhắm mắt. Sau đó, ông trút một hơi thở nghe như một tiếng kêu to rồi bặt đi vào giấc ngủ. Tôi vội kiểm tra để biết chắc là ông vẫn sống, rồi ra ngoài đun thêm nước pha trà. Trong khi nhấp nháp trà nóng, tôi bỗng thấy lòng mình vừa nảy sinh một tình cảm gần như yêu mến với ông già bé nhỏ đang cận kề cái chết này.
Ít phút sau thì bà vợ ông bệnh nhân kia trở về và hỏi mọi việc có ổn cả không. Tôi nói ổn cả. Chồng bà cũng đang ngủ say với những nhịp thở sâu.
Sau ba giờ thì Midori về.
“Tớ ở ngoài công viên, nằm thượt suốt,” cô nói. “Tớ theo lời cậu, không nói chuyện với ai, chỉ để đầu óc trống rỗng đi thôi.”
“Cậu thấy thế nào?”
“Cám ơn, tớ thấy khá hơn nhiều. Vẫn còn cảm giác mệt mỏi trì trệ, nhưng tớ thấy người nhẹ nhõm hơn trước nhiều. Có lẽ tớ mệt lắm mà không biết.”
Ông cụ còn đang ngủ say, chúng tôi cũng chẳng có việc gì, nên hai đứa mua cà-phê ở một máy bán tự động và đem vào phòng TV ngồi uống. Tôi báo cáo tình hình lúc Midori đi vắng, rằng bố cô đã ngủ tốt, rồi thức dậy và ăn một ít đồ còn lại của bữa trưa, sau đó thấy tôi ăn dưa chuột và đòi ăn một củ, rồi ăn hết một củ và đi đái.
“Watanabe, cậu thật tuyệt vời,” Midori nói. “Bọn tớ đến phát điên lên mà không thể cho ông ấy ăn được gì, thế mà cậu cho cụ ăn hết cả một quả dưa chuột! Không thể tin được!”
“Tớ không biết, có lẽ vì cụ thấy tớ ăn ngon lành quá”
“Hoặc có lẽ cậu có tài làm người khác thấy thoai mái.”
“Không có đâu,” tôi cười. “Sẽ có nhiều người nói với cậu ngược lại về tớ đấy.”
“Cậu thấy bố tớ thế nào?”
“Tớ thích ông ấy. Chẳng phải vì người cháu nói gì nhiều với nhau. Nhưng, tớ không biết nữa, ông cụ có vẻ hay lắm.”
“Cụ cứ im thin thít phải không?”
“Cậu phải thấy ông ấy tuần trước cơ. Khủng khiếp”. Midori lắc đầu. “Như hoàn toàn mất trí và phát cuồng lên. Ném cả một cái cốc vào tớ và gào lên nhưng câu ghê gớm như “Sao mày không chết đi hả con ngu xuẩn kia!” Cái bệnh này nó làm người ta ra như vậy. Họ không biết tại sao, nhưng đùng một cái nó có thể làm người ta thành xấu xa đểu cáng. Mẹ tớ cũng thế! Cậu có biết bà ấy nói gì với tớ không? “Mày không phải con tao! Tao căm thù cái bụng dạ mày!” Cả thế giới đen ngòm mất một giây khi bà ấy nói thế với tớ. Nhưng những chuyện như thế là một đặc điểm của căn bệnh đặc biệt này. Một chỗ nào đó trên não bộ bị chèn ép và khiến người ta mở mồm nói đủ mọi thứ xấu xa. Biết là bệnh thật, nhưng vẫn thấy đau. Biết làm sao được! Như tớ đây này, hầu hạ họ đến lòi cả xương ra mà vẫn phải nghe họ mắng chửi thậm tệ đủ thứ.”
“Tớ hiểu,” tôi nói. Rồi chợt nhớ những từ kì lạ mà bố Midori đã lẩm nhẩm với tôi.
“Vé” Ga Ueno” “Midori nói. “Là cái gì thế nhỉ?”
“Và cụ còn nói Làm ơn, và “Midori.”
“Làm ơn chăm sóc Midori ư?”
“Hoặc cụ muốn cậu đến ga Ueno mua vé chăng?”
“Thứ tự bốn từ ấy loạn xì ngậu cả, ai mà biết cụ muốn nói gì? Ga Ueno có ý nghĩa gì đặc biệt với cậu không?”
“Hừmm, Ga Ueno.” Midori nghĩ ngợi một lúc. “Tớ chỉ có thể nghĩ đến hai lần tớ bỏ nhà đi, lần lên tám và lần lên mười. Lần nào tớ cũng đi tàu từ Ueno đi Fukushima. Mua vé bằng tiền tớ lấy ở quầy thu ngân. Có người ở nhà làm tớ rất tức, và tớ bỏ đi để trả thù. Tớ có bà bác ở Fukushima, tớ cũng thích bà ấy, và thế là tớ tìm đến nhà bà. Bố tớ là người đã đi tìm và đưa tớ về. Đi đến tận Fukushima để tìm tớ – hàng trăm dặm chứ ít đâu! Hai bố con ăn cơm hộp trên chuyến tàu về Ueno. Bố tớ kể đủ thứ chuyện trong lúc đi đường, từng mẩu ngắn một và rất rời rạc. Ví dụ chuyện động đất lớn hồi 1923, chuyện hồi chiến tranh, hoặc hồi tớ mới đẻ, những chuyện mà rất ít khi ông ấy nói đến. Nghĩ cũng lạ, đó là những lần bố và tớ nói chuyện tử tế được với nhau, chỉ có hai bố con. Này, cậu có tin được không? – bố tớ ở ngay giữa Tokyo khi xảy ra một trong những trận động đất lớn nhất trong lịch sử mà ông ấy không biết gì cả!”
 


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.