Robinson Crusoe

Chương 03


Bạn đang đọc Robinson Crusoe: Chương 03

Dù sao đi nữa, chúng tôi cũng bắt buộc phải ghé lên một chỗ nào đó để kiếm nước ngọt. Nhưng biết lúc nào mới lên được và lên ở chỗ nàoâ Thật là khó nghĩ! Xu-ri bảo tôi để cho chú xách một cái vò lên bờ, chú sẽ tìm cho được nước đem về. Tôi hỏi vì sao chú lại đòi đi như thế; đáng lẽ ra tôi đi mà chú ở lại trên thuyền mới đúng. Câu trả lời của chú thật là chân thành và đầy tình thương mến, khiến tôi càng yêu quí chú bé vô cùng. Chú nói bập bẹ tiếng được tiếng mất nhưng thật là cảm động:
-Ồ, để tôi lên cho! Nếu có thú dữ thì chúng ăn thịt tôi, còn ông không việc gì! Tôi bèn trả lời chú:

-Được, được! Chú Xu-ri thân yêu ơi! Cả hai chúng ta cùng đi nhé! Chúng tôi cùng lên bờ, chỉ đem theo súng và hai chiếc vò thôi.
Sau đó cũng chẳng cần nhọc công như thế để lấy nước ngọt. Nước thủy triều dâng lên vào con sông này nên khi thủy triều xuống, chỉ cần đi vào quá cửa sông một chút là có nước ngọt rồi. Sau khi giong buồm đi về phía nam được chừng mươi mười hai hôm, tôi nhận thấy trên bờ biển có người ở. Một đôi chỗ còn thấy những người đứng trên bờ nhìn thuyền chúng tôi đi qua. Tôi rất muốn ghé lên bờ gặp họ, nhưng chú bé Xu-ri, luôn luôn có những ý hay, lại khuyên tôi nên thận trọng. Tuy vậy, tôi cũng lái thuyền cho đi gần bờ để có thể nói chuyện với họ. Trong lúc đó thì họ cũng chạy dọc bờ biển. Tôi nhận thấy họ không cầm khí giới, trừ một người trong tay chỉ có chiếc gậy nhỏ. Xu-ri bảo đó chính là một ngọn vắn, có thể phóng từ xa rất trúng đích. Bởi thế, tôi phải cẩn thận giữ cự lá đúng mức và dùng dấu hiệu để nói chuyện, ngỏ ý muốn xin chút gì ăn. Họ ra hiệu bảo tôi dừng thuyền và đi lấy thức ăn đưa đến. Tôi bèn hạ buồm rồi dừng thuyền. Ngay lúc đó, hai người trong bọn họ chạy về phía trong và không đầy nửa giờ đã quay trở ra, mang theo hai tảng thịt và một thứ hạt, có lẽ do họ trồng trọt. Chúng tôi chẳng biết là thịt gì, hạt gì nhưng cũng sẵn sàng nhận bởi vì trên thuyền đã hết nhẵn lương ăn. Lại còn phải nghĩ cách nào thuận tiện để tiếp nhận, bởi vì tôi thì không muốn lên bờ chút nào, mà về phía họ thì hình như cũng có ý ngại giáp mặt chúng tôi. Sau họ dùng một cách hợp với cả hai bên: Họ đem những thứ ấy ra bày cả trên bờ rồi rút lui đứng ở xa cho tới khi chúng tôi lên lấy tất cả đem xuống thuyền.

Sau đó tôi lại xin nước uống. Đầy đủ mọi thứ, chúng tôi lại kéo buồm lên và tiếp tục đi xuống phía nam trong chừng mười một ngày nữa. Suốt thời gian đó, không lúc nào tôi ghé vào bờ nữa. Tôi nhận thấy rõ ràng đất liền ăn dài ra biển ngay trước mặt, cách chừng bốn hoặc năm dặm. Trời yên biển lặng lạ lùng. Tôi phải đi một đường vòng dài để tới được chỗ mũi đất rồi vòng sang phía kia và thấy mình lại ở cách bờ độ hai dặm. Phía kia cũng lại có những hòn đảo khác. Tôi nhận ra ngay, và cũng rất đúng, là tôi đương đi giữa, một bên là Mũi Xanh và bên kia là những hòn đảo cũng mang tên ấy. Tuy thế, tôi vẫn chưa tính ra được là nên hướng về phía nào, bởi vì nếu bất ngờ nổi lên một cơn gió, chỉ hơi to một chút cũng đủ cho tôi xôi hỏng bỏng không. Phân vân như thế lại càng thêm mơ hồ. Tôi bèn trao tay lái cho Xu-ri, chui vào khoang ngồi nghỉ. Bỗng nhiên, chú bé kêu lên: “ạng chủ, ông chủ! Tôi thấy ở kia có một chiếc tàu có buồm” và chú bé tỏ vẻ sợ hãi vô cùng đến nỗi không thể tự chủ được nữa. Chú ta rất dễ dàng tin rằng đó là chiếc tàu của lão chủ ở Xa-lê đuổi theo chúng tôi. Nhưng tôi thì lại rất vững dạ và biết rằng khoảng cách đã quá xa tới mức không còn phải sợ hãi gì về phía ấy nữa. Sau khi đã dùng tất cả mọi cách có thể làm được, tôi thấy mình không thể nào đuổi kịp chiếc tàu kia. Mỗi lúc họ một bỏ xa tôi trước khi tôi có thể làm một dấu hiệu nào báo cho họ biết. May thay, đúng vào lúc tôi đã dốc cạn sức lực để đẩy nhanh con thuyền theo, và bắt đầu mất hết há vọng, hình như những người trên tàu đã nhận ra chúng tôi qua kính viễn vọng. Có lẽ họ cho là một chiếc thuyền sống sót của một chiếc tàu châu âu nào đó đã bị đắm. Họ hạ bớt buồm để tàu chạy chậm lại cho chúng tôi theo kịp. Điều đó khiến tôi phấn khởi hẳn lên.
Trên thuyền có một lá cờ nhỏ, tôi đem treo ngay lên cao báo hiệu chúng tôi đương gặp nạn, và tôi bắn một phát súng. Họ đều nhận ra cả hai thứ tín hiệu ấy, sau đó họ có nói là trông thấy khói mặc dầu không nghe thấy tiếng nổ. Thứ hai là họ cuốn buồm lại và có lòng nhân đạo dừng tàu lại chờ tôi, nhờ thế chỉ ba giờ đồng hồ sau, tôi đến được với họ. Họ dùng các thứ tiếng Bồ-đào-nha, Tây-ban-nha và Pháp để hỏi tôi là ai, nhưng khốn thay, tôi lại chẳng hiểu được một thứ tiếng nào họ nói cả. Sau cùng, một thủy thủ người -cốt làm trên tàu, lại nói chuyện với tôi. Tôi trả lời anh ta rằng tôi là người Anh chính tông, và mới thoát cảnh nô lệ người Mo-rơ ở Xa-lê.

Thế là mọi người vui vẻ mời tôi lên tàu kèm theo tất cả những thứ ở dưới thuyền và đón tiếp rất niềm nở. Chiếc thuyền của tôi còn tốt nguyên, ông thuyền trưởng nhận thấy thế và ngỏ ý muốn mua lại để dùng. Ngoài ra, ông rất mến Xu-ri và muốn tôi nhường chú bé lại cho ông. Tôi cân nhắc mãi, sau cũng đồng ý, một phần vì chính Xu-ri cũng thích cuộc sống thủy thủ… Chuyến đi này rất may mắn. Chúng tôi yên ổn đi đến Bra-din. Sau chừng hai mươi hai ngày, chúng tôi ghé vào vịnh Các Thánh. Tôi rất cảm kích về sự đối xử quá rộng rãi của ông thuyền trưởng. Trước hết, ông không hề lấy một xu nhỏ tiền tàu. ông còn bảo trả lại cho tôi đầy đủ và nguyên vẹn tất cả những thứ gì tôi đã đem lên tàu. ông nhận mua lại tất cả thứ gì tôi muốn bán, như là một hòm đầy rượu, hai khẩu súng và tất cả chỗ sáp còn lại. Nói tóm lại, tất cả đã đem lại cho tôi ngót nghét hai trăm đồng vàng làm vốn cho tôi xuống đất Bra-din. Sau bốn năm sống ở Bra-din, tôi đã có của ăn của để. Tôi học tiếng địa phương và giao thiệp rộng với những bạn chủ trại khác cũng như với những tay buôn lớn ở cảng Xăng san-va-đo gần đó.
Trong khi trò chuyện, tôi vẫn kể lại cho họ nghe hai chuyến đi Ghi-nê của tôi. Tôi nhắc lại tỉ mỉ cách buôn bán ở đó, cách đổi lấy vàng vụn, ngà voi và nhiều vật báu khác bằng những thứ tầm thường như là giường nằm kiểu nhỏ, nồi niêu, bát đĩa, dao, kéo, đục, búa, gương soi và nhiều thứ lặt vặt khác nữa. Lần nào cũng thế, mọi người đều hết sức chăm chú nghe câu chuyện của tôi. Một hôm, ba người bạn chủ trại tới tìm tôi ngỏ ý muốn làm một chuyến buôn ở Ghi-nê. Họ sẽ chuẩn bị một chiếc tàu và muốn nhờ tôi cùng đi trên chuyến tàu đó với nhiệm vụ tổng quản lý để điều khiển mọi việc mua bán đổi chác. Lúc trở về, chia hàng, tôi sẽ được hưởng một phần ngang với mỗi phần của họ mà không phải bỏ vào một xu nhỏ vốn nào. Máu tham mới thấy hơi đồng là mê! Thật là khó mà từ chối nổi món lợi đó. Tôi vui vẻ nhận lời với điều kiện là họ bảo đảm trông coi chu đáo cái trại của tôi trong khi tôi đi vắng. Họ sẽ được hưởng cái trại đó nếu tôi không may bị thiệt mạng ngoài biển khơi. Sau khi tuyển mộ thủy thủ xong, hàng hóa đã bốc lên đầy đủ, mọi việc đều ổn thỏa đúng như lời giao ước giữa tôi và ba người bạn, tôi xuống tàu để dấn thân vào cuộc khổ ải sắp tới. Hôm ấy là

Ngày mồng 1 tháng 9 năm 1659, đúng ngày tám năm trước đây ở Hơn, tôi đã bước chân xuống tàu lần đầu tiên, bất chấp những lời khuyên bảo của bố mẹ. Chiếc tàu của chúng tôi chở được chừng một trăm hai mươi ton-nô . Trên tàu có sáu khẩu đại bác và mười bốn người. Chúng tôi chỉ chở độc những thứ hàng hóa để trao đổi như là đồ thủy tinh, xoong, chảo, và nhất là những cái gương xinh xắn, những con dao, kéo, búa và một số vải hoa. Chúng tôi giong buồm lên, đi dọc bờ biển hướng theo phương bắc, dự định sẽ vòng sang bờ biển châu Phi sau khi đã lên tới mười, hoặc mười một nam vĩ độ. Đó là con đường hàng hải hồi ấy người ta hay dùng. Suốt thời gian đi dọc bờ biển, trời rất tốt mặc dầu thời tiết nóng bức vô cùng. Lên tới ngang mũi đất Thánh s-guýt-xtanh, chúng tôi dần dần quay mũi ra khơi. Khi không còn trông thấy đất liền nữa, chúng tôi hướng về bắc đông bắc, vượt đường xích đạo sau mười hai ngày đi trên mặt biển. Theo những tính toán mới nhất thì chúng tôi đương ở vị trí bảy độ và hai mươi phút bắc vĩ độ. Bỗng dưng một cơn dông tố nổi lên làm cho chúng tôi hoàn toàn lạc hướng. Bắt đầu ở đông nam, cơn dông chuyển thành gần như tây bắc, rồi dừng lại ở đông bắc. Tới đây, nó trở nên mãnh liệt vô cùng, làm cho suốt mười hai hôm liền, chúng tôi chỉ biết trôi xuôi theo chiều cơn gió hung dữ.
Suốt thời gian đó, lúc nào tôi cũng nơm nớp lo bị vùi thây dưới lớp sóng cuồn cuộn, và thật ra cũng không có ai trên tàu dám tự yên ủi rằng mình sẽ thoát hiểm. Cuối ngày thứ mười hai, sức gió đã giảm. Viên thuyền trưởng ước lượng vị trí chiếc tàu và nhận thấy chúng tôi đang ở vào quãng mười một bắc vĩ độ, nhưng cách xa mũi đất Thánh s-guýt-xtanh hai mươi hai tây kinh độ. Như vậy là tàu đã trôi giạt lại bờ biển ở Guy-an hoặc phía bắc Bra-din, phía trên sông A-ma-dôn, ngược về phía sông s-rê-nốc-cơ thường gọi là “sông Lớn”. Viên thuyền trưởng hỏi ý kiến tôi bây giờ nên đi đường nào. Chiếc tàu đã bị hư hỏng trầm trọng và nước vào cũng khá nhiều nên không thể đi xa được nữa. Chúng tôi cùng nghiên cứu lại bản hải đồ châu Mỹ và quyết định đi vòng ra khơi, tiến về phía đảo Bác-bát-đơ trong quần đảo Ca-ra-íp để ghé lại, há vọng có thể dễ dàng cập bến sau mười lăm ngày. Bây giờ nếu tàu không được sửa chữa, người không được nghỉ ngơi thì khó lòng mà sang tới châu Phi được nữa. Quyết định như thế, chúng tôi đổi đường và chuyển về bắc tây bắc. Nhưng hành trình của chúng tôi lại chấm dứt một cách khác. Đương đi ở vị trí mười hai độ mười tám phút bắc vĩ độ, chúng tôi lại vấp phải một cơn băo thứ nhì hung hãn không kém cơn bão trước. Bão cuốn chúng tôi về phía tây, xa hẳn xã hội loài người. Cơ sự này nếu có thoát nạn sóng nước thì cũng đến sa vào tay những thổ dân chứ mong gì được may mắn trở về quê nhà. Thật là tuyệt vọng.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.