Đọc truyện Quyền Lực Thứ Tư – Chương 28
Báo
THE CITIZEN
Ngày 15 tháng Tư, 1968
MỘT BỘ TRƯỞNG XIN TỪ CHỨC
“Một trăm nghìn bản sách Cô nhân tình của ngài Thượng nghị sĩ đã được in và chất trong kho ở New Jersey chờ sự kiểm tra của bà Sherwood,” Kate vừa nói vừa nhìn lên trần nhà.
“Đó là sự khởi đầu tốt,” Townsend nói. “Nhưng họ sẽ không trả lại một xu trong số tiền của anh chừng nào họ chưa nhìn thấy chúng ở cửa hàng.”
“Một khi luật sư của bà ta xác nhận số lượng và lập hóa đơn, ông ấy sẽ không còn cách lựa chọn nào khác là phải trả cho chúng ta một triệu đô la đầu tiên. Chúng ta đã hoàn thành một phần hợp đồng trong thời gian 12 tháng qui định.”
“Thế bài tập nhỏ này đã tốn mất của anh bao nhiêu?”
“Nếu tính cả tiền in và vận chuyển, thì khoảng 30,000 đô la,” Kate đáp. “Tất cả đều được làm nội bộ hoặc có thể trốn thuế.”
“Một cô gái thông minh. Nhưng đâu là cơ hội để anh được nhận lại một triệu thứ hai? Dù em đã bỏ nhiều công viết lại cuốn sách chết tiệt ấy, anh vẫn không thể nghĩ là nó làm nên trò trống gì ở danh mục sách bán chạy.”
“Em không cho như vậy.” Kate nói. “Mọi người đều biết hàng tuần chỉ có 1100 cửa hàng thông báo số bán của họ cho New York Times. Nếu có được danh sách những đại lý sách ấy, em sẽ có cơ hội thực tế để đảm bảo cho một triệu đô la thứ hai của anh quay trở về.”
“Nhưng việc biết những cửa hàng sách nào thông báo đâu có tạo ra khách hàng mua sách.”
“Không, nhưng em nghĩ ta có thể thúc đẩy chúng một cách trực tiếp và hợp pháp.”
”Tóm lại em định làm thế nào?”
“Đầu tiên, bằng cách phát hành sách trong những tháng ế ẩm, tháng Giêng hoặc tháng Hai – và sau đó bằng cách chỉ bán chúng cho những đại lý có báo cáo cho New York Times.”
“Nhưng điều đó cũng chẳng làm cho người ta mua chúng.”
“Họ sẽ mua nếu ta chỉ đòi cửa hàng 50 xu một cuốn, với giá bìa là 8.50 đô la. Như vậy các đại lý sẽ nhìn thấy khoản lời ròng 700% cho mỗi cuốn sách bán được thay vì 100% như thường lệ”
“Nhưng điều đó sẽ chẳng giúp gì nếu cuốn sách là không thể ngửi được.”
“Điều đó sẽ chẳng thành vấn đề trong tuần đầu tiên.” Kate nói. “Nếu các cửa hàng sách đứng vững để làm cho thứ tự quay trở lại, họ sẽ vui lòng đặt cuốn sách lên cửa sổ, trong xó nhà, trong ngăn kéo, thậm chí trên ngăn sách bán chạy. Nghiên cứu của em cho thấy chúng ta chỉ phải bán 10 000 cuốn trong tuần lễ đầu tiên để được đứng vào lô số 15 của danh mục sách bán chạy, nghĩa là mỗi cửa hàng chỉ cần bán chưa đến 10 cuốn.”
“Anh cho rằng điều đó có thể đem lại cho chúng ta cơ hội là năm ăn năm thua.” Townsend nói.
“Và em thậm chí có thể làm giảm tỷ lệ này hơn nữa. Trong tuần phát hành ta có thể dùng mạng lưới báo và tạp chí của chúng ta trên khắp nước Mỹ để đảm bảo cuốn sách được đăng trang trọng và được quảng cáo trên trang đầu, và đăng bài báo của em về “Bà Sherwood – một người phi thường” trên những tờ báo anh cho là chúng ta có thể xoay xở được.”
“Đó sẽ là tất cả các tờ báo của chúng ta, nếu việc này tiết kiệm được cho anh một triệu đô la,” Townsend nói. “Nhưng điều này vẫn chỉ làm cho tỷ lệ năm ăn năm thua kia giảm xuống một chút.”
“Nếu anh để em tiến xa hơn, em có thể làm cho tỷ lệ là mười phần chắc cả mười.”
“Em định sẽ làm gì? Hay là anh mua luôn tờ New York Times?”
“Chẳng đến mức phải thế đâu,” Kate mỉm cười. “Em chỉ khuyên anh là trong tuần đầu phát hành các nhân viên của ta sẽ mua lại 5.000 cuốn.”
“5 000 cuốn? Thế thì khác nào đổ tiền xuống sông.”
“Không nhất thiết là vậy.” Kate nói. “Sau đó, một lần nữa ta lại bán chúng cho các cửa hàng với giá 50 xu một cuốn. Với phí tổn 15 nghìn đô la chắc chắn cuốn sách sẽ lọt vào danh mục sách bán chạy một tuần. Và sau đó ông Yablon sẽ phải trả cho anh một triệu đô la còn lại.”
Townsend nắm tay nàng. “Có lẽ chúng ta sẽ thắng.”
“Nhưng chỉ với điều kiện anh nắm được tên của các cửa hàng có báo cáo cho chuyên mục Sách bán chạy của New York Times.”
“Em là một cô gái thông minh,” anh nói, ôm nàng chặt hơn.
Kate mỉm cười ” Cuối cùng em đã tìm ra cái làm anh thay đổi.”
oOo
’’Stephen Hallet đang đợi ở một máy, còn một máy là Ray Atkins, Bộ trưởng Công nghiệp,” Pamela nói.
“Tôi sẽ gặp Atkins trước. Hãy nói với Stephen là tôi sẽ gọi lại.”
Armstrong đợi tiếng tích của món đồ chơi mới nhất của anh, tiếng tích ấy đảm bảo rằng toàn bộ cuộc nói chuyện sẽ được ghi âm. “Xin chào ngài Bộ trưởng,” anh nói. “Tôi có thể làm được gì cho ngài?”
“Đây là chuyện riêng, Dick. Liệu chúng ta có thể gặp nhau được không?”
“Tất nhiên,” Armstrong đáp. “Hay là ta sẽ ăn trưa ở Savoy vào một hôm nào đó của tuần sau?” Anh lật cuốn lịch làm việc để xem có thể hủy cuộc hẹn với ai.
“Tôi sợ là chuyện này khẩn cấp hơn nhiều, Dick. Và tôi không muốn gặp gỡ ở một nơi đông người như thế.”
Armstrong xem lại các cuộc hẹn của anh trong ngày. “Tốt rồi, sao ta lại không gặp nhau vào bữa trưa nay ở phòng ăn riêng của tôi nhỉ? Tôi đã hẹn gặp Don Sharpe, nhưng nếu chuyện này khẩn cấp hơn, tôi có thể hủy cuộc hẹn với anh ta.”
“Ông thật tốt quá, Dick. Sẽ chỉ có hai chúng ta thôi chứ?”
“Vâng. Tôi sẽ cử ai đó đón ông ở chỗ lễ tân và đưa ông lên thẳng chỗ tôi.” Armstrong đặt ống nghe xuống và mỉm cười. Anh biết rõ vấn đề khiến Bộ trưởng Công nghiệp muốn gặp anh. Xét cho cùng, anh vẫn là cổ động viên trung thành của Công đảng qua nhiều năm – ít ra là bởi khoản đóng góp một nghìn bảng mỗi năm cho mỗi một trong số 50 ghế quan trọng. Đây là khoản đầu tư nhỏ, đảm bảo cho anh có 50 người bạn thân trong nghị viện, nhiều người trong số họ là Bộ trưởng, và họ sẽ mở cho anh cánh cửa tiếp cận với những người đứng đầu chính phủ bất cứ khi nào anh cần. Nếu anh muốn có sức ảnh hưởng tương tự như vậy ở Mỹ, thì mỗi năm anh sẽ phải chi một triệu đô la.
Ý nghĩ của anh bị ngắt quãng bởi tiếng chuông điện thoại. Pamela đã nối máy cho Stephen Hallet.
“Tôi xin lỗi phải gọi cho anh sau, Stephen, nhưng tôi vừa nói chuyện với Ray Atkins xong. Ông ta cần gặp tôi ngay. Tôi nghĩ chúng ta có thể cùng tìm hiểu xem ông ta định nói điều gì.”
“Tôi nghĩ là quyết định về tờ Citizen sớm nhất cũng phải tháng sau mới có.”
“Có lẽ họ muốn có một thông báo trước khi mọi người bắt đầu bỏ thầu. Đừng quên rằng Atkins là vị Bộ trưởng đã đưa mức giá của Townsend ra Ủy ban Hợp nhất và Độc quyền. Tôi không nghĩ là Công đảng sẽ thích Townsend kiểm soát tờ Citizen như là tờ Globe.”
“Uỷ ban Hợp nhất và Độc quyền sẽ là tiếng nói cuối cùng, Dick, chứ không phải một bộ trưởng.”
“Tôi không thể đứng nhìn họ cho phép Townsend kiểm soát được một nửa phố Fleet. Dù sao đi nữa, Citizen cũng là tờ báo kiên định ủng hộ Công đảng qua nhiều năm, trong khi phần lớn những đồ giẻ rách khác chẳng có gì hơn ngoài những tạp chí của Đảng Bảo thủ.”
“Nhưng Ủy ban Hợp nhất và Độc quyền vẫn sẽ phải tỏ ra công bằng.”
“Như cách mà Townsenđ đã làm với Wilson và Heath? Tờ Globe đã trở thành lá thư tình hàng ngày của bọn chống quân chủ. Nếu Townsenđ cũng thò được mũi vào tờ Citizen, Công đảng sẽ phải rời khỏi đất nước này không kèn không trống.”
“Ông biết thế và tôi cũng biết vậy,” Stephen nói. “Nhưng Uỷ ban Hợp nhất và Độc quyền không chỉ tạo ra những kẻ theo chủ nghĩa xã hội.”
“Một cách đáng tiếc,” Armstrong nói. “Nếu tôi có thể nắm được tờ Citizen, thì lần đầu tiên trong đời Townsend sẽ biết mùi cạnh tranh thật sự là thế nào.”
“Ông không phải dọa tôi, Dick. Tôi chúc ông gặp may với ngài Bộ trưởng. Song đó không phải là lý do tôi gọi cho ông.”
“Bất cứ lúc nào anh gọi, Stephen, đều là có vấn đề. Thế lần này là gì vậy?”
“Tôi vừa nhận một lá thư dài từ luật sư của Sharon Levitt, dọa kiện ông.” Stephen nói.
“Nhưng tôi vừa ký một thoả thuận với cô ta hồi tháng trước. Cô ta đừng hòng nhận được một xu nào nữa của tôi.”
“Tôi biết, Dick. Nhưng bây giờ họ sẽ đòi ông tiền cấp dưỡng. Hình như Sharon đã sinh con trai, và cô ta cho rằng ông là bố nó.”
“Nó có thể là con bất cứ ai; cô ta đã có tiếng là lăng nhăng…” Armstrong mở đầu.
“Có lẽ thế.” Stephen nói, “Nhưng không phải với vết chàm duới bả vai phải của đứa bé. Đừng quên là trong Uỷ ban Hợp nhất và Độc quyền có bốn phụ nữ, và vợ Townsend thì đang mang thai.”
” Cái đồ con hoang đó chào đời khi nào?” Armstrong hỏi, nhanh chóng giở ngược cuốn lịch làm việc.
“Ngày 4 tháng Giêng.”
“Giữ máy.” Armstrong nói. Anh nhìn chằm chằm vào mục ghi trong lịch chín tháng trước ngày ấy: Alexander Sherwood, Paris. “Con quỷ cái ấy hẳn phải sắp xếp mọi chuyện từ lâu,” anh nói oang oang, “trong khi giả bộ muốn là trợ lý riêng của tôi. Đó là cách cô ả biết mọi chuyện sẽ kết thúc bằng hai bản thỏa thuận. Anh có đề xuất gì không?”
“Luật sư của cô ta biết rõ về cuộc chiến đang diễn ra với tờ Citizen, và do đó họ biết là chỉ một cú điện thoại đến tờ Globe…”
“Họ không dám đâu.” Armstrong cao giọng.
“Có lẽ là không,” Stephen khẽ đáp. “Nhưng nếu cô ta nổi điên lên thì sao ? Tôi chỉ có thể đề nghị ông hãy để tôi thu xếp những điều kiện tốt nhất trong khả năng của tôi.”
“Nếu anh nói như vậy,” Armstrong nói khẽ. “Nhưng hãy cảnh cáo họ rằng nếu có một từ nào lộ ra ngoài, khoản bồi thường sẽ chấm dứt lập tức.”
“Tôi sẽ làm hết sức.” Stephen nói. “Nhưng tôi sợ là cô ta đã học được đôi điều từ ông.”
“Điều gì?” Dick hỏi.
“Đó là không trả tiền thuê một luật sư rẻ tiền. Tôi sẽ gọi lại cho ông ngay khi chúng tôi thỏa thuận được các điều khoản.”
“Hãy làm đi,” Armstrong nói và dập máy.
“Pamela!” Anh gọi vọng ra cửa. “Gọi cho tôi Don Sharpe.” Khi Tổng biên tập tờ London Evening Post cầm máy. Armstrong nói, “Có một số vấn đề mới nảy sinh. Tôi sẽ phải lui bữa trưa của chúng ta tới một dịp khác.” Anh đặt máy trước khi Sharpe có cơ hội phản ứng. Từ lâu Armstrong đã quyết định cần thay thế người Tổng biên tập này, và thậm chí anh đã tiếp cận với người mà anh muốn đảm nhận công việc đó, nhưng cú điện thoại của Bộ trưởng đã làm quyết định đó bị trì hoãn một vài ngày.
Sau khi đã cùng Pamela xem qua các bưu phẩm buổi sáng, anh bảo cô cho anh một tờ Dods Partliament Companion. Anh muốn tự nhắc mình về những điểm nổi bật trong sự nghiệp của Atkins; tên vợ và con trai ông ta: những Bộ mà ông ta đã nắm giữ, thậm chí cả sở thích của ông ta.
Dư luận đều thừa nhận Ray Atkins là một trong những nhà chính trị sáng chói nhất của thế hệ ông, như đuợc xác nhận khi Harold Wilson cử ông giữ chức Bộ trưởng Công bộ chỉ sau 15 tháng. Tiếp theo, trong cuộc tổng tuyển cử năm 1966, Atkins trở thành Quốc vụ khanh phụ trách Bộ Thương mại và Nông nghiệp. Mọi người đều đồng ý là nếu Công đảng thắng trong cuộc bầu cử tới – một kết quả mà Armstrong không chắc lắm – Atkins sẽ trở thành thành viên của nội các. Một hai người thậm chí còn nói ông ta sẽ là chủ tịch đảng trong tương lai.
Vì Atkins là thành viên của khu vực bầu cử phía bắc do một trong những tờ báo địa phương của Armstrong kiểm soát, qua nhiều năm, quan hệ giữa hai người đã trở nên hơn mức tình cờ, họ thường dùng bữa cùng nhau tại những cuộc họp của đảng. Khi Atkins được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Công nghiệp, với trách nhiệm đặc biệt đối với việc thu mua các công ty, Armstrong càng cố gắng làm thân với ông ta hơn, hy vọng điều đó có thể cho anh sự ngang bằng khi người ta đi đến quyết định ai sẽ được phép mua tờ Citizen.
Số phát hành của tờ Globe tiếp tục giảm sau khi Townsend cho Walter Sherwood nghỉ hưu. Townsend đã định sa thải Tổng biên tập, nhưng anh ta đã xếp lại kế hoạch đó khi ít tháng sau đó, Hugh Tuncliff, chủ bút tờ Citizen, qua đời, và bà vợ góa của ông ta thông báo sẽ bán tờ Citizen. Townsend đã mất nhiều ngày thuyết phục Hội đồng Quản trị của anh về mức giá sẽ trả cho tờ Citizen – một mức giá mà tờ The Financial Times mô tả là “quá cao”, cho dù tờ Citizen tự coi là nhật báo lớn nhất ở Anh. Sau khi tất cả các gói thầu được mở, giá của anh hóa ra là cao nhất. Ngay lập tức có những tiếng phản đối, quan điểm của những người nắm quyền được đăng tải trên trang nhất của tờ Guardian. Ngày lại ngày, những nhà bình luận được chọn lựa loan báo sự phản đối của họ đối với viễn cảnh Townsend được sở hữu hai tờ nhật báo thành công nhất của mảnh đất này. Trong sự biểu lộ hiếm hoi của sự thống nhất biểu ngữ, tờ Times lớn tiếng tuyên bố quan điểm của họ về người lãnh đạo nhân danh ngành xuất bản, chỉ trích quan niệm của những người nước ngoài nắm giữ các viện nghiên cứu quốc gia và do đó nắm ảnh hưởng quyền lực trên các mặt đời sống của nước Anh. Sáng hôm sau nhiều bức thư đã nằm trên bàn Tổng biên tập, chỉ rõ chủ bút tờ Times là một người Canada. Không một lá thư nào trong số đó được đăng.
Khi Armstrong thông báo rằng anh sẽ trả ngang với giá của Townsend , và đồng ý giữ ngài Paul Maitland, cựu đại sứ ở Washington làm Chủ tịch tập đoàn, chính phủ không có cách lựa chọn nào khác là phải phó thác vấn đề cho Ủy ban Hợp nhất và Độc quyền. Townsend giận tím mặt nhưng anh không đạt được nhiều sự đồng cảm từ những người đã theo dõi sự sa sút trong chuẩn mực báo chí của tờ Globe từ nhiều năm qua. Cũng chẳng phải vì thế mà có nhiều người yêu mến Armstrong. Những câu nói bóng gió về việc phải lựa chọn cái đỡ tồi tệ hơn trong hai cái tồi tệ đã xuất hiện trên một số báo trong tháng qua.
Nhưng lúc này Armstrong tin rằng anh vẫn có Townsend trên đuờng chạy, và rằng giải thưởng lớn nhất trên phố Fleet đang gần rơi vào tay anh. Anh không thể chờ Ray Atkins sẽ tới vào bữa trưa và chính thức xác nhận tin tức.
Atkins tới tòa nhà Armstrong lúc gần 1 giờ. Khi Pamela dẫn ông vào văn phòng thì chủ nhân tòa nhà đang nói chuyện với ai đó bằng tiếng Nga. Armstrong đang nói nửa chừng liền cúp máy và đứng dậy đón chào vị khách. Khi bắt tay Atkins anh không thể không lưu ý rằng nó hơi ướt.
“Ông muốn uống gì nào?” Anh hỏi.
“Một chút Scotch pha nhiều nước,” Atkins đáp.
Armstrong rót cho vị bộ trưởng một ly rồi dẫn ông ta sang phòng bên. Anh bật một ngọn đèn không cần thiết và, cùng với nó, là chiếc máy ghi âm dược giấu kín đáo. Atkins mỉm cười thư giãn khi thấy chỉ có hai chỗ ngồi được bố trí ở chiếc bàn ăn dài. Armstrong đưa ông đến ghế.
“Cảm ơn, Dick,” ông nói, có vẻ căng thẳng. “Ông thật tốt là đã gặp tôi chỉ với một lời thông báo ngắn ngủi như vậy.”
“Không sao đâu. Ray.” Armstrong nói và ngồi xuống chiếc ghế ở đầu bàn. ”Tôi rất vui lòng. Tôi rất vui mừng được gặp bất kỳ người nào làm việc không mệt mỏi cho sự nghiệp của chúng ta. Ly này là mừng cho tương lai của ông,” anh nói thêm và nâng cốc “Một tương lai mà mọi người đều nói với tôi là được trải hoa hồng.”
Armstrong để ý thấy tay vị bộ trưởng hơi run trước khi đáp lời. “Ông đã làm rất nhiều cho đảng của chúng ta. Dick.”
“Ông thật tốt khi nói vậy, Ray.”
Trong lúc ăn hai món đầu tiên họ chuyện gẫu về những thay đổi cần thiết của Công đảng để thắng lợi trong cuộc bầu cử tới, và cả hai đều thừa nhận là họ không được lạc quan cho lắm.
“Cho dù số phiếu bầu được đánh giá là có hơn chút đỉnh.” Atkins nói, “ông chỉ phải nghiên cứu kết quả bầu cử địa phương để xem cái gì thực sự đang xẩy ra trong các cử tri ở đó.’’
“Tôi đồng ý,” Dick nói. “Chỉ có kẻ ngu mới để việc bỏ phiếu ảnh hưởng đến mình khi nguời ta kêu gọi bầu cử. Mặc dù tôi tin là Wilson thường xử sự tốt hơn Ted Heath trong các cuộc chất vấn ở quốc hội.”
“Đúng thế, nhưng chỉ có một hai trăm nghị sĩ thấy vậy. Nếu chỉ có tầng lớp bình dân được truyền hình, cả nước có thể thấy Harold là thuộc tầng lớp khác.”
“Không thể để điều ấy xảy ra trong đời tôi,” Dick nói.
Atkins gật đầu, sau đó ngồi trầm ngâm. Khi món chính đã được dọn đi, Dick bảo người quản gia để họ với nhau. Anh rót đầy rượu vang đỏ vào ly của vị bộ trưởng, nhưng Atkins chỉ xoay nghịch chiếc ly, có vẻ như đang băn khoăn không biết làm thế nào để đề cập tới một chủ đề khó nói. Khi người quản gia khép cửa lại, Atkins thở một hơi dài. “Đây là một chút phiền toái nho nhỏ đối với tôi,” ông do dự bắt đầu.
“Ông cứ nói thoải mái bất kỳ điều gì ông muốn, Ray. Dù đó là chuyện gì nó cũng không lọt ra khỏi căn phòng này. Đừng quên là chúng ta cùng chơi trong một đội.
“Cảm ơn. Dick.” vị bộ trưởng đáp. “Tôi biết ngay rằng ông đúng là người mà tôi có thể thảo luận rắc rối nhỏ này.” Ông ta tiếp tục nghịch chiếc ly trong một lát im lặng. Sau đó bất thần buột ra “Tờ Evening Post đã tọc mạch vào đời tư của tôi, Dick, và tôi không thể làm gì hơn được.”
“Rất tiếc là phải nghe thấy điều đó.” Armstrong nói, anh không hình dung tới chuyện này. “Họ đã làm gì khiến ông lo lắng đến thế?”
“Họ đe doạ tôi.”
“Đe doạ ông?’* Armstrong nói, vẻ khó chịu. “Bằng cách nào?”
“ Ồ, có lẽ từ “đe dọa” còn là nhẹ đấy. Nhưng một trong các phóng viên của ông đang liên tục gọi điện tới văn phòng và nhà riêng của tôi vào kỳ nghỉ cuối tuần, đôi khi hai đến ba lần một ngày.”
“Hãy tin tôi, Ray, tôi không biết gì về việc ấy cả.” Armstrong nỏi. “Ngay khi ông rời khỏi đây tôi sẽ nói chuyện với Don Sharpe. Tôi đảm bảo rằng đó là lần cuối cùng ông nghe thấy chuyện đó.”
“Cảm ơn, Dick,” ông ta nói. “Nhưng đó không phải là việc tôi muốn ngăn chặn. Vấn đề là ở câu chuyện họ đã nắm được.”
“Tôi sẽ giúp ông nếu ông cho tôi biết đầu đuôi sự việc. Ray”.
Vị bộ trưởng nhìn chăm chăm xuống mặt bàn. Lát sau ông ngẩng đầu lên. “Chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước,” ông bắt đầu, “Đã lâu quá rồi, thực sự đến gần đây tôi hầu như không còn nhớ là nó đã từng diễn ra.”
Armstrong vẫn im lặng khi đổ đầy cốc rượu cho vị khách một lần nữa.
“Đó là sau khi tôi trúng cử Hội đồng thành phố Bradford.” Ông nhấp một ngụm rượu nữa. “Tôi đã gặp cô thư ký của người quản lý tòa nhà.”
“Lúc ấy ông đã cưới Jenny?” Armstrong hỏi.
“Không, Jenny và tôi gặp nhau nhiều năm sau đó, ngay truớc khi tôi trúng cử ở khu Tây Bradford.”
“Vậy có gì rắc rối?” Armstrong nói. “Ngay cả Công đảng cũng cho phép ông có bạn gái trước khi lấy vợ,” anh thêm, cố nói nhẹ nhàng.
“Nhưng không phải khi họ có thai,” vị bộ trưởng nói. “Và khi tôn giáo của họ cấm phá thai.”
“Tôi hiểu.” Armstrong khẽ nói. Ngừng một lát, anh hỏi. “Jenny có biết chuyện này không?”
“Không, không biết gì cả, tôi chưa bao giờ kể cho bà ấy, hoặc bất kỳ ai về chuyện này. Cô ấy là con gái một bác sĩ địa phương – một đảng viên Đảng Bảo thủ. Vì vậy trước hết gia đình không bao giờ cho phép tôi. Nếu điều ấy diễn ra, giữa nhiều thứ khác tôi sẽ bị hội chứng. Tôi đã bảo anh rồi mà….“
“Vậy là cô gái đã làm khó cho ông?”
“Không, Chúa phù hộ cô ấy. Rahila rất tuyệt vời – cho dù gia đình cô ấy không coi tôi như con rể. Tất nhiên, tôi đã chu cấp đầy đủ cho cô ấy.”
“Dĩ nhiên rồi. Nhưng nếu cô ấy không gây cho ông bất kỳ một rắc rối nào, vậy thì vấn đề là gì. Không một tờ báo nào dám đăng bất kỳ điều gì trừ phi cô ấy đứng ra làm chứng.”
“Tôi biết. Nhưng không may là một đêm anh trai cô ấy đã uống quá chén và phun ra hết mọi chuyện ở quán rượu địa phương. Anh ta không ngờ là có một nhà báo tự do đang làm cộng tác viên cho tờ Evening Post. Hôm sau anh cô ấy đã phủ nhận mọi chuyện. Nhưng tay nhà báo con hoang đó vẫn không ngừng bới lông tìm vết. Nếu chuyện này lọt ra ngoài, tôi sẽ chẳng còn cách lựa chọn nào khác là phải từ chức. Và Chúa biết được điều gì sẽ xảy ra với Jenny.”
“Ồ, chưa đến mức đó đâu. Ray, và ông có thể chắc một điều là tôi xin hứa với ông ngay khi ông rời khỏi đây tôi sẽ gọi Sharpe và nói rõ quan điểm của tôi. Ông không phải liên lạc lại với tôi nữa, ít nhất là vì vấn đề này.”
“Cảm ơn,” Atkins nói. “Đó là một sự an ủi lớn. Giờ đây tất cả những gì tôi cầu nguvện là tay nhà báo sẽ không mang chuyện này đi bất cứ đâu.”
“Tên anh ta là gì?” Armstrong hỏi.
“John Cummins.”
Armstrong nguyệch ngoạc viết cái tên đó lên tờ giấy bên cạnh. “Tôi sẽ xem xét để Cummins được đề nghị vào làm cho một trong những tờ báo của tôi ở miền Bắc, một nơi nào đó không gần Bradford lắm. Điều đó có thể làm giảm nhiệt tình của anh ta.”
“Tôi không biết phải cảm ơn ông thế nào,” vị bộ trưởng lẩm bẩm.
“Tôi chắc là ông sẽ tìm được cách thôi,” Armítrong nói khi đứng lên, không buồn mời vị khách của mình dùng cà phê. Anh tiễn Atkins ra khỏi phòng ăn. Sự căng thẳng của vị bộ trưởng đã được thay thế bởi tính ba hoa tự tin thường gặp ở những nhà chính trị. Khi đi qua văn phòng của Armstromg, ông ta để ý thấy giá sách chứa toàn tập Wisden. “Tôi không biết ông là người hâm mộ môn criket, Dick,” ông nói.
“Ồ vâng,” Armstrong nói. “Tôi thích trò chơi này từ khi còn nhỏ.”
” Ông ủng hộ cho đội thành phố nào?” Atkins hỏi.
“Oxford,” Armstrong trả lời khi họ ra đến thang máy.
Atkins không nói gì. Ông nồng nhiệt bắt tay chủ nhà “Xin cảm ơn ông. Dick, cảm ơn ông rất nhiều.”
Khi cửa thang máy đã nhẹ nhàng đóng lại, Armstrong quay về văn phòng. “Tôi muốn gặp Don Sharpe ngay lập tức,” anh quát lên khi đi ngang qua bàn Pamela.
Ít phút sau Tổng biên tập tờ Evening Post đã có mặt ở văn phòng của ông chủ, tay nắm chặt một tập tài liệu dày. Anh đứng đợi Armstrong kết thúc cuộc nói chuyện qua điện thoại bằng thứ ngôn ngữ mà anh không nhận ra.
“Ông đã cho gọi tôi,” anh ta nói khi Armstrong đặt điện thoại xuống.
“Đúng. Tôi vừa mới ăn trưa với Ray Atkins. Ông ấy nói rằng tờ Post đã làm ông ấy lo lắng. Một số chuyện về đời tư gì đó…”
“Vâng, tôi đã có được một vài người làm nên câu chuyện đó. Trên thực tế chúng tôi đã cố thử nói chuyện với Atkins trong nhiều ngày. Chúng tôi nghĩ rằng vài năm trước vị bộ trưởng này đã trở thành cha một đứa trẻ đáng yêu, một cậu bé có tên là Vengi.”
“Nhưng tất cả những điều đó đã diễn ra trước khi ông ấy lấy vợ.”
“Đúng thế,” viên Tổng biên tập nói. “Nhưng…”
“Vì vậy mà tôi khó có thể đứng nhìn nó được mô tả như một mối quan tâm của dư luận.”
Don Sharpe hơi ngạc nhiên vì tình cảm “đột biến” của sếp về vấn đề này – nhưng sau đó, anh đã nhận ra rằng trong vòng vài tuần tới sẽ có quyết định của Ủy ban Hợp nhất và Độc quyền về tờ Citizen.
“Anh có đồng ý hay không?” Armstrong hỏi.
“Trong những hoàn cảnh thông thường thì tôi đồng ý,” Sharpe trả lời. “Nhưng ở trường hợp này người phụ nữ được đề cập đến đã mất việc ở Hội đồng thành phố, bị gia đình ruồng bỏ, và đang sống trong căn hộ chỉ có một phòng ở khu vực bầu cử của ngài bộ trưởng. Còn ông ta, mặt khác, lại đi dạo bằng xe Jaguar và đã mua căn nhà thứ hai ở miền Nam nước Pháp.”
“Nhưng ông ấy đã trả tiền chu cấp đầy đủ cho cô ta.”
“Không phải lúc nào cũng đúng hẹn.” người Tổng biên tập nói. “Và dư luận có thể quan tâm đến việc khi còn là thứ trưởng trong Bộ Dịch vụ xã hội, ông ta phải chịu trách nhiệm về dự án thí điểm chu cấp cho những bậc cha mẹ phải nuôi con một mình, thông qua một uỷ ban của nó ở quốc hội.”
“Điều đó chẳng có liên quan gì, và anh biết thế.”
“Có một yếu tố khác có thể khiến độc giả của ta quan tâm.”
“Đó là gì?”
“Cô ấy là người Hồi giáo. Đã sinh một đứa con ngoài giá thú, cô ấy không bao giờ có thể hy vọng được cưới. Họ nghiêm khắc với những chuyện như thế này hơn cả nhà thờ Thiên chúa Anh.” Viên tổng biên tập lấy từ tập hồ sơ ra một bức ảnh và đặt nó lên bàn Armstrong. Anh liếc nhìn bức ảnh chụp một phụ nữ châu Á quyến rũ đang bế một đứa trẻ trong tay. Đứa trẻ giống cha của nó như hai giọt nước.
Armstrong nhìn lại Sharpe, “Làm thế nào mà anh biết được tôi muốn thảo luận vấn đề này với anh?”
“Tôi đoán ông hủy bỏ bữa trưa của chúng ta vì muốn tán gẫu với Ray Atkins về những thay đổi của thành phố Bradford đã bị xếp xó trong mùa này.”
“Đừng có chế nhạo tôi,” Armstrong gầm lên. “Anh sẽ phải chấm dứt cuộc điều tra này ngay lập tức. Nếu tôi nhìn thấy bất kỳ một lời nói bóng gió về câu chuyện này trên bất kỳ tờ báo nào của tôi thì sáng hôm sau anh không cần phải báo cáo về công việc.”
“Nhưng…” viên Tổng biên tập nói.
“Và anh có thể để lại tài liệu trên bàn tôi.”
“Tôi có thể làm gì?”
Armstrong nhìn trừng trừng cho tới khi anh ta ngoan ngoãn đặt tập hồ sơ nặng lên bàn, sau đó quay người bước ra mà không thèm nói thêm một lời nào.
Armstrong nguyền rủa một hồi. Nếu bây giờ sa thải Sharpe, việc đầu tiên anh ta làm sẽ là băng qua đường và đưa câu chuyện cho tờ Globe. Anh đi đến quyết định là sẽ bắt anh ta trả giá đắt bằng cách khác. Anh nhấc máy. “Pamela, gọi cho tôi ngài Atkins.”
Chỉ lát sau Atkins đã ở máy. “Đây là đường dây công cộng phải không?” Armstrong hỏi, biết rằng các nhân viên dân sự có thể nghe thấy cuộc nói chuyện trong trường hợp các bộ trưởng ủy thác cho họ những công việc mà sau đó họ sẽ phải theo dõi.
“Không, ông đang được nối với đường dây riêng của tôi,” Atkins cam đoan.
“Tôi đã nói chuyện với người Tổng biên tập có liên quan,” Armstrong nói, “và tôi có thể đảm bảo với ông rằng Cummins sẽ không làm phiền ông nữa. Tôi cũng cảnh cáo anh ta rằng nếu tôi nhìn thấy một sự ám chỉ nào về vụ này trên bất kỳ tờ báo nào của tôi, thì anh ta có thể bắt đầu tìm kiếm một chỗ làm khác.”
“Cảm ơn ông,” vị bộ trưởng nói.
“Và điều này có lẽ làm ông thích thú, Ray, tôi đang có trên bàn tập hồ sơ của Cummins đề cập tới vấn đề này, và nó sẽ bị xé vụn ngay khi chúng ta nói chuyện xong. Hãy tin tôi, sẽ không bao giờ có một ai được nghe lại một từ nào về nó nữa.”
” Ông thật là một người bạn tốt, Dick. Và ông đã cứu được sự nghiệp của tôi.”
“Một sự nghiệp đáng để cứu.” Armstrong nói. “Đừng quên là tôi luôn sẵn sàng bất cứ lúc nào ông cần.” Khi anh đặt máy xuống , Pamela ló đầu qua cửa.
“Stephen đã gọi lại lúc ông đang nói chuyện với ngài bộ trưởng. Tôi nối máy cho ông nhé?”.
“Được. Và sau đó, tôi muốn cô làm giúp tôi một số việc.” Pamela gật đầu rồi biến vào phòng cô. Lát sau, một trong số máy điện thoại của anh bắt đầu đổ chuông. Armstrong nhấc nó lên.
“Có chuyện gì vậy. Stephen?”
“Không có chuyện gì cả. Tôi đã có một cuộc thảo luận dài với luật sư của Sharon Levitt, và chúng tôi đã đạt được một số dự kiến ban đầu cho khoản bồi thường – tất nhiên là với sự tán thành của cả hai bên.”
“Hãy cho tôi biết đầy đủ,” Armstrong nói.
“Hình như Sharon đang có một người bạn trai sống ở Ý, và….” Armstrong chăm chú nghe Stephen thuật lại cuộc đàm phán đã được tiến hành nhân danh anh. Anh mỉm cười tươi tỉnh trước khi viên luật sư kết thúc.
“Vậy là tất cả hình như đều rất hài lòng,” anh nói.
“Đúng thế. Cuộc gặp với bộ trưởng dã diễn ra như thế nào?”
“Tốt đẹp. Ông ta đang phải đối mặt với một vấn đề gần giống tôi, nhưng ông ta không được thuận lợi vì không có một người như anh để thu xếp mọi chuyện cho ông ta.”
“Tôi có phải để ý tìm hiểu chuyện đó không?”
“Không,” Armstrong đáp. Anh đặt máy đồng thời gọi cô thư ký.
“Pamela, khi nào cô đánh máy lại cuộc nói chuyện đã diễn ra bữa trưa hôm nay, tôi muốn cô để một bản sao của nó vào hồ sơ này,” anh nói, chỉ vào chồng giấy Don Sharpe đã để lại trên bàn anh.
“Rồi sau đó tôi phải làm gì với tập tài liệu này?”
”Hãy khóa kỹ nó trong chiếc két lớn. Tôi sẽ cho cô biết nếu tôi cần đến nó một lần nữa.”
Khi Tổng biên tập tờ London Evening Post yêu cầu gặp riêng Keith Townsend, anh ta được đáp ứng ngay lập tức. Ở phố Fleet người ta hiểu rõ rằng nhân viên của Armstrong luôn được mời để gặp Townsend nếu có bất kỳ thông tin thú vị nào về ông chủ của họ. Không có nhiều người trong số họ lợi dụng lời đề nghị này, vì tất cả đều biết rằng nếu bị bắt gặp, họ sẽ phải dọn bàn làm việc của mình ngay trong ngày hôm đó, và sẽ không bao giờ được làm cho bất kỳ một tờ báo nào của Armstrong nữa.
Đã lâu chưa có người nào ở vị trí cao như Don Sharpe liên hệ trực tiếp với Townsend. Anh đoán Sharpe đã biết những ngày của anh ta chẳng còn kéo dài được bao lâu nữa, và tính toán rằng anh ta chẳng có gì để mất. Nhưng cũng giống như nhiều người đi trước khác, anh ta khăng khăng đòi cuộc gặp phải được diễn ra ở một khu vực trung tâm.
Townsend thường thuê phòng Fitzalan của khách sạn Howard cho những mục đích này, vì nó chỉ cách phố Fleet một quãng ngắn, nhưng không phải là nơi lui tới của những nhà báo ưa tọc mạch. Chỉ một cú điện thoại của Heather tới người phục vụ trưởng, mọi sự sắp xếp cần thiết sẽ được tiến hành với một sự thận trọng hoàn toàn.
Sharpe kể cho Townsend biết chi tiết về cuộc nói chuyện đã diễn ra giữa anh ta và Armstrong sau hôm anh ta ăn trưa với Ray Atkins và đợi phản ứng của người nghe.
“Ray Atkins.” Townsend nói.
“Vâng, Bộ trưởng Công nghiệp.”
“Người sẽ ra quyết định cuối cùng về việc ai sẽ được kiểm soát tờ Citizen.”
“Đúng thế. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ ông muốn biết ngay lập tức,” Sharpe nói.
“Và Armstrong đang giữ tập tài liệu?”
“Vâng, song người ta chỉ cho tôi ít ngày để sao lại tất cả. Nếu ông tung chuyện này lên trang nhất của tờ Globe, tôi chắc rằng trong hoàn cảnh ấy Ủy ban Hợp nhất và Độc quyền sẽ không tính đến Armstrong nữa.”
“Có lẽ,” Townsend nói. “Khi nào ông ráp nối xong các bằng chứng, hãy gửi trực tiếp nó cho tôi. Hãy ghi những chữ đầu họ tên tôi là K.R.T vào góc dưới bên trái của gói tài liệu, điều đó sẽ đảm bảo rằng không một ai mở nó.”
Sharpe gật đầu. “Hãy cho tôi một tuần, hay tốt hơn là 15 ngày.”
“Và nếu rút cục tôi trở thành chủ bút của tờ Citizen,” Townsend nói, “ông có thể chắc rằng sẽ có một chỗ cho ông trong tờ báo bất cứ lúc nào ông muốn.”
Sharpe đã định hỏi xem mình sẽ nhận công việc gì thì Townsend nói thêm. “Đừng rời khách sạn trong vòng 10 phút nữa.” Khi anh bước ra phố, người phục vụ khẽ đưa tay chạm vào vành mũ. Townsend lái xe quay lại phố Fleet, tin chắc rằng Citizen giờ đây sẽ rơi vào tay anh.
Một người hầu bàn đã nhìn thấy hai người đàn ông không đến cùng nhau và không đi cùng nhau, đã đợi tới lúc không bị ai quan sát để nhấc điện thoại lên.
Mười ngày sau hai phong bì được gửi tới văn phòng Townsend với hàng chữ K.R.T in đậm ở góc dưới bên trái. Heather không mở mà để nguyên chúng lên bàn anh. Cái đầu tiên là của một cựu nhân viên của New York Times đã cung cấp cho anh danh sách đầy đủ các cửa hàng có báo cáo danh mục sách bán chạy. Nó xứng đáng với khoản đầu tư 2000 đô la, Townsend nghĩ. Anh mở chiếc phong bì thứ hai. Nó chứa các bài báo và bài nghiên cứu do Don Sharpe cung cấp về những hoạt động không có trong trích ngang lý lịch của Bộ trưởng Công nghiệp.
Một giờ sau đó, Townsend không chỉ biết rằng sẽ tìm lại được một triệu đô la thứ hai, mà còn cảm thấy là Armstrong sẽ phải ân hận vì đã giữ kín bí mật của ngài Bộ trưởng. Anh nhấc ống nói và bảo Heather rằng anh cần gửi một bưu kiện đi New York bằng đường chuyển phát riêng. Khi cô đã mang một trong hai chiếc phong bì đã được dán kín đi khỏi, anh nhấc điện thoại bảo Tổng biên tập tờ Globe đến gặp.
“Khi nào có dịp đọc qua cái này,” anh nói, “anh sẽ biết cần đăng lên trang nhất ngày mai cái gì.”
“Tôi đã có một câu chuyện giật gân cho ngày mai,” viên Tổng biên tập nói. “Chúng tôi có bằng chứng là Marylin Monroe đang còn sống.”
“Cô ta có thể đợi đến một hôm khác.” Townsend nói. “Ngày mai chúng ta sẽ đưa lên trang nhất Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp và cố gắng của ông ta để che giấu câu chuyện về một đứa con bất hợp pháp. Hãy đảm bảo là sẽ có bản in thử của trang nhất trên bàn tôi vào 5 giờ chiều nay.”
Ít phút sau Armstromg nhận được điện thoại của Ray Atkins.
“Tôi có thể giúp gì được cho ông, Ray?” Anh hỏi đồng thời nhấn chiếc nút bên cạnh máy.
“Không, Dick, đây là lúc tôi quay lại giúp ông,” Atkins nói. “Bản báo cáo của Ủy ban Hợp nhất và Độc quyền vừa mới được đặt lên bàn tôi, những khuyến nghị sơ bộ của họ đối với tờ Citizen.”
Armstrong cảm thấy những giọt mồ hôi nhỏ đọng trên tay.
“Họ khuyên tôi nên quyết định có lợi cho ông. Tôi gọi điện đơn giản là để báo cho ông biết rằng tôi định làm theo lời khuyên đó.”
“Cảm ơn vì một tin tuyệt vời,” Armstrong bật dậy, dù chỉ có một mình trong phòng.
“Tôi rất vui được báo cho ông biết,” Atkins nói. “Chừng nào ông có được số tiền 78 triệu bảng, tờ Citizen sẽ là của ông.”
Armstrong cười. “Khi nào có quyết định chính thức?”
“Khuyến nghị của Ủy ban Hợp nhất và Độc quyền sẽ được trình ra trước chính phủ lúc 11 giờ sáng nay, và tôi không thể hình dung ra là ông sẽ tìm được bất cứ ai ngồi quanh bàn phản đối nó,” vị bộ trưởng nói. “Tôi phải phát biểu ở Quốc hội lúc 3 giờ 30 phút chiều nay, vì vậy tôi bắt buộc phải làm, nếu từ giờ tới lúc đó ông không nói gì. Sau rốt, chúng ta không muốn cho uỷ ban bất kỳ lý do gì để đảo ngược lại quyết định của họ.”
Townsend mỉm cười khi xem lại tiêu đề trang nhất một lần nữa.
BÍ MẬT VỀ ĐỨA CON HỒI GIÁO YÊU DẤU CỦA MỘT BỘ TRƯỞNG
Sau đó anh đọc đoạn bản thảo đầu tiên, thêm một hoặc hai thay đổi nhỏ.
Tối qua ngài Ray Atkins, Bộ trưởng Công
nghiệp, đã từ chối bình luận khi được hỏi
liệu ông có phải là cha cậu bé Vengi Patel,
bảy tuổi (xem ảnh), hiện đang sống với mẹ
trong căn hộ một phòng bẩn thỉu tại khu vực
bầu cử của ngài Bộ trưởng. Mẹ của Vengi là cô
Rahila Patel, ba mươi ba tuổi…
“Gì vậy, Heather?” Anh hỏi và nhìn cô thư ký vừa bước vào phòng.
“Biên tập viên chính trị đang gọi điện từ khu báo chí của Hạ viện. Hình như đã có tuyên bố liên quan tới tờ Citizen.”
“Nhưng tôi được biết là ít nhất một tháng nữa mới có thông báo kia mà.” Townsend vừa nói vừa vồ lấy máy. Khuôn mặt anh ngày càng trở nên dữ tợn hơn khi được nghe chi tiết tuyên bố của Ray Atkins tại Quốc hội.
“Không có nhiều điểm để đăng thành chuyện trên trang nhất,” biên tập viên chính trị nói.
“Hãy giữ nguyên.” Townsend nói,”Tôi sẽ có cách nhìn khác đối với vấn đề đó trong chiều nay.” Anh rầu rĩ nhìn chằm chằm qua cửa sổ. Quyết định của Atkins có nghĩa là Armstrong giờ đây sẽ kiểm soát một tờ nhật báo của Vương quốc Anh có số phát hành còn lớn hơn tờ Globe. Từ giờ phút này anh và Armstrong cùng bị trói trong một cuộc chiến với cùng một số độc giả, và Townsend băn khoăn không biết liệu họ có thể cùng sống sót hay không.
Trong lúc vị bộ trưởng trình bày bản tuyên bố của ông ở Hạ viện, Armstrong đã gọi cho Alistair McAlvoy, Tổng biên tập tờ Citizen, và đề nghị ông ta tới Toà nhà Armstrong. Anh cũng chuẩn bị ăn tối với ngài Paul Maitlan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của tờ Citizen.
Alistair McAlvoy đã là Tổng biên tập tờ Citizen qua nhiều thập kỳ. Khi được nghe tóm tắt quyết định của bộ trưởng, ông đã cảnh báo cho tất cả các cộng sự của mình rằng không một ai, kể cả ông, có thể tin chắc họ còn được làm ra số báo ngày mai. Nhưng khi Armstrong quàng tay qua vai ông lần thứ hai trong tối hôm dó và gọi ông là Tổng biên tập lớn nhất của phố Fleet, thì ông bắt đầu tin rằng có lẽ rốt cuộc ông vẫn giữ được chỗ làm. Khi không khí đã trở nên thoải mái hơn đôi chút, Armstrong cảnh cáo ông rằng họ sắp phải đối mặt với cuộc chiến chống lại tờ Globe mà anh ta đoán sẽ bắt đầu vào sáng mai.
“Tôi biết.” McAlvoy nói. “vì vậy tốt hơn là tôi nên quay về nơi làm việc. Tôi sẽ gọi cho ông ngay khi khám phá được tờ Globe định đăng lên trang nhất cái gì, và xem xem liệu chúng ta có thể tìm được cách chống lại nó hay không.”
McAlvoy rời văn phòng của Armstrong cùng lúc Pamela bước vào với một chai sâm panh.
“Ai gửi nó đến vậy?”
“Ray Atkins.” Pamela nói.
“Mở đi,” Armstrong nói. Khi cô vừa mở nút, chuông điện thoại reo. Pamela cầm máy. “Đó là một hầu bàn ở khách sạn Howard – anh ta nói anh ta không thể gọi lâu hơn được, hoặc là anh ta sẽ bị bắt gặp.” Cô đặt ngón tay lên môi. “10 ngày trước anh ta đã thử nói chuyên với ông, nhưng tôi không nối máy. Anh ta nói đó là chuyện về Keith Townsend.”
Armstrong vồ lấy máy. Khi người hầu bàn cho anh biết Townsend đã hẹn gặp ai ở phòng Fitzalan, anh biết ngay câu chuyện trên trang nhất tờ Globe ngày mai sẽ là gì. Tất cả những gì cậu bé hầu bàn muốn cho mẩu tin đắt giá này là 50 bảng.
Anh đặt ống nghe xuống và chửi rủa một tràng trước khi Pamela kịp rót sâm panh đầy ly của anh. “Và khi nào tôi gặp Sharpe xong, hãy nối máy cho tôi với McAlvoy.”
Ngay khi Don Sharpe về đến tòa nhà, anh được cho biết ông chủ muốn gặp. Anh đến thẳng văn phòng Armstrong, nơi anh chỉ nghe thấy một câu duy nhất “Anh đã bị đuổi.” Anh quay lại để thấy hai nhân viên bảo vệ đứng chờ ở cửa để hộ tống anh ta ra khỏi tòa nhà.
“Gọi McAlvoy cho tôi.”
Tất cả những gì Armstrong nói khi Tổng biên tập tờ Citizen cầm máy là “Alistair, tôi biết cái gì sẽ được đăng trên trang nhất tờ Globe ngày mai, và tôi là người có thể vượt trội nó.”
Vừa đặt ống nghe xuống, Armstrong đòi Pamela lấy cho anh tập hồ sơ về Atkins ra khỏi két sắt. Anh nhấp một ngụm sâm panh. Nó không phải là nho.
Sáng hôm sau tờ Globe đăng lên trang nhất “Chuvên mục đặc biệt: Bí mật của một Bộ trưởng về đứa con Hồi giáo yêu dấu”. Tiếp theo đó là ba trang ảnh minh họa cuộc phỏng vấn anh trai cô Patel. Dưới ký tên “Don Sharpe, Phóng viên điều tra chính.”
Townsend mở cờ trong bụng, cho tới khi anh mở tờ Citizen và đọc tiêu đề trang nhất của nó :
ĐỨA CON YÊU DẤU CỦA NGÀI BỘ TRƯỞNG
ĐÃ TIẾT LỘ TẤT CẢ CHO BÁO CITIZEN
Tiếp theo là năm trang ảnh và những đoạn trích từ cuộc phỏng vấn được ghi âm do một phóng viên chuyên mục đặc biệt giấu tên cung cấp riêng cho báo.
Câu chuyện đăng trên trang nhất tờ London Evening Post cho biết, buổi tối, từ số 10 phố Downing, Thủ tướng thông báo, với sự cân nhắc đầy tiếc nuối, đã chấp nhận đơn xin từ chức của thượng nghị sỹ Ray Atkins.
Phần V: Tờ Citizen chống lại tờ Globe