Đọc truyện Quý Phi Bỏ Trốn – Chương 18
Sáng hôm sau.
Ngọc Yên tỉnh dậy, mặt vẫn còn ngái ngủ. Nàng đứng trước cửa, một tầng sương dày đặc làm người ta không nhìn rõ phương hướng. Nàng cười khẽ.
-Thật đúng như dự liệu…
Đêm qua, nàng bảo Trương Đình dùng vật nhọn để hứng sương, tuy chỉ là kế sách tạm thời nhưng cũng được coi là ổn, nước trong sương tuy ít nhưng còn hơn là uống nước sông thêm bệnh. Nàng rảo bước, vài lão nhân vẫn còn say ngủ, đánh giá một chút, người nào cũng gầy da lại hơi sắc vàng, mặt hơi nhăn nhó. Chắc vụ này do nước sông rồi, nhưng sao họ không tìm hiểu mà cứ uống nước chứa sắt nhỉ, đó là điều nàng nghĩ mãi không thôi.
Trời sáng rõ, sương mù tan đi. Ngọc Yên đun nước bỏ thêm chút gừng cho ấm bụng, vài người uống lấy uống để, mới buổi sáng mà ấm bụng rồi a.
-Công tử, giờ tiếp theo phải làm gì?
Trương Đình hỏi nàng. Cũng không biết nàng làm cách nào để trừ dịch bệnh.
-À… Ta quên mất… Ta khẳng định với các ngươi một điều…Các ngươi không bị bệnh đâu… Trương đại nhân, tốt nhất ngươi nên nói binh sĩ ngoài kia, đừng bao vây nơi này nữa…
Nàng cũng muốn thế, cảm thấy như tội phạm bị tù treo. Trương Đình mặt khó xử, hắn nói giờ ai tin, thôn dân có cùng triệu chứng lại lây lan nhanh, sao mà tin được. Ngọc Yên nhìn cũng hiểu ý. Thôi thì bỏ qua chuyện này cái đã.
-Ngươi, ngươi…Cả ngươi nữa đi theo ta…
Ngọc Yên chỉ vào mấy người đàn ông lực lưỡng, còn sức khỏe. Mấy người đó ngơ người nhưng vẫn đi theo. Nàng bắt họ mang vài dụng cụ chuyên dùng khi lên núi. Phải,ngày hôm qua nàng phát hiện nguyên nhân dịch bệnh a. Lên khoảng lưng chừng núi, nàng cũng không mệt mỏi gì, có nội lực trong người nên cảm giác vẫn khoẻ khoắn như thường.
Đi đến đầu nguồn, mọi người sốc. Một mảng sắt lớn đang nằm đầu nguồn, vì nó mà nước trong thành nước đục. Nàng chỉ về phía mảng sắt lớn.
-Đó là nguyên do tại sao các ngươi bị bệnh, mà ta không hiểu nước đục sao các ngươi vẫn uống được, sao không lên thượng nguồn tìm hiểu?
Mấy người đàn ông lắp bắp.
-Thật ra… Thật ra… Chúng ta nghĩ trời phạt..
-Phịt…
Nàng bịt miệng, đang uống ngụm nước nữa chứ.
“Trời phạt, chưa nghe a. Cũng phải, thời phong kiến luôn nghe mấy cái trò này… Thì cũng giống cái vụ mình sợ ma thôi, năm mươi năm mươi “
Nghĩ đến, nàng không khỏi rùng mình. Ngọc Yên đang đứng trên núi hoang vu, hơi gió làm nàng nổi da gà, dù trời vẫn sáng nhưng trong lòng thấp thỏm không yên.
Nàng ngồi chơi thôi, để mấy người kia xuống nước mà đẩy cục sắt kia. Nói nó to cũng không to, nhỏ cũng không nhỏ chỉ là đủ chắn ngang dòng sông. Mấy người đàn ông chật vật, do sức cản của dòng sông nên khó khăn hơn.
-Các ngươi lề mề quá…
Nàng ngồi đây chắc chừng nửa canh giờ, chơi không còn gì để chơi nữa. Mấy người này làm ăn như thế đến tối cũng chưa xong. Ngọc Yên lội xuống nước dùng sức nó dịch chuyển một chút, mấy nông phu cũng sốt sắn giúp nàng, chẳng mấy chốc dòng sông trở lại màu trong vắt.
Ngọc Yên vắt bộ đồ đang ướt, rất khó chịu nhưng không dám cởi ra, phận làm con gái phải chịu nhiều khổ cực a.
-Công tử, giờ xuống núi được rồi…
Trương Đình hối thúc nàng, đã xong việc còn luyến tiếc gì cái nơi khỉ ho cò gáy này nữa. Nàng đang chăm lo cho y phục ướt của mình, mất vài phút nhìn hắn.
-Ái chà… Trương đại nhân muốn về rồi à? Sao nhớ Trương phu nhân rồi sao… Nhưng, nếu ngươi muốn về bây giờ thì hơi tiếc đấy…
Nàng có ý châm chọc hắn, sao hắn không hiểu được, nhưng cũng không dám phản bác. Còn nàng không việc gì, rảnh rỗi thích nói đùa thôi.
-Ý công tử là…
Nàng cười đắc ý, như còn đều gì chưa nói hết.
-Đi theo ta….
Vài tên nông phu cũng đi theo nàng, nói lâu thì cũng không lâu là mấy. Theo cách nói hiện đại khoảng chừng mười lăm phút đi.
Đích đến, là khu mỏ sắt chưa ai phát hiện, nói thế nhưng nó rất lớn a. Nếu nói đến công dụng thì đối với một quốc gia cổ đại rất to lớn, nhất là phục vụ nhu cầu quân sự. Nói quá hơn, đối với cái thôn không biết đào giếng này thì cực kì quan trọng.
-Thế nào… Trương đại nhân…
Nàng cũng chả quan tâm là mấy, chẳng qua thấy miếng sắt gỉ đó thì theo suy đoán của nàng do bị lở hoặc mưa cuốn xuống nên mảnh sắt bị rơi xuống sông thôi. Mà nói thêm nàng thấy không giống sông chút nào, giống con suối hơn vừa nhỏ vừa hẹp vừa nhiều đá nhưng mà muốn gọi gì thì gọi.
-Liễu công tử… Ngài đã lập công lớn, cái này…
Trương Đình chắp tay cung kính với nàng, đây quả là một mỏ vàng đối với thôn Hoài Bắc không những có công dụng về kinh tế mà còn chính trị a. Ngọc Yên phẩy phẩy tay.
-Thôi chỉ là chuyện cỏn con… Tốt nhất ngươi nên báo triều đình đi… Nhờ cái mỏ này mà sẽ có nhiều công việc được giải quyết, ngươi cũng nên sắp xếp ổn thoả…
Nàng xoa xoa cổ, người có hơi mỏi. Nhưng đứng ở trên núi tâm tình thoải mái, gió hiu hiu mát lạnh. Nàng đứng trên cao, cảm giác ở một mình, thấy hơi cô đơn, người ta thường nói có người thích sống với cô đơn nhưng không chịu được nổi cô đơn, nàng hình như cũng thấu hiểu được. Cảm xúc hơi lâng lâng, nàng hết lớn.
-SƯ PHỤ, LỤC DIỆP, HẠ CHI,…TA NHỚ MỌI NGƯỜI… MỌI NGƯỜI CÓ NHỚ TA KHÔNG… NHẤT ĐỊNH PHẢI SỐNG THẬT TỐT, CÒN NỮA LÀM PHI VỤ NÀO PHẢI ĐỂ PHẦN CHO TA, NẾU KHÔNG KHI TRỞ VỀ LÃO ĐẠI NÀY SẼ KHÔNG THA CHO MẤY NGƯỜI ĐÂU!!!!!!
Nàng dùng sức hét to nên giờ phải lấy hơi bù, quả thực hơi tức ngực. Nhìn lại bầu trời đang cố níu giữ lại hơi tàn, nàng có phần thất vọng. Không ai trả lời nàng, một tiếng cũng không có, chỉ là vài cơn gió nhẹ làm nghiêng nghiêng ngọn cây. Ngọc Yên cũng không còn mấy tâm tư, xoay chân trở về.
Nàng cùng đoàn người về nhà trời cũng sập tối. Trương đại nhân thuật lại chuyện ở trên núi, thôn dân tất bật vui mừng, hắn quay về định viết tấu sớ gửi cho Hoàng thượng nên cũng không còn thời gian nói với nàng, mà Ngọc Yên muốn nhắc nhở điều gì đó quan trọng với Trương Đình nhưng lại không nhớ, nàng cho mình là não cá vàng.
Ngọc Yên thấy tình hình trong thôn cũng ổn định, trước khi đi nàng đã nói Liễu Linh việc bốc thuốc và những việc cần làm nên sức khỏe thôn dân có tiến triển. Đối với ngày đầu tiên trong kế hoạch mười ngày của nàng có chút thành công. Đã phát hiện ra mầm bệnh, giờ chỉ cần thong thả giải quyết, đúng là quá thoải mái. Ngọc Yên tâm tình cũng vui vẻ, người ta nói cứu người con hơn xây bảy tòa tháp, nàng cứu nhiều người như vậy không biết nên xây mấy toà tháp đây.
Mười ngày sau.
Nhờ sự chỉ đạo của nàng mà “dịch bệnh” (nó không phải dịch bệnh mà) được đẩy lùi, tình hình trong thôn được cải thiện. Nàng còn làm ra vài vật dụng thuận tiện hơn, vài bí quyết, nhất là cái vụ đào giếng nếu không có ngày sông cạn cũng không có nước mà uống (thật ra do chị ấy nghĩ quá nhiều thôi •~•).