Quan Vận

Chương 14: Dung Bán Sơn


Đọc truyện Quan Vận – Chương 14: Dung Bán Sơn

Quan Doãn và Ôn Lâm đưa Ngõa Nhi đến khách sạn Phi Mã. Gió ban đêm nhè nhẹ thổi, có chút mát mẻ của mùa thu. Ngõa Nhi vẫn không biết mệt mỏi, ngân nga một giai điệu. Vừa nghe, không ngờ là ca khúc “Yêu như thủy triều” của Trương Tín Triết. Quan Doãn bất giác cười, đúng là tuổi trẻ không biết ưu sầu sự đời, biết gì là yêu như thủy triều chứ?
Hồi tưởng lại thời gian yêu như thủy triều khi còn học đại học, Quan Doãn lại sầu não. Khi thủy triều rút chỉ để lại cho hắn những mảnh vỏ sò và những việc đau lòng. Bắc Kinh… Huyện Khổng chỉ cách bắc Kinh khoảng hơn 400 km, nơi đã từng chứa đựng không ít ước mơ và hi vọng của hắn, thế nhưng bây giờ lại là nơi mà hắn không muốn nhắc đến nhất và cũng không muốn nghĩ lại nữa.
Ngõa Nhi vốn chỉ muốn mình Quan Doãn đưa cô về khách sạn, Lý Dật Phong muốn Vương Xa Quân cùng đưa cô về nhưng Ngõa Nhi kiên quyết không cho. Quan Ngoãn biết tấm lòng yêu con gái của Lý Dật Phong, nên đề xuất để Ôn Lâm cùng đi thì Lý Dật Phong mới yên tâm.
Trên đường đi Ôn Lâm không nói lời nào, nhìn bộ dạng rất nhiều tâm trạng. Đợi sau khi vất vả để dỗ dành Ngõa Nhi ngủ, từ khách sạn về khi chỉ còn Ôn Lâm và Quan Doãn thì Ôn Lâm mới chịu mở miệng nói.
– Quan Doãn, anh thực sự không suy nghĩ một chút gì về việc đi đến thành phố lớn để phát triển ư? Bên ngoài trời đất bao la rộng lớn, tại sao anh lại cứ một mực muốn ở đây?
Vừa mở miệng Ôn Lâm đã không tiếc lời trách móc.
Đường phố huyện Khổng ban đêm không một bóng người, Quan Doãn đứng đối diện với tòa nhà Huyện ủy, có thể mơ hồ nhìn thấy hai tấm biển màu đen của Ủy ban nhân dân huyện và màu đỏ của Đảng ủy. Hắn quay người nhìn Ôn Lâm một cái, mới bất giác nhận ra không biết Ôn Lâm đã thay bộ quần áo khác từ lúc nào, không phải mặc cái váy lúc bị rơi xuống nước nữa mà là mặc quần âu.
– Có phải cô sợ tôi và cô sẽ cạnh tranh chức Phó phòng hay không?
Quan Doãn nói đùa.
– Anh…
Ôn Lâm tức giận, giơ tay đẩy Quan Doãn một cái, vẫn không hết tức, lại giơ chân đá hắn một cái.
– Anh làm tôi tức chết mất, lần sau không bao giờ thèm để ý đến anh nữa.

– Thôi, đừng giận nữa, chị Lâm, tôi sai rồi, được chưa?
Quan Doãn đành phải xin lỗi Ôn Lâm. Hắn cũng là thành tâm đùa Ôn Lâm mà thôi. Thực ra trong lòng hắn hiểu rõ Ôn Lâm thật tâm quan tâm đến tiền đồ của hắn.
– Đường ai nấy đi, trong lòng anh lúc nào cũng chỉ có em Ngõa Nhi thôi, làm gì có chị Ôn Lâm này.
Ôn Lâm không qua đường về Huyện ủy mà hướng về phía đồi cây. Quan Doãn biết cô có chuyện muốn nói nên liền đi theo sau.
– Anh có biết có những vị lãnh đạo nào của Thành phố đến đây không?
– Không biết.
Là thông tín viên của Chủ tịch huyện, đến bây giờ cũng không ai nói cho hắn biết có những vị lãnh đạo nào của Thành phố đến đây. Đúng là không thể nói tiếp được.
– Là dì tôi.
Ôn Lâm vốn dĩ vẫn do dự không biết có nên nói cho Quan Doãn biết chân tướng sự việc hay không, nhìn Quan Doãn vẫn bộ dạng không coi ra gì, không biết tại sao cô tức không chịu được. Nghĩ rằng nếu mà không thức tỉnh Quan Doãn thì không biết chừng anh ta sẽ trở thành phế nhân ở huyện Khổng này.
– Huyện Khổng sắp có thay đổi nhân sự lớn xảy ra.
Quan Doãn không nói gì. Thực ra anh đã đoán được lãnh đạo Thành phố đến lần này là Phó chủ nhiệm Phòng tổ chức cán bộ Diệp Lâm, dì cả của Ôn Lâm.

Quan Doãn thường ngày giao tiếp chẳng những chú ý chi tiết, quan sát cẩn thận, hơn nữa trí nhớ cũng rất tốt. Hắn có thể nhớ hết số điện thoại của các lãnh đạo Thành phố. Mặc dù hắn không đủ tư cách để gọi, nhưng hắn luôn nhớ trong đầu đề phòng khi cần thiết.
Đồng thời cả biển số xe chuyên dùng của các vị lãnh đạo Thành ủy hắn cũng nắm rõ như lòng bàn tay.
Vị trí trống khi đưa Ngõa Nhi về giờ đã đỗ một chiếc xe biển số của Thành ủy. Hắn lướt qua một lượt, đối chiếu biển số xe là biết ngay người vừa đến là ai. Lúc này trong lòng có chút căng thẳng. Lẽ nào kết quả phân tích lúc trước của hắn không đúng, người từ Thành ủy đến còn là để điều chỉnh lại bộ máy hành chính của Huyện, nếu không thì tại sao Phó trưởng ban tổ chức cán bộ Thành ủy lại phải đi suốt đêm để tới huyện Khổng này?
Xếp hạng của Diệp Lâm ở ban tổ chức cán bộ tuy rằng không phải đứng đầu, nhưng trong số các Phó trưởng ban thì là nữ Phó trưởng ban duy nhất. Hơn nữa bà lại được phân công quản lý khảo sát cán bộ, quyền lực lớn nhất.
Nhưng lại nghĩ Thành ủy không thể đột nhiên điều chỉnh bộ máy hành chính Huyện Khổng được. Các hạng mục công tác của huyện Khổng vừa mới đi vào quỹ đạo, ngay cả Lý Dật Phong và Lãnh Phong mặc dù bước đi không thống nhất nhưng về tổng thể vẫn duy trì vận hành bình thường. Hơn nữa Lãnh Phong cũng mới nhận chức được hơn một năm, bây giờ bị chuyển đi không chỉ là phủ nhận toàn bộ công tác của Lãnh Phong, mà cũng không có lợi cho công tác triển khai và sự phát triển của huyện Khổng.
Còn có điểm nữa làm Quan Doãn càng chắc chắn hơn đó là dù có lùi một vạn bước mà nói, ngay cả như Lãnh Phong bị Lý Dật Phong đánh bại phải chuyển đi đi nữa thì Thành ủy cũng không vội đến mức phải cử một Phó trưởng ban tổ chức cán bộ đến tuyên bố. Ít nhất thì cũng lui một vài ngày để trấn an tinh thần của Lãnh Phong.
Như vậy việc thay đổi nhân sự to lớn ở huyện Khổng mà Ôn Lâm vừa nói là chỉ sự thay đổi gì? Quan Doãn liền hỏi:
– Xảy ra chuyện gì thế?
Rõ ràng là Ôn Lâm vừa mới khơi mào đề tài, giờ đây khi Quan Doãn hỏi lại cô lại chần chừ do dự, đá đá mấy cái lá rụng dưới chân, không muốn trả lời. Quan Doãn cười cười, cũng không bắt ép Ôn Lâm:
– Cũng muộn rồi, nghỉ sớm đi nhé, ngày mai chắc sẽ bận lắm đấy.
Nói xong hắn phủi phủi tay, rồi xoay người bước đi.

Nhìn theo bóng Quan Doãn xa dần, Ôn Lâm tức giận đá cái cây bên cạnh:
– Đá chết anh, đồ Quan Doãn thối tha. Anh đợi đấy, đợi đến khi anh hối hận đừng nghĩ tôi đến an ủi anh.
Lời của Ôn Lâm Quan Doãn đã không nghe thấy nữa rồi. Hắn về đến kí túc xá phía sau sân Huyện ủy, xoay đầu chẳng nghĩ ngợi gì ngủ một giấc ngon lành, dường như chẳng chút lo lắng về sự việc sắp xảy ra ngày mai.
Buổi sớm ở thị trấn huyện Khổng, khắp nơi tràn ngập mùi than đá và than củi. Người ta đốt than đá để nấu cháo, còn than củi chỉ dùng để chế biến món bánh nướng và đốt lửa. Dân ở thị trấn huyện không nhiều, nhưng những người lao động sáng sớm dọn bày quán bán đồ ăn sáng thì có rất nhiều.
Quan Doãn dậy từ sớm, đầu tiên là chạy bộ hơn 2 km vòng quanh sân nhà Huyện uỷ, sau đó như thường lệ đến quán Khoan Tâm ăn sáng. Thói quen dậy sớm từ khi còn học đại học vẫn được duy trì sau khi đến huyện Khổng, ngày ngày đều kiên trì luyện tập. Quan Doãn tự nhắc nhở bản thân rèn luyện bản thân không chỉ đơn thuần là để tăng cường sức khoẻ mà cũng là để từng giờ từng phút nhắc nhở bản thân không được lười nhác. Phải luôn luôn duy trì động lực tiến lên.
Quán ăn Khoan Tâm khác với các cặp vợ chồng chủ quán khác ở chỗ chủ quán là một ông lão độc thân, nhìn không biết rõ tuổi thật là bao nhiêu. Có người bảo ông ta khoảng hơn năm mươi tuổi, cũng có người bảo ông ta hơn sáu mươi tuổi. Chính xác ông ta bao nhiêu tuổi cũng không ai rõ.
Một năm 365 ngày thì quán ăn Khoan Tâm gần như đều mặc mưa gió bão táp, ngày nào cũng mở hàng. Từ trước đến nay chưa đóng cửa ngày nào, hơn nữa ngày nào cũng rất đúng giờ.
Ông cụ họ Dung, người dân ở huyện này đều gọi ông là ông cụ Dung. Ông cụ Dung không phải là người huyện Khổng, ông đến từ đâu cũng không ai rõ, chỉ có thể từ giọng nói mang chút giọng Bắc Kinh của ông mà đoán rằng ông cụ chắc là người thủ đô Bắc Kinh. Còn về việc ông cụ đến huyện Khổng từ khi nào, tại sao lại đến huyện Khổng thì không ai rõ. Nhưng Quan Doãn mơ hồ biết rằng chỉ sau khi anh tốt nghiệp đại học được phân công đến huyện Khổng vài ngày thì quán ăn này mới xuất hiện.
Tất cả người dân huyện Khổng cũng không mấy ai biết rằng tên đầy đủ của ông cụ là Dung Bán Sơn.
Ông cụ Dung độc thân một mình, không ai biết là ông có còn gia đình nữa hay không. Quán ăn của ông cụ chủ yếu là bán bánh nướng, đậu hủ và cháo. Một mình cụ vừa nướng bánh vừa lấy cháo hoặc nước đậu cho khách. Hàng ngày cứ 5h sáng mở cửa, 10h đóng cửa, còn những thời gian khác ông đi đâu hay làm gì thì ngoài Quan Doãn ra không ai hay biết.
Không ai quan tâm đến cuộc sống của một ông cụ bán đồ ăn sáng cả.
Bánh nướng của ông cụ toàn bộ đều dùng than củi chế biến, hương dòn ngon miệng. Cháo chỉ dùng lửa nhỏ để nấu, cụ bắt đầu nấu từ lúc nửa đêm, đun đến gần sáng, hương thơm khắp nơi, cháo mềm giàu dinh dưỡng. Hơn nữa món dưa muối ông cụ tự làm cũng rất ngon. Việc buôn bán của ông cụ từ trước đến nay rất tốt, cũng được coi là một đặc sắc ở khu thị trấn huyện Khổng này.
– Ông cụ Dung, cho 4 cái bánh nướng, một bát đậu hủ và một bát cháo.

Quan Doãn lấy một cái ghế ngồi xuống, hít một hơi dài không khí trong lành buổi sáng sớm, ngồi đón ánh sáng mặt trời, trong lòng tràn đầy sức sống.
Có thể trong con mắt người khác ông cụ Dung Bán Sơn chỉ là một thứ khách xa phương, kiếm sống bằng nghề bán đồ ăn sáng, không có chút gì đặc sắc cả. Nhưng trong con mắt của Quan Doãn thì ông cụ là một bậc cao nhân.
Lần trước lúc ở đầm Bình Khâu Quan Doãn đã nói với Ôn Lâm sau lưng hắn ta có một bậc cao nhân chỉ dẫn. Lúc đó Ôn Lâm nghĩ đó chỉ là một câu nói đùa, thế nhưng đúng vậy, phía sau Quan Doãn đúng là có cao nhân. Vị cao nhân đó chính là ông cụ Dung – Dung Bán Sơn.
Quan Doãn vừa đến huyện Khổng đã quen với ông cụ Dung. Anh học 4 năm ở đại học Bắc Kinh, khi đến đây vừa nghe thấy giọng Bắc Kinh của ông cụ Dung đã cảm thấy hết sức thân thiết. Cộng thêm với việc đồ ăn sáng của ông cụ Dung đúng là rất ngon, đến một hai lần anh đã trở thành bạn vong niên với ông cụ.
Khách ăn sáng hôm nay không nhiều, chủ yếu là do hôm nay là chủ nhật, hơn nữa lại còn quá sớm. Quan Doãn vừa ăn vừa nói:
– Xin lỗi ông, hôm nay cháu không có thời gian giúp ông rồi.
Thường ngày nếu có thời gian là Quan Doãn lại giúp ông cụ một tay, lúc thì nhào nặn bánh, lúc thì nhóm lửa. Chỉ trong nửa năm Quan Doãn đã học được cách làm bánh và nấu cháo. Tất nhiên là việc học được một nghề không phải là thu hoạch lớn nhất mà anh học được từ ông cụ Dung. Thông qua tiếp xúc và hiểu biết, ông cụ Dung trong mắt Quan Doãn là một cao nhân trên biết thiên văn dưới biết địa lí, lại am hiểu sự kiện lịch sử và tinh thông truyện kí.
Hơn nữa còn là một cao nhân ngoại thế.
Quan Doãn thích nhất nghe ông cụ giảng giải chuyện lịch sử. Điểm khác với chính sử và dã sử đó là những chuyện lịch sử mà ông cụ kể không những ý vị tuyệt vời mà còn có ý nghĩa thực tế, có căn cứ lịch sử, có thể biết rõ được mất. Mỗi truyện đều có thể đưa lịch sử đối chiếu thực tế, thậm chí còn có chỗ liên quan đến hiện trạng huyện Khổng, có gợi ý rất lớn đối với Quan Doãn. Cũng chính là dưới sự ảnh hưởng của ông cụ Dung thì Quan Doãn mới bắt đầu nhìn lịch sử với một góc độ khác. Không giống như trước kia chỉ đơn thuần đọc những thối nát của xã hội phong kiến ắt dẫn đến chiều hướng triệt vong, mà từ trong đó có thể học được rất nhiều điều có ích.
Trong quá trình đọc lịch sử và nghe những câu truyện lịch sử của ông cụ Dung, một lần nữa lại khiến Quan Doãn có cái nhìn mới về thế cục huyện Khổng.
Mặc dù từ trước đến nay ông cụ Dung luôn trong bộ dạng mệt mỏi, thất vọng, mặc dù Quan Doãn chưa bao giờ coi ông là cao nhân ngoại thế mà anh đối với ông cụ chỉ là tấm lòng thân thiết, không hề có ý sùng bái, nhưng điều đó cũng không trở ngại gì cho việc anh coi ông cụ như một ngọn đèn sáng soi đường trong chốn quan trường.



Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.